Đề thi thử đại học năm 2013 môn hóa học khối A, B - THPT Lương Thế Vinh
lượt xem 34
download
Câu 1: Cho các phát biểu sau: (1) Giống như H2SO4, H2CrO4 cũng rất bền. (2) Crom tan trong dung dịch HCl dư tạo ra dung dịch CrCl3. (3) Ion CrO42- có màu vàng, ion Cr2O72- có màu da cam nên các dung dịch Na2CrO4 và K2Cr2O7 có màu tương ứng. (4) Muối Cr (III) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. (5) Cr2O3 cũng như CrO3 tan dễ dàng trong dung dịch kiềm loãng. Các phát biểu đúng là
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử đại học năm 2013 môn hóa học khối A, B - THPT Lương Thế Vinh
- Trường THPT Lương Thế Vinh ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 MÔN: HÓA HỌC KHỐI A, B ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 132 Cho nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1, C = 12, Li = 7, N = 14, O = 16, Na = 23, K = 39, Ca = 40, Ba = 137, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag =108, Pb = 207, Au = 197, Sn = 119, Al = 27, S = 32, Mn = 55, Cr = 52, Br = 80, Mg = 24, Rb = 85, Sr = 88, Cs = 133, He = 4, Cl = 35,5. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH [40 câu] Câu 1: Cho các phát biểu sau: (1) Giống như H2SO4, H2CrO4 cũng rất bền. (2) Crom tan trong dung dịch HCl dư tạo ra dung dịch CrCl3. (3) Ion CrO42- có màu vàng, ion Cr2O72- có màu da cam nên các dung dịch Na2CrO4 và K2Cr2O7 có màu tương ứng. (4) Muối Cr (III) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. (5) Cr2O3 cũng như CrO3 tan dễ dàng trong dung dịch kiềm loãng. Các phát biểu đúng là A. (3) và (4). B. (3), (4) và (5). C. (1) và (3). D. (2), (4) và (5). Câu 2: Xenlulozơ trinitrat A được tạo thành khi cho xenlulozơ tác dụng với HNO3 đặc (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Để điều chế 35,64 gam A thì cần V (ml) HNO3 11,34% (D=1,25 g/ml). Biết hiệu suất phản ứng chỉ đạt 80%. Giá trị của V là (cho C=12, H=1, N=14, O=16) A. 32,00. B. 200,00. C. 67,00. D. 160,00. Câu 3: Dãy chất nào mà tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch NaOH A. HCl, Al, Na2S, Cu(NO3)2. B. Al, HCl, NaHSO4, AgNO3. C. NH4Cl, Na2CO3, CuO, HCl D. CO2, NaHCO3, Mg, Zn. Câu 4: Từ m gam tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được 5 lít rượu 460. Giá trị của m là (biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8g/ml, hiệu suất của quá trình thủy phân và lên men lần lượt là 40% và 80%) A. 125 gam. B. 81,00 gam. C. 162 gam. D. 62,5 gam. Câu 5: Cho các phát biểu sau: (1) Tinh bột được tạo thành từ quá trình quang hợp trong cây xanh; (2) Tất cả các gluxit đều tham gia phản ứng thủy phân; (3) Glucozơ bị khử khi tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3; (4) Tripanmitin và triolein có công thức lần lượt là (C15H31COO)3C3H5 và (C17H31COO)3C3H5; (5) Trong môi trường kiềm fructozơ và glucozơ chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 6: Nung 3,24 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi dư, sau một thời gian thu được 3,40 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO, N2O và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 2. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là A. 0,28 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,25 mol. Câu 7: Dẫn hoàn toàn 0,448 lít khí NH3 qua bình đựng 3,2 gam bột CuO nung nóng cho phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn Y và khí NO duy nhất. Hòa tan hết Y vào 60 ml dung dịch HNO3 2,0M thu được dung dịch Z. Thể tích dung dịch KOH 2,0M cần dung để kết tủa hoàn toàn Z là A. 0,04 lít. B. 0,05 lít. C. 0,03 lít. D. 0,06 lít. Câu 8: Cho các chất sau: SO2, Al2O3, SiO2, CrO3, Cr2O3, CO, P2O5, CO2, Cl2O7, NO2. Số chất tác dụng được với dung dịch KOH loãng là A. 5. B. 6. C. 7. D. 4. Trang 1/5 - Mã đề thi 132
- Câu 9: Cho các phản ứng sau: (1) Fe + HNO3 loãng → (2) Ag2O + H2O2 → (3) HCOONH4 + NaOH → (4) Na2S2O3 + H2SO4 → (5) CrO3 + NH3 → (6) Ba(NO3)2 → (7) Na+ dung dịch CuSO4 → (8) Fe(NO3)2 + AgNO3 → (9) Glyxin + HNO2 → (10) F2 + H2O (nóng) → (11) Anilin + NaNO2 + HCl → (12) Ag + O3 → Số phản ứng sinh ra đơn chất là A. 9. B. 10. C. 11. D. 8. Câu 10: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 5. B. 7. C. 6. D. 8. Câu 11: Cấu hình electron của ion Cr2+ và Fe3+ lần lượt là A. [Ar]3d4 và [Ar]3d5. B. [Ar]3d5 và [Ar]3d6. C. [Ar]3d4 và [Ar]3d6. D. [Ar]3d5 và [Ar]3d5. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng A. CrO3 tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp hai axit. B. Nước cứng chứa các ion: Mg2+, Ca2+, Cl– được gọi là nước cứng vĩnh cữu. C. Trong công nghiệp nhôm được sản xuất từ quặng đolomit. D. Khi tham gia phản ứng hóa học Cr3+ vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa. Câu 13: Thuỷ phân hoàn toàn m gam tetrapeptit (mạch hở) Ala-Ala-Ala-Ala. Sau phản ứng thu được 89 gam Ala; 48 gam Ala-Ala và 92,40 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là (cho C=12, H=1, O=16) A. 256,7 gam. B. 211,4 gam. C. 281,9 gam. D. 241,6 gam. Câu 14: Sục 0,448 lít khí CO2 vào 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2,955 gam. B. 3,94 gam. C. 5,91 gam. D. 1,97 gam. Câu 15: Khối lượng phân tử của một loại tơ lapsan bằng 37056 đvC, của tơ enang bằng 16256 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là (cho C=12, H=1, N=14, O=16) A. 186 và 128. B. 193 và 125. C. 186 và 125. D. 193 và 128. Câu 16: Hoà tan m gam AlCl3 vào nước thu được dung dịch X. Cho dung dịch chứa 0,46 mol NaOH vào X thu được a gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch chứa 0,44 mol NaOH vào X thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 18,69 gam. B. 13,35 gam. C. 16,02 gam. D. 21,30 gam. Câu 17: Cho các phương trình phản ứng sau: (1) Fe(OH)3 + HNO3 → (2) Ca(OH)2 + H2SO4 → (3) NaOH + HClO4 → (4) Fe(OH)2 + HNO3 → (5) Ca(OH)2 + HCl → (6) KOH + H2SO4 → Số phương trình có cùng phương trình ion thu gọn là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18: Có một hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4 và Cu. Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào X, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch KOH dư thu được kết tủa Z. Nung Z trong chân không đến khối lượng không đổi thì chất rắn thu được là A. CuO, Fe2O3. B. CuO, FeO. C. FeO, Fe2O3. D. Fe2O3. Câu 19: Hỗn hợp X gồm axit propionic, axit fomic, axit axetic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 13,44 lít khí CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 10,08 lít khí O2, thu được 16,8 lít khí CO2 và y mol H2O. Biết thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của y là A. 0,7. B. 0,6. C. 0,5. D. 0,4. Câu 20: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/l: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (2), (3), (1), (4). D. (2), (3), (4), (1). Câu 21: Hỗn hợp X gồm 1 ancol A và 2 sản phẩm hợp nước của propen có tỉ khối so với hiđro là 23. Cho m gam X đi qua ống đựng CuO nung nóng thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam và hỗn hợp Trang 2/5 - Mã đề thi 132
- chất hữu cơ Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với AgNO3/ NH3 dư thu được gam 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol là A. 48,9%. B. 16,3%. C. 65,21%. D. 39,13%. Câu 22: X là một tetrapeptit : Ala-Gly-Val-Ala và Y là một tripeptit : Val-Gly-Val. Đun nóng hỗn hợp m gam gồm X,Y có tỉ lệ số mol tương ứng bằng 1 : 3 với dung dịch NaOH vừa đủ ,sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 68,10. B. 17,025. C. 19,455. D. 78,40. Câu 23: Cho các chất sau: hexan, xiclo propan, benzen, stiren, toluen, axetilen, butađien, vinyl axetilen, etilen, anlen. Số chất làm mất màu nước brom là A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 24: Cho 9,2 gam hỗn hợp kim loại Mg và Fe vào 210 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 15,68 gam kim loại. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là A. 60,87%. B. 24,35%. C. 36,52%. D. 70,43%. Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. A. Bán kính nguyên tử kim loại giảm dần, bán kính nguyên tử phi kim tăng dần. B. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. C. Bán kính nguyên tử kim loại giảm dần, bán kính nguyên tử phi kim giảm dần . D. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A tăng dần. Câu 26: Cho các chất CH3COONH4, Na2CO3, Ba(OH)2, Al2O3, CH3COONa, C6H5ONa, Zn(OH)2, NH4Cl, KHCO3, NH4HSO4, Al, (NH4)2CO3 Số chất vừa phản ứng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 2,34 gam hỗn hợp gồm metyl axetat, etyl fomat và vinyl axetat rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào? A. Giảm 3,98 gam. B. Tăng 3,98 gam. C. Giảm 3,38 gam. D. Tăng 2,92 gam. Câu 28: Cho dãy các chất: metylamoni clorua, phenyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua, natri etylat, metyl axetat. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 29: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác thích hợp nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom dư thì khối lượng bình brom tăng m gam so với ban đầu và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Để đốt cháy hoàn toàn Y cần 33,6 lít O2 (đktc). Giá trị m là A. 14,0. B. 9,8. C. 10,8. D. 13,4. Câu 30: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. (2) Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3. (3) Sục khí H2S vào dung dịch MgCl2. (4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch CuCl2. (5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2. (6) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4/H2SO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 31: Cho 32,64 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch có chứa 63,99 muối. Nếu cho hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dịch dịch Y có chứa HCl, H2SO4 loãng vừa đủ, thu được dung dịch có chứa 70,74 gam muối. Các phản ứng hoàn toàn, tỉ lệ mol giữa HCl và H2SO4 có trong dung dịch Y là A. 20/9. B. 4/3. C. 5/3. D. 17/20. Câu 32: Trang 3/5 - Mã đề thi 132
- Câu 33: Câu 34: II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ làm một trong 2 phần (phần A hoặc phần B) A. Theo Chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Thuỷ phân hoàn toàn 0,13 mol saccarozơ và 0,14 mol mantozơ với hiệu suất phản ứng thuỷ phân lần lượt là 70% và 80%. Sau phản ứng thu được dung dịch X, trung hoà dung dịch X rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thì lượng kết tủa thu được là A. 0,868 mol. B. 0,812 mol. C. 0,912 mol. D. 0,892 mol. Câu 42: Câu 43: Câu 44: Câu 45: Câu 46: Câu 47: Câu 48: Câu 49: Câu 50: B. Theo Chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Cho 2,7 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 25 ml dung dịch H2SO4 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,6 gam chất rắn và có 896 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 20 ml dung dịch KNO3 0,5M và 50 ml dung dịch HNO3 1,2M, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là A. 0,224 lít và 10,99 gam. B. 0,224 lít và 10,45 gam. C. 0,448 lít và 10,45 gam. D. 0,488 lít và 10,99 gam. Câu 52: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,06 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn B gồm 4 chất nặng 6,48 gam (số mol oxit sắt từ bằng 1/6 tổng số mol của oxit sắt (II) và oxit sắt (III). Khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 thì thu được 3,94 gam kết tủa, đun kỹ dung dịch còn lại thu thêm 0,985 gam kết tủa nữa. Mặt khác hoà tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,56 lít hiđro (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của oxit sắt (III) có trong hỗn hợp B là A. 49,38%. B. 48,06%. C. 39,12%. D. 35,06%. Câu 53: Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 ). Giá trị của a là A. 5,6. B. 11,0. C. 11,2. D. 8,4. Câu 54: Cho phương trình phản ứng sau: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Nếu tỉ lệ mol của hai khí NO : N2O là 2 : 3 thì tổng hệ số (nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình là A. 180. B. 192. C. 188. D. 196. Câu 55: ---------- HẾT ---------- Họ và tên thí sinh: …………………………………………. Số báo danh: ………………………………………………. - Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2 câu - Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: 2 câu Trang 4/5 - Mã đề thi 132
- - Sự điện li: 1 câu - Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen; các hợp chất của chúng: 3 câu - Đại cương về kim loại: 2 câu - Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 5 câu - Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu - Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon: 2 câu - Dẫn xuất halogen, ancol, phenol: 2 câu - Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu - Este, lipit: 2 câu - Amin, amino axit, protein: 3 câu - Cacbonhidrat: 1 câu - Polime, vật liệu polime: 1 câu - Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu II- Phần riêng: Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B) A- Theo chương trình Chuẩn (10 câu): - Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu - Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu - Đại cương về kim loại: 1 câu - Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 câu - Phân biệt chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu - Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu - Amin, amino axit, protein: 1 câu B- Theo chương trình nâng cao (10 câu): - Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu - Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu - Đại cương về kim loại: 1 câu - Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 câu - Phân biệt chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu - Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu - Amin, amino axit, protein: 1 câu Trang 5/5 - Mã đề thi 132
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn Hóa khối A, B - Trường THPT Trần Nhân Tông (Mã đề 325)
6 p | 285 | 104
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn Toán khối A - Trường THPT chuyên Quốc học
1 p | 201 | 47
-
Đáp án và đề thi thử Đại học năm 2013 khối C môn Lịch sử - Đề số 12
6 p | 187 | 19
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn Địa lý (có đáp án)
7 p | 152 | 15
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn tiếng Anh khối D - Mã đề 234
8 p | 155 | 11
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - GV Nguyễn Ngọc Hân
2 p | 121 | 10
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Vật lý (Mã đề TTLTĐH 6) - Sở GD & ĐT TP Hồ Chí Minh
8 p | 124 | 10
-
Đáp án đề thi thử Đại học năm 2013 môn Ngữ văn khối C, D
3 p | 143 | 9
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn Ngữ văn khối C, D
3 p | 134 | 9
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Vật lý (Mã đề TTLTĐH 8) - Sở GD & ĐT TP Hồ Chí Minh
9 p | 111 | 5
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh
5 p | 73 | 3
-
Đề thi thử Đại học năm 2015 môn Toán - Đề số 27
1 p | 55 | 3
-
Đề thi thử Đại học năm 2015 môn Toán - Đề số 28
1 p | 78 | 3
-
Đề thi thử Đại học năm 2015 môn Toán - Đề số 29
1 p | 81 | 3
-
Đề thi thử Đại học năm 2015 môn Toán - Đề số 30
1 p | 76 | 3
-
Đề thi thử Đại học năm học 2013-2014 môn Toán - Trường THPT số 1 Sơn Tịnh
7 p | 62 | 2
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - Đề số 5
4 p | 52 | 2
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - Đề số 9
6 p | 76 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn