intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi thử môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B

  1. TRƯỜNG THPT KIM ĐỀ THI THỬ LẦN 1 NĂM HỌC 2022-2023 SƠN B MÔN SINH HỌC ; KHỐI 10 Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 4trang) Họ và tên:………………………………………..Lớp:…. Mã đề thi Số báo danh: …………………………………………….. 604 Câu 1. Cơ chế nào góp phần tạo sự đa dạng về mặt di truyền? A. Phát sinh đột biến. B. Chọn lọc nhân tạo. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Nhân đôi ADN. Câu 2. Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn? A. Tinh bột, cellulose, chitin. B. Galactose, lactose, tinh bột. C. Fructose, galactose, glucose. D. Glucose, saccharose, cellulose Câu 3. Một gene của sinh vật nhân sơ có tỉ lệ các loại nucleotide trên mạch một là A:T:G:C = 1:2:3:4. Trên phân tửmRNA được phiên mã từ gene này có 75 nu loại U và số nu loại Cgấp 3 lần số nu loại U.Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch một của gene có 300 nu loại C. II. Gene có 1500 nucleotidet. III. Phân tử ARN có 225 nu loại C. IV. Mạchgốc của gen có 150 nu loại T. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 4. Carbohydrate là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố A. C, H, N, P. B. C, H, O, N. C. C, H, O, P. D. C, H, O. Câu 5. DNA có chức năng gì? A. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. B. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. C. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan. D. Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào. Câu 6. Đặc điểm của các nguyên tố vi lượng là: A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất khô của cơ thể. B. Chỉ cần thiết ở giai đoạn phát triển cơ thể. C. Là những nguyên tố không có trong tự nhiên D. Cấu taọ nên các đại phân tử hữu cơ. Câu 7. Tại sao cấu trúc không gian của phân tử DNAcó đường kính không thay đổi? A. Các base giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen. B. Hai base có kích thước bé liên kết với nhau, hai base có kích thước lớn liên kết với nhau. C. Một base có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một base có kích thước nhỏ (T hoặc C). D. Các nucleotide trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân.. Câu 8. Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết? A. Do nước cấu tạo từ C, H, O B. Do nước có khả năng giữ nhiệt C. Do nước không có tính phân cực D. Do nước có tính phân cực Câu 9. Phương pháp quan sát là A. phương pháp sử dụng cảm giác để thu thập thông tin. B. phương pháp sử dụng tri giác để xử lí thông tin về đối tượng quan sát. C. phương pháp sử dụng cảm giác để xử lí thông tin. D. phương pháp sử dụng tri giác để thông thập thông tin về đối tượng quan sát. Câu 10. Trên mạch thứ nhất của phân tử DNA có 15% A, 25% T và tổng số G với C trên mạch thứ hai của phân tử DNA bằng 840 nucleotide. Chiều dài của phân tử DNA nói trên (được tính bằng nm)là A. 489,6. B. 4896. C. 476. D. 4760. Câu 11. Cho các ý sau: Mã đề 604 Trang 1/4
  2. (1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định. (3) Liên tục tiến hóa. (4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh. (5) Có khả năng cảm ứng và vận động. (6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản? A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 12. Đối với sự sống, liên kết hydrogen có vai trò nào sau đây? A. Đảm bảo cho nguyên tử hydrogen liên kết chặt với các phân tử hữu cơ. B. Duy trì liên kết yếu giữa các phân tử phân cực với các phân tử nước C. Đảm bảo cho nguyên tử hydrogen liên kết chặt với các phân tử khác. D. Quy định sự liên kết giữa các phân tử trong cơ thể với nhau. Câu 13. Một gene ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại A chiếm 18% tổng số nucleotide của gene. Theo lý thuyết, gene này có số nucleotide loại C là A. 432. B. 768. C. 384. D. 216. Câu 14. Một gene ở sinh vật nhân sơ dài 510 nm và có số nucleotide loại T chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gene. Theo lý thuyết, gen này có số liên kết hydrogen là A. 1500 B. 3600 C. 3900 D. 3000 Câu 15. Đoạn mạch gốc của gene có trình tự các đơn phân 3’...ATGCTAG...5’. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mRNA do gen này tổng hợp là: A. 3’...UACGAUC...5’. B. 5'...UACGAUXC..3'. C. 3'...ATGCTAC...5”. D. 5’...AUGCAGC...3’. Câu 16. Cho các ý sau: (1) Là liên kết yếu, mang năng lượng nhỏ. (2) Là liên kết mạnh, mang năng lượng lớn. (3) Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá vỡ. (4) Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen. Trong các ý trên, có bao nhiêu ý là đặc điểm của liên kết hydrogen? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 17. Một phân tử DNA có 915 nucleotide Cytosine và 4815 liên kết hydrogen. Phân tử DNA đó có chiều dàilà A. 5100 Å B. 5730 Å C. 4080 Å D. 6630 Å Câu 18. Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tổ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các cơ thể còn non phải phục tùng các cơ thể trưởng thành. B. Tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp tế bào. C. Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn. D. Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn. Câu 19. Để xác định sự có mặt của prorein trong tế bào ta sử dụng A. Sudal III B. dung dịch CuSO4 C. Lugol D. Benedict Câu 20. Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của A. mRNA. B. mạch mã gốc. C. mạch mã hoá. D. tRNA. Câu 21. Phần lớn thuốc chữa bệnh được sản xuất dưới dạng muối vì A. Dạng muối có cấu tạo bền vững khi khô nhưng dễ hòa tan khi gặp nước B. Dạng muối có cấu tạo không bền vững khi khô nhưng dễ hòa tan khi gặp nước C. Dạng muối có cấu tạo không bền vững khi khô nhưng không dễ hòa tan khi gặp nước D. Dạng muối có cấu tạo bền vững khi khô nhưng không dễ hòa tan khi gặp nước Câu 22. Chức năng nào không của lipid trong tế bào? A. Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục. B. Tham gia vào chức năng vận động của tế bào. C. Tham gia cấu trúc màng sinh chất. D. Dự trữ năng lượng trong tế bào. Câu 23. Cho các nhận định sau: (1) Cellulose tham gia cấu tạo màng tế bào. Mã đề 604 Trang 1/4
  3. (2) Glycogen là chất dự trữ của cơ thể động vật và nấm. (3) Glucose là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào. (4) Chitin cấu tạo bộ xương ngoài của côn trùng. (5) Tinh bột là chất dự trữ trong cây. Trong các nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng với vai trò của carbohydrate trong tế bào và cơ thể? A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 24. Ngành nghề công nghệ thực phẩm, Chăn nuôi, Trồng trọt, Sản xuất thuốc thuộc lĩnh vực nào của nhóm ngành ứng dụng sinh học? A. Nghiên cứu. B. Quản lí. C. Sản xuất. D. Giảng dạy. Câu 25. Một gene ở sinh vật nhân sơ gồm 2130 nucleotide, mạch 1 có A = 1/3G = 1/5T; mạch 2 có T= 1/6G. Theo lí thuyết, số lượng nucleotide loại A của gene này là A. 213 B. 426 C. 355 D. 639 Câu 26. Để xác định sự có mặt của glucose trong tế bào ta sử dụng A. Sudal III B. dung dịch CuSO4 C. Benedict D. Lugol Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử RNA? A. Tất cả các loại RNA đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử DNA. B. Các phân tử RNA được tổng hợp ở nhân tế bào. C. Đa số các phân tử RNA chỉ được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide. D. Tất cả các loại RNA đều được sử dụng để làm khuôn tổng hợp protein. Câu 28. Protein không có chức năng nào sau đây? A. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. B. Bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. C. Xúc tác các phản ứng sinh hoá trong tế bào. D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 29. Một phân tử DNA có chiều dài là 4080 A0 và có số nucleotide loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của phân tử DNA. Trên mạch 1 của phân tử DNA có số nuclêôtit loại G là 200 và số nuclêôtit loại A là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của phân tử DNA là bao nhiêu? A. A = 320, T = 160, G = 200, C=520. B. A = T = 320, G = C =200. C. A = 320, T = 200, G = 200, C =320. D. A = 320, T = 200, G = 200, C = 480. Câu 30. Ngành công nghệ nào sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người? A. Công nghệ sinh học. B. Công nghệ thông tin. C. Công nghệ kĩ thuật D. Công nghệ thực phẩm. Câu 31. Một gene có 480 adenine và 3120 liên kết hidrogen. Gen đó có số lượng nucleotide là A. 2040 B. 2400 C. 3000 D. 1800 Câu 32. Trong các vai trò sau, nước có những vai trò nào đối với tế bào? (1) Môi trường khuếch tán và vận chuyển các chất. (2) Môi trường diễn ra các phản ứng hóa sinh. (3) Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh. (4) Tham gia cấu tạo và bảo vệ các các cấu trúc của tế bào. (5) Cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. A. (1),(2),(3),(4). B. (2),(3),(4),(5). C. (1),(2),(3),(5). D. (1),(3),(4),(5). Câu 33. Tin sinh học là gì? A. Là ngành khoa học tìm kiếm, phát hiện mô phỏng quy luật vận động của thế giới sống. B. Tin sinh học được con người xử lí dữ liệu. C. Là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. D. Tin sinh học là công nghệ của tương lai. Câu 34. "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây? A. Quần xã. B. Hệ sinh thái. C. Quần thể. D. Cá thể. Câu 35. Đường mía (saccharose) là loại đường đôi được cấu tạo bởi A. một phân tử Glucose và một phân tử fructose. B. hai phân tử Glucose. Mã đề 604 Trang 1/4
  4. C. một phân tử Glucose và một phân tử galactose. D. hai phân tử fructose. Câu 36. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mRNA? A. mRNA có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, C. B. mRNA có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, C. C. mRNA có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, C D. mRNA có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, C. Câu 37. Tại sao thế hệ con thường có nhiều đặc điểm giống bố mẹ? A. Do protein có khả năng nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung B. Do DNA không có khả năng nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung C. Do DNA có khả năng nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung D. Do RNA có khả năng nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung Câu 38. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần tỉ lệ phần trăm về khối lượng trong cơ thể người: C, K, Fe, O, P. A. Fe < K < P < C < O. B. P < Fe < K < C < O. C. P < K < Fe < O < C. D. C < K < Fe < O < P. Câu 39. Cho các phát biểu sau: (1) Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống gọi là cấp độ tổ chức của thế giới sống. (2) Các cấp tổ chức sống chỉ có quan hệ về chức năng. (3) Các cấp tổ chức sống có những đặc trưng cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,… (4) Các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm bào quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 40. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần thể thông qua A. điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể. B. điều chỉnh số lượng loài. C. điều chỉnh số lượng cá thể mỗi loài. D. điều chỉnh số lượng quần xã. ------ HẾT ------ Mã đề 604 Trang 1/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2