SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG – YÊN LẠC 2<br />
--------------------------------<br />
<br />
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018<br />
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN<br />
Thời gian làm bài 120 phút.<br />
Đề thi gồm 01 trang.<br />
———————<br />
<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:<br />
Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì<br />
họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ<br />
chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước<br />
ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với<br />
những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ<br />
hội đã được ngụy trang.<br />
“Có chắc không?” là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra khỏi<br />
vùng an toàn. “Chắc chắn mà” là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe. Chúng ta muốn chắc<br />
chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi<br />
thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở<br />
với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro<br />
có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong<br />
khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy<br />
nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và … mơ về những thứ mà bạn không<br />
dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình<br />
và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn không<br />
dám ra ngoài và dám biến những giấc mơ của bạn trở thành hiện thực?<br />
(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới; Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức<br />
NXB Thế giới; 2016; trang 147-148)<br />
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.<br />
Câu 2. Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an<br />
toàn của mình?<br />
Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu<br />
chính là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao?<br />
Câu 4. Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là vùng an toàn? Với những người đang ở<br />
trong vùng an toàn, theo anh/chị cách nào có thể giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn đó? Nêu ít<br />
nhất 02 cách.<br />
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1. (2,0 điểm)<br />
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thuyết<br />
phục các bạn trẻ rằng: có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra.<br />
Câu 2. (5,0 điểm)<br />
Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh chiếc thuyền khi ở ngoài xa và khi tiến đến gần bờ trước<br />
sự phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.<br />
Từ đó liên hệ đến hình ảnh chuyến tàu đêm qua phố huyện trong tác phẩm Hai đứa trẻ của<br />
Thạch Lam để nhận xét tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mỗi nhà văn.<br />
---------------Hết-------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)<br />
Họ và tên thí sinh ................................................ SBD ........................<br />
<br />
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG – YÊN LẠC 2<br />
-----------------------------<br />
<br />
Phần<br />
<br />
ĐÁP ÁN KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018<br />
MÔN NGỮ VĂN<br />
Đáp án gồm 05 trang.<br />
———————<br />
Nội dung<br />
<br />
Câu/Ý<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
ĐỌC – HIỂU<br />
<br />
3,0<br />
<br />
1<br />
<br />
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
Theo tác giả, có rất nhiều người trên thế giới này không chịu<br />
vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại<br />
<br />
0,5<br />
<br />
– Đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình<br />
huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
– Lí giải:<br />
<br />
3<br />
I<br />
<br />
+ Nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là<br />
những cơ hội: Với cái nhìn lạc quan, đây sẽ là dịp thử thách, tôi<br />
luyện bản thân. Khi nỗ lực hết mình, phát huy tối đa sức mạnh<br />
nội tại để vượt hoàn cảnh, ta có thể nắm bắt, tự tạo cơ hội cho<br />
mình, cập đến bến bờ thành công…<br />
+ Những cơ hội đã được ngụy trang: Những cơ hội bị che giấu<br />
bởi lớp vỏ của thách thức. Nếu không cố gắng hết sức ta sẽ<br />
chẳng bao giờ nhận ra.<br />
– Vùng an toàn là giới hạn trong đó ta có cảm giác yên ổn,<br />
không phải đối mặt với khó khăn, thách thức, rủi ro,…<br />
<br />
4<br />
<br />
– Nêu ít nhất 02 cách có thể giúp những người đang ở<br />
trong vùng an toàn bước ra khỏi vùng an toàn đó. HS có thể nêu<br />
các cách khác nhau miễn là có lí. Đó có thể là: thực hiện những<br />
gì chưa từng làm hoặc bản thân sợ hãi để thay đổi theo chiều<br />
hướng tích cực; đồng ý tham gia thử thách để khám phá bản<br />
thân…<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
LÀM VĂN<br />
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn<br />
(khoảng 200 chữ) thuyết phục các bạn trẻ rằng: có những<br />
lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra.<br />
Yêu cầu:<br />
II<br />
1<br />
<br />
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ. Có đủ các phần<br />
mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề,<br />
phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được<br />
vấn đề.<br />
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị<br />
luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết<br />
<br />
2,0<br />
<br />
Phần<br />
<br />
Câu/Ý<br />
<br />
Nội dung<br />
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và<br />
hành động.<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Cụ thể:<br />
* Giải thích<br />
– Vùng an toàn: là giới hạn trong đó ta có cảm giác yên ổn,<br />
không phải đối mặt với khó khăn, rủi ro,…<br />
<br />
0,25<br />
<br />
– Thoát ra khỏi vùng an toàn: vượt qua ranh giới, bứt khỏi<br />
phạm vi an toàn tự giới hạn; dám đối mặt với khó khăn, thách<br />
thức…<br />
* Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế để thuyết phục có những<br />
lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra.<br />
– Cuộc sống trở nên thú vị, nhiều màu sắc hơn.<br />
– Con người sẽ tự tin, mạnh mẽ, dũng cảm, dám nghĩ, dám làm,<br />
dám đối mặt để thích ứng và nhờ vậy sẽ trưởng thành hơn…<br />
– Thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tạo ra cũng có nghĩa là tự<br />
tạo cơ hội để tiến xa. Những suy nghĩ mới cùng sự sáng tạo sẽ<br />
được nảy mầm. Cuộc sống bắt đầu từ điểm kết thúc ở vùng an<br />
toàn của bạn (Neale Donald Walsch).<br />
<br />
1,5<br />
<br />
– Thoát ra khỏi vùng an toàn không có nghĩa là tìm kiếm khó<br />
khăn, liều lĩnh, bất chấp tất cả…<br />
– Phê phán những biểu hiện dễ đầu hàng và chấp nhận thất bại,<br />
không chịu cố gắng, sống thu mình hèn nhát…<br />
* Bài học nhận thức và hành động<br />
- Nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của việc thoát<br />
ra khỏi vùng an toàn.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
- Dám vượt qua phạm vi an toàn để trải nghiệm, để trưởng<br />
thành, vững vàng và sống đẹp hơn.<br />
<br />
2<br />
<br />
Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh chiếc thuyền khi ở ngoài<br />
xa và khi tiến đến gần bờ trước sự phát hiện của nghệ sĩ<br />
Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn<br />
Minh Châu. Từ đó liên hệ đến hình ảnh chuyến tàu đêm qua<br />
phố huyện trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam để<br />
nhận xét tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mỗi nhà văn.<br />
<br />
5,0<br />
<br />
Phần<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Câu/Ý<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Giới thiệu chung<br />
<br />
2.1<br />
<br />
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc<br />
thuyền ngoài xa. Hình ảnh chiếc thuyền là một ẩn dụ nghệ thuật<br />
của nhà văn.<br />
– Giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ. Hình<br />
ảnh chuyến tàu đêm mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc của nhà<br />
văn.<br />
– Thông qua hai hình ảnh trên ta thấy được tư tưởng nhân đạo<br />
sâu sắc của Nguyễn Minh Châu và Thạch Lam.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Cảm nhận hình ảnh chiếc thuyền trước phát hiện của nghệ<br />
sĩ Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).<br />
* Chiếc thuyền khi ở ngoài xa<br />
– Một chiếc thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh là ―cảnh<br />
đắt trời cho‖, một bức họa diệu kì mà thiên nhiên ban tặng cho<br />
con người mà đời nghệ sĩ không phải lúc nào cũng bắt gặp. Cái<br />
cảnh tượng ấy giống như ―một bức tranh mực tàu của một danh<br />
họa thời cổ‖. Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu<br />
sương trắng như sữa pha màu hồng của nắng mai. Bóng người<br />
trên thuyền ngồi im phăng phắc. Khung cảnh ấy từ góc nhìn của<br />
người nghệ sĩ qua mắt lưới và tấm lưới giữa hai gọng vó hiện ra<br />
như cánh một con dơi. Toàn bộ khung cảnh ―từ đường nét đến<br />
ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn<br />
bích‖.<br />
<br />
2.2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
– Trước vẻ đẹp tuyệt đích của tạo hóa, nghệ sĩ Phùng cảm thấy<br />
bối rối, rung động thực sự và tâm hồn như được gột rửa, thanh<br />
lọc. Cái đẹp ấy là đạo đức, là cái Chân, cái Thiện mà con người<br />
muốn hướng tới.<br />
* Chiếc thuyền khi tiến vào gần bờ trước chỗ Phùng đứng<br />
– Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người<br />
đàn bà xấu xí, mệt mỏi; một gã đàn ông to lớn, dữ dằn; một<br />
cảnh tượng tàn nhẫn: gã chồng đánh đập người vợ một cách thô<br />
bạo; đứa con vì thương mẹ mà đánh lại cha đề rồi nhận lấy hai<br />
cái tát của bố ngã dúi xuống cát.<br />
– Chứng kiến cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng ngạc nhiên đến<br />
sững sờ, kinh ngạc đến mức ―cứ đứng há mồm ra mà nhìn‖ bởi<br />
anh không thể ngờ rằng đằng sau cái đẹp diệu kì của tạo hóa lại<br />
chứa đựng cái xấu, cái ác đến không thể tin được.<br />
– Chiếc thuyền ấy còn là nơi sinh sống chật chội của cả gia đình<br />
hàng chài, chứa đựng đầy đủ bi kịch cuộc sống của người đàn<br />
bà. Những lúc biển động, thuyền không ra biển được cả nhà<br />
phải ăn xương rồng luộc chấm muối nhưng cũng có những giây<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Phần<br />
<br />
Câu/Ý<br />
<br />
Nội dung<br />
phút hiếm hoi gia đình ấy hòa thuận vui vẻ.<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
* Ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh chiếc thuyền<br />
– Đây là hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, chứa đựng ẩn dụ nghệ<br />
thuật sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nhà văn muốn<br />
người đọc nhận thấy cuộc đời này không hề đơn giản, xuôi<br />
chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại<br />
những mặt đối lập: đẹp – xấu, thiện – ác,…<br />
<br />
0,5<br />
<br />
– Góc độ quan sát sự vật sẽ cho ta những phán đoán, nhìn nhận<br />
khác nhau. Vì vậy, đừng đánh giá sự vật qua cái nhìn bên ngoài,<br />
từ khoảng cách xa mà cần khá phá bản chất thực sau vẻ đẹp đẽ<br />
của hiện tượng. Cần có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc đời,<br />
về con người.<br />
Liên hệ đến hình ảnh chuyến tàu đêm trong Hai đứa trẻ –<br />
Thạch Lam<br />
* Giống nhau<br />
– Cả hai hình ảnh chiếc thuyền và chuyến tàu đêm đều là hình<br />
ảnh biểu tượng chứa đựng nhiều dụng ý nghệ thuật của nhà văn.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
– Là chi tiết nghệ thuật quan trọng trong cốt truyện.<br />
* Khác nhau<br />
<br />
2.3<br />
<br />
– Hình ảnh chiếc thuyền trong Chiếc thuyền ngoài xa của<br />
Nguyễn Minh Châu xuất hiện xuyên suốt tác phẩm nhằm thể<br />
hiện những quan điểm, triết lí của nhà văn về cuộc đời, về nghệ<br />
thuật. Nhà văn đặt ra vấn đề số phận và hạnh phúc của người<br />
dân lao động để bạn đọc cùng suy nghĩ. Hơn nữa, giữa nghệ<br />
thuật và cuộc đời luôn có một khoảng cách xa, vậy nhà văn cần<br />
làm sao để hướng đến một giá trị nghệ thuật chân chính, nghệ<br />
thuật bắt nguồn từ cuộc đời và vì con người.<br />
– Hình ảnh Chuyến tàu đêm đi qua phố huyện trong Hai đứa trẻ<br />
của Thạch Lam xuất hiện ở đoạn cuối truyện chứa đựng nhiều ý<br />
nghĩa:<br />
+ Là sự chờ đợi của tất cả người dân nơi phố huyện nhằm mục<br />
đích mưu sinh, bán thêm được ít hàng nào đấy cho hành khách<br />
trên tàu.<br />
+ Với hai đứa trẻ, đoàn tàu là hình ảnh biểu trưng cho quá khứ.<br />
Nó chạy về từ Hà Nội, từ miền kí ức tuổi thơ thể hiện ước mơ<br />
và khát vọng của chị em Liên. Đó là ước mơ được quay trở về<br />
quá khứ, sống một cuộc sống tươi đẹp như quá khứ đã qua.<br />
+ Đoàn tàu rực rỡ ánh sáng, ngập tràn âm thanh, chứa đựng bao<br />
điều mới mẻ, thú vị là một thế giới khác hẳn với cuộc sống tràn<br />
đầy bóng tối, tẻ nhạt, đơn điệu nơi phố huyện nghèo. Vì thế,<br />
đoàn tàu xuất hiện còn khơi dậy khát vọng và ước mơ của chị<br />
<br />
0,75<br />
<br />