BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT THANH BÌNH
ĐỂ THAM KHẢO SỐ 1
(Đề thi có 04 trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025
MÔN: Công nghệ - nông nghiệp
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian
phát đề
Họ, tên thí sinh:……………………………
Số báo danh:……………………………….
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24.
Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm).
Câu 1. Trong các loại phân bón sau đây, loại phân bón nào khó tan?
A. Lân. B. Đạm URE. C. Kali. D. Đạm SA.
Câu 2. Cây lúa thường được nhân giống bằng phương pháp nào?
A. Giâm cành. B. Chiết cành. C. Gieo hạt. D. Ghép.
Câu 3. Áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt có ưu điểm gì?
A. Giảm giá thành và đa dạng hóa sản phẩm.
B. Sản xuất tăng sự lệ thuộc và thời tiết và khí hậu.
C. Chi phí đầu tư cho trồng trọt công nghệ cao rất lớn.
D. Yêu cầu đội ngũ lao động có trình độ thấp.
Câu 4. Trong trồng trọt loại máy móc nào sau đây được áp dụng trong làm đất?
A. Máy gieo hạt tự động. B. Máy bón phân đĩa.
C. Máy làm đất trồng lúa. D. Máy phun thuốc trừ sâu.
Câu 5. Dựa vào đặc tính sinh vật học, vật nuôi có thể được chia thành nhiều nhóm gồm:
(1) Vật nuôi trên cạn và dưới nước.
(2) Vật nuôi lấy trứng.
(3) Vật nuôi lấy thịt.
(4) Gia súc và gia cầm.
(5) Vật nuôi đẻ con và vật nuôi đẻ trứng.
A. (1),(3),(5). B. (2),(3),(4),(5). C. (2),(3),(4). D. (1),(4),(5).
Câu 6. Tiêu chuẩn ăn được biểu thị bằng
A. các chỉ số dinh dưỡng. B. các chỉ số năng lượng.
C. các chỉ số cân nặng. D. các chỉ số vitamin.
Câu 7. Cho biết kiểu chuồng nuôi có chi phí đầu tư thấp, 4 mái, thông thoáng tự nhiên như
hình ảnh dưới đây là kiểu chuồng nuôi nào?
A. Chuồng kín. B. Chuồng kín linh hoạt.
C. Chuồng hở. D. Chuồng kín - hở linh hoạt.
Câu 8. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bao gồm:
A. Phá rừng để trồng cỏ nuôi bò.
B. Thức ăn thừa, phân, nước tiểu của vật nuôi.
C. Sử dụng nước sạch quá mức trong vệ sinh chuồng.
D. Áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.
Câu 9. Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ ven biển có vai trò gì?
A. Chắn sóng, chắn gió, chống cát bay.
B. Chống xói mòn rửa trôi, giảm thiểu lũ lụt.
C. Làm sạch không khí giảm thiểu tiếng ồn.
D. Hạn chế hạn hán, điều hòa dòng chảy.
Câu 10. Xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên đem lại những lợi ích nào?
A. Tạo ra nguồn gỗ chủ yếu cung cấp cho nhu cầu của con người.
B. Tạo hàng rào bảo vệ và phòng trừ sinh vật gây hại rừng.
C. Bảo vệ tính nguyên vẹn của hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.
D. Thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng nhằm cung cấp nơi ở cho con người.
Câu 11. Tố chất cần có của kĩ sư lâm nghiệp bao gồm ý nào sau đây?
A. Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động, thực vật.
B. Thích các môn như Toán, Vật lí, Kinh tế pháp luật.
C. Nắm vững kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm.
D. Yêu thích công việc văn phòng, thời gian làm việc trong nhà là chính.
Câu 12. Công việc làm cỏ trong chăm sóc rừng có vai trò chủ yếu là gì?
A. Rút ngắn thời gian ổn định rừng trồng.
B. Tăng chất lượng gỗ ở cuối chu kì khai thác.
C. Giảm cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây rừng.
D. Tăng tốc độ sinh trưởng của cây rừng trước khi khép tán.
Câu 13. Đối với rừng sản xuất, cần tập trung bảo vệ và tiến hành khai thác rừng ở cuối giai
đoạn nào sau đây?
A. Giai đoạn non.
B. Giai đoạn gần thành thục.
C. Giai đoạn thành thục.
D. Giai đoạn già cỗi.
Câu 14. Vì sao phương thức khai thác trắng không áp dụng ở nơi có độ dốc cao, lượng mưa
nhiều?
A. Chặt toàn bộ cây rừng làm đất trống đất dễ bị xói mòn, sạt lở.
B. Mật độ cây không nhiều, khai thác trắng không đạt năng suất.
C. Địa hình hiểm trở, không thích hợp cho việc khai thác nhiều lần.
D. Xe vận chuyển liên tục gây xáo trộn nơi ở của các loài động vật rừng.
Câu 15. Sau một năm trồng, vườn tràm trở nên rậm rạp do cành lá phát triển và mật độ trồng
cao, chiều cao và kích thước cây không đồng đều, lúc này cần áp dụng biện pháp chăm sóc
rừng nào?
A. Bón nhiều phân, nhất là phân đạm.
B. Tăng cường tưới nước nhiều lần trong ngày.
C. Tỉa cành, tỉa thưa, loại bỏ cây yếu, bệnh.
D. Làm cỏ, vun xới, phun thuốc trừ sâu.
Câu 16. Loài thủy sản nào sau đây sống trong môi trường nước mặn, lợ?
A. Tôm đồng. B. Cá chép. C.trê. D. Cá thu.
Câu 17. Theo đặc tính sinh vật học, loài ếch được xếp vào nhóm lưỡng cư vì có đặc điểm cấu
tạo:
A. Động vật có xương sống, máu lạnh, có thể sống dưới nước lẫn trên cạn.
B. Động vật có xương sống, có màng ối, thở bằng phổi, bò sát đất.
C. Động vật có xương sống, cơ thể được bao bọc bởi lớp xương cứng ngoài cùng.
D. Động vật có xương sống, biến nhiệt, hô hấp bằng mang, bơi bằng vây.
Câu 18. Nước sau quá trình nuôi thuỷ sản có chứa nhiều khí độc như NH3, H2S, NO2,..., các
khí độc này được sinh ra từ đâu?
(1) Thức ăn thừa.
(2) Chất thải của động vật thủy sản.
(3) Sinh vật phù du và tảo.
(4) Vi sinh vật kị khí.
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 19. Phát biểu nào không đúng khi nói về thức ăn tươi sống cho thuỷ sản?
A. Thức ăn tươi sống là loại thức ăn có hàm lượng protein cao nên rất phù hợp cho các loài
động vật thuỷ sản.
B. Thức ăn tươi sống có thành phần dinh dưỡng không cân đối, là nguyên liệu để chế biến
thành loại thức ăn khác.
C. Thức ăn tươi sống là thức ăn tươi sống là thức ăn ở dạng tươi hoặc sống như cá tạp, sinh
vật phù du.
D. Khi sử dụng thức ăn tươi sống cho động vật thuỷ sản, cần lưu ý kiểm soát chất lượng nước.
Câu 20. Hin ợng cá i ngược dòng đđẻ trứng như cá hồi có ý nga ?
A. Tìm nơi có nhiều thức ăn cho cá con sau khi nở.
B. Tìm môi trường có điều kiện lý tưởng để trứng phát triển.
C. Tránh kẻ thù ăn trứng trong môi trường biển.
D. Tăng khả năng sống sót bằng cách di cư đến nơi có ít kẻ thù.
Câu 21. Khi áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi trồng thủy sản, tôm và cá rô phi có thể tiêu
hóa Biofloc. Điều này có nghĩa là gì?
A. Các loài này có thể ăn Biofloc như thức ăn chính mà không cần bổ sung thêm
B. Các loài này có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ Biofloc để phát triển.
C. Các loài này có thể sử dụng Biofloc để cải thiện sức đề kháng với bệnh tật.
D. Các loài này không cần thức ăn công nghiệp mà chỉ ăn Biofloc.
Câu 22. Để sử dụng phương pháp lưới rê hiệu quả cần làm gì?
A. Dự đoán chính xác đường di chuyển của đàn cá.
B. Đảm bảo lưới luôn chìm sâu dưới đáy biển.
C. Sử dụng lưới ngắn để dễ thu gom, chọn lọc cá.
D. Lựa chọn vùng nước lặng và sâu, ít tính lưu động.
Câu 23. Trong trang trại nuôi cá tầm bằng công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn, chất thải rắn
sau khi được thu gom tại bể lọc cơ học có thể sử dụng để làm gì?
A. Phơi khô, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
B. Đổ trực tiếp ra sông, suối để các chất thải tự phân hủy.
C. Phơi khô, đem đi đốt bỏ để tránh gây ô nhiễm môi trường .
D. Xử lí phối chế thành phân bón hữu cơ phục vụ trồng trọt.
Câu 24. Ý nghĩa của việc tạo giống đa bội thể là gì?
A. Chủ động điều khiển giới tính đực/cái cho con giống.
B. Tạo ra các giống thủy sản khác nhau về kiểu gene.
C. Rút ngắn thời gian chọn tạo giống thủy sản.
D. Tăng khả năng sinh sản cho giống thuỷ sản.
PHẦN II: Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b),
c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ rừng ở nước ta đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, cụ
thể Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng diện tích rừng lớn nhất thế giới giai đoạn
2010 2020 (Nguồn FAO, 2020). Mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai về ý nghĩa của việc
bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững?
a) Duy trì nâng cao chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, đất,
chống xói mòn, bảo vệ khí hậu.
b) Bảo tồn nguồn gene đột biến các loài động, thực vật rừng đại trà, các hệ sinh thái rừng tự
nhiên (môi trường sống tự nhiên của rất nhiều loài động, thực vật rừng quý, hiếm).
c) Duy trì nâng cao chức năng sản xuất của rừng (gỗ lâm sản ngoài gỗ). Đảm bảo kinh
doanh, sản xuất những sản phẩm và dịch vụ của rừng lâu dài, liên tục.
d) Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế vùng nông thôn, nhất là khu vực thành thị.
Câu 2. Sau khi đi thực tế hướng nghiệp ở trại nuôi tôm, nhóm học sinh được giao nhiệm vụ
thảo luận để viết bài thu hoạch nhóm về quản lí môi trường nuôi, sau đây là một nhận định:
a) Tớc khi sử dụng cho nuôi thuỷ sản, cần quan trắc một số thông số thuỷ lí, thuỷ hoá cơ bản
của nguồn nước để đảm bảo chất lượng nước đạt yêu cầu.
b) Nước được cấp trực tiếp từ kênh mương tự nhiên vào ao nuôi không cần qua ao chúra.
c) Có thể sử dụng đồng thời hoá chất diệt khuẩn và chế phẩm sinh học đẩy nhanh quá trình gây
màu nước.
d) Khi quản lí độ trong và màu nước ao nuôi phù hợp cũng gián tiếp quản li được mật độ động,
thực vật phù du và vi sinh vật trong nước.
Câu 3. Bệnh lồi mắt là một trong những bệnh nguy hiểm đối với cá rô phi. Bệnh thường xảy ra
vào mùa hè khi nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nước tăng cao, gây thiệt hại nặng nề cho người
nuôi thủy sản. Một số nhận đinh được đưa ra như sau:
a) Tác nhân gây bệnh là Streptococcus agalactiae.
b) Bệnh lồi mắt ở các rô phi chỉ xuất hiện ở Việt Nam, gây chết với tỉ lệ cao và thiệt hại kinh tế
cho người nuôi.
c) Để phòng bệnh lồi mắt ở cá rô phi người ta thường áp dụng biện pháp: khử trùng nước ao
nuôi, sử dụng thuốc hoặc sản phẩm có tác dụng diệt khuẩn vào thức ăn cho cá từ 5- 7 ngày.
d) Người nuôi cần tăng cường bổ sung chế phẩm vi sinh, vitamin vào thức ăn để trị bệnh cho
cá.
Câu 4. Để chuẩn bị cho bài thực hành chế biến và bảo quản cá xay làm thức ăn cho lươn hoặc
ba ba. M và K đã có phần thảo luận như sau. Hãy cho biết ý nào đúng, ý nào sai?
a) Nếu thức ăn là cá tạp thì phải để nguyên con cho lươn và ba ba thích ăn.
b) Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do thức ăn cắt khúc quá to.
c) Lươn và ba ba không ăn thịt sống nên phải nấu chín cá cho chúng ăn.
d) Vì thức ăn cho lươn và ba ba được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nên không được bảo
quản quá lâu.
------ HẾT ------