TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 (Lần 3)
TỔ: NGỮ VĂN Môn: NGỮ VĂN
(Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên thí sinh:……………………………………………….; Số báo danh:…………….
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(1) Con người ai cũng lúc hoang mang, một người địa vị cao đến đâu, cũng sẽ
gặp phải vấn đề khó giải quyết những điều nghĩ không thông. […] Một người bạn gần đây
đã dốc bầu tâm sự, nói rằng hiện tại cậu ấy đang rất hoang mang. thích viết lách, cũng đã
xuất bản một cuốn sách, nhưng chìm nghỉm, không thành tích n cậu ấy rất buồn bã.
Công việc được xem như ổn định, không áp lực mấy, mức lương hàng tháng đủ để chi
tiêu cho bản thân, nhưng nếu có gia đình thì chắc chắn áp lực về tài chính sẽ rất lớn.[…]
(2) Đôi khi sự hoang mang chẳng qua chỉ sự rối bời, băn khoăn mình làm gì, nên
làm hay không. Vì vậy, càng nhiều lần như thế này thì càng phải đặt mục tiêu rõ ràng cho bản
thân và sau đó hướng tới mục tiêu đó một cách đơn giản và thô mộc. Suy cho cùng, bạn
băn khoăn như thế nào, băn khoăn bao lâu, nếu bạn không làm, không cố gắng thì bạn sẽ
không bao giờ có thể thay đổi được hiện trạng của mình. […]
(3) Mọi người sẽ gặp phải nhiều khó khăn khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp sẽ rất phiền
não, không biết làm cách nào để tìm được công việc mình thích. Người muốn yêu đương sẽ rất
buồn, không biết làm thế nào để tìm được bạn trai, bạn gái phù hợp với mình. Người đã có gia
đình sẽ hay nổi nóng, không biết làm thế nào để dung hoà được mối quan hệ mẹ chồng nàng
dâu. Những người muốn mua nhà sẽ cảm thấy bất lực. Họ không biết phải mất bao nhiêu năm
mới kiếm đủ tiền trả đợt đầu…
(4) Người hoang mang không đếm xuế, với đủ kiểu hoang mang khác nhau. vậy, bạn
không bao giờ là người khó khăn nhất, và bạn không bao giờ là người đáng thương nhất. Giải
pháp cho sự hoang mang nằm trong tay của chính bạn. Từ giờ trở đi, hãy suy nghĩ cho rõ ràng
bạn đang hoang mang cái gì, sợ hãi điều gì, không hài lòng điểm nào, sau đó thay đổi tất cả
những điều bạn đang hoang mang, sợ hãi và không hài lòng.
(Nguồn: Khi bạn hoang mang, hãy đặt mục tiêu cho mình, trích từ sách Kết cục đẹp đều vì
biết kiên trì, Thất Nguyệt (Cao Bích Thuỷ dịch), NXB Lao động, 2024, tr.76-81)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo đoạn trích, giải pháp cho sự hoang mang nằm ở đâu?
Câu 2. Chỉ ra câu chủ đề của đoạn (3).
Câu 3. Nêu tác dụng của yếu tố tự sự được sử dụng trong đoạn (1).
Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (3).
Câu 5. Bạn đánh giá thế nào về quan niệm được tác giả thể hiện trong đoạn trích: bạn
băn khoăn như thế nào, băn khoăn bao lâu, nếu bạn không làm, không cố gắng thì bạn sẽ
không bao giờ có thể thay đổi được hiện trạng của mình.?
II. VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc tìm ra nguyên nhân trong mọi vấn đề.
Câu 2. (4.0 điểm)
Viết i văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nội dung nghệ thuật của
đoạn thơ sau:
Tặng em đôi phiến mây vàng
Để che lúc nắng để quàng lúc mưa
Tặng em dăm hũ yaourt
Ướp thêm cho giọng chanh chua càng bùi
Tặng em câu vọng cổ mùi
Giữa chừng lạc giọng thành lời du ca
Tặng em nụ hồng hôm qua
Sáng nay nở ngát hương hoa xuân thì
Tặng em riêng một lối đi
Quanh năm rợp bóng cây si anh trồng
Tặng em một chiếc cầu vồng
Nối mơ xa với mộng gần đón đưa […]
(Nguồn: Quà sinh nhật - Mường Mán1, trích từ tuyển tập Thơ tình trong ngăn cặp - nhiều
tác giả, NXB Trẻ, 1995, tr. 85-86)
----------------------HẾT-----------------------
Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TN
1 Mường Mán: tên đầy đủ Trần Văn Quảng (1947)klà một nhà văn, nhà biên kịch, nhà thơ, quê tỉnh Thừa Thiên -
Huế.kÔng thơ đăng từ năm 1964 trên các tạp chí, tuần báo văn nghệ Sài Gòn.kThơ ông rất lãng mạn, nhẹ nhàng
và trong sáng.k
Bài thơ Quà sinh nhật: là món quà tinh thần, thay cho lời chúc mừng sinh nhật và chứa đựng tình cảm của nhà thơ.
TỔ: NGỮ VĂN Môn: NGỮ VĂN
Đáp án và hướng dẫn chấm phần đọc hiểu
- Đáp án nêu ngắn gọn, chỉ cần gạch đầu dòng các ý, coi trọng thông tin đúng, không cần
viết thành đoạn văn, tránh diễn đạt trình bày dài dòng,…
- HS thtrình y, diễn đạt theoch riêng, miễn đúng hoặc tương tự như đáp án.
Câu Đáp án Hướng dẫn chấm
1Giải pháp cho s hoang mang: nằm trong tay của
chính bạn
- Cho 0,5 điểm nếu trả lời như đáp án;
- Cho 0 điểm nếu làm sai hoặc không
làm.
2Câu chủ đề của đoạn văn (3):
Mọi người sẽ gặp phải nhiều khó khăn khác nhau.
- Cho 0,5 điểm nếu nêu đúng câu chủ đề
như đáp án;
- Cho 0 điểm nếu làm sai hoặc không
làm.
3
Tác dụng của yếu tố tự sự được sử dụng trong đoạn
văn (1)
- Giúp làm luận điểm: trong cuộc sống, bất ai
cũng có lúc hoang mang.
- Giúp luận điểm được trình bày trở nên sinh động,
dễ hiểu, thuyết phục hơn.
- Cho 1,0 điểm nếu trả lời đúng cả 2 ý;
- Cho 0,5 điểm nếu nói được 1 ý; - Cho 0 điểm
nếu làm sai hoặc không làm.
4
Tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc trong
đoạn văn (3):
- Giúp cho đoạn văn trở nên giàu hình ảnh, nhịp
điệu, cảm xúc;
- Tăng sức thuyết phục cho luận điểm.
- Nhấn mạnh sự khó khăn các đối tượng khác
nhau trong cuộc sống.
- Cho 1,0 điểm nếu trả lời đúng cả 3 tác
dụng;
- Cho 0.25 điểm nếu nói được tác dụng
1 hoặc 2.
- Cho 0.5 điểm nếu nói được tác dụng 3.
- Cho 0 điểm nếu làm sai hoặc không
làm.
5
- Quan niệm của c giả: chúng ta băn khoăn nhưng
không m, không c gắng thì sẽ không thay đổi hiện
trạng của bản thân.
- Đánh giá về quan niệm: đó là quan niệm đúng đắn,
hợp , tích cực, ý nghĩa dộng viên mọi người c
gắng hành động đthay đổi thực trạng của bản thân.
- Cho 1,0 điểm nếu HS nêu được 2 ý
như đáp án;
- Cho 0,5 điểm nếu nêu được 1 ý;
- Cho 0 điểm nếu làm sai hoặc không làm.
Đáp án và hướng dẫn chấm phần viết
II 1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc tìm ra
nguyên nhân trong mọi vấn đề.
2.0
1.1. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng đoạn văn
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ, cộng trừ
100 chữ) của đoạn văn.
- Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo lối diễn dịch, quy nạp, tổng
phân hợp, song hành, móc xích…
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: suy nghĩ về ý nghĩa của việc tìm ra
nguyên nhân trong mọi vấn đề.
0,25
c. Viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu: trình bày được suy nghĩ về ý nghĩa của
việc tìm ra nguyên nhân trong mọi vấn đề.
HS thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau miễn hợp thuyết
phục; cần xem xét trừ điểm các lỗi về hình thức diễn đạt. Tham khảo
cách triển khai và một số nội dung cụ thể sau:
1,50
c.1. Giải tch vấn đề nghluận. Tham khảo gợi ý sau:
- Vấn đề ngh luận: tìm ra nguyên nhân của mọi vấn đề nghĩa đi tìm hiểu
gốc rễ của vấn đề ta đang gặp phải.
- Đây là điều quan trọng trong học tập, công việc và đời sống.
c.2. Chỉ ra được ý nghĩa của việc tìm ra nguyên nhân trong mọi vấn đề.
thể nêu một số ý nghĩa:
- Giúp hiểu đúng bản chất của vấn đề, từ đó ta thể đưa ra phương án giải
quyết chính xác, hiệu quả.
- Giúp ta rút ra bài học sâu sắc, từ đó tránh lặp lại sai lầm tương tự trong
tương lai.
- Giúp ta biết thông cảm, chia sẻ đúng cách thay đổ lỗi, phán t vội
vàng.
- Giúp con người suy nghĩ logic và phát triển tư duy phản biện.
c.3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề. Tham khảo gợi ý sau:
- Học cách tìm nguyên nhân trong mọi vấn đề biểu hiện của duy sâu
sắc và ý thức trách nhiệm.
- Phê phán kiểu kết luận vội vàng, chỉ nhìn bề mặt của vấn đề việc khi
tìm ra vấn đề cũng không chịu giải quyết, ngăn chặn,…
HƯỚNG DẪN CHẤM:
HS có thể trình bày diễn đạt giống đáp án hoặc tương tự, miễn thuyết
phục.
- Cho 0 điểm nếu làm sai hoặc không làm.
- Cho 0,25 điểm nếu nêu được ý c1.
- Cho 0,75 nếu viết được ý c2 với từ 3 biểu hiện trở lên; cho 0,5 điểm nếu
chỉ viết được 1-2 biểu hiện nêu trên.
- Cho 0,25 điểm cho ý c3: chỉ cần nêu được 1 trong 2 biểu hiện
- Cho 0,25 điểm nếu diễn đạt hay và có ý sáng tạo.
- Trừ điểm mắc lỗi (diễn đạt lủng củng, sai chính tả, dùng t chấm câu
sai, chữ viết cẩu thả): trừ 0,5 điểm nếu đoạn văn mắc từ 5-7 lỗi; mắc từ 8-10
lỗi trừ 0,75 điểm; mắc tn 10 lỗi không cho vượt quá nửa số điểm cả câu.
II 2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nội dung
nghệ thuật của đoạn thơ.
4,0
2.1. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng bài văn
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của kiểu bài nghị luận văn học dung
lượng bài văn (khoảng 600 chữ, cộng trừ 200 chữ)
0,25
Biết
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nội dung và nghệ thuật của đoạn
thơ.
0,25 đ
Hiểu
c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu.
HS thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau miễn hợp thuyết
phục; cần xem xét trừ điểm các lỗi về hình thức diễn đạt. Tham khảo
cách triển khai và một số nội dung cụ thể sau:
1. Mở bài.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
3,5 đ
Vận
dụng
2. Thân bài.
2.1. Nội dung của đoạn thơ: Tấm lòng, tình yêu thương của nhân vật trữ
tình dành cho em qua những món quà sinh nhật.
- Quà sinh nhật nhân vật trữ tình tặng cho em: đôi phiến mây vàng, dăm
yaourt, câu vọng cổ, nụ hồng, lối đi rợp bóng cây si, cầu vồng,… Đây đều
những món quà nhỏ bé, mộc mạc, gần gũi nhưng cũng độc đáo, dễ
thương, lãng mạn,...
- Mỗi món quà tặng em đều thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, thấu hiểu, tình
cảm yêu thương, trân trọng,… của nhân vật trữ tình.
=> Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho em thật giản dị nhưng chân
thành, trong sáng và không kém phần thơ mộng.
2.2. Nghệ thuật của đoạn thơ
- Hình ảnh thơ gần gũi nhưng được sử dụng tinh tế.
- Thể thơ lục bát với giọng thơ nhẹ nhàng, chân thành pha chút tinh nghịch;
ngôn ngữ thơ giản dị, không cầu kì trau chuốt,...
=> Phù hợp với việc diễn tả tình yêu đơn sơ, dịu dàng nhưng giàu mơ mộng.
3. Kết bài: khẳng định giá trị tư tưởng và thẩm mĩ của đoạn thơ. Gợi ý:
- Quà sinh nhật một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Mường
Mán: nhẹ nhàng, tinh tế, lãng mạn.
- Món quà sinh nhật trong bài thơ món quà tinh thần dành cho những ai
từng yêu, từng thầm lặng giữ trong tim một mối tình đẹp.
Hướng dẫn chấm
HS có thể trình bày và diễn đạt giống đáp án hoặc tương tự, miễn là nêu bật
được nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
- Cho 0 điểm nếu làm sai hoặc không làm.
- Cho 0,25 điểm nếu mở bài và kết bài đúng yêu cầu.
- Cho 0,25 điểm nếu giới thiệu được tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
- Cho 1,25 điểm: phân tích, đánh giá được nội dung.
- Cho 1,0 điểm: phân tích, đánh giá được nghệ thuật.
- Cho 0,25 điểm: khẳng định được giá trị tư tưởng và thẩm mĩ đoạn thơ.
- Cho 0,5 điểm: diễn đạt hay và có ý sáng tạo.
- Trừ điểm mắc lỗi (diễn đạt lủng củng, sai chính tả, dùng từ và chấm câu sai,
chữ viết cẩu thả): trừ 0,5 điểm nếu bài văn mắc từ 6-9 lỗi; trừ 1,0 điểm nếu
mắc từ 10-13 lỗi; mắc trên 13 lỗi không cho vượt quá nửa số điểm cả câu.