SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THCS-THPT SUỐI NHO
ĐỀ MINH HOA SỐ 1
(Đề thi gồm có 04 trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025
MÔN: ĐỊA
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh………………………………….
Số báo danh:…………………………………….
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ cầu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở tỉnh nào sau đây?
A. Hà Giang. B. Điện Biên. C. Lạng Sơn. D. Cao Bằng.
Câu 2. Sự đa dạng của sinh vật nước ta không thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Thành phần loài sinh vật phong phú.
B. Sự đa dạng của hệ sinh thái sinh vật.
C. Sự đa dạng, phong phú về nguồn gen sinh vật.
D. Số lượng cá thể của một số loài sinh vật giảm.
Câu 3. Căn cứ vào tiêu chí về chức năng, trình độ phát triển, quy mô dân số, tỉ lệ lao động
phi nông nghiệp, đô thị nào sau đây thuộc loại đô thị đặc biệt?
A. Thành phố Hồ Chí Minh. B. Đà Nẵng. C. Cần Thơ. D. Hải Phòng.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của lao động Việt Nam?
A. Nguồn lao động dồi dào, lao động trẻ.
B. Người lao động cần cù, sáng tạo.
C. Người lao động ít kinh nghiệm sản xuất.
D. Nguồn lao động đã qua đào tạo tăng nhanh.
Câu 5. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản ở nước ta trong những năm qua có sự chuyển
dịch theo xu hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng khai thác. B. Tăng tỉ trọng nuôi trồng.
C. Tỉ trọng khai thác ổn định. D. Tỉ trọng nuôi trồng ổn định.
Câu 6. Ở nước ta, than đã được khai thác nhiều nhất tại tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Ninh. B. Lạng Sơn. C. Thái Bình. D. Kiên Giang.
Câu 7. Tuyến đường nào sau đây kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Đông Nam
Bộ?
A. Quốc lộ 9. B. Quốc lộ 1. C. Quốc lộ 51. D. Quốc lộ 20.
Câu 8. Các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở nước ta hiện nay là:
A. Hạ Long, Vinh, Nha Trang
B. Hội An, Đà Lạt, Vũng Tàu
C. Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh
D. Lạng Sơn, Phan Thiết, Cần Thơ
Câu 9. Nhân tố chủ yếu để hình thành cơ cấu cây trồng đa dạng ở vùng Đồng bằng sông
Hồng là
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
B. có nhiều dạng địa hình và nhiều loại đất khác nhau.
C. người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại nông sản.
D. nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn và đa dạng.
Câu 10. Vùng Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
Trang 1/5
A. Trung Quốc. B. Hàn Quốc. C. Cam-pu-chia. D. Lào.
Câu 11. Ở vùng Bắc Trung Bộ phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp
lâu năm ở khu vực nào sau đây?
A. Vùng núi phía Tây. B. Vùng đồi trước núi.
C. Vùng ven biển, đảo. D. Vùng hạ lưu sông.
Câu 12. Công nghiệp dệt, giày dép ở Đông Nam Bộ phát triển dựa vào
A. tài nguyên phong phú. B. nguồn lao động dồi dào.
C. nguồn vốn đầu tư lớn. D. diện tích lãnh thổ rộng.
Câu 13. Đặc điểm nào sau đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất gió mùa của khí
hậu?
A. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt. B. Sông ngòi ít nước, ít phù sa.
C. Chế độ nước sông theo mùa. D. Chủ yếu là sông dài và ít nước.
Câu 14. Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng hồ tiêu của
nước ta giai đoạn 2010 – 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền. B. Đường. C. Tròn. D. Kết hợp.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phát triển hoạt động ngoại thương ở
nước ta hiện nay?
A. Các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng đa dạng.
B. Quan hệ thương mại phát triển theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.
C. Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 1986.
D. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng.
Câu 16. Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế
biến khoáng sản do
A. giàu tài nguyên khoáng sản. B. dân số dân, lao động dồi dào.
C. trình độ khoa học, công nghệ cao. D. thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.
Câu 17. Ranh giới tự nhiên phân chia phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam
nước ta là dãy núi nào sau đây?
A. Bạch Mã. B. Hoành Sơn. C. Trường Sơn Bắc. D. Tam Điệp.
Câu 18. Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu do
A. xâm nhập mặn rộng, hạn hán, thiếu nước ngọt.
B. bề mặt sụt lún, nhiều vùng bị phèn và mặn hóa.
C. sạt lở bờ biển, nước biển dâng và nhiệt độ tăng.
D. khô hạn kéo dài, vùng rừng ngập mặn thu hẹp.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh
chọn đúng hoặc sai.
Trang 2/5
Câu 1. Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá về không gian, tạo nên các vùng, miền có
những đặc điểm thiên nhiên khác nhau. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên trong không
gian ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
a) Thiên nhiên phân hoá trong không gian gây ra nhiều trở ngại cho việc phát triển kinh tế -
xã hội.
b) Thiên nhiên phân hoá đa dạng là cơ sở cho quy hoạch tổ chức lãnh thổ sản xuất.
c) Sự phân hoá về tài nguyên và các điều kiện phát triển yêu cầu trong phát triển kinh tế ở
các khu vực, các vùng phải đảm bảo tính liên kết sản xuất.
d). Mỗi vùng có những thiên tai khác nhau, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh
hoạt.
Câu 2. Ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó vị trí địa lí là một trong
những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước
ta.
a) Nước ta nằm gần trung tâm khu vực Tây Nam Á, trên đường hàng hải và đường hàng
không quốc tế nên thuận lợi cho phát triển và phân bố giao thông vận tải.
b) Nước ta nằm ở nơi giao thoa giữa các nền văn hoá trên thế giới tạo thuận lợi cho phát
triển du lịch.
c) Vị trí giáp biển, dọc theo bờ biển có nhiều khu vực nước sâu và vùng biển nước ta nằm
trên ngã tư đường hàng hải quốc tế tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải đường
biển.
d) Nước ta nằm ở khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới tạo thuận lợi để đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Câu 3. Sản xuất lương thực là ngành giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, sản xuất lương thực của vùng
đã có nhiều chuyển biến tích cực, năng suất và sản lượng không ngừng tăng.
a) Chiếm khoảng 50% diện tích gieo trồng và 50% sản lượng lương thực có hạt của cả
nước.
b) Lúa là cây lương thực chủ đạo về diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực có hạt của
vùng.
c) Lúa được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong vùng, trong đó các tỉnh dẫn đầu về diện tích
trồng lúa là Kiên Giang, Long An, An Giang, Đồng Tháp.
d) Vùng là vựa lúa lớn nhất nước ta, diện tích gieo trồng và sản lượng lúa luôn chiếm hơn
75% so với cả nước.
Câu 4. Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất nước ta, là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân
tộc với bản sắc văn hóa độc đáo, góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế
A. Vùng có mật độ dân số là 111 người/km² (năm 2021).
B. Năm 2021, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 58,3% số dân toàn vùng.
C. Là địa bàn cư trú của các dân tộc Ba Na, Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho,...
D. Tỷ lệ dân thành thị cao nhất nước ta, chiếm 66,4% số dân của vùng.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Nhiệt độ trung bình của tỉnh Lạng Sơn. (Đơn vị: °C)
Thán
g
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
0C 14,7 18,0 22,3 25,5 26,9 27,1 26,6 25,2 22,3 18,4 14,6 21,5
Trang 3/5
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biên độ nhiệt của tỉnh Lạng Sơn là bao nhiêu 0C?
(Làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau:
Lượng mưa trung bình tháng ở Hà Nội
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa (mm) 22,5 24,6 47,0 91,8 185,4 253,3 280,1 309,4 228,3 140,7 66,7 20,2
Tính tổng lượng mưa cả năm ở Hà Nội (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm).
Câu 3. Dựa vào bảng số liệu sau:
Năm 2021
Tỉ suất sinh thô (%0) 15,74
Tỉ suất tử thô (%0) 6,80
Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của nước ta, giai đoạn 2002-2021
Trong năm 2021, Tính tỉ lệ tăng dân số tự nhiên (%)? (Làm tròn kết quả đến một chữ số
thập phân).
Câu 4. Dựa vào bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta, năm 1999 và 2021
Năm Diện tích gieo trồng (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)
1999 7653,6 31.393,8
2021 7238,9 43.852,6
Cho biết năng suất lúa của nước ta từ năm 1999 đến năm 2021 tăng bao nhiêu tấn/ha (làm
tròn kết quả đến hàng đơn vị của tấn/ha).
Câu 5: Dựa vào bảng số liệu sau:
Sản lượng hải sản khai thác của các tỉnh, thành phố ở Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2022
(Đơn vị: tấn)
Tỉnh, thành phố Sản lượng hải sản khai thác
Đà Nẵng 35.780
Quảng Nam 101
Quảng Ngãi 156
Bình Định 268
Phú Yên 632
Khánh Hòa 264
Ninh Thuận 816
Bình Thuận 63.993
Tỉnh, thành phố có sản lượng hải sản khai thác cao nhất chiếm bao nhiêu phần trăm (%)
tổng sản lượng hải sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ (làm tròn kết quả đến hàng
đơn vị của %)?
Câu 6: Dựa vào bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người phân theo vùng kinh tế ở nước ta, năm
2018 và 2021
(Đơn vị: triệu đồng)
Trang 4/5
Vùng Năm 2018 Năm 2021
Trung du và miền núi Bắc Bộ 46,11 56,05
Đồng bằng sông Hồng 89,53 110,16
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 50,17 61,80
Tây Nguyên 133,78 144,31
Đông Nam Bộ 43,35 53,71
Đồng bằng sông Cửu Long 49,56 57,38
Từ năm 2018 đến năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người của vùng cao
nhất tăng bao nhiêu lần (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của số lần)?
--------------------Hết---------------------
-Thí sinh không được sử dụng tài liệu
-Giám thị không giải thích gì thêm
Trang 5/5