Ra đề: Trường THPT Xuân Lộc
Phản biện đề: Trường THPT Xuân Hưng
ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT
NĂM 2025
MÔN: Địa lí
Thời gian làm bài: 50 phút
Đề có 4 trang
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 (NB). Đường bờ biển nước ta kéo dài từ
A. Hạ Long - Cà Mau. B. Quảng Ninh- Phú Quốc.
C. Hải Phòng - Rạch Giá. D. Móng Cái- Hà Tiên.
Câu 2 (TH). Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc
A. có một mùa đông lạnh. B. có gió phơn Tây Nam.
C. nằm gần chí tuyến. D. có góc nhập xạ lớn.
Câu 3 (VD): Việc điều tiết nước và quản lí tài nguyên nước ở nước ta còn khó khăn là do đặc điểm nào sau
đây của sông ngòi?
A. Mạng lưới dày đặc nhưng lại ít sông lớn.
B. Thượng nguồn sông nằm ở vùng núi cao.
C. Phần lớn lưu vực nằm bên ngoài lãnh thổ.
D. Chế độ nước sông có sự phân hóa theo mùa.
Câu 4 (NB). Thành phố trực thuộc trung ương ở nước ta là:
A. Đà Nẵng. B. Biên Hòa. C. Quy Nhơn. D. Vũng Tàu.
Câu 5 (TH). Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chủ yếu của nguồn lao động nước ta?
A. Tính kỷ luật của người lao động rất cao. B. Chất lượng nguồn lao động ngày càng cao.
C. kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. D. Lực lượng lao động trình độ cao còn ít.
Câu 6 (NB). Ngành chăn nuôi lợn của nước ta tập trung chủ yếu ở những vùng
A. chuyên canh cây công nghiệp hàng năm lớn.
B. có nghề cá và chế biến thực phẩm phát triển.
C. trọng điêm lương thực, thực phẩm và đông dân.
D. có mật độ dân số cao với nguồn lao động đông.
Câu 7 (NB). Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất của nước ta thuộc hệ thống
A. sông Hồng. B. sông Sê San
C. sông Mã. D. sông Cửu Long.
Câu 8 (NB). Loại hình GTVT có khối lượng hàng hoá luân chuyển lớn nhất ở nước ta là
A. đường bộ. B. đường thuỷ nội địa.
C. đường biển. D. đường hàng không.
Câu 9 (NB). Các tài nguyên du lịch văn hoá ở nước ta không bao gồm
A. bãi biển, hang động, vườn quốc gia. B. di tích văn hoá, di tích lịch sử.
C. di sản văn hoá vật thể, phi vật thể. D. lễ hội, làng nghề và ẩm thực.
Câu 10 (TH). Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do
A. thị trường thế giới ngày càng mở rộng và hàng hoá đa dạng.
B. có nhiều thành phần kinh tế tham gia và sản xuất phát triển.
C. tăng cường nhập khẩu tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
D. sự phát triển kinh tế và những đổi mới trong cơ chế quản lí.
Câu 11(NB). Tỉnh nào sau đây hiện nay không thuộc vùng TD&MNBB?
A. Thái Nguyên. B. Bắc Giang. C. Quảng Ninh. D. Lạng Sơn.
Câu 12(NB). Thế mạnh về tự nhiên nào sau đây tạo cho ĐBSH có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông?
A. Có một mùa đông lạnh. B. Có đất phù sa màu mỡ.
C. Có nguồn nước dồi dào. D. Có địa hình bằng phẳng.
Câu 13 (NB). Đông Nam Bộ đang phát triển mạnh nhóm cây trồng nào sau đây?
A. Cây ăn quả, thực phẩm. B. Cây công nghiệp hàng năm ăn quả, ăn quả
C. Cây công nghiệp lâu năm, ăn quả. D. Cây rau đậu, thực phẩm.
Câu 14 (TH). Mùa khô kéo dài ở ĐBSCL không gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Xâm nhập mặn sâu vào trong đất liền. B. Làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
C. Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. D. Sâu bệnh phá hoại mùa màng trên diện rộng.
Câu 15 (VD). Để phòng chống thiên tại ở Bắc Trung Bộ, biện pháp quan trọng nhất là
A. xây hồ chứa nước để chống khô hạn và xây dựng đê, kè.
B. bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn và trồng rừng ven biển.
C. xây đê, kè chắn sóng và trồng rừng ven biển.
D. phòng chống cháy rừng và trồng rừng ven biển.
Câu 16 (VD). Ở Tây Nguyên, có thể xây dựng được các nhà máy thuỷ điện trên một hệ thống sông là nhờ
A. mùa mưa kéo dài với lượng nước dồi dào. B. sông chảy trên cao các cao nguyên xếp tầng.
C. có diện tích lưu vực sông lớn nhất cả nước. D. trữ năng thuỷ điện đứng hàng đầu cả nước.
Câu 17 (NB). Ngày nay, chúng ta dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành hướng di chuyển
của bão là nhờ vào
A. sử dụng chuyên gia quốc tế. B. hội nhập về kinh tế toàn cầu.
C. các thiết bị vệ tinh khí tượng. D. nâng cao trình độ người dân.
Câu 18 (VD). Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2021
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm Tổng số Chia ra
Khai thác Nuôi trồng
1995 1 584 1 195 389
2000 2 251 1 661 590
2005 3 467 1 988 1 479
2010 5 142 2 414 2 728
2015 6 852 3 050 3 532
2021 8 827 3 939 4 888
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001, 2011, 2016, 2022)
Để thể hiện sự thay đổi cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta phân theo các hoạt động khai thác nuôi
trồng trong giai đoạn 1995 – 2021, sau khi đã xử lí số liệu ra %, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ cột chồng.
C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ kết hợp.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc
sai.
Câu 1: Cho thông tin sau:
Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Nửa đầu
mùa đông, miền Bắc thời tiết lạnh khô, nửa sau màu đông có thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vùng ven
biển các đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ. Từ 160B trở vào Nam, khối khí lạnh đã bị suy yếu nên
Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế.
a) (NB) Nửa đầu mùa đông, miền Bắc có thời tiết lạnh, ẩm. (S)
b) (NB) Gió mùa Đông Bắc tác động yếu đến miền Nam do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã. (Đ)
c) (TH) Gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. (S)
d) (VD) Gió mùa Đông Bắc di chuyển quãng đường dài trên lục địa, gây nên thời tiết lạnh khô vào đầu
mùa Đông ở miền Bắc. (Đ)
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
Năm 2022, sản lượng thủy sản nước ta đạt 9 108 nghìn tấn, tăng 3,2% so năm 2021. Sản lượng thủy
sản nuôi trồng đạt 5 233,8 nghìn tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 3 503,4 nghìn tấn; sản lượng
tôm nuôi trồng đạt 1 145,4 nghìn tấn. Khai thác thủy sản đạt 3 874,4 nghìn tấn, giảm 65,9 nghìn tấn so với
năm 2021. Trong sản lượng khai thác, thủy sản biển đạt 3 670,6 nghìn tấn.
(Nguồn: Sách Niên giám thống kê năm 2022)
a) (NB) Năm 2022, sản lượng thủy sản khai thác nhỏ hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng. (Đ)
b) (TH) Trong sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2022, sản lượng cá nuôi chiếm dưới 60%. (S)
c) (NB) cấu sản lượng thủy sản của nước ta từ năm 2021 đến năm 2022 sự chuyển dịch theo
hướng giảm dần tỉ trọng thủy sản nuôi trồng, tăng tỉ trọng thủy sản khai thác. (S)
d) (VD)Sản lượng thủy sản nước ta hiện nay tăng chủ yếu do đẩy mạnh đánh bắt xa bờ nuôi trồng
thủy sản, phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ. (Đ)
Câu 3. Cho thông tin sau:
“Vùng Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước, vùng nhiều đồng bào dân tộc. sinh sống. Tây Nguyên vai trò quan trọng về bảo vệ môi
trường sinh thái, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng diện tích rừng cả nước. Đồng thời, Tây Nguyên vùng sản
xuất xuất khẩu lớn sản phẩm cây công nghiệp, công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, công
nghiệp thuỷ điện. Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với bảo vệ tài nguyên ớc. Nâng
cao hiệu quả các diện tích cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,...), hình thành các chuỗi liên kết
trong sản xuất, chế biến, bảo quản phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Hình thành vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chủ trọng khôi phục và phát
triển kinh tế rừng. Đây mạnh phát triển ng lượng tái tạo, phát triển bền vững ngành công nghiệp alumin
và nhôm.
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030)
a) (TH) Phát triển nông nghiệp hàng hóa nhằm đảm bảo nhu cầu thị trường nội địa hạn chế xuất khẩu.(S)
b) (NB) Tây Nguyên có thể mạnh về cây công nghiệp, thuỷ điện, lâm nghiệp. (Đ)
c) (NB) Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng với khu vực miền Trung. (S)
d) (VD) Đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, khôi phục và phát triển kinh tế rừng nhằm đảm bảo phát
triển KT – XH một cách bền vững. (Đ)
Câu 4: Cho biểu đồ:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA MI-AN-MA, NĂM 2015 VÀ 2020
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê ASEAN 2021, https://www.aseanstats.org)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Mi-an-ma năm 2020 so với năm
2015?
a) (NB) Xuất khẩu tăng, nhập khẩu tăng. (Đ)
b) (VD) Xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu (S)
c) (TH) Nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu. (S)
d) (TH) Luôn là nước nhập siêu. (Đ)
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1 (TH). Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI HÀ NỘI NĂM 2022
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Nhiệt độ (0c) 18,6 15,3 23,4 24,8 26,8 31,4 30,6 29,9 29,0 26,2 26,0 17,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2022)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính nhiệt độ trung bình năm của Nội năm 2022? (làm tròn kết quả
đến 1 chữ số thập phân của độ C).
Đáp án: 23,4
Câu 2 (VD): Biết đỉnh i Phanxipăng cao 3.147 m, nếu nhiệt độ tại đỉnh y làC thì trong cùng thời
điểm, nhiệt đ độ cao 200m ờn núi đón gió sẽ bao nhiêu °C (làm tròn kết quả đến một chsố của
phần thập pn)?
Đáp án: 19,7.
Câu 3 (VD). Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, dân số Việt Nam ước tính là 99 186 471 người, có 1
418 890 trẻ được sinh ra, 681 157 người chết. Vậy tỉ suất gia tăng dân số Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu
phần trăm? (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ hai).
Đáp án: 0,74
Câu 4 (VD). Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2021
Năm 2010 2021
Diện tích gieo trồng (triệu ha) 7,5 7,2
Sản lượng (triệu tấn) 40,0 43,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, năm 2022)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết năng suất lúa của nước ta năm 2021 tăng thêm bao nhiêu tạ/ha so với năm
2010. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của tạ/ha)
Đáp án: 8
Câu 5 (TH). Biết năm 2021nước ta, dân số 98,5 triệu người, sản lượng lúa là 43,9 triệu tấn. Tính bình
quân sản lượng lúa trên đầu người của nước ta năm 2021 (đơn vị tính: kg/người, làm tròn kết quả đến hàng
đơn vị).
Đáp án: 446
Câu 6 (VD). Dựa vào bảng số liệu sau:
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá hiện hành)
phân theo các vùng kinh tế - xã hội ở nước ta, năm 2010 và 2022 (Đơn vị: tỉ đồng)
Vùng Năm 2010 Năm 2022
Trung du và miền núi Bắc Bộ 78.912,1 318.025,7
Đồng bằng sông Hồng 363.695,4 1.362.845,0
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 247.026,1 918.285,4
Tây Nguyên 68.981,7 247.959,7
Đông Nam Bộ 616.116,6 1.485.045,7
Đồng bằng sông Cửu Long 302.612,8 1.031.103,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2023)
Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá hiện hành) của vùng Đông
Nam Bộ chiếm tỉ trọng bao nhiêu phần trăm (%) cả nước? (đơn vị tính: %, làm tròn kết quả đến hàng phần
10).
Đáp án: 27,7
----------------------- HẾT --------------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 10 A
2 A 11 C
3 C 12 A
4 A 13 C
5 A 14 D
6 C 15 B
7 A 16 B
8 C 17 C
9 A 18 A
II. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.
Điểm tối đa của 1 câu hỏi là 1 điểm
-Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác được 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.
-Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác được 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.
-Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác được 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.
-Thí sinh lựa chọn chính xác được cả 4 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.
Câu Lệnh hỏi Đáp án
(Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án
(Đ/S)
1
aS
3
aS
bĐbĐ
cScS
dĐdĐ
2
aĐ
4aĐ
bSbS
cScS
dĐdĐ
III. PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.
( Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu 123456
Đáp án 23,4 19,7 0,74 8 446 27,7