Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Địa lí có đáp án - Trường THPT Quế Võ số 3, Bắc Ninh
lượt xem 2
download
Mời các bạn cùng tham khảo và luyện tập với “Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Địa lí có đáp án - Trường THPT Quế Võ số 3, Bắc Ninh” dưới đây để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia 2023 sắp tới. Đề thi có đi kèm đáp án giúp các bạn so sánh kết quả và đánh giá được năng lực của bản thân, từ đó có kế hoạch ôn tập phù hợp để đạt kết quả cao trong kì thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Địa lí có đáp án - Trường THPT Quế Võ số 3, Bắc Ninh
- SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023 TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 3 BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) (40 câu trắc nghiệm) Họ tên thí sinh: ......................................................... Số báo danh: ................................................ ____________________________________________________________________________________ Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Trung Quốc? A. Yên Bái. B. Lai Châu. C. Lạng Sơn. D. Cao Bằng. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết các vùng nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất (dưới 60% – năm 2007)? A. Đông Nam Bộ và DHMT. B. Tây Nguyên và TD&MN Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. D. TD&MN Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Câu 3: Biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên? A. Thay đổi giống cây trồng cho năng suất cao. B. Xây dụng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyênh canh. C. Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn lao động. D. Phát triển các mô hình kinh tế trang trại và vườn rừng. Câu 4: Để ứng phó với lũ ở ĐBSCL hiện nay, phương hướng chủ yếu là A. chủ động sống chung với lũ. B. đào thêm kênh, rạch để thoát lũ nhanh. C. trồng rừng ở thượng nguồn để chống lũ. D. xây dựng hệ thống đê bao để ngăn lũ. Câu 5: Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng Bắc Trung Bộ hiện nay là A. Thanh Hoá, Vinh, Huế, Đà Nẵng. B. Thanh Hoá, Vinh, Huế, Đồng Hới. C. Thanh Hoá – Bỉm Sơn, Vinh, Huế. D. Thanh Hoá – Bỉm Son, Vinh, Đà Nẵng. Câu 6: Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 1995 – 2014 (Đơn vị: nghìn tấn) Chia ra Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 1995 1584 1195 389 2000 2251 1661 590 2005 3467 1988 1479 2010 5142 2414 2728 2014 6333 2920 3413 Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta phân theo các hoạt động khai thác và nuôi trồng trong giai đoạn 1995 – 2014, sau khi đã xử lí số liệu ra %, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Tròn. C. Kết hợp. D. Cột chồng. Câu 7: Nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở phía Nam nước ta là A. nhu cầu về điện không cao như các tỉnh phía Bắc. B. các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường. C. việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn. D. xa các nguồn nhiên liệu. Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng DHNTB? A. Tiếp giáp với các vùng trọng điểm sản xuất lương thực.
- B. Cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. C. Giáp Biển Đông ở phía đông. D. Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Câu 9: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở ĐBSCL là A. phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. B. mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng. C. phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. D. có nhiều cửa sông đổ ra biển. Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta? A. Nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn. B. Nền nhiệt độ tương đối đồng đều trên toàn lãnh thổ vào thời kì mùa hạ (ở cùng độ cao địa hình). C. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 20°C (trừ các vùng núi cao). D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc. Câu 11: Đặc trưng nào sau đây không phải của nền nông nghiệp hàng hoá? A. Người sản xuất đặc biệt quan tâm đến thị trường tiêu thụ. B. Sử dụng nhiều máy móc, vật tư, công nghệ mới. C. Sản xuất chuyên canh một hoặc một số ít loại nông sản. D. Nông sản được sản xuất theo hướng đa canh. Câu 12: Hai địa điểm có khí hậu mát mẻ quanh năm và có giá trị nghỉ dưỡng cao ở nước ta là A. Mai Châu và Điện Biên. B. Kon Tum và Pắc Bó. C. Đà Lạt và Sa Pa. D. Phanxipăng và Sa Pa. Câu 13: Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng nên đây là nơi A. các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng. B. thường có bão và áp thấp nhiệt đới. C. có nhiêu tài nguyên khoáng sản và hải sản. D. thường xuyên có hoạt động núi lửa và sóng thần. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là các tháng A. 10, 8, 11. B. 9, 8, 11. C. 10, 8, 10. D. 11, 8, 10. Câu 15: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: tỉ USD) Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 2000 30,1 14,5 15,6 2005 69,2 32,4 36,8 2010 157,0 72,2 84,8 2014 298,0 150,2 147,8 Từ số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014? A. So với các năm còn lại, năm 2010 có giá trị nhập siêu lớn nhất. B. Mức tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân năm có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây. C. Về cán cân ngoại thương, nước ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu. D. Tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cao hơn so với tổng giá trị kim ngạch cũng như giá trị kim ngạch nhập khẩu. Câu 16: Nhận định nào sau đây không chính xác về sản xuất công nghiệp ở nước ta? A. Ngành luyện kim đen có sự phân bố rộng hơn so với luyện kim màu. B. Công nghiệp chế biến thực phẩm có sự phân bố rộng rãi cả ở vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. C. Các điểm khai thác dầu và khí xuất hiện cả ở thềm lục địa và trong đất liền. D. Ngành luyện kim màu ở nước ta chỉ xuất hiện ở phía Nam.
- Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số (năm 2007) trên 1 triệu người ở nước ta gồm có A. Hà Nội, Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Biên Hoà và TP. Hồ Chí Minh. C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. D. Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Câu 18: Vùng KTTĐ không có đặc điểm đặc trưng nào sau đây? A. Có tỉ trọng lớn trong GDP của quốc gia và có thể hộ trợ cho các vùng khác. B. Gồm một số tỉnh/thành phố và tương đối ổn định theo thời gian. C. Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ. D. Hội tụ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về ba vùng KTTĐ năm 2007? A. Vùng KTTĐ phía Nam chiếm 35,4% GDP cả nước. B. Vùng KTTĐ phía Nam có GDP bình quân đầu người cao nhất. C. Vùng KTTĐ miền Trung có tất cả các tỉnh (trừ TP. Đà Nẵng) có GDP/người ở mức dưới 6 triệu đồng/người. D. Ba vùng KTTĐ của nước ta chiếm 41,6% về diện tích và 22,3% về dân số. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp (năm 2007) cao nhất nước ta là A. Yên Bái và Tuyên Quang. B. Hà Tĩnh và Quảng Bình. C. Nghệ An và Lạng Sơn. D. Lâm Đồng và Thanh Hoá. Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta? A. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. B. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng có nhiều động đất và núi lửa trên thế giới. C. Việt Nam nằm trọn vẹn vùng nhiệt đới bán cầu Bắc. D. Việt Nam ở vị trí cầu nối giữa các nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Câu 22: Nhận định không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta là A. tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng cao. B. dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. C. phân bố không đồng đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi. D. mật độ dân số ở nông thôn cao hơn so với đô thị. Câu 23: Ở nước ta về mùa khô, ngành vận tải gặp nhiều khó khăn nhất là đường A. ô tô. B. sông. C. hàng không. D. sắt. Câu 24: Nhân tố ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT ở nước ta là A. sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế. B. lao động và sự phân bố dân cư. C. khí hậu và thuỷ văn. D. địa hình và sông ngòi. Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết so với cả nước, GDP của TD&MN Bắc Bộ năm 2007 chiếm bao nhiêu phân trăm? A. 7,1%. B. 6,1%. C. 8,1% D. 5,1%. Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm? A. Mang lại hiệu quả cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp. B. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. C. Có thế mạnh lâu dài cả về tự nhiên và kinh tế – xã hội. D. Sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn. Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, phần lớn diện tích đất mặn ở nước ta tập trung ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. DHMT. C. ĐBSCL. D. ĐBSH.
- Câu 28: Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hoá ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là A. tập quán sản xuất. B. khoa học – kĩ thuật. C. lực lượng lao động. D. thị trường. Câu 29: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chính trong sự phát triển công nghiệp ở Đông Nam Á? A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. B. Tập trung phát triển công nghiệp điện lực. C. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hoá thiết bị. D. Chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động. Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, Việt Nam nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ có giá trị trên 6 tỉ USD là A. Nhật Bản, Xin–ga–po, Hoa Kì và Hàn Quốc. B. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Xin–ga–po. C. Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và LB Nga. D. Hoa Kì, Nhật Bản, Ô–xtrây–li–a và Ấn Độ. Câu 31: Cho bảng số liệu và biểu đồ: GDP của LB Nga qua các năm (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1991 1995 2000 2004 2010 2014 GDP 475,5 363,9 259,7 582,4 1524,9 1860,6 GDP (tỉ USD) 2000 1860,6 1800 1524,9 1600 1400 1200 1000 800 582,4 600 475,5 363,9 400 259,7 200 0 1991 1995 2000 2004 2010 2014 Năm Từ biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là chính xác? A. GDP của LB Nga giảm qua các năm. B. GDP của LB Nga giảm cho đến năm 2000 và sau đó tăng liên tục C. Sự tăng trưởng GDP của LB Nga là thất thường. D. GDP của LB Nga tăng đều qua các năm. Câu 32: Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm chủ yếu là do A. phá rừng để khai thác gỗ củi. B. ô nhiễm môi trường đất và nước rừng ngập mặn. C. phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. D. phá rừng để lấy đất ở. Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn nhất (năm 2007) vùng DHNTB là A. Phan Thiết. B. Đà Nẵng. C. Quy Nhơn. D. Nha Trang. Câu 34: Trong khu vực nông – lâm – thuỷ sản, tỉ trọng ngành thuỷ sản có xu hướng tăng chủ yếu là do A. trang thiết bị phục vụ ngành khai thác thuỷ sản ngày càng hiện đại. B. nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú đang được chú trọng khai thác. C. các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ít được chú trọng đầu tư hơn. D. chiếm lĩnh được các thị trường tiềm năng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Câu 35: Đặc điểm nào sau đây không đúng với công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ? A. Giá trị sản lượng cao nhất nên chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. B. Nổi bật với các ngành công nghệ cao. C. Có số lượng trung tâm công nghiệp nhiều nhất. D. Trung tâm TP. Hồ Chí Minh có tỉ trọng lớn nhất và cơ cấu ngành đa dạng. Câu 36: Cho biểu đồ: % 1450 1500 1200 995 1062 900 593 762 600 455 529 252 412 300 339 100 181 185 0 2000 2005 2010 2012 2014 Năm Điện tử Dệt, may Thủy sản Tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 Căn cứ vào biểu đồ đã cho, hãy cho biết nhân xét nào sau đây là không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu củaViệt Nam? A. Nếu chỉ tính trong giai đoạn 2000 – 2010 thì hàng dệt, may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. B. Hàng dệt, may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trong giai đoạn 2000 – 2014. C. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2014. D. Hàng thuỷ sản có tốc độ tăng chậm hơn so với hai mặt hàng còn lại. Câu 37: Từ biểu đồ Câu 31, hãy cho biết tên của biểu đồ này là gì? A. GDP của LB Nga trong giai đoạn 1991 – 2014. B. Cơ cấu GDP của LB Nga trong giai đoạn 1991 – 2014. C. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của LB Nga trong giai đoạn 1991 – 2014. D. Tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga trong giai đoạn 1991 – 2014. Câu 38: Sắp xếp nào sau đây đúng thứ tự từ Nam ra Bắc một số huyện đảo của nước ta? A. Trường Sa, Lý Sơn, Hoàng Sa, Cồn Cỏ, Cô Tô. B. Phú Quốc, Phú Quý, Cồn Cỏ, Cát Hải, Lý Sơn. C. Vân Đồn, Kiên Hải, Hoàng Sa, Lý Sơn, Trường Sa. D. Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa, Trường Sa, Kiên Hải. Câu 39: Đặc điểm kinh tế – xã hội nào sau đây không đúng với ĐBSH? A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm. B. Sản lượng lúa lớn nhất cả nước. C. Dân số tập trung đông nhất cả nước. D. Năng suất lúa cao nhất cả nước. Câu 40: TD&MN Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành công nghiệp nặng do có A. nguồn lương thực, thực phẩm phong phú. B. sản phẩm cây công nghiệp đa dạng. C. nguồn thuỷ sản và lâm sản lớn. D. nguồn năng lượng và khoáng sản dồi dào. ----------------------------------------- Hết -----------------------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 2 - Trường THPT Thanh Chương 1
6 p | 116 | 7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p | 116 | 6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh
7 p | 67 | 5
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương
9 p | 105 | 5
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 2 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh
29 p | 57 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 2 - Trường THPT Tĩnh Gia 3
6 p | 86 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh
5 p | 88 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 2 có đáp án - Trường THPT Kim Liên
7 p | 59 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p | 115 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p | 121 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p | 81 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p | 66 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 2 có đáp án - Trường THPT Chuyên Thái Bình
30 p | 39 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 2 có đáp án - Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ
7 p | 29 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p | 54 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT Thanh Chương 1
26 p | 33 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p | 55 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p | 77 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn