Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Xuân, Hoa Lư
lượt xem 0
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Xuân, Hoa Lư” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Xuân, Hoa Lư
- PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN TRƯỜNG THCS NINH XUÂN Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút I. MA TRẬN ĐỀ THI Mức độ Vận dụng Đơn vị kiến thức/ kĩ năng Vận Vận Thông Tổng Nhận biết dụng dụng cao Kĩ năng hiểu Điểm I. Đọc hiểu Đọc hiểu bài 3,0 Số câu: 4 thơ/đoạn thơ 2 1 1 Số điểm: 3 (ngữ liệu ngoài 1,5 1.0 0,5 Tỉ lệ: 30% sách giáo 15 % 10% 5% khoa). II. Phần Nghị luận về 2,0 viết một vấn đề xã 1. NLXH hội được gợi ra 1* 1* 1* Số câu: 1 từ văn bản đọc 0,5 0,5 10 Số điểm: 2 hiểu. 5% 5% 10% Tỉ lệ: 20% Viết bài nghị 5,0 2. NLVH luận về một 1* 1* 1* Số câu: 1 vấn đề lí luận 10 10 30 Số điểm: 5,0 văn học. 10% 15% 25% Tỉ lệ: 50% Số điểm: 3,0 3,0 4,0 10,0 Tỉ lệ: % 30% 30% 40% 100%
- II. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI TT Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng kiến thức/kĩ năng thức, kĩ năng thức thức/kĩ cần kiểm tra, Biết Hiểu Vận Vận năng đánh giá dụng dụng cao 1 Phần: - Đọc hiểu bài Thông hiểu: 2 3 Đọc hiểu thơ/đoạn thơ - Hiểu được (ngữ liệu đặc điểm chức ngoài sách năng của kiểu giáo khoa). câu theo mục đích nói. - Hiểu được cảm xúc chủ đạo trong một văn bản thơ. 1 Vận dụng: - Nêu được ý kiến của bản thân về nội dung văn bản. - Giải thích được ý kiến của bản thân. Vận dụng cao: 1 - Trình bày được ý kiến, nhận xét đánh giá về nội dung trong văn bản. 2 Phần: 1.Nghị luận Thông hiểu: 1* 2 Viết xã hội - Xác định và Nghị luận về triển khai vấn một vấn đề xã đề nghị luận hội được gợi thành những
- ra từ văn bản luận điểm phù đọc hiểu. hợp. Vận dụng: 1* - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. 1* Vận dụng cao: - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. 2. Nghị luận Thông hiểu: 1* 5 văn học - Hiểu được ý kiến đưa ra của Yêu cầu viết người viết kiểu bài nghị - Xác định và luận về một triển khai vấn vấn đề lí luận đề nghị luận văn học. thành những luận điểm phù hợp. Vận dụng: 1* - Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cuả bài viết - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic cho mỗi luận điểm.
- Vận dụng cao: 1* - Dẫn dắt và giải quyết vấn đề logic, chặt chẽ. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo mới mẻ trong cách diễn đạt. III. BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY. Cấp độ tư duy Thành Tổng % Nhận Thông Vận Vận phần Mạch nội Số TT biết hiểu dụng dụng cao năng dung câu lực Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ câu lệ câu lệ câu lệ câu lệ Năng Văn bản I lực 4 0 0% 2 15 1 10 1 5% 30% đọc hiểu đọc % % Bài văn nghị luận 1 0% 5% 5% 10% 20% Năng xã hội II lực viết Bài văn nghị luận 1 0% 10% 15% 25% 50% văn học Tỉ lệ % 0% 30% 30% 40% 100% Tổng 6 100%
- PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN TRƯỜNG THCS NINH XUÂN Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 6 câu, 01 trang) PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông Và sao không là gió, là mây, để thấy trời bao la Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư. (Lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) Thực hiện các yêu cầu/ Trả lời các câu hỏi: Câu 1(0,75 điểm). Xét về mục đích nói câu: “Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông” thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 2(0,75 điểm). Văn bản đã đem đến cho anh (chị) cảm xúc gì? Câu 3(1,0 điểm). Câu nào trong văn bản để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Câu 4(0,5 điểm). Qua câu “Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông”, tác giả muốn nhắn nhủ tới chúng ta điều gì? PHẦN II. VIẾT (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm). Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay. Câu 2(5,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: "Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật." Anh(chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. -------------------------Hết----------------------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
- PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ HDC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN TRƯỜNG THCS NINH XUÂN Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang) Phần Câu Đáp án Điểm I Đọc hiểu Câu 1 Xét về mục đích nói câu: “Hãy sống như ước vọng để thấy đời 0,25 mênh mông” thuộc kiểu câu cầu khiến. 0,75 - Vì + Trong câu có từ cầu khiến: Hãy. 0,25 điểm + Câu được dùng để khuyên nhủ. 0,25 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Không giải thích được: 0,25 - Giải thích được 1 ý: 0,25 - Không trả lời, trả lời sai: không cho điểm. Câu 2 Văn bản đã đem đến cho em cảm xúc: + Đó là sống phải biết ơn với nguồn cội, bài học về đạo lí sống tốt 0,25 0,75 đẹp uống nước nhớ nguồn. điểm + Định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên 0,25 trái đất. + Khát vọng hóa thân, hoà nhập để cống hiến và dựng xây cuộc đời. 0,25 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Trả lời đúng mỗi ý cho : 0,25 điểm - Trả lời sai hoặc không trả lời : không cho điểm Câu 3 Câu nào trong văn bản để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? 1,0 - HS có thể lựa chọn một câu trong văn bản. 0,25 điểm - HS giải thích một cách hợp lý, thuyết phục. 0,75 VD lựa chọn : Câu “Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội” Giải thích: Hãy sống đúng với cuộc đời mình, trân trọng lịch sử, nguồn cội và truyền thống của cha ông. Đây là lối sống dựa trên đạo lý "uống nước nhớ nguồn" đã được cha ông ta truyền dạy từ bao đời nay. Hướng dẫn chấm: - Lựa chọn được câu thơ và lý giải hợp lý: 1,0 điểm. - Lựa chọn được câu thơ và lý giải chưa được rõ ràng hợp lý: 0,5 điểm. - Lựa chọn được câu thơ nhưng lí giải không hợp lí: 0,25 điểm. - Không lựa chọn được câu thơ và không lý giải được: không cho điểm (Chấp nhận những phương án lựa chọn của học sinh miễn lời giải
- thích phải hợp lý). Câu 4 Câu “Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông”, tác giả muốn nhắn nhủ tới chúng ta điều: 0,5 - Sống phải có khát vọng mãnh liệt, mạnh mẽ. 0,25 điểm - Sống phải có trách nhiệm, phải làm đổi thay cuộc sống, góp sức 0,25 mình vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời được 1 ý: 0,25 điểm. - Không trả lời, trả lời sai: không cho điểm. II Phần viết Câu 1 Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về 2,0 lối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay. điểm a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của bài văn 0,25 - Hình thức: Một bài văn có bố cục 3 phần. - Dung lượng: khoảng 1,5 trang giấy thi. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Suy nghĩ của em về lối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận 0,5 Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần phải đảm bảo các ý cơ bản sau: * Mở bài: + Nêu vấn đề nghị luận : Lối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay…. + Dẫn dắt vào đoạn thơ… *Thân bài: - Phân tích bức thông điệp từ bài thơ: lời nhắn nhủ mọi người phải sống có ý nghĩa, có ích, sống có ước mơ, hoài bão, phải cống hiến cho đời, giúp ích cho người khác… - Trình bày về lối sống của tuổi trẻ hiện nay: Tuổi trẻ ngày nay sống như thế nào? + Biểu hiện tích cực: Bàn về thực trạng nguyên nhân mặt tốt. + Biểu hiện tiêu cực: Bàn về thực trạng nguyên nhân mặt xấu. - Bàn bạc mở rộng: Hãy sống và thể hiện mình theo hướng tích. cực, truyền cảm hứng cho người khác và lan tỏa những điều tích cực cho xã hội; tránh xa những thói hư tật xấu. * Kết bài : Khẳng định vấn đề, bài học về nhận thức và hành động. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
- đ. Diễn đạt: 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu, liên kết đoạn. e. Sáng tạo: 0,25 - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Câu 2 Có ý kiến cho rằng: "Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá 5,0 một cách nghệ thuật." điểm Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Em hiểu ý kiến trên như thế 0,25 nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cuả bài viết: 2,0 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận Trích dẫn ý kiến. * Thân bài: Giải quyết vấn đề nghị luận – Giải thích + Cái đẹp mà văn học mang lại: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở chủ đề nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật, độc đáo. + Cái đẹp của sự thật cuộc sống: cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực. + Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm. Để từ đó khắc họa qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo của người nghệ sĩ. Tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẩm mĩ. => Khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn đối với việc khám phá, sáng tạo cái đẹp. - Bàn luận * Tại sao“Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống?” - Xuất phát từ đặc trưng của văn học: đối tượng mà văn học phản ánh là đời sống hiện thực muôn màu, muôn vẻ. Tác phẩm nghệ
- thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Hiện thực chính là đề tài, là cuộc sống – nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của người cầm bút. Hiện thực là mảnh đất mầu mở để văn học bám rễ sinh sôi. Phản ánh hiện thực là một phần tất yếu của văn học. Văn học sẽ không là gì nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi khởi đầu, xuất phát cũng là đích đến của văn học. * Tại sao cái đẹp ấy cần được khám phá một cách nghệ thuật? - Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng phản ánh nhưng phản ánh theo quy luật của cái đẹp. Tác phẩm văn học chỉ có thể làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng những giá trị thẩm mĩ. Nội dung và hình thức trong tác phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cái đẹp về nội dung không thể tồn tại riêng lẻ, nó luôn đòi hỏi gắn với một hình thức nghệ thuật phù hợp. Chính hình thức nghệ thuật làm nên hình hài sắc vóc về cái đẹp nội dung để có thể đến được với bạn đọc. - Trong nhận định đã nhấn mạnh vào chữ khám phá nghĩa là hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học cần mới mẻ, độc đáo, sáng tạo, không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình. Bởi yêu cầu về sự sáng tạo là yếu tố sống còn đối với tác phẩm nghệ thuật. - Chứng minh - Học sinh tự chọn từ 2 tác phẩm ngoài chương trình học để phân tích chứng mình làm rõ vấn đề. Lưu ý nên lựa chọn cả thơ và văn xuôi để làm phong phú bài viết. - Chứng minh làm sáng rõ ý kiến đảm bảo 2 ý sau: + Chỉ ra cái đẹp của sự thật đời sống được thể hiện như thế nào qua tác phẩm? Tình cảm, quan điểm, nhận thức của nhà văn trước hiện thực ấy ra sao? (VD: quan niệm về hạnh phúc, tình yêu của nhà văn với thiên nhiên, với con người,…) + Cái đẹp của hiện thực đó được thể hiện, khám phá bằng những phương tiện, hình thức nghệ thuật độc đáo nào? (VD: thể thơ, cấu tứ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, cốt truyện, tình huống, nhân vật, nghệ thuật trần thuật,…) - Đánh giá, mở rộng, nâng cao vấn đề: - Ý kiến thật đúng đắn sâu sắc đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học và tính hoàn chỉnh của tác phẩm nghệ thuật ở cả phương diện nội dung và hình thức. - Một tác phẩm văn học bao giờ cũng phải bắt nguồn và phục vụ cuộc sống, đem đến cho người đọc những bài học giá trị nhân văn tốt đẹp, hướng con người đến cái đích chân – thiện – mĩ. - Bài học đối với người sáng tạo và người tiếp nhận: + Với người sáng tác: Ý kiến định hướng cho người nghệ sĩ phải lao động nghệ thuật nghiêm túc, không ngừng sáng tạo. phải
- sống sâu sắc với đời để tạo ra nhứng tác phẩm văn chương có giá trị, có sức lay động trái tim bạn đọc. + Người tiếp nhận cần biết trân trọng sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ, lắng mình trang những tác phẩm văn chương để đồng cảm và tri âm với người nghệ sĩ, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ. *Kết bài : Khái quát và khẳng định vấn đề. Lưu ý: Học sinh lựa chọn các tác phẩm, chứng minh cho vấn đề nêu ra một cách hợp lí. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 2,0 - Trình bày được rõ ràng các ý trong bài viết. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, 0,25 liên kết văn bản e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ. Lưu ý: Giám khảo khuyến khích thưởng điểm cho những bài viết sáng tạo của HS ---------------------------Hết--------------------------- THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 6_Nguvan_PG3_TS10C_2024_DE_SO_6
- TỔNG SỐ TRANG (GỒM MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ, BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY, ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 10 TRANG. Họ và tên người ra đề thi: Vũ Anh Toàn Đơn vị công tác: Trường THCS Ninh Xuân – Huyện Hoa Lư- Tỉnh Ninh Bình Số điện thoại: 0916884550
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1860 | 112
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 692 | 76
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 283 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 282 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 212 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 156 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 95 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
11 p | 119 | 8
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 145 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
6 p | 85 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 66 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định
8 p | 152 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn