SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
LÀO CAI<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT<br />
NĂM HỌC 2018-2019<br />
Môn thi: NGỮ VĂN<br />
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề<br />
<br />
I, PHẦN I: ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:<br />
Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để<br />
rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.<br />
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa<br />
hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành<br />
trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.<br />
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bàn thân con người là quan trọng nhất.<br />
Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế<br />
kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai<br />
trò con người lại càng nổi trội.<br />
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới, trong khi<br />
chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ,<br />
làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn. Chắc rằng chiều hướng<br />
này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ khoa học và<br />
công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn<br />
nhiều.<br />
(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB<br />
Giáo dục)<br />
Câu 1(0,25 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?<br />
Câu 2. (0,25 điểm): Phần gạch chân trong câu văn: "Trong thời khắc như vậy, ai ai<br />
cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới,” thuộc<br />
thành phần gì của câu?<br />
Câu 3. (0,75 điểm): Theo tác giả, trong những hành trang chuẩn bị vào thế kỉ mới thì<br />
sự chuẩn bị nào là quan trọng nhất? Vì sao?<br />
Câu 4. (0,75 điểm): Là một học sinh, em nhận thấy mình cần phải làm gì để đóng<br />
góp công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước? Trả lời trong khoảng từ<br />
3 đến 5 câu văn.<br />
<br />
II. PHẦN II: LÀM VĂN (8,0 điểm)<br />
Câu 1.(3,0 điểm):<br />
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến được đưa ra<br />
trong phần đọc hiểu: Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con<br />
người là quan trọng nhất.<br />
Câu 2. (5,0 điểm):<br />
Nhận xét về nhân vật Phượng Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê<br />
Minh Khuê), có ý kiến cho rằng: Phương Định không chỉ là một cô gái có tâm hồn<br />
nhạy cảm, trẻ trung, trong sáng, nhiều mơ mộng mà còn là người có tinh thần trách<br />
nhiệm cao luôn hết lòng vì nhiệm vụ.<br />
Hãy phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê<br />
Minh Khuê) để làm nổi bật những phẩm chất trên, liên hệ với vẻ đẹp tâm hồn và tinh<br />
thần trách nhiệm trong công việc của nhân vật anh thanh niên<br />
(Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long). Từ đó, em có suy nghĩ gì về<br />
trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay trong thời đại mới?<br />
<br />
GỢI Ý THAM KHẢO:<br />
Phần II<br />
Câu 1: Các em có thể tham khảo 2 dàn ý chi tiết sau:<br />
* Dàn ý 1:<br />
1. Mở bài<br />
a/ Giải thích<br />
Giới thiệu xuất xứ: Câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”<br />
của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân của đất<br />
nước ta trong thế kỉ XXI.<br />
Sự chuẩn bị bản thân con người (hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với<br />
nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống... để<br />
đi vào một thế kỉ mới.<br />
b. Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân<br />
con người?<br />
Vì con người là động lực phát triển của lịch sử. Vai trò con người càng nổi trội trong<br />
thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn<br />
hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc.<br />
* Phê phán những con người chưa có tinh thần chuẩn bị hành trang…không làm được<br />
việc, thành gánh nặng…<br />
- Phê phán những người chưa chuẩn bị hành trang chu đá -> Khó có thể thành công.<br />
- Trong mọi thời đại thì hành trang là vấn đề luôn cần thiết.<br />
c. Làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới:<br />
- Hành trang tri thức: Tích cực học tập tiếp thu tri thức.<br />
- Hành trang phẩm chất: Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống<br />
chuẩn mực.<br />
- Hành trang kĩ năng, ngoại ngữ, thể chất:<br />
- Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu.Thấy được trách nhiệm, bổn phận<br />
của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.<br />
Dàn ý 2:<br />
+ Mở bài:<br />
– Giới thiệu qua về tác phẩm, tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài viết là khi nào?<br />
– “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của tác giả Vũ Khoan là một bài viết hay sâu<br />
sắc đó là việc phải đổi mới cách suy nghĩ, những tính xấu của người Việt Nam để có<br />
thể đáp ứng kịp sự thay đổi của khoa học công nghệ trong thế kỷ mới.<br />
– Bài viết này được đăng lần đầu trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và đã được in thành<br />
sách do nhà xuất bản Trẻ TP.HCM xuất bản năm 2002.<br />
+ Thân bài:<br />
<br />
– Phân tích luận điểm để thấy rõ sự hợp lý của bài viết từ chỗ “Tết năm thói quen tốt<br />
cho mỗi người dân…càng nổi trội” trong luận điểm này tác giả muốn nhấn mạnh sự<br />
quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cho thế kỷ mới.<br />
– Bối cảnh của nền kinh tế nước ta, mục tiêu mà chúng ta mong muốn đạt được “Cần<br />
chuẩn bị… điểm yếu của nó”<br />
– Phân tích những cái được và cái chưa được trong đức tính của người dân nước ta<br />
“cái mạnh của con….đố kỵ nhau”<br />
– Tác giả đã chuyển đổi ngôn ngữ, chuyển tiếp linh hoạt, để phân tích những luận<br />
điểm của mình một cách rõ ràng, thấu tình đạt lý.<br />
– Trong mỗi câu văn của mình tác giả đều phân tích rất chi tiết những cái mạnh và cái<br />
yếu của người dân Việt Nam. Tác giả đã chỉ rõ cho chúng ta thấy điều chúng ta đã<br />
làm được và điều chúng ta còn chưa có, yếu kém thì cần sửa chữa hoặc khắc phục.<br />
– Tác giả cũng chỉ rõ và so sánh một số đặc tính của người nước Nhật với người nước<br />
ta. Người dân nước Nhật cũng rất nổi tiếng bởi tính cần cù, chịu khó, nhưng lại thận<br />
trọng trong khâu chuẩn bị, không hấp tấp làm gì họ cũng tính toán chi li từ đầu.<br />
– Phân tích những ưu điểm, nhược điểm trong những thói quen nhỏ nhặt của người<br />
dân Việt Nam chúng có quan hệ như thế nào với sự phát triển đất nước?<br />
– Trong phần kết của bài viết tác giả Vũ Khoan chỉ rõ “muốn sánh vai cùng các<br />
cường quốc năm châu” thì chúng ta nên cương quyết thay đổi để bắt kịp thời đại.<br />
+ Kết bài<br />
– Bài viết này đã nói thẳng lên một vấn đề vô cùng tế nhị, “nhạy cảm” của người dân<br />
chúng ta<br />
– Bằng ngôn ngữ đời thường, dễ hiểu, tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy rõ những cái<br />
cần khắc phục, để xây dựng tập quán Việt Nam.<br />
– Qua đó chúng ta sẽ có đủ kinh nghiệm, trí tuệ để bước vào thời ký công nghiệp hóa<br />
hiện đại hóa trong kỷ nguyên mới.<br />
<br />