intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại và vấn nạn thẩm mỹ môi trường

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

106
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội. Ảnh: ubvk.hochiminhcity.gov.vn Hội thảo Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại diễn ra tại Hà Nội ngày 9. 5. 2006 do Viện Mỹ thuật – trường ĐHMT Hà nội tổ chức, trong tình trạng chưa bao giờ điêu khắc ngoài trời ở nước ta lại xây dựng theo phong trào rầm rộ, lãng phí nhiều tiền của như hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ bàn ở chỗ nhiều công trình tượng đài tốn tiền và làm xấu cảnh quan mà cần nhất là tìm ra được thực chất của những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại và vấn nạn thẩm mỹ môi trường

  1. Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại và vấn nạn thẩm mỹ môi trường Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội. Ảnh: ubvk.hochiminhcity.gov.vn Hội thảo Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại diễn ra tại Hà Nội ngày 9. 5. 2006 do Viện Mỹ thuật – trường ĐHMT Hà nội tổ chức, trong tình trạng chưa bao giờ điêu khắc ngoài trời ở nước ta lại xây dựng theo phong trào rầm rộ, lãng phí nhiều tiền của như hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ bàn ở chỗ nhiều công trình tượng đài tốn tiền và làm xấu cảnh quan mà cần nhất là tìm ra được thực chất của những bất cập hiện nay của công việc đào tạo, quản lý, tổ chức thi công các công trình điêu khắc ngoài trời trong mối tương quan với cảnh quan đô thị và tâm lý thẩm mỹ của dân tộc. Nhìn nhận khách quan sự thật với tinh thần xây dựng, tạo điều kiện để các nhà quản lý, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, phê bình mỹ thuật, nhà báo… cùng ngồi lại thảo luận tìm giải pháp làm cho sự thật đó tốt đẹp hơn là mục đích được PGS họa sĩ
  2. Lê Anh Vân, hiệu trưởng trường ĐHMT Hà Nội đề dẫn khai mạc hội thảo. Điêu khắc và kiến trúc môi trường, qui hoạch đô thị không đồng hành, đó là vấn đề lớn của điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện nay, được tất cả các ý kiến phát biểu trong hội thảo đồng tình, nhấn mạnh. Từ điêu khắc tượng đài … Trong số 37 tham luận tại hội thảo có tới 17 bài đề cập đến vấn đề tượng đài, với thái độ khách quan có đánh giá ghi nhận thành tựu của một số ít những công trình điêu khắc tượng đài, nhưng phê phán, thậm chí gay gắt là chủ yếu. Trong khi các nhà điêu khắc tham dự hội thảo thường đăng ký phát biểu trực tiếp ý kiến của mình, thì nhiều nhà kiến trúc lại có tham luận dầy dặn, và đưa ra được những kiến giải logic về mối quan hệ của điêu khắc và kiến trúc qua cái nhìn tổng thể, đối chiếu với mỹ thuật thế giới, vượt qua lợi ích cục bộ của từng ngành nghề. (Duy nhất tham luận Ngôn ngữ điêu khắc tượng đài của nhà điêu khắc Đinh Xuân Việt – trường ĐH Mỹ thuật HN – là khá lẻ loi trong số đông tham luận của các tác giả kiến trúc sư, họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật… khác, nhưng lại cho thấy sự chừng mực, nghiêm túc cần thiết của một
  3. nhà điêu khắc giảng viên khi đưa ra giải pháp nhiều vấn đề về quan niệm đào tạo, sáng tác tượng ngoài trời Việt Nam hiện nay). Trong khi KTS Lưu Trọng Hải (TP.HCM), các TS, KTS Tôn Đại (trường ĐH Xây dựng)và Nguyễn Thanh Thủy (Trung tâm KTPC), KTS Nguyễn Hồng Thục (trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội) đều đưa ra những ý kiến chung về sự cần thiết phải cải thiện mối quan hệ giữa kiến trúc và điêu khắc trong các công trình ngoài trời tương lai ở Việt Nam vì tầm quan trọng cuả việc gắn kết tất yếu này, thì nhiều tham luận khác đi thẳng vào những vấn đề cụ thể. Đưa ra những giải pháp cho tình trạng xây dựng ồ ạt “… tượng đài thiếu phông, thiếu khoảng cách để có thể chiêm ngưỡng từ bốn phía… các nhà điêu khắc mỹ thuật, các nhà lịch sử, văn hóa cứ lúng túng tìm đất trống để đặt từng tượng, từng đài riêng lẻ…” KTS Ngô Huy Giao kiến nghị “…Cần đặt ra qui hoạch văn hóa, nổi lên nhất là qui hoạch tượng đài và tranh hoành tráng ngoài đường phố. Đừng để xảy ra một lần nữa những lời nói đáng tiếc” – ông Nguyễn Viết Chức (nguyên giám đốc sở VHTT Hà Nội) từng than trên truyền hình ‘không có qui hoạch tượng đài, không biết lỗi tại ai?’. Dù có vòng vo, chối cãi cũng thấy rõ là lỗi ấy trước hết ở các nhà kiến trúc, các nhà mỹ thuật và trên hết là các nhà cầm quyền). Cuối cùng theo ông Ngô Huy Giao, “Không nên chi thêm tiền để làm ô nhiễm thêm cảnh quan đô thị”. Cùng chia sẻ quan điểm, trong tham luận Tượng đài đứng ở đầu đường với nhận xét “... tư duy sáng tác tượng đài của ta cũ, lỗi thời, tả thực, đi đâu cũng chỉ bắt gặp một kiểu là sắp hàng tiến lên… Hãy nhìn thẳng
  4. vào thực tế và chấp nhận nó”, KTS Nguyễn Trương Quí đề xuất việc thậm chí có thể thuê KTS, nhà điêu khắc nước ngoài thực hiện các dự án tượng đài trong nước để mong có những công trình có tính chuyên nghiệp và nghệ thuật cao hơn. Tượng đài Mẹ Suốt của Phan Đình Tiến, bên sông Nhật Lệ, Đồng Hới. Ảnh: Đời sống Pháp luật Theo họa sĩ Trịnh Cung: “...Việt Nam không đi sau các quốc gia phát triển bao nhiêu về nhận thức tầm quan trọng của tượng đài và không gian mỹ thuật đô thị, nhưng lại có khoảng cách quá lớn về chất lượng chuyên môn các công trình…” Trải dài từ Bắc chí Nam, hầu như chỉ có một phong cách điêu khắc, một hình tượng chung như là rập khuôn khiến người xem có cảm giác Việt Nam quá ít điêu khắc gia và rất nghèo về đề tài. Khuyết điểm phổ biến nhất của phần lớn các tác giả
  5. tượng đài là cứ phóng to lên gấp nhiều lần từ mẫu tượng nhỏ salon, rồi đem dựng tại những nơi cần thiết. Thậm chí, tại thành phố Hồ Chí Minh, theo họa sĩ Trịnh Cung, cũng có trường hợp tương tự như tượng đài Công nhân Việt Nam (Hà Nội), là sao chép, coppy ý tưởng tượng bên Trung Quốc. “…Tôi muốn nói là có một tác phẩm điêu khắc khác giống của Trung Quốc đến 90% được dựng ngay tại nơi đẹp nhất của thành phố - tượng của tác giả Nguyễn Quốc Thắng dựng ở Vườn hoa trung tâm đối diện nhà hát thành phố – nhưng người ta lại không chịu dẹp đi vì cho rằng đã chót dựng lên rồi, không muốn phá. (Ông Đào Minh Tri, chủ tịch hội MT thành phố Hồ Chí Minh, trong một cuộc phỏng vấn đã trả lời như vậy, rằng đã dựng lên rồi thì cứ để đó, chẳng nhẽ lại dẹp đi). Phải chăng đây là hoàn cảnh của chúng ta?” Họa sĩ Trịnh Cung nói thẳng, “…Điêu khắc đang là những vụ áp phe, bởi mỗi tượng đài ngốn hàng tỉ đồng nên nó là phi vụ làm ăn béo bở cho nên ai cũng nhào vào làm điêu khắc… Lẽ ra, các nhà điêu khắc phải đưa giấc mơ của mình vào tác phẩm chứ không phải nhằm vào số tiền chúng ta sẽ được hưởng”..
  6. Tượng đài Công nhân Việt Nam ở Hà Nội, tác giả Phú Cường. Ảnh: Bitrui Cùng quan điểm với họa sĩ, KTS Lý Trực Dũng bức xúc vì sự bùng phát rất bất bình thường của phong trào xây tượng đài (… Vì lợi ích cá nhân người ta nhắm vào tượng đài như một hoạt động kinh doanh, sử dụng ngân sách nhà nước vô tội vạ. Đây là một hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận.. ). Trong tham luận Tượng đài Việt Nam, con đường cô đơn và tẻ nhạt trong thế giới đương đại, KTS Lý Trực Dũng sau khi đưa ra những khái niệm và hình ảnh dẫn chứng về thuật ngữ tượng đài trên thế giới, đã nhận định: “…Việt Nam hoàn toàn không có truyền thống làm tượng đài. Khó có thể tìm thấy một nước thứ hai nào trên thế giới lại có một phong trào xây dựng tượng đài rầm rộ như ở nước ta… Bình quân một tượng đài có suất đầu tư khiêm tốn 5 tỉ đồng thì với 200 (tạm tính) tượng đài trong cả nước, số tiền đầu tư sẽ là 1000 tỉ đồng và số thất thoát sẽ là 500 tỷ , một con số không hề nhỏ…”
  7. Trên thực tế, các công trình tượng đài đã phát triển đến tận biên giới, hải đảo, về tận vùng sâu, vùng xa thì con số phải lớn rất nhiều, đến gần 1000 công trình lớn nhỏ, (vụ Mỹ thuật-Nhiếp ảnh có thể có số liệu chính xác hơn). Thế nhưng ngoài việc tốn kém, lãng phí tiền thuế của nhân dân, nhiều tham luận còn chỉ ra rằng những tượng đài xấu khiến bộ mặt đô thị vốn đã chắp vá, lộn xộn về qui hoạch sẽ trở nên tồi tệ hơn. Đề cập đến tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội), nhà điêu khắc Phạm Công Hoa kêu: “Làm sao có thể duyệt một công trình nhiều tỷ bạc, không cần biết hiệu quả nghệ thuật như thế...” Vấn đề là khi tượng đài kém về nghệ thuật được dựng lên, sức sát thương văn hóa của nó rất lớn, nếu dư luận chê bai lại cũng không thể dỡ bỏ ngay được. Trong tham luận Tượng đài Hà Nội – một cái nhìn lại, nhà nghiên cứu Trang Thanh Hiền (trường ĐHMTHN) viết, “…nếu chỉ dựng tượng đài đơn thuần để tưởng niệm mà không có nghệ thuật thì phần nào sẽ phá hỏng thẩm mỹ của các thế hệ tương lai”, bởi theo nhà nghiên cứu Đặng Thanh Vân (Viện MT), “… hàng ngày, hàng giờ con cháu chúng ta phải thưởng thức những thẩm mỹ tầm tầm đó, từ từ tạo nên một môi trường giáo dục thẩm mỹ phản cảm mà chúng ta dễ dàng cho qua. Mà sự tác hại của nó không thể đo đếm”.
  8. Tượng đài Lý Thái Tổ. Ảnh: TT&VH Để tìm ra giải pháp cho việc khắc phục những yếu kém về tượng đài Việt Nam ở khía cạnh nâng cao chất lượng nghệ thuật, họa sĩ Phạm Bình Chương (trường ĐHMTHN) trong tham luận Những quan niệm sai lầm về tượng đài ở Việt Nam đã mạnh dạn chỉ ra những ấu trĩ về tư tưởng, quan niệm trong tiêu chí đánh giá, sáng tác thể hiện một công trình tượng đài ở Việt Nam như tất yếu tượng đài phải là công nông binh, là chiến tranh. Cũng như hiểu sai lệch tính chất hoành tráng nên tượng đài giai đoạn gần đây ngày càng có xu hướng làm thật to, phì đại, bất chấp cảnh quan… Tham luận mang nhiều suy nghĩ riêng của họa sĩ, gây những phản ứng trái ngược nhau trong cử tọa, biết đâu khi bình tâm nghĩ lại thấu đáo, có thể lại tìm thấy ở đó những chia sẻ mong muốn cho bộ mặt điêu khắc ngoài trời phong phú hơn.
  9. Tại hội nghị về công tác Lý luận phê bình văn học nghệ thuật do ban Tư tưởng văn hóa trung ương tổ chức vào tháng 3 – 2006, họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân (TP HCM) đã đề nghị dừng hẳn việc làm tượng đài trên cả nước cho tới năm 2020, chỉ đặc cách cấp kinh phí cho vài dự án đặc biệt mang tính biểu tượng quốc gia do “… Tượng đài đi ngược truyền thống thẩm mỹ dân tộc và lạc hậu so với thế giới khoảng 40 – 50 năm...” và quá lãng phí tiền của, nảy sinh nhiều tiêu cực tham nhũng . Trong hội thảo Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại, họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân đã giải thích rõ quan điểm của mình “... Xuất phát từ tình hình thực tế, chúng ta thất bại trong việc tổ chức thực hiện làm tượng đài, đã 30 năm rồi (1975 – 2005) chúng ta không giải quyết được khâu tổ chức, không giải quyết được việc kết hợp giữa kiến trúc và các nhà điêu khắc”. Từ quan điểm trong lịch sử, dân tộc ta đã có rất nhiều cách để tưởng niệm các anh hùng dân tộc, không nhất thiết chỉ có mỗi cách làm tượng đài nhiều, (to và xấu) như vậy, ông nói, “…Tôi không coi việc xây dựng tượng đài là một cách để phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, mà ngược lại, nếu làm không đạt yêu cầu sẽ phản tác dụng. Tượng đài phát triển như hiện nay không phù hợp với tâm lý người Việt nói chung vì chẳng có mấy ai quan tâm đến tượng đài. Nếu làm tượng đài như bây giờ thì tôi e rằng, điêu khắc khó có thể theo kịp sự phát triển của đất nước”. Do đó, quan điểm tạm dừng việc xây tượng đài đến năm 2020 của nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân được nhiều đại biểu khác chia sẻ.
  10. Việc phân tích làm rõ có nhu cầu thật hay “ảo” của xã hội về tượng đài, thuật ngữ, quan niệm cho đến bất cập của đào tạo, qui hoạch, hội đồng nghệ thuật… đã được trao đổi kỹ lưỡng tại hội thảo. Từ đó, thấy rõ thay thế tượng đài sẽ là một xu hướng tất yếu phù hợp với thời đại, dần được xã hội hóa là điêu khắc công cộng, tượng vườn . … đến chạy sô trại sáng tác điêu khắc Chạy sô là câu chuyện của làng văn nghệ, của các ca sĩ thời danh nhưng trong hội thảo điêu khắc ngoài trời được mang ra dùng một cách vui vẻ để chỉ những nhà điêu khắc tham dự hai hoặc ba trại sáng tác diễn ra gần như cùng một thời gian, ở những địa phương khác nhau. Việc từ năm 1997 đến nay đã có 14 trại sáng tác điêu khắc mở ra liên tiếp tại Hà Nội, Huế, An giang, Nha Trang, TP HCM,Vũng Tàu, Việt Trì, Đà Nẵng… đã bộc lộ nhiều bất cập. Trước những xu hướng dễ dãi, xem nhẹ việc qui hoạch cũng như chất lượng nghệ thuật của điêu khắc ngoài trời hiện nay ở nhiều người, nhiều địa phương, họa sĩ Trần Lương có tham luận Xin đừng đóng dấu bừa bãi vào mặt thiên nhiên và nơi công cộng. Cách đặt vấn đề và cái tên hấp dẫn của tham luận khiến cho ý kiến của anh khiến khá nhiều nhà báo quan tâm và trích dẫn sau hội thảo. Thực tế cho thấy nhiều địa phương coi việc tổ chức trại sáng tác điêu khắc như một sự kiện phục vụ cho lễ hội du lịch, các trại điêu khắc như là điểm đến của địa phương trong thiên niên kỷ mới nhưng lại không quan tâm gì đến qui hoạch nơi sẽ bày cố định các tượng, hoặc bày túm tụm, chật chội như vườn tượng Tao Đàn (TP HCM), công viên
  11. Văn Lang (Việt Trì) hoặc không thích hợp như ở Huế. Thậm chí, các nhà điêu khắc dự trại xong rồi ra về mà không biết tác phẩm – đứa con tinh thần của mình sẽ được đặt ở đâu, ra làm sao (Không gian nào cho các trại sáng tác điêu khắcViệt Nam, tham luận của nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn (TP HCM) cùng chung ý kiến có nhiều người khác). “Quan niệm hời hợt theo lối cứ làm khắc có chỗ đặt để, đã làm cho môi trường thẩm mỹ ở Huế bị xáo trộn, băm nát hai bờ sông...” (Phan Thanh Bình, trường ĐH Mỹ thuật Huế). Một tượng ở vườn tượng Huế. Ảnh: Nguyễn Văn Liêm Số lượng khoảng 40 nhà điêu khắc Việt Nam quay vòng tham gia các trại điêu khắc với thời gian thi công gấp gáp, vật liệu chủ yếu là đá chia theo khẩu phần hạn chế định sẵn, không lựa chọn kỹ tác giả và duyệt phác thảo dẫn đến nhiều tượng có tình trạng trùng lặp về đề tài, môtip, cẩu thả trong kết cấu. Khâu chọn tác giả tham gia trại cũng dễ dãi, nể nang, mời nhầm (cả Việt Nam cũng như một số tác giả Tây). Do đó,
  12. không phải tất cả các sáng tác đều có chất lượng và hiện nay các trại sáng tác điêu khắc mới chỉ là nơi tụ hội các nhà điêu khắc cùng làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi… chưa thực sự có tính chất trao đổi học thuật, giới thiệu tác phẩm như các symposium ở nước khác. Ba nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân, Bùi Như Hương, Phạm Trung đều có những quan tâm chung về biểu hiện của các chủ đề, môtip, thường sử dụng trong các trại sáng tác điêu khắc. Nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương (Viện Mỹ thuật) với bản tính cẩn thận, khoa học đã thống kê số liệu về các trại sáng tác điêu khắc, qua đó (… nhiều nhà điêu khắc đã nhiều lần dự trại hoặc chạy sô dự trại, nên tác phẩm cứ na ná giống nhau, do không dự liệu ban đầu nên các vườn tượng được lập sau khi kết thúc trại bày khá chật chội hoặc trùng lặp đề tài nên tổng thể rất ngộ nghĩnh.). Ba nhà báo Hoàng Anh, Vũ Lâm, Đào Mai Trang với những thông tin “mắt thấy tai nghe” đã cung cấp nhiều điều hậu trường, bếp núc vất vả của các nghệ sĩ gánh vác sự nghiệp điêu khắc nước nhà. Nhà báo Đào Mai Trang (tạp chí Văn hóa Nghệ thuật) có tham luận Không gian điêu khắc hiện đại Huế đề xuất ý tưởng về sự cần thiết phải có những cách làm mới, ngoài tấm lòng, tình cảm đã có, để phát huy, đối đãi những giá trị văn hóa mỹ thuật truyền thống với những tác phẩm điêu khắc hiện đại mà Huế đang thừa hưởng.
  13. Một góc vườn tượng Huế. Ảnh: Nguyễn Văn Liêm Các nhà điêu khắc trong cuộc nói gì ? Trước ý kiến cho rằng nên ngừng làm tượng đài đến 2020, họa sĩ Vũ Giáng Hương, chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, cũng như họa sĩ Trần Khánh Chương, chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam đều cho rằng không nhất thiết phải ngừng hoàn toàn mà cần thiết phải thay đổi cách quản lý, tổ chức, xét duyệt các công trình tượng đài . Đặc biệt, cần thay đổi nhận thức và nhân sự các hội đồng nghệ thuật. Nhà điêu khắc Phan Gia Hương (TP HCM) cùng một vài tiếng nói của các nhà điêu khắc khác phản đối việc ngừng làm tượng đài “vì không hợp với thực tiễn phát triển” (?), và trong tình trạng lộn xộn, điêu khắc kiến trúc theo đuôi nhau, lắp ghép chắp vá thì có cơ hội làm tượng là
  14. phải làm liền, bởi nếu chờ qui hoạch xong vị trí thì không biết đến bao giờ, mà nếu có thì thời gian rất lâu. Và tượng đài là dấu ấn lịch sử để lại cho con cháu , tác giả phải chịu sự phán xét của thế hệ sau (?). Bà nói, “… Tôi cho rằng, vẫn phải làm tượng đài không ngừng, nhưng phải kết hợp giữa điêu khắc với kiến trúc như anh em ruột”. Tượng đài Mẹ Tổ quốc của nhà điêu khắc Phan Gia Hương với chất liệu đá granit đặt tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Trung Hiếu Là người từng được nhiều người kính nể vì sự khảng khái khi phát biểu trong hội thảo về tượng đài do hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tháng 6 – 2004: Tượng đài là nơi làm kinh tế của các nhà điêu khắc, nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo chỉ trích hội đồng nghệ thuật và cho rằng chất
  15. lượng của các tượng đài hiện nay thấp là do chất lượng của thành viên hội đồng nghệ thuật mà ra. Nhà điêu khắc Phú Cường, vụ phó vụ Mỹ thuật – Nhiếp ảnh nói: “... tượng đài là công trình nghệ thuật mang tính chính trị, văn hóa sâu sắc nên khi nào nhiệm vụ chính trị đặt ra thì cần thiết phải làm. Cũng không nên nói rằng, đến bao lâu thì mới có thể làm tượng đài, vườn tượng vì làm sao mà biết được. Nếu dừng lại thì đào tạo ra nhà điêu khắc để làm gì? Nếu nói 10 năm nữa mới được làm thì quá dài. Một thời gian dài không làm nữa thì sau này nhà điêu khắc muốn làm lại có còn khả năng không, mà khi đó chắc gì đã… còn đất để mà làm…” Mẫu thiết kế đài tưởng niệm liệt sĩ Công an Thủ đô của Lê Hiệp và Đào Châu Hải.
  16. Nhà điêu khắc Đào Châu Hải (trường ĐHMTHN) phát biểu điềm tĩnh về những bất cập trong đào tạo sinh viên điêu khắc (không có giáo trình), và bất cập nhân sự trong những hội đồng duỵệt tượng đài. Nhà điêu khắc đề xuất về khâu tổ chức trại sáng tác điêu khắc, “… nếu muốn có được những tác phẩm điêu khắc có chất lượng tốt, chúng ta không thể làm qua loa được mà phải có sự lựa chọn tác giả có ý tưởng sâu sắc (tức là duyệt phác thảo kỹ lưỡng), không cần thiết phải tổ chức trại đông và nhiều tác giả như thế...” Vĩ thanh… Lần đầu tiên hội thảo ngành mỹ thuật có một không khí học thuật sôi nổi và thẳng thắn như vậy. Rất tiếc không có đại diện của các nhà quản lý qui hoạch, UBND các đô thị lớn để có những nhìn nhận nghiêm túc hơn về vai trò của điêu khắc ngoài trời trong đời sống xã hội. Thực tế, cũng có một số tác phẩm điêu khắc tượng đài và tượng trong các trại sáng tác điêu khắc khá tốt, thế nhưng cái tốt, đẹp đó quá ít so với số lượng cái xấu. Kết quả là dường như công chúng quên ngay, không nhắc nhiều gì đến những tác phẩm đó. Mong muốn tạo ra sự kết nối giữa kiến trúc, qui họach, điêu khắc nhằm làm chất lượng sống của mỗi người Việt Nam ngày một tốt hơn. Hội thảo điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại đã đề cập đến những giải pháp:
  17. - Tổng kiểm kê tất cả những công trình tượng đài trên toàn quốc, đánh giá xếp loại chất lượng nghệ thuật, kỹ thuật, công tác bảo vệ, duy tu từng công trình. Xác định tổng mức kinh phí xây dựng của các công trình tượng đài trong cả nước. - Thay đổi phương thức đầu tư kinh phí cho điêu khắc ngoài trời hiện nay bằng việc xã hội hóa nguồn tài trợ, không dùng tiền từ ngân sách nhà nước . - Kiến trúc, qui hoạch, điêu khắc cần phối hợp đồng bộ, cần vai trò quản lý- nhạc trưởng giỏi điều hành bộ ba sáng tạo, trong đó cần có sớm qui hoạch của các dự án điêu khắc ngoài trời. - Nhiều ý kiến phát biểu trong hội thảo của các họa sĩ, kiến trúc sư, nhà phê bình mỹ thuật, cũng như các nhà điêu khắc đều chỉ ra sự rất bất cập của cách tổ chức, điều hành, quản lý của mô hình các hội đồng nghệ thuật xét duyệt điêu khắc ngoài trời. như hiện nay. Quản lý các công trình mỹ thuật công cộng, các công trình điêu khắc ngoài trời là một vấn đề quá lớn so với chức năng của một cơ quan, đơn vị. Để tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi, nhân sự không đủ năng lực, cần thành lập một hội đồng nghệ thuật cấp quốc gia với những chuyên gia đủ uy tín trên cơ sở liên ngành mỹ thuật, kiến trúc sư, sử học cùng cơ quan quản lý nhà nước xét duyệt, cấp phép các dự án điêu khắc ngoài trời. - Cần thiết chấn chỉnh qui mô và cơ cấu quản lý việc xây dựng tràn lan các công trình tượng đài cũng như phong trào tổ chức các trại sáng tác
  18. điêu khắc đang diễn ra hăng hái ở nhiều địa phương. Phát triển điêu khắc công cộng với nhiều thể loại, hình thức khác nhau. ------------- Tháng 5. 2006
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2