intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TỪ THUỐC UỐNG ĐẾN THUỐC TIÊM

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

160
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sử dụng thuốc uống ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 Mỗi bệnh nhân ĐTĐ type 2 đáp ứng với thuốc uống hạ đường máu khác nhau, một số đáp ứng với thuốc uống hạ đường máu trong 1 thời gian dài, một số khác chỉ đáp ứng trong 1 thời gian ngắn và khi đó phải chuyển sang insulin tiêm. 2. Tại sao không thể tiếp tục dung thuốc uống để hạ đường máu như trước nữa? Một số người bệnh ĐTĐ type 2 khởi đầu đường máu hạ tốt với thuốc viên uống nhưng sau một thời gian uống không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TỪ THUỐC UỐNG ĐẾN THUỐC TIÊM

  1. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TỪ THUỐC UỐNG ĐẾN THUỐC TIÊM BS CK1 Nguyễn Thanh Hải 1. Sử dụng thuốc uống ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 lúc nào? Mỗi bệnh nhân ĐTĐ type 2 đáp ứng với thuốc uống hạ đường máu khác nhau, một số đáp ứng với thuốc uống hạ đường máu trong 1 thời gian dài, một số khác chỉ đáp ứng trong 1 thời gian ngắn và khi đó phải chuyển sang insulin tiêm.
  2. 2. Tại sao không thể tiếp tục dung thuốc uống để hạ đường máu như trước nữa? Một số người bệnh ĐTĐ type 2 khởi đầu đường máu hạ tốt với thuốc viên uống nhưng sau một thời gian uống không còn tác dụng nữa, do đó để ổn định đường máu cần phối hợp hoặc đổi sang insulin tiêm. 3. Khi chuyển từ thuốc sang insulin tiêm, phải chăng bệnh ĐTĐ đã trở nên nặng hơn? Không, đây chỉ là giai đoạn cần kiếm sóat đường máu bằng insulin, việc sử dụng insulin này có thể ngắn hay dài hạn tùy từng trường hợp. 4. Tại sao phải kiểm soát đường máu của mình?
  3. Kiểm soát tốt đường máu của một người bị ĐTĐ giúp kéo dài tình trạng ĐTĐ không biến chứng, hoặc phòng ngừa những biến chứng về sau, làm ngưng hoặc chậm lại diễn tiến của biến chứng. 5. Cảm giác nào để biết đường máu tăng cao? Cảm giác mệt mỏi là triệu chứng hay gặp nhất khi kiểm soát đường máu kém, vài triệu chứng khác như nhìn mờ, khát nước, uống nhiều, tê tay chân.Đôi khi những triệu chứng trên không rầm rộ nên người dễ bỏ qua. 6. Làm sao biết bệnh ĐTĐ của mình được kiểm soát tốt?
  4. Cần phải biết mức đường trong máu mà bạn cần đạt đến. Cần phải đo định kỳ mức đường trong máu và thông báo kịp thời cho bác sĩ của bạn. 7. Tại sao insulin phải tiêm? Insulin sẽ phá hủy bởi dịch dạ dày nếu uống. Để có tác dụng, insulin phải tiêm. Có 3 đường: tĩnh mạch, tiêm bắp và dưới da. 8. Có được ngưng insulin nếu thấy khỏe nhiều và đường máu ổn định không? Không được tự ý ngưng insulin vì như thế đường máu của bạn sẽ tăng cao trở lại. Việc chuyển sang thuốc uống hay giảm liều insulin tùy thuộc chỉ định của bác sĩ của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2