
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
532
ĐỊNH DANH CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS R1
PHÂN LẬP TỪ RƠM CÓ HOẠT TÍNH PHÂN HUỶ HUYẾT KHỐI
Trịnh Đình Khá, Vũ Minh Tiến, Nguyễn Thị Lành, Đỗ Đức Cảnh
Trường Đại học Thuỷ lợi, email: trinhdinhkha@tlu.edu.vn
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hằng
năm có khoảng 18,6 triệu người tử vong liên
quan đến bệnh tim mạch, trong đó đột quỵ là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gây tàn
phế ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam,
theo thống kê của Bộ Y tế có khoảng 200.000
người bị đột quỵ mỗi năm Trong các dạng đột
quỵ thì có 85% nguyên nhân là do huyết khối
[1]. Bacillus subtilis là một loại vi khuẩn
Gram dương đã được phát hiện trong sản
phẩm natto lên men truyền thống từ đậu tương
ở Nhật Bản năm 1980 bởi Sumi Hyroiuki. Vi
khuẩn này có khả năng sinh tổng hợp ra nhiều
loại enzyme có ý nghĩa trong công nghiệp,
nông nghiệp và y học. Đặc biệt, Bacillus
subtilis có khả năng sinh tổng hợp enzyme
nattokinase có khả năng làm tan huyết khối
trong cơ thể từ đó tạo các sản phẩm hỗ trợ
người bị đột quỵ do huyết khối [5].
Bacillus subtilis phân bố ở nhiều môi trường
khác nhau như: đất, nước, thực phẩm, thực
vật,... trong đó rơm khô là một môi trường có
sự phân bố nhiều các chủng Bacillus subtilis.
Trong lịch sử phát hiện và hình thành món
natto truyền thống của Nhật Bản cũng xuất
phát từ việc phát hiện các hạt đậu tương luộc
rơi vãi trong các bó rơm được lên men [5]. Việt
Nam là quốc gia có nhiều rơm từ nền nông
nghiệp trồng lúa nước nên rất có thể có sự phân
bố đa dạng các loài Bacillus subtilis trong rơm
có hoạt tính sinh học tốt. Vì vậy, rơm là nguồn
vật liệu tốt để phân lập các chủng vi khuẩn này.
Trong nghiên cứu này trình bày kết quả định
danh chủng Bacillus subtilis R1 có hoạt tính
phân huỷ huyết khối phân lập từ rơm khô.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Chủng vi khuẩn R1 phân lập từ mẫu rơm
khô thu thập tại Huyện Đông Anh, Tp. Hà
Nội năm 2021 được cung cấp bởi phòng thí
nghiệm Công nghệ sinh học - Trường Đại
học Thuỷ lợi.
Chủng vi khuẩn Bacillus natto được cung
cấp bởi công ty Kawashimaya-Nhật Bản làm
đối chứng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái:
Chủng vi khuẩn R1 được nuôi cấy trên
môi trường LB thạch đĩa để quan sát, mô tả
đặc điểm hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào
và nhuộm Gram theo phương pháp mổ tả
trong tài liệu của Nguyễn Thị Minh Đức [2].
Phương pháp xác định khả năng phân huỷ
casein và phân huỷ máu đông:
Chủng vi khuẩn R1 và chủng đối chứng
cùng được nuôi cấy trên môi trường MPA dịch
thể trong 24h ở 37C, lắc 150 vòng/phút với
lượng tiếp giống như nhau. Dịch lên men được
ly tâm loại bỏ sinh khối và lọc qua màng lọc
0,2µm. Sau đó 100µl dịch lên men nhỏ giếng
thử phân huỷ casein và đĩa máu đông. Tiến
hành ủ 24h ở 37C sau đó quan sát sự phân
huỷ máu đông; quan sát sự phân huỷ casein
bằng cách nhuộm Commasie Briant Blue.
Phương pháp xác định khả năng hoà tan
tan huyết khối:
Cân 2 g huyết heo tươi cho vào ống
nghiệm, bổ sung thêm 2 mL dịch lên men vi
khuẩn R1 và chủng đối chứng thu được ở
trên vào ống nghiệm. Ủ ở 37C, sau 2 giờ và