intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án: Hệ thống đóng nắp chai nước tự động

Chia sẻ: Luong Duc Loi Loi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:66

1.607
lượt xem
403
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mô hình này sẽ cho chúng ta hình dung một khía cạnh nhỏ trong lĩnh vực tự động hóa qua đó cũng tư duy cho chúng ta về một hệ thống lớn, một băng chuyền được điều khiển logic thông minh là như thế nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án: Hệ thống đóng nắp chai nước tự động

  1. Trong thời đại ngày nay, việc tự động hoá trong quá trình sản xuất và ứng dụng mang một ý nghĩa hết sức to lớn, có thể nói ngành tự động hoá là ngành đánh giá sự phát triển công nghiệp của thế giới nói chung và một quốc gia nói riêng. Sự tự động hoá trong sản xuất làm tăng năng suất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiếp cận thâu tóm thị trường. Những chỉ số đó là những mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn muốn hướng đến và cải thiện. Vì tầm quan trọng quá to lớn như vậy nên là sinh viên chuyên ngành tự động hoá, chúng tôi càng phải trau dồi kiến thức cho mình để có nền tảng phát huy tính sáng tạo sau này phát triển đất nứơc. Chính vì thế mà sau khi tìm hiểu kĩ và cuối cùng, chúng tôi quyết định chọn đề tài : “ HỆ THỐNG BƠM NUỚC VÀ ĐÓNG NẮP CHAI TỰ ĐỘNG”. Với mô hình này sẽ cho chúng ta hình dung một khía cạnh nhỏ trong lĩnh vực tự động hóa qua đó cũng tư duy cho chúng ta về một hệ thống lớn, một băng chuyền được điều khiển logic thông minh là như thế nào. Chúng tôi là sinh viên của trường Đại học công nghiệp Hà Nội, là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng tôi sẽ cố gắng học hỏi, nâng cao tính sáng tạo và tư duy để không phụ lòng mong mỏi của thầy cô, của đất nước. Chúng em cũng xin chân thành gởi lời cảm ơn đến: Thầy :Ths.Hà Văn Phương Đã giảng dạy chúng em những kiến thức bổ ích về bộ môn đo lường cảm biến Tuy nhiên, trong khi thực hiện đề tài vẫn không tránh khỏi thiếu sót vì những nguyên nhân khách quan nên mong quý thầy cô bỏ qua và đóng góp ý kiến để chúng em hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! thực hiện đề tài: 1,LƯƠNG ĐỨC LỢI
  2. Đê bài số 8: Phân tich và xây dựng hệ thống đóng chai nước tự động I,PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ Hệ thống bao gồm : -Khâu xúc rửa và sấy khô chai. -Khâu chiết rót, bơm nước vào bình chai. -Khâu đóng nắp chai. -khâu co màng, đóng gói sản phẩm. 1,các chức năng chính của hệ thống - Hệ thống kết hợp 3 chức năng trong một máy : xúc rửa, chiết rót và đóng nắp - Hệ thống sử dụng mạch điều khiển PLC điều khiển xuyên suốt hệ thống, đồng thời sử dụng các linh kiện chọn lọc, đạt chuẩn CE, như của Omron, LS…, khả năng hoạt động ổn định với tần suất làm việc cao - Vòi nước : được thiết kế linh hoạt, có thể thay đổi theo chiều cao của bình - Dung tích chiết rót : có thể thay đổi theo dung tích của bình chứa - Hệ thống lọc khí, nén khí trong quá trình sấy khô và đóng nắp bình 1. Hệ thống tiêu chuẩn: hệ thống được trang bị: o Mạch điều khiển trung tâm PLC của Panasonic: điều khiển xuyên suốt hệ thống xúc rửa, chiết rót, đóng nắp. Bảng mạch hiển thị trạng thái hoạt động của hệt hống trên các đèn led (màu xanh). Khi có sự cố xảy ra, hệ thống ngắt điện hoàn toàn tự động, tín hiệu âm thanh bíp bíp sẽ được phát ra. o Khung sườn : được làm bằng plastic trong suốt giúp người sử dụng dễ dàng quan sát hệthống trong quá trình vận hành o Ống dẫn nước: bằng nhựa PVC o 2 chế độ hoạt động auto / manual: giúp người sử dụng có thể kiểm tra hoạt động của các chức năng. 2. Hệ thống cao cấp: hệ thống được trang bị o Mạch điều khiển trung tâm PLC của Panasonic: điều khiển xuyên suốt hệ thống xúc rửa, chiết rót, đóng nắp. Bảng mạch hiển thị trạng thái hoạt động của hệ thống trên các đèn led (màu xanh). Khi có sự cố xảy ra, hệ thống ngắt điện hoàn toàn tự động, tín hiệu âm thanh bíp bíp sẽ được phát ra. Ngoài ra chương trình trong PLC này nhiều chức năng hơn hệ thống tiêu chuẩn o Khung sườn : được làm bằng thép không gỉ và các ô cửa sổ nhỏ mica trong
  3. suốt giúp người sử dụng dễ dàng quan sát hệ thống trong quá trình vận hành o Ống dẫn nước: bằng nhựa thép không gỉ o Mạch đếm số bình thành phẩm: đếm số bình thành phẩm đã sản xuất hoặc người sử dụng có thể lập trình số bình mong muốn. o Các vòi chiết rót : được bọc cẩn thận tránh ăn mòn gỉ sét o 2 chế độ hoạt động auto / manual: giúp người sử dụng có thể kiểm tra hoạt động của các chức năng. 2.Nguyên lý hoạt động Hệ thống hoạt động theo các bước sau đây: - Vỏ bình được đặt úp trên hệ thống xúc rửa chiết rót và đóng nắp (gọi tắt là RFC). - Nguồn nước tinh khiết từ bồn chứa được nối vào hệ thống RFC. - Các cánh tay đòn sẽ tự động đưa bình vào hệ thống xúc rửa. Tùy theo model của máy mà có các công đoạn xúc rửa khác nhau (rửa bằng nước tinh khiết) oHệ thống tiêu chuẩn : 2 công đoạn xúc rửa bên trong bình oHệ thống cao cấp : 1 công đoạn xúc rửa bên ngoài và 2 công đoạn xúc rửa bên trong - Sau khi rửa và được sấy khô, bình sẽ được cánh tay đòn lật ngược trở lại và đưa vào vị trí chiết rót, bơm nước sẽ tự động chiết rót vào bình. (Lưu ý : thể tích nước có thể điều chỉnh được) - Khi bình chứa đã đầy nước, sẽ được chuyển sang vị trí đóng nắp. Nắp bình chứa được lấp đầy trong ống chứa (30 nắp) và được đưa vào ngay đầu bình chứa. - Một máy nén hơi được nối với búa dập trong hệ thống để dập nắp chặt - Sau đó bình chứa được chuyển trên băng tải ra ngoài - Bình chứa được tiếp tục chuyển đến máy bao màng co bằng (nếu có) II.XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG,CÁC THIẾT BỊ VÀ CHỨC NĂNG. 1,Mô hình hệ thống Vỏ chai chưa Xúc rửa và sấy Chiết màng và Co và nướ Đóng rót vặn c xử lý khô chai nắ chai vàopchaigói đóng phẩm
  4. 2,các thiết bị và chức năng 1/ Động cơ DC: Động cơ DC là động cơ điện hoạt động với dòng điện một chiều. Động cơ điện một chiều ứng dụng rộng rãi trong các ứng dụng dân dụng cũng như công nghiệp. Thông thường động cơ điện một chiều chỉ chạy ở một tốc độ duy nhất khi nối với nguồn điện, tuy nhiên vẫn có th ể đi ều khi ển tốc độ và chiều quay của động cơ với sự hỗ trợ của các mạch điện tử cùng phương pháp PWM. Động cơ điện một chiều trong dân dụng thường là các dạng động cơ hoạt động với điện áp thấp, dùng với những tải nhỏ. Trong công nghiệp, động cơ điện một chiều được sử dụng ở những nơi yêu cầu moment mở máy lớn hoặc yêu cầu thay đổi tốc độ trong phạm vi rộng. ở đây ta ch ỉ nghiên c ứu động cơ DC trong dân dụng chỉ hoạt động với điện áp 24V trở xuống . Hình 1.1 Một số loại động cơ trên thực tế. 1.1 Cấu tạo: Một động cơ DC có 6 phần cơ bản: − Phần ứng hay Rotor (Armature). − Nam châm tạo từ trường hay Stator (field magnet). − Cổ góp (Commutat). − Chổi than (Brushes).
  5. − Trục motor (Axle). − Bộ phận cung cấp dòng điện DC. Stator bao gồm vỏ máy, cực từ chính, cực từ phụ, dây quấn phần cảm (dây quấn kích thích). Số lượng cực từ chính ảnh hưởng tới tốc độ quay. Đối với động cơ công suất nhỏ, người ta có thể kích từ bằng nam châm vĩnh cửu. Hình 1.2: Cấu tạo động cơ điện một chiều. Rotor ( còn gọi là phần ứng ) gồm các lá thép kỹ thu ật đi ện ghép l ại có rãnh để đặt các phần tử của dây quấn phần ứng. Điện áp một chiều đ ược đưa vào phần ứng qua hệ thống chổi than – vành góp. Chức năng của chổi than – vành góp là để đưa điện áp một chiều và đổi chiều dòng điện trong cuộn dây phần ứng. Số lượng chổi than bằng số lượng cực từ (một nửa có cực từ âm, một nửa có cực từ dương). Phương trình cơ bản của động cơ 1 chiều: E = K Φ. W (1) V = E + Ru.Iu (2) M = K Φ Iu (3) Với: − E: sức điện động cảm ứng (V).
  6. − Φ: Từ thông trên mỗi cực( Wb). − Iu: dòng điện phần ứng (A). − V : Điện áp phần ứng (V). − Ru: Điện trở phần ứng (Ohm). − W : tốc độ động cơ (rad/s). − M : moment động cơ (Nm). − K: hằng số, phụ thuộc cấu trúc động cơ. 1.2 Nguyên lý hoạt động: Khi có một dòng điện chảy qua cuộn dây quấn xung quanh m ột lõi s ắt, cạnh phía bên cực dương sẽ bị tác động bởi một lực hướng lên, trong khi cạnh đối diện lại bị tác động bằng một lực hướng xuống theo nguyên lý bàn tay trái của Fleming. Các lực này gây tác động quay lên cuộn dây, và làm cho rotor quay. Để làm cho rotor quay liên tục và đúng chi ều, một b ộ c ổ góp đi ện sẽ làm chuyển mạch dòng điện sau mỗi vị trí ứng với 1/2 chu kỳ. Ch ỉ có v ấn đề là khi mặt của cuộn dây song song với các đường s ức từ trường. Nghĩa là lực quay của động cơ bằng 0 khi cuộn dây lệch 90 o so với phương ban đầu của nó, khi đó rotor sẽ quay theo quán tính. Tương tác giữa dòng đi ện ph ần ứng và từ thông kích thích tạo thành momen điện từ. Do đó phần ứng sẽ được quay quanh trục. Hình 1.3: Nguyên lý hoạt động của động cơ DC. 1.3 Điều khiển tốc độ động cơ DC:
  7. Thông thường, tốc độ quay của một động cơ điện một chi ều t ỷ l ệ v ới điện áp đặt vào nó, và ngẫu lực quay tỷ lệ với dòng điện. Có nhiều phương pháp để thay đổi tốc độ động cơ DC, ở đây ta s ử dụng ph ương pháp đi ều khiển thông dụng nhất là kiểu điều biến độ rộng xung (PWM), có nghĩa là ta cấp áp cho động cơ dưới dạng xung với tần số không đổi mà chỉ thay đổi Ton và Toff. Từ (1),(2). (3) suy ra: W = V/(K.Φ) – Ru.Iu/(K.Φ) (4) Theo (4) : khi Iu không đổi (tức Moment không đ ổi) và Φ không đ ổi thì W thay đổi "tuyến tính" theo V (thực tế thì không hoàn toàn tuy ến tính theo đường thẳng được). Hình 1.4: Điều khiển động cơ bằng PWM. Khi tỷ lệ thời gian "on" trên thời gian "off" thay đổi sẽ làm thay đ ổi điện áp trung bình (VAV). Tỷ lệ phần trăm thời gian "on" trong một chu kỳ chuyển mạch nhân với điện áp cấp nguồn sẽ cho điện áp trung bình đặt vào động cơ. Như vậy với điện áp nguồn cung cấp là 100V, và tỷ lệ th ời gian ON là 25% thì điện áp trung bình là 25V. VAV thay đổi từ VL đến VH tùy theo các độ rộng Ton và Toff Như vậy, tốc độ động cơ sẽ thay đổi "tuyến tính" theo % độ rộng xung. 2. Băng tải: 2.1. Cách lắp đặt vận hành băng chuyền tải:
  8. - Đặt hệ thống băng tải vào đúng vị trí cần lắp đặt. - Dùng thước thủy để căn theo chiều ngang dây tải. - Siết chặt các buloong nền và buloong chân. - Điều chỉnh sơ bộ các bass căng dây ở vị trí căng dây tương đối. - Khởi động động cơ băng tải chạy thử. - Điều chỉnh cho dây băng tải cân chính giữa. - Siết ốc kỹ, tỳ ren điều chỉnh lại đúng vị trí. - Cho hệ thống chạy trong 1 giờ rồi kiểm tra, nếu thấy dây bị sàng thì điều chỉnh lại. 2.2. Nguyên tắc kiểm tra băng tải tốt xấu: - Băng tải đen bóng, cứng mềm không quan trọng. - Cắt một băng vải nhỏ dài chừng 5cm, kéo dãn đến khi đứt, băng càng tốt kéo dãn càng nhiều. - Ngửi băng tải thấy có mùi thơm, nếu băng tải có mùi thơm khó chịu thì bỏ ngay. - Lấy mũi nhọn đâm thử, băng tải mà kém thì thủng ngay một lỗ, loại tốt thì khó thủng và có đàn hồi. - Băng tốt thì bề mặt ít lồi lõm và không bị vá, sữa chữa. - Đừng tin vào những chữ in trên mặt băng tải. 2.3. Các loại băng tải: 2.3.1. Băng tải bố NN • Cấu tạo Hình 1: Băng tải bố NN
  9. − Băng tải bố NN gồm nhiều sợi dọc /ngang đểu là Nylon, có các thành phần gồm: cao su mặt trên + lớp bố + cao su mặt dưới. Lớp bố của băng tải loại này duy trì sức căng cũng như tạo độ bền cho kết cấu băng tải, chịu l ực nén và kéo t ải, chịu nhiệt 1000C tới 6000C. • Đặc điểm − Cường lực chịu tải lớn: chịu lực gấp 5 lần sợi Cotton. − Chịu lực va đập lớn: sợi Nylon là loại sợi tổng hợp chịu sự va đập rất tốt nên các tác động ngoại lực hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng bố. − Chịu axit, chịu nước và một số loại hóa chất khác. − Chống được lão hóa do gấp khúc, uốn lượn nhiều trong sử dụng. − Tăng cường sự bám dính giữa sợi và cao su, đồng thời giảm thiểu việc tách tầng giữa các lớp bố. − Rất bền nếu phải hoạt động trong môi trường nhiệt độ thấp. − Độ dai cực lớn,nhẹ và làm tăng lên sức kéo của motor dẫn đến giảm tiêu thụ điện. • Ứng dụng
  10. − Băng tải NN có đặc tính mềm dẻo, dai và hiện được coi là loại bố chịu lực phổ thông và có nhiều ưu điểm vượt trội. − Thường dùng để tải than, sỏi, đá (các cỡ), cát, quặng sắt, xi măng, than, gỗ… Không dùng để tải các vật liệu chịu nhiệt trên 600 0C hoặc các bề mặt có chất dầu. − Băng tải bố NN chiếm từ 60-70% trên thị trường hiện nay do tính kinh tế và nhẹ của nó. 2.3.2. Băng tải con lăng Hình 2: Băng tải con lăng − Băng tải có thể nâng lên hạ xuống để làm đổi hướng vận chuyển. − Dùng để vận chuyển các sản phẩm đã đóng thùng, có trọng lượng lớn. 2.3.3. Băng tải cáp thép • Cấu tạo − Băng tải lõi thép gồm nhiều lõi cáp thép được sắp xếp theo chiều dọc ở những khoảng cách từ 10 đến 15mm, lớp cáp thép này là phần chịu lực tải chính giữ cho băng tải luôn chạy đúng hướng bao quanh nó là lớp phủ cao su mặt trên và mặt dưới.
  11. − Lớp cáp thép sẽ được liên kết với nhau bằng một phương pháp đặt biệt, sự liên kết này giúp cho băng tải không có bất kỳ sự cố nào xảy ra trong suốt quá trình sử dụng, cao su mặt và cao su bao phủ cáp thép được chế tạo theo những tính chất riêng. − Ký hiệu thông thường các loại băng tải cáp thép: ST-500,ST-630,ST- 800 và cao nhất tới ST-7000, độ dày có thể lên tới 50mm. Băng tải cáp thép thường rất nặng như loại ST-1000, khổ 1 mét có thể lên tới 25Kg/m. Vì vậy thường chỉ dài 150m/cuộn. • Đặc điểm − Băng tải cáp thép chủ yếu sử dụng tại các hệ thống truyền tải có chiều dài lớn trên 300m, do có thể chịu được cường lực rất cao. Hình 3: Băng tải cáp thép − Các sợi cáp thép được bố trí song song đều nhau theo chiều dọc băng tải và rải đều trên toàn mặt băng tải. − Băng tải cáp thép có tỷ lệ dãn dư cực thấp dưới 1% kể cả trong điều kiện toàn tải. − Băng tải cáp thép có độ bền tuyệt hảo nhất trong các loại băng tải. − Toàn bộ cáp thép trước khi lưu hóa phải được xử lý tráng ngoài tạo bám dính với lớp cao su bao quanh và đây là yếu tố quang trọng nhất khi chọn băng tải. Lớp cao su mặt được chế tạo đặc biệt để chống lại các lực xé rách từ mọi hướng.
  12. − Có những băng tải thép có tuổi thọ tới 15- 20 năm trong điều kiện vận hành liên tục hiệu quả kinh tế là rất lớn. 2.3.4. Băng tải bố EP • Cấu tạo và đặc điểm − EP ký hiệu là băng tải có vải bố chịu lực bằng sợi tổng hợp Polyester làm sợi dọc và sợi Nylon làm sợi ngang. − Độ dãn băng tải rất nhỏ làm cho hành trình khởi động ngắn hơn do vậy tiết kiệm điện hơn. Băng chuyền khởi động êm, đặc biệt là đối với băng chuyền có độ dài lớn. − Chịu ẩm tốt hơn các loại bố khác, vì sợi Polyester có đặc điểm chịu ẩm, nước rất tốt do đó tuổi thọ băng kéo dài hơn đặc biệt khi gặp ẩm cao, chịu nhiệt rất tốt khi dưới 1500C , chịu hóa chất cực tốt. • Ưu điểm
  13. − Độ dãn rất thấp nhỏ hơn 4%, vì vậy bề mặt cao su không bị r ạng nứt tránh được hiện tượng thẩm thấu - tác nhân gây lão hóa tới các l ớp bố . 2.4. Tỷ lệ truyền của băng tải Ta có: N 2 = θ1 N1 θ 2 Với : N1 : là số vòng quay của buli băng tải. N2: là số vòng quay của động cơ. θ1: là đường kính của buli băng tải. θ2: là đường kính của buli động cơ. 3. Encoder: Encoder mục đích dùng để xác định vị trí góc của một đĩa quay, để đo tốc độ và chiều quay của thiết bị, đĩa quay có thể là bánh xe, trục động cơ, hoặc bất kỳ thiết bị quay nào cần xác định vị trí góc. Dựa trên nguyên tắc cảm biến ánh sáng với một đĩa có khắc vạch sáng tối quay gi ữa ngu ồn sáng và
  14. phototransistor (đối với encoder quang) hoặc là hiện tượng cảm ứng điện từ (đối với encoder từ). Ở đây ta chỉ đề cập tới encoder quang. Encoder được chia làm 2 loại, là encoder tuyệt đối và encoder gia tăng. Ở đây ta chỉ nghiên cứu về loại gia tăng. Hình 1.5: Một số loại encoder trên thị trường. 3.1 Cấu tạo chính của Encoder: Gồm 1 bộ phát ánh sáng (thường là LED), một bộ thu ánh sáng nhạy với ánh sáng từ bộ phát ( thường là photodiotde hoặc phototransistor), 1 đĩa quang được khoét lỗ gắn trên trục quay đặt giữa bộ phát và thu, thông th ường trục quay này sẽ được gắn với trục quay của đối t ượng c ần đo t ốc đ ộ hay v ị trí. Hình 1.6: Cấu tạo thực tế của encoder.
  15. Hình 1.7: Cấu trúc đĩa và mắt đọc. Một encoder thường có các dây sau: − Dây cấp nguồn (+5V) cho encoder. − Dây nối đất (GND). − Dây pha A – tín hiệu ra theo độ phân giải (1 vòng/N xung (N từ vài chục lên đến vài nghìn xung tuỳ theo độ phân giải)). − Dây pha B – tín hiệu ra theo độ phân giải (1 vòng/N xung (N từ vài chục lên đến vài nghìn xung tuỳ theo độ phân gi ải)), pha B chậm pha hơn pha A 90o. Thường tuỳ theo trạng thái pha nhanh hay chậm của 2 pha này ta xác định chiều quay của đối tượng, để từ đấy bộ đếm đếm tiến hoặc đếm lùi. 3600 A B Z Hình 1.8: Dạng sóng ngõ ra của LED thu. Ngoài ra một số encoder còn có dây pha z, ta thu được m ột xung t ừ pha z khi đĩa encoder quay 1 vòng.
  16. Hình 1.9: Cấu tạo đĩa quay trong encoder 3.2 Nguyên lý cơ bản: Encoder thực chất là một đĩa tròn xoay, quay quanh trục. Trên đĩa có các lỗ (rãnh). Dùng một đèn led để chiếu lên mặt đĩa. Khi đĩa quay, ch ỗ không có lỗ (rãnh), đèn led không chiếu xuyên qua được, chỗ có lỗ (rãnh), đèn led s ẽ chiếu xuyên qua. Khi đó, phía mặt bên kia của đĩa, đặt một con m ắt thu. V ới các tín hiệu có, hoặc không có ánh sáng chiếu qua, ta ghi nhận được đèn led có chiếu qua lỗ hay không. Cứ mỗi lần đi qua một l ỗ, chúng ta ph ải l ập trình để thiết bị đo đếm lên 1. Số lỗ trên đĩa sẽ quyết định độ chính xác của thiết bị đo. Ví dụ có 1 lỗ tức là khi quay được 1 vòng thì bộ thu s ẽ thu đ ược 1 xung, nếu đĩa khoét N lỗ có nghĩa 1 vòng thu được N xung. Như vậy khi đo tốc độ, ta đếm số xung trong 1 đơn vị th ời gian, t ừ đó tính đ ược s ố vòng trên 1 đơn vị thời gian (hoặc có thể đo chu kì xung). Nếu đo tốc độ cao thì s ố lỗ khoét càng nhiều càng chính xác. Hình 1.10: Quá trình đọc Encoder. 4. Các phần tử khí nén: 4.1. Máy nén khí:
  17. Máy nén khí là thiết bị tạo ra áp suất khí, ở đó năng l ượng cơ học c ủa động cơ điện hoặc động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng. Phân làm 2 loại : − Phân loại theo áp suất. + Máy nén khí áp suất thấp p = 15 bar + Máy nén khí áp suất rất cao p>= 300 bar − Phân loại theo nguyên lý hoạt động. + Máy nén khí theo nguyên lý trao đổi thể tích: Máy nén khí ki ểu pittong, máy nén khí kiểu cách gạt, máy nén khí kiểu root, máy nén khí kiểu trục vít. + Máy nén khí tuabin: Máy nén khi ly tâm và máy nén khí theo chiều trục. 4.2. Bình trích chứa khí nén: Khí nén sau khi ra khỏi máy nén khí và được xử lý thì cần phải có một bộ phận lưu trữ để sử dụng. Bình trích chứa khí nén có nhiệm vụ cân bằng áp suất khí nén từ máy nén khí chuyển đến trích chứa, ngưng tụ và tách nước. Kích thước bình trích chứa phụ thuộc vào công suất của máy nén khí và công suất tiêu thụ của các thiết bị sử dụng, ngoài ra kích thước này còn phụ thuộc vào phương pháp sử dụng: ví dụ sử dụng liên tục hay gián đoạn. 4.3. Mạng đường ống dẫn khí nén: Mạng đường ống dẫn khí nén là thiết bị truyền dẫn khí nén từ máy nén khí đến bình trích chứa rồi đến các phần tử trong hệ thống điều khiển và cơ cấu chấp hành. Mạng đường ống dẫn khí nén có thể phân thành 2 loại: * Mạng đường ống được lắp ráp cố định (mạng đường ống trong nhà máy). * Mạng đường ống được lắp ráp di động (mạng đường ống trong dây chuyền hoặc trong máy móc thiết bị).
  18. 4.4. Van đảo chiều: Van đảo chiều có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng bằng cách đóng mở hay thay đổi vị trí các cửa van để thay đổi hướng của dòng khí nén. Hình 1.26: Trạng thái khi OFF và ON của van đảo chiều. * Ký hiệu của van đảo chiều Vị trí của nòng van được ký hiệu bằng các ô vuông liền nhau với các chữ cái o,a ,b ,c ,… hay các chữ số 0, 1, 2, … a o b a b Vị trí ‘không’ là vị trí mà khi van chưa có tác động của tín hiệu bên ngoài vào. Đối với van có 3 vị trí, thì vị trí ở giữa, ký hiệu ‘o’ là vị trí ‘không’. Đối với van có 2 vị trí thì vị trí ‘không’ có thể là ‘a’ hoặc ‘b’, thông thường vị trí bên phải ‘b’ là vị trí ‘không’. Ký hiệu Port của van ISO 5599 ISO 1219 Port cấp nguồn (từ bộ lọc khí) 1 P Port điều khiển (làm việc) 2, 4, 6… A, B, C.. Port xả 3, 5, 7… R, S, T… Port nối tín hiệu điều khiển 12, 14… X, Y… a b Hình 1.27: Kí hiệu cửa xả khí
  19. Trường hợp a là cửa xả khí không có mối nối cho ống dẫn, còn cửa xả khí có mối nối cho ống dẫn khí là trường hợp b. Bên trong ô vuông của mỗi vị trí là các đường mũi tên biểu diễn hướng chuyển động của dòng khí nén qua van. Khi dòng b ị ch ặn thì đ ược biểu diễn bằng dấu gạch ngang. 4(B 2(A ) ) 1 Cửa nối điều khiển 14(Z 0 12(Y Cửa nối điều khiển ) Cửa 1nối với cửa 4 Cửa 1nối với cửa 2 ) 3(R Cửa xả khí không có mối nối cho ống dẫn Cửa xả khí có mối 5(S) ) nối cho ống dẫn 1(P) Nối với nguồn khí nén Hình 1.28: Ký hiệu và tên gọi của van đảo chiều Hình trên là ký hiệu của van đảo chiều 5/2 Trong đó: 5 : chỉ số cửa. 2 : chỉ số vị trí. Cách gọi tên và ký hiệu của một số van đảo chiều: TÊN THIẾT BỊ KÍ HIỆU Van đảo chiều 2/2 Van đảo chiều 4/2
  20. Van đảo chiều 5/2 * Tín hiệu tác động: Tín hiệu tác động vào van đảo chiều có 4 loại là: tác động bằng tay, tác động bằng cơ học, tác động bằng khí nén và tác động bằng nam châm điện. Tín hiệu tác động từ 2 phía ( đối với van đảo chiều không có vị trí ‘không’) hay chỉ từ 1 phía (đối với van đảo chiều có vị trí ‘không’). Tác động bằng tay. TÊN THIẾT BỊ KÍ HIỆU Kí hiệu nút nhấn tổng quát Nút bấm Tay gạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2