intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đô thị hóa làng xã trong hành trình lịch sử của Hà Nội

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

530
lượt xem
189
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nông thôn, nông nghiệp, nông dân là những hằng số của văn hóa Việt Nam. Nguồn nhân lực, vật lực của nhiều sự thay đổi của đất nước xét cho cùng cũng đều từ "cái nông" mà ra. Đô thị hóa cũng không thoát khỏi những "cái nông" đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đô thị hóa làng xã trong hành trình lịch sử của Hà Nội

  1. Đô thị hóa làng xã trong hành trình lịch sử của Hà Nội Nguồn: www.hanoi.gov.vn Nông thôn, nông nghiệp, nông dân là những hằng số của văn hóa Việt Nam. Nguồn nhân lực, vật lực của nhiều sự thay đổi của đất nước xét cho cùng cũng đều từ "cái nông" mà ra. Đô thị hóa cũng không thoát khỏi những "cái nông" đó. Đó là quá trình "từ làng ra phố" hay "đô thị hóa làng xã" của hầu như tất cả các đô thị hiện đại ngày nay. Hà Nội là ví dụ điển hình cho quá trình đó. Ngay từ khi chính thức trở thành đô thị - trung tâm của đất nước - như lời chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, Thăng Long đã dựa vào cái thế "bốn phương hội tụ", của mình. Điều này có nghĩa là nó có khả năng tiếp nhận ảnh hưởng tất nhiên và cần thiết của các khu vực nông thôn bao quanh. Quá trình tiếp nhận ảnh hưởng ấy, với những diễn biến, chuyển hóa, đổi thay - phức tạp và biện chứng, kéo dài trong suốt 9 thế kỷ. Vào thế kỷ XI, Hà Nội đã hình thành những cơ sở của một đô thị với một khu thương nghiệp ở phía đông (phường Giang Khẩu - cửa sông Tô Lịch thông với sông Hồng), tương đương với vùng Hàng Buồm, chợ Gạo ngày nay; một khu thủ công nghiệp chuyên làm giấy và dệt vải ở phía bắc - vùng kẻ Bưởi, sau này là bốn phường Hồ Khẩu, Trích Sài, Yên Thái, Nghĩa Đô, thuộc mạn ven Hồ Tây bây giờ. Hai khu vực này nối với nhau bằng đường sông Tô Lịch, với những làng làm ruộng và đánh cá rải rác ven bờ, làm thành một khu vực thứ ba: khu nông nghiệp. Nhà Lý xây dựng một tòa kinh thành ở giữa vùng ấy, hình thành nên một khu vực thứ tư: khu hành chính - chính trị, cho trọn vẹn là "một chốn muôn vật rất thịnh và phồn vinh" như chiếu dời đô đã ghi nhận. Từ những cơ sở ban đầu ấy, sau khi dải La Thành được hoàn thiện thì trong lòng nó đã có một đô thị đạt quy mô gần tương đương với khu nội thành Hà Nội ngày nay, với những phố phường, thôn trại, chợ búa, bến ô, thành quách, và cả ruộng đồng, ao hồ, chùa tháp, đền đài… Đó là cả một quá trình 9 thế kỷ phát triển những yếu tố đô thị của Hà Nội song song với sự tiếp nhận những tác động của các làng xã nông thôn xa gần vào Hà Nội, hay nói đúng hơn đó là một quá trình đô thị hóa các ảnh hưởng của làng xã". Quá trình này diễn ra trên các mặt kinh tế, hành chính - chính trị và văn hóa - xã hội. Cũng bởi ảnh hưởng từ "cái nông", nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của kinh thành Thăng Long. Nông nghiệp đã hiện diện ngay sau khi dải La thành được đắp xong, và từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX các khoảng trống trong nội thành đã được lấp kín bằng các làng làm ruộng. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí thì
  2. những địa danh như Liễu Giai, Giảng Võ, Vĩnh Phúc, Đại Yên, Thủ Lệ, Cống Vị, Vạn Bảo, Ngọc Hà, Hữu Tiệp… vốn trước đây là các làng làm ruộng rất nổi tiếng của kinh thành Thăng Long. Cho đến tận năm 1831 trên bản đồ Hà Nội vẫn còn hàng loạt những tên thôn, tên trại bên cạnh những tên phường. Những làng nông nghiệp làm ruộng này, về sau do nhu cầu mở rộng kinh thành, chính quyền phong kiến đã đổi tên thành phường và thủ công nghiệp dần dần tấn công làm thay đổi từng bước bộ mặt nông thôn ở đó.Nhưng về cơ bản thì những chuyển biến hay quá trình đô thị hóa ấy không phải do kế hoạch chủ quan của chính quyền phong kiến mà là do sự phát triển tự nhiên của nó. Bởi dưới thời kỳ phong kiến Việt Nam chưa có một chính quyền nào tạo các điều kiện thuận lợi để phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp - hai yếu tố kinh tế cơ bản của sự ra đời một đô thị. Chính vì vậy, quá trình đô thị hóa về kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp của Hà Nội cũng không tránh khỏi quá trình "từ làng ra phố". Sự thiếu quan tâm của chính quyền phong kiến đã tạo ra tính chất trì trệ của nền kinh tế nói chung và kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp không có khả năng, điều kiện để lớn mạnh trong môi trường kinh tế nông nghiệp, nông thôn làm chủ. Do đó, chính thành thị là nơi thu hút sự tập trung những hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp, mở ra một con đường phát triển, tích lũy trên quy mô lớn để có thể chuyển hóa thành những tổ chức công thương nghiệp mang dáng dấp tư bản chủ nghĩa. Quả vậy, ngoài bộ phận kinh tế thủ công gốc, đã có sẵn từ khi mới lập đô, thì một phần còn lại rất quan trọng của thủ công nghiệp Hà Nội là từ các làng xã nông thôn ở ngoài đưa vào. Chẳng hạn như nghề da ở Thăng Long là do người làng Chắm (Hải Dương) ra làm, nghề bạc là của dân Châu Khê (Hưng Yên), nghề thêu là của dân Quất Động (Hà Tây), nghề đúc đồng là của làng Cầu Nôm (Bắc Ninh)… Còn về phương thức kinh doanh, thì chế độ phường hội của các làng thủ công trong khu vực nông thôn đã được di chuyển và bảo lưu gần nguyên vẹn vào khu vực thành thị. Và, một đặc trưng không thể không nói tới của yếu tố nông thôn, nông nghiệp trong kinh tế công thương nghiệp thành thị ở Hà Nội đó là tính cục bộ, biệt lập. Chính yếu tố này đã tạo ra sự khu biệt giữa các nghề, phường hội chứ không phải là một sự phân công lao động mang ý nghĩa tiến bộ. Yếu tố cục bộ, biệt lập của nông thôn, nông nghiệp được đô thị hóa về mặt kinh tế còn nhìn thấy qua cái chợ ở đất kinh kỳ, nó cho biết một nền kinh tế hàng hóa rất yếu và quy mô tư bản cũng rất nhỏ. Không riêng gì kinh tế, mà ngay cả kết cấu hành chính - chính trị của Thăng Long cũng cho thấy một quá trình "đô thị hóa làng xã". Trong suốt gần mười thế kỷ phát triển, đơn vị hành chính cơ bản của Hà Nội đều được gọi chung là phường. Phường vốn cùng
  3. để chỉ một đơn vị kinh tế, nhưng do tính chất khu biệt, cục bộ ảnh hưởng từ nông thôn, nên nó tương ứng với một cộng đồng dân cư được tổ chức thoe cách truyền thống (dòng họ, nghề & nghiệp, đồng hương). Và khi xây dựng hệ thống hành chính, phường đã trở thành tên gọi của một đơn vị hành chính, bất kể nó là một phường thủ công hay một làng làm ruộng. Còn đối với các chức sắc ở phường như phường chính, phường sử, phường giám thì cũng tương đương với các chức xã chính, xã sử, xã giám ở vùng làng xã nông thôn. Đến đây, rõ ràng phường ở đô thị đã trở thành một đơn vị hành chính chẳng những tương đương mà còn tương đồng với xã ở vùng nông thôn. Cuối cùng là quá trình đô thị hóa làng xã về mặt văn hóa - xã hội. Đây là một quá trình liên tục, diễn ra bằng nhiều con đường khác nhau có liên hệ chặt chẽ với quá trình đô thị hhóa làng xã về mặt kinh tế và hành chính - chính trị. Việc mở rộng kinh thành, thành lập các phường mới dựa trên cơ sở là các làng làm nông nghiệp, đã nghiễm nhiên biến những yếu tố văn hóa - xã hội nông thôn ở đó thành những yếu tố văn hóa - xã hội đô thị. Con đường này chỉ diễn ra ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Con đường nhập cư là phổ biến hơn cả của quá trình đô thị hóa làng xã về mặt văn hóa - xã hội. Người từ các vùng nông thôn trong cả nước đến đất kinh kỳ để buôn bán, hành nghề, làm thuê, học tập, thi cử, làm quan, ngao du… đều mang theo văn hóa mẹ đẻ của mình và Hà Nội đã tiếp nhận tất cả để tạo nên một nền văn hóa đô thị. Nhưng do ảnh hưởng tính khép kín, cục bộ của nông thôn, nên quá trình hòa hợp, đồng hóa các yếu tố văn hóa nhập cư đó cũng diễn ra rất chậm. Vậy nên, xét cho cùng vẫn là một sự chuyển dịch "từ làng ra phố". Hầu hết các tài liệu lịch sử về Hà Nội đều thừa nhận rằng hình ảnh Thăng Long - Hà Nội (đến thế kỷ XIX) chỉ là hình ảnh của làng xã được phóng đại lên mà thôi. Cho đến tận ngày nay, bên cạnh các yếu tố hiện đại công nghiệp thì những yếu tố truyền thống, mang âm hưởng của nông thôn, nông nghiệp vẫn còn hiện hữu rất nhiều trong lòng Hà Nội. Và quá trình "từ làng ra phố", "đô thị hóa làng xã" vẫn tiếp diễn với những hình thức và tốc độ khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2