intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài tập Ba định luật Niu-tơn SGK Lý 10

Chia sẻ: Vaolop10 247 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

102
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Giải bài tập Ba định luật Niu-tơn SGK Lý 10 gồm có 2 phần: tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 64,65 là tài liệu có lời giải chi tiết sẽ giúp các em nắm được nội dung cốt lõi bài học...Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài tập Ba định luật Niu-tơn SGK Lý 10

Dưới đây là phần hướng dẫn giải bài tập được trích ra từ tài liệu Giải bài tập Ba định luật Niu-tơn SGK Lý 10, mời các em cùng tham khảo. Ngoài ra, các em có thể xem lại Giải bài tập Tổng hợp và phân tích lực điều kiện cân bằng của chất điểm SGK Lý 10

A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Ba định luật Niu- tơn

Định luật 1 Niutơn

Định luật: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

2. Quán tính: Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

Định luật I Niutơn được gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động quán tính

II. Định luật II Niutơn

1. Định luật : Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Trong trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực thì →F là hợp lực.

2. Khối lượng và mức quán tính
a) Định nghĩa: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
b) Tính chất của khối lượng:
+ Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật
+ Khối lượng có tính chất cộng
c) Công thức của trọng lực:
→P =m →g

III. Định luật III Niutơn

1. Định luật: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng nằm trên một đường thẳng, có cùng phương nhưng ngược chiều.

Ta có:

2. Lực và phản lực

– Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực
– Lực và phản lực có những đăc điểm sau:
+ Lực và phản lực luôn xuất hiện đồng thời
+ Lực và phản lực là hai lực trực đối
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

B. Giải bài tập trang 64,65 SGK Vật Lý lớp 10: Ba định luật Niu- tơn

Bài 1 Ba định luật Niu-tơn trang 64 SGK Vật Lý 10

Phát biểu định luật Niutơn. Quán tính là gì?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Định luật: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Quán tính: Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
________________________________________

Bài 2 Ba định luật Niu-tơn trang 64 SGK Vật Lý 10

Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Niutơn ?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Định luật : Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Trong trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực thì →F là hợp lực.
________________________________________

Bài 3 Ba định luật Niu-tơn trang 64 SGK Vật Lý 10

Nêu định nghĩa và các tính chất của khối lượng?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
a) Định nghĩa: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
b) Tính chất của khối lượng:
+ Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật
+ Khối lượng có tính chất cộng
________________________________________

Bài 4 Ba định luật Niu-tơn trang 64 SGK Vật Lý 10

Trọng lượng của một vật là gì? Viết công thức của trọng lực tác dụng lên một vật?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Có trong SGK các em tự làm.
________________________________________

Bài 5 Ba định luật Niu-tơn trang 64 SGK Vật Lý 10

Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Niu – tơn?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:
Trong mọi trường hợp khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thừi vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này khác điểm đặt, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn

Để tiện tham khảo nội dung tài liệu Giải bài tập Ba định luật Niu-tơn SGK Lý 10, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên website TaiLieu.VN để download về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài tập Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn SGK Lý 10

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2