Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận với nội dung của tài liệu, mời các em cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn SGK Lý 10 dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Ba định luật Niu-tơn SGK Lý 10
A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
I. Lực hấp dẫn
Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật.
II. Định luật vạn vật hấp dẫn
1. Định luật: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
2. Công thức:
Trong đó m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm, r là khoảng cách giữa chúng; G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 gọi là hắng số hấp dẫn.
III. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
+ Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt của vật, gọi đó là trọng tâm của vật.
– Độ lớn của trọng lực tính như sau:
Trong đó m là khối lượng của vật, M và R là khối lượng và bán kính của Trái Đất; h là độ cao của vật so với mặt đất.
B. Giải bài tập trang 69,70 SGK Vật Lý lớp 10: Lực hấp dẫn. Định luận vạn vật hấp dẫn
Bài 1 Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn trang 69 SGK Vật Lý 10
Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ thức của lực hấp dẫn?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
1. Định luật: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
2. Công thức:
Trong đó m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm, r là khoảng cách giữa chúng; G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 gọi là hắng số hấp dẫn.
________________________________________
Bài 2 Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn trang 69 SGK Vật Lý 10
Nêu định nghĩa trọng tâm của vật?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Trọng tâm của vật là điểm đặt của vectơ trọng lực của vật
________________________________________
Bài 3 Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn trang 69 SGK Vật Lý 10
Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao lại càng giảm?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
lực hấp dẫn giữa hai vật: F = G.Mm/d²
trong đó M,m,d là khối lượng và khoảng cách giữa hai vật, G là hằng số
Vật có khối lượng m nhỏ hơn nhiều so với trái đất, ta xem lực tác dụng của trái đất lên vật là F = P = mg gọi là trọng lực
* Vật ở gần mặt đất: d = R (bán kính trái đất)
P = mg = G.Mm/R² (1)
* Vật ở độ cao h => cách tâm trái đất: d = R+h
P’ = mg’ = G.Mm/(R+h)² (2)
lấy (2) chia (1)
g’ / g = R² / (R+h)²
gia tốc trọng trường tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ vật đến tâm trái đất
Khi h càng lớn (càng lên cao) thì g càng giảm…
P = mg, nên khi g giãm => P giảm
Các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.VN và tải Giải bài tập Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn SGK Lý 10 về máy để xem tiếp nội dung còn lại. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài tập Lực đàn hồi của lò xo. Định luật húc