intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 6: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả)

Chia sẻ: Trần Thanh Lâm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

897
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 tuần 6: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 11 tuần 6: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 11 tuần 6: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả)

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

                                                                                      -   Nguyễn Đình Chiểu -

A. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh

- Nắm được những kiến thức cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp, giá trị nội dung – nghệ thuật  thơ văn Đồ Chiểu.

- Nắm được quan điểm đạo đức, lí tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân, sắc thái Miền Nam độc đáo.

B. Phương pháp thực hiện: Diễn giảng ,gợi mở, thảo luận, quy nạp

C. Các bước tiến hành:

1.Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Vẻ đẹp Hương Sơn được miêu tả như thế nào trong Bài ca phong cảnh hương sơn?

3. Bài mới:

 

Phần một:                 TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

 

Hoạt động của thầy và trò

                       Nội dung cần đạt

Họat động 1:

- Hs đọc phần c/đ NĐC và ghi nhớ những điều cơ bản.

Trình bày những nét chính về cuộc đời đồ Chiểu?

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2

  -Hs đọc phần tp chính và ghi nhớ?

Hoạt động 3

  Hs đọc phần nd và trả lời câu hỏi:

  -Từ tp LVT hãy cho biết lí tưởng gì được tác giả đặc biệt đề cao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ 4

  -Nhận xét nghệ thuật đặc sắc của NĐC qua những tác phẩm đã được biết?

I. Cuộc đời

- NĐC (1822- 1888)

- Quê:  Tân Khánh - Gia Định (TPHCM)

- Tên chữ: Mạnh Trạch. Hiệu: Trọng Phủ, khi mù ông đổi là “ Hối Trai ”.

- Cha: Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên Huế làm thư lại trong dinh Lê Văn Duyệt.

- Mẹ :Trương Thị Thiệt( Vợ lẽ)

- Năm 1849 sắp thi ông được tin mẹ mất, ông bỏ thi về chịu tang mẹ, than khóc mẹ và đường xa thiếu thốn nên ông bị mù cả 2 mắt.

- Có tài nhưng chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời.

- Ba bài học lớn:

+ ý chí , nghị lực sống

+ Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc.

+ Tinh thần bất khuất trước kẻ thù.

→Ông vừa là nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà y học.

→Cuộc đời ông là tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là thái độ suốt đời gắn bó, đấu tranh không mệt mỏi cho lẽ phải, quyền lợi của nhân dân.

II. Sự nghiệp văn chương

1. Tác phẩm chính ( SGK)

2. Nội dung thơ văn.

    Dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu, bảo vệ đạo đức và quyền lợi của nhân dân.

- Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa

+ Tinh thần đạo nho

+ Gắn liền với tâm hồn thuần hậu, chất phác, dân dã của nhân dân

*   Nhân :yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang trong cơn hoạn nạn.

* Nghĩa: quan hệ tốt đệp của con người trong xã hội, là truyền thống đạo đức tốt đẹp của con người.

- Vd :LVT: xuất hiện những nv nghèo khó nhưng lại là những nv lí tưởng: ngay thẳng sẵn sàng xả thân cứu người, ko màng danh lợi…

- Yêu nước, thương dân

+ Khóc than cho đất nước đau thương, căm uất kẻ thù

+ Ca ngợi sĩ phu (Trương Định, Phan Tòng) vì dân quên mình.

+ Xd tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ

+ Nuôi giữ niềm tin vào ngày mai

=> Đáp ứng yêu cầu c/s chiến đấu đương thời, động viên khích lệ tinh thần nhân dân

3. Nghệ thuật

- Đậm đà sắc thái Nam Bộ

+ Sử dụng lời ăn tiếng nói giản dị hàng ngày.

+ Tâm hồn mộc mạc, nồng nhiệt yêu tự do.

+ Tính cách bộc trực đằm thắm, ân tình .

 -    Lối thơ thiên về kể, mang sắc thái diễn xướng    dân gian.

 - Trữ tình đạo đức…

(Lẽ ghét thương,đoạn trích đã học lớp 9)

-  Phong cách nghệ thuật:

+ Văn chương không sáo rỗng, không chau chuốt mà chất phát, chân thực.

+ Tiêu biểu là tính chất đạo đức trữ tình. Kết hợp giữa bút pháp lí tưởng hoá và bút pháp hiện thực.

+ Thơ văn NĐC đậm đà sắc thái Nam Bộ.

=>  Thơ văn Đồ Chiểu là “Vì sao có ánh sáng khác thường phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng”

                                       (Phạm Văn Đồng)      

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung giáo án bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả), để tham khảo toàn bộ giáo án quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về toàn bộ nội dung giáo án. Đồng thời, quý thầy cô có thể tham khảo thêm bài giảng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả) dưới đây, để quá trình xây dựng giáo án được thuận tiện hơn. Bên cạnh đó. các em học sinh có thể tham khảo thêm những gợi ý soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả)

Ngoài ra, để chuẩn bị cho bài học tiếp theo, các em có thể tham khảo thêm phần soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác phẩm) để hiểu hơn về nhân cách, con người và tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân, đất nước. TaiLieu.VN mong rằng, với tài liệu trên, quý thầy cô sẽ có thêm những giáo án hay và thú vị., các em chuẩn bị bài kĩ hơn trước khi đến lớp.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2