Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 1
download
Bài viết tập trung phân tích thực trạng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc: Thực trạng và giải pháp
- Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam GIÁO DỤC NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY BẮC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Đặng Danh Hướng* Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội Email: danhhuong01071988@gmail.com Tóm tắt: Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc. Nên những năm qua, các tỉnh vùng Tây Bắc đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận như tạo ra sự đổi mới trong nhận thức của đồng bào về bảo vệ môi trường, đồng bào dân tộc thiểu số ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung,… Bài viết tập trung phân tích thực trạng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trong thời gian tới. Từ khóa: Giáo dục, bảo vệ môi trường, dân tộc thiểu số, Tây Bắc, thực trạng. 1. GIỚI THIỆU Tây Bắc Bộ là vùng đất rộng bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai và Yên Bái, chiếm 16,3 % diện tích cả nước, người thưa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015, mật độ trung bình khoảng 98 người/km2, địa hình thiên nhiên đa dạng, nhiều rừng núi, sông ngòi, nằm ở đầu nguồn thủy lực, có nhiều lợi thế về tài nguyên môi trường để phát triển một nền kinh tế bền vững [5]. Đã có một số nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số được công bố như: Vũ Thị Thanh Minh (2015) [6] đưa ra một số giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay. Hoàng Văn Quynh (2016) [7] đã nghiên cứu về luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của một số tộc người ở Tây Bắc và Tây Nguyên. Mặc dù nghiên cứu của hai tác giả chưa đại diện được hết cho các nghiên cứu của tác giả Việt Nam về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Nhưng công trình nghiên cứu của hai tác giả cho biết nhận thức bảo vệ môi trường của đồng bào dân tộc thiểu số đã xuất hiện từ rất lâu và tùy theo điều kiện tự nhiên nơi cư trú của mình mà đồng bào có những biện pháp bảo vệ môi trường riêng để hài hoà với thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa đầy đủ, ý thức bảo vệ môi trường đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương chưa đồng bộ, dẫn đến khó khăn cho ngăn ngừa ô nhiễm và bảo đảm phát triển bền vững. Đây chính là cơ sở để tác giả thực hiện nghiên cứu hoạt động giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Qua đó, tác giả mong muốn góp phần vào nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam. Khảo sát thực tế hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường các tỉnh vùng Tây Bắc, tác giả ghi nhận đồng bào dân tộc thiểu số đã nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, điều này tạo điều kiện phát triển bền vững các tỉnh vùng Tây Bắc. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bằng phương pháp khảo sát thực tế tại các tỉnh Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên có ảnh hưởng lớn bởi sự biến đổi môi trường sinh thái, tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu, với nội dung về sự tác động hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời kết hợp với phương pháp điều tra các tài liệu thứ cấp, bài viết phân tích thực trạng hoạt động giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá, tổng hợp, tác giả nhận thấy thực trạng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc như dưới đây.
- 460 Đặng Danh Hướng 3.1. Thực trạng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Từ các tài liệu thứ cấp thu thập tại 4 tỉnh vùng Tây Bắc cho thấy, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm tới việc thức bảo vệ môi trường khu vực miền núi Tây Bắc, nên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo bảo vệ môi trường. Cụ thể: Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 14/4/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH và Nghị quyết số 16/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) [2]. Căn cứ vào Nghị quyết các tỉnh vùng Tây Bắc đã triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, tri thức và trách nhiệm đồng bào dân tộc thiểu số về bảo vệ môi trường. Trong đó có nội dung quan trọng là: lồng ghép giáo dục về bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chính vì nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường nên các tỉnh vùng Tây Bắc đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về bảo vệ môi trường. Theo số liệu khảo sát thu thập được, tại buổi tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số theo phương pháp truyền thống, có tới 50 % số phiếu phỏng cho rằng không biết/ không trả lời về nhận thức bảo vệ môi trường và 33,4 % số phiếu phỏng vấn cho rằng không thay đổi về nhận thức bảo vệ môi trường, chỉ có 12,5 % cho rằng có thay đổi về nhận thức nhưng không liên quan và 4,1 % trả lời có thay đổi về nhận thức bảo vệ môi trường. Theo ghi nhận từ thực tế Anh Xờ Mì Ché - bản Phìn Khò (xã Bum Tở) cho biết: Trước đây, do thiếu hiểu biết nên tôi cũng như thanh niên trong bản không ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, rác xả bừa bãi, chuồng trại, nhà tiêu thiết kế gần nơi ở gia đình nên việc ô nhiễm khó tránh khỏi [4]. Như vậy, rõ ràng hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường theo phương pháp truyền thống chưa hiệu quả, chưa nâng cao được nhận thức bảo vệ môi trường của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Bảng 1. Đánh giá về hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường theo phương pháp truyền thống Nhận thức Số piếu (120) Tỷ lệ (%) Có thay đổi 5 4,1 Có thay đổi nhưng không liên quan 15 12,5 Không 40 33,4 Không biết/không trả lời 60 50 Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát 4 tỉnh vùng Tây Bắc của nhóm khảo sát, 2020. Theo đó, các tỉnh vùng Tây Bắc đã cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện cụ thể của từng tỉnh như: tỉnh Lai Châu, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương về quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, Tỉnh đã chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức: hội nghị, chương trình đào tạo, hội thảo, tập huấn, giáo dục bồi dưỡng kiến thức,…[9]; Tỉnh Hòa Bình tập trung tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân các dân tộc về bảo vệ môi trường, như: tổ chức đào tạo, tập huấn tại chỗ cho cán bộ, nhân dân địa phương các giải pháp về bảo vệ môi trường. Tỉnh còn chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể các địa phương duy trì và phát động các phong trào vệ sinh môi trường. Các địa phương trong tỉnh đều lắp đặt các cụm pano tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, khẩu hiệu tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường cho đồng bào địa phương cũng như khách du lịch. Bên cạnh đó, thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng để thanh tra, kiểm tra hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho nhân dân,... [3]; Tỉnh Sơn La hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường được triển khai dưới nhiều hình thức, đề cập đến nhiều vấn đề như giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, nguyên nhân, tác hại và cách phòng chống ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; Giữ gìn nguồn nước sạch, biểu dương các tấm gương sáng về bảo vệ môi trường,... [1]; Tỉnh Điện Biên, vận động nhân dân các dân tộc tham gia bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải. Chủ động phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, từ khâu xét duyệt, thẩm định đến triển khai thực hiện và vận hành dự án. Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường trên địa bàn. Đồng thời, UBND tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường [8].
- Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số 461 vùng Tây Bắc: thực trạng và giải pháp Sau khi các tỉnh vùng Tây Bắc thực hiện, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường cho thấy, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi, trong số 120 phiếu có 85 % phiếu trả lời có thay đổi về nhận thức bảo vệ môi trường. Cụ thể như huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đồng bào dân tộc thiểu số không xả rác bừa bãi, chặt, phá rừng, thả rông vật nuôi, không sử dụng sản phẩm từ động, thực vật hoang dã, quý hiếm. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự nghiêm khắc với bản thân, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, gọn gàng, làm gương cho người dân trong bản noi theo,... [4]. Hay như huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu một số tuyến đường các thôn, bản, khu dân cư không còn rác, chất thải; đồng bào ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Còn tại xã Tiền Phong (Đà Bắc), tỉnh Hòa Bình từng hộ dân đều trang bị các thùng rác và có công trình phụ, hệ thống xử lý nước thải, chất thải sinh hoạt,… Tỉnh Sơn La: hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Ngày môi trường thế giới năm 2019, toàn tỉnh đã huy động trên 30.000 người tham gia; phát cỏ, phát quang bụi rậm đường giao thông 270 km; thu gom 42.300 m3 rác; khơi thông 14 km cống rãnh; treo 145 băng rôn, khẩu hiệu; trồng mới, chăm sóc 28.800 cây xanh,… Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn đã có hơn 10.000 người tham gia; phát cỏ, phát quang bụi rậm đường giao thông 200 km; khối lượng rác thu gom 12.000 m3; khơi thông cống rãnh, đường đi 39 km; treo 25 băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng; trồng mới 1.595 cây xanh; chăm sóc cây xanh trên diện tích 31,2 ha,… [1]. Tuy nhiên, còn 15 % phiếu trả lời có thay đổi về nhận thức nhưng không liên quan (Bảng 2). Bảng 2. Đánh giá về hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường theo hướng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp Nhận thức Số phiếu (120) Tỷ lệ (%) Có thay đổi 102 85 Có thay đổi nhưng không liên quan 18 15 Không 0 0 Không biết/ không trả lời 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát 4 tỉnh vùng Tây Bắc của nhóm khảo sát, 2020. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường ở một số tỉnh vùng Tây Bắc còn một số hạn chế, bất cập như: Tỉnh Lai Châu, việc tích hợp và lồng ghép bảo vệ môi trường có một số nội dung chưa hiệu quả; Nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào chưa được triển khai thực hiện; Cơ chế điều phối thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ; Đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu về tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu; Việc hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra thực hiện tới cấp xã, bản chưa thường xuyên [4]. Tỉnh Sơn La, ở mỗi xã và cấp huyện chỉ bố trí một cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường; Đa số cán bộ cấp xã không được đào tạo chuyên ngành về môi trường, kiến thức, kinh nghiệm về tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường còn hạn chế, dẫn đến công tác quản lý nhà nước về môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Tỉnh Điện Biên, do cán bộ trẻ kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, cán bộ môi trường cấp huyện còn kiêm nhiệm, cán bộ được đào tạo chuyên ngành môi trường còn ít; Nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong các cấp ngành và cộng đồng dân cư chưa đồng bộ; Trang thiết bị tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường chưa được đầu tư đầy đủ [8]. Từ kết quả phân tích cho thấy, thực hiện đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số đã có sự thay đổi rõ rệt (Biểu đồ 1). Qua biểu đồ 1 có thể thấy, các tỉnh vùng Tây Bắc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường nhận thức của đồng bào nâng cao hơn, có thay đổi nhiều hơn so với thực hiện phương pháp tuyên truyền giáo dục truyền thống về bảo vệ môi trường. Bởi thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường giúp đồng bào hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường nhận thức có thay đổi (102 phiếu, đạt 85 %) và nhận thức có thay đổi nhưng không liên quan (18 phiếu, đạt 15 %) chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với thực hiện tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường theo phương pháp truyền thống, nhận thức có thay đổi (5 phiếu, đạt 4,1 %) và nhận thức có thay đổi nhưng không liên quan (15 phiếu, đạt 12,5 %). Ngược lại, tỷ lệ không thay đổi nhận thức, không biết/không trả lời ở hoạt động đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường ít hơn nhiều so với thực hiện tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường theo phương
- 462 Đặng Danh Hướng pháp truyền thống. Như vậy, có thể khẳng định, khi thực hiện đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nâng lên. Tóm lại, bên cạnh những thành tựu đạt được về tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc còn không ít hạn chế, thiếu sót và và đem đến những điều không mong đợi. Việc tích hợp và lồng ghép bảo vệ môi trường có một số nội dung chưa hiệu quả; Nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào chưa được triển khai thực hiện, kinh phí đầu tư cho tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường còn thấp, còn hạn chế; Cơ chế điều phối thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ; Đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu về tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường còn trẻ kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, cán bộ môi trường cấp huyện còn kiêm nhiệm, cán bộ được đào tạo chuyên ngành môi trường còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu; Nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong các cấp ngành và cộng đồng dân cư chưa đồng bộ; Trang thiết bị tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường chưa được đầu tư đầy đủ; Việc hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra thực hiện tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào ở cấp xã, bản chưa thường xuyên; Sự gia tăng dân số, di cư tự do và đói nghèo gây ra áp lực lớn đối với tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc 90 85 80 70 60 50 Nội dung, phương pháp 50 tuyên truyền giáo dục truyền thống 40 33,4 30 15 Đổi mới nội dung, phương 20 12,5 pháp tuyên truyền giáo dục 4,1 10 0 0 0 Có thay đổi Có thay đổi Không Không biết/ nhưng không liên không trả lời quan Biểu đồ 1. Sự thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc về bảo vệ môi trường Thứ nhất: Tổ chức nghiên cứu đánh giá thực trạng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc để xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường. Thứ hai: Tăng cường công tác truyền thông với hình thức đa dạng, linh hoạt nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc tiến tới phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Thứ ba: Thực thi hiệu quả các văn bản chỉ đạo giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần đồng bào. Thứ tư: Bổ sung, hoàn thiện các văn bản chỉ đạo giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc để phù hợp với đặc điểm địa bàn, văn hóa đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Thứ năm: Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho cán bộ cấp huyện, cấp xã, cán bộ bản,… để đáp ứng yêu cầu giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào.
- Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số 463 vùng Tây Bắc: thực trạng và giải pháp Thứ sáu: Tiếp tục đầu tư các trang thiết bị tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường. Thứ bảy: Phân công chủ trì, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc phải tiến hành thường xuyên và có tầm nhìn dài hạn,hoạt động giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường tránh sự chồng chéo, trùng lặp, về địa bàn và đối tượng. 4. KẾT LUẬN Giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là vấn đề có tính bức thiết và đầy thách thức. Do vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số, các tỉnh vùng Tây Bắc cần thiết phải đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phương pháp tuyên truyền, giáo dục. Đặc biệt, khi thực hiện tuyên truyền, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc phải mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng địa phương, từng bản làng. Có như vậy đồng bào sẽ nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và chung tay, tham gia thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững các tỉnh miền núi Tây Bắc hiện nay. Lời cảm ơn: Chúng tôi cảm ơn các tác giả Vũ Thị Thanh Minh, Hoàng Văn Quynh,… đã cung cấp tài liệu tham khảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020. Sơn La: Chuyển biến trong công tác bảo vệ môi trường, Khai thác từ https://baotainguyenmoitruong.vn, Tra cứu ngày 29/05/2020. [2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019. Tăng cường các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quân đội, Khai thác từ http://vnmonre.vn, Tra cứu ngày 28/05/2020. [3]. Đảng Bộ tỉnh Hòa Bình, 2019. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, Khai thác từ http://www.baohoabinh.com.vn, Tra cứu ngày 29/05/2020. [4]. Đảng Bộ tỉnh Lai Châu, 2020. Thanh niên Mường Tè chung tay bảo vệ môi trường, Khai thác từ https://baolaichau.vn, Tra cứu ngày 29/05/2020. [5]. Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 2008. Quản lý tài nguyên môi trường vùng Tây Bắc, Khai thác từ https://www.thiennhien.net, Tra cứu ngày 28/05/2020. [6]. Vũ Thị Thanh Minh, 2015. Một số giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay, Tạp chí Tạp chí Dân tộc, số 169, tháng 01/2015, tr.22 - 28. [7]. Hoàng Văn Quynh, 2016. Luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của một số tộc người ở Tây Bắc và Tây Nguyên, Khai thác từ https://thegioiluat.vn, Tra cứu ngày 28/5/2020). [8]. Tổng cục Môi trường, 2016. Ðiện Biên: Chủ động phối hợp đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, Khai thác từ http://tapchimoitruong.vn, Tra cứu ngày 29/5/2020. [9]. Tỉnh ủy Lai Châu, 2018. Lai Châu: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, Khai thác từ http://laichau.dcs.vn, Tra cứu ngày 29/5/2020. RAISING ENVIRONMENTAL PROTECTION AWARENESS TO ETHNIC MINORITIES IN THE NORTHWEST REGION: CURRENT SITUATION AND PROPOSED SOLUTIONS Dang Danh Huong* Hoang Van Thu Highschool, Hanoi Abstract: Awareness education on environmental protection is of importance for socio-economic development, thus strengthen national defense and security of the Northwest Vietnam. Over the years, the provinces in this region have actively promoted the education activities with regard to protecting the environment to ethnic minorities and achieved
- 464 Đặng Danh Hướng remarkable breakthrough. For example, people have gained better knowledge on hygien. This paper analyzes the current activities organized with regard to improving people's awareness about environmental protection. It also proposes a number of recommendations regarding improving the quality of protecting the environment propaganda education for ethnic minorities in the Northwest Vietnam in the coming time.. Keywords: Education, protecting the environment, ethnic minorities, northwest, Situation.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triển bền vững và nhận thức về môi trường
76 p | 1519 | 652
-
Giáo dục môi trường thông qua dạy học hoá học ở trường phổ thông
287 p | 554 | 251
-
Giáo trình bảo vệ môi trường vệ sinh an toàn trong nhà hàng
132 p | 421 | 117
-
Tài liệu tập huấn Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và kỹ năng truyền thông cho cán bộ quản lí
121 p | 531 | 78
-
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
6 p | 213 | 44
-
GIÁO DỤC VỀT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN,HẢI ĐẢO CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
29 p | 217 | 36
-
Bài giảng Giáo dục môi trường
24 p | 243 | 27
-
Một số hoạt động trải nghiệm nhằm kích thích tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giáo dục hành vi bảo vệ môi trường
4 p | 104 | 6
-
Đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non trên địa bàn phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
13 p | 49 | 5
-
Sinh viên và nhận thức về việc xả rác đúng nơi quy định
7 p | 78 | 4
-
Thiết kế các chủ đề giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường tiểu học ở Việt Nam
11 p | 126 | 3
-
Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
8 p | 47 | 2
-
Tìm hiểu nhận thức của học sinh Trường trung học cơ sở Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên về các dịch vụ hệ sinh thái rừng
9 p | 22 | 2
-
Phát huy vai trò của giáo dục trong thích ứng với biến đổi khí hậu
4 p | 59 | 2
-
Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học khoa học Thái Nguyên về chất thải nhựa và giảm thiểu chất thải nhựa
8 p | 57 | 2
-
Nhân tố tác động đến hành vi bảo vệ môi trường của sinh viên
10 p | 35 | 2
-
Giáo trình Giáo dục về môi trường (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
100 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn