intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công nghệ thi công (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Chia sẻ: Hayato Gokudera | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Công nghệ thi công (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) được biên soạn với mong muốn phục vụ kịp thời cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên cũng như học sinh chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Giáo trình được chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: công tác bê tông và bê tông cốt thép; công tác lắp ghép; công tác hoàn thiện;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công nghệ thi công (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

  1. CHƯƠNG 3: BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP Mục tiêu - Trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về phương pháp gia công lắp đặt ván khuôn cho một số bộ phận công trình; - Giúp học sinh hiểu biết được các phương pháp gia công lắp dựng cốt thép; - Giúp học sinh hiểu và biết được các quy trình thi công bê tông và phương pháp tổ chức thi công bê tông trong xây lắp; - Giúp học sinh biết được công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm và giải quyết các sự cố, an toàn lao động. Nội dung chính 1 Công tác ván khuôn đà giáo. 1.1. Phân loại ván khuôn 1.1.1. Phân loại theo vật liệu * Cốp pha làm từ gỗ xẻ - Cấu tạo Được tạo bởi những các tấm ván, nẹp gỗ và các đinh liên kết. Những tấm ván gỗ có chiều dày từ 2,5 – 4cm. Thuộc gỗ nhóm VII-VIII. - Ưu nhược điểm Dễ bị hư hỏng nên số lần sử dụng ít => giá thành khá cao Dùng trong các công trình nhỏ, và ngày càng ít được sử dụng. * Cốp pha gỗ dán, gỗ ván ép - Cấu tạo Được chế tạo trong nhà máy với kích thước 1,2x2,4 m có chiều dày từ 1 – 2,5cm. (có thể đặt hàng sản xuất theo kích thước yêu cầu) Gỗ dán và gỗ ván ép kết hợp với các sườn gỗ hoặc sườn kim loại tạo thành mảng cốp pha có độ cứng lớn. - Ưu nhược điểm Giảm chi phí gia công trên công trường Số lần luân chuyển nhiều (dùng được nhiều lần) nên giá thành ko cao Không cong vênh, bề mặt phẳng nhẵn * Cốp pha kim loại 67
  2. - Cấu tạo Bao gồm tấm mặt (thép đen dầy 1 – 2mm) và sườn thép dẹt có kích thước tiết diện 2x5mm. Tấm mặt và sườn được liên kết hàn ở mặt sau tấm khuôn, nó được sản xuất thành các tấm có kích thước 20x120 cm, 30x150 cm, 30x180 cm…Các tấm khuôn được liên kết với nhau bằng các khóa thông qua các lỗ khoan dọc theo các sườn nằm trên chu vi các tấm khuôn. - Ưu nhược điểm Sử dụng được bền, lâu, cứng, độ lưu chuyển lớn (dùng được rất nhiều lần) Giá thành cao * Cốp pha gỗ thép kết hợp - Cấu tạo Có sườn bằng thép và tấm mặt bằng gỗ dán và ván ép - Ưu nhược điểm Dễ thay thế tấm mặt Số lần dùng lại được nhiều => Giá thành hạ * Cốp pha nhựa - Cấu tạo Bằng nhựa (hiện nay nhiều công trình sử dụng phổ biến ván khuôn nhựa hãng Fuvi) - Ưu nhược điểm Độ bền cao (số lần sử dụng có thể ≥ 100) Độ chính xác cao, dễ lắp dựng và tháo dỡ. Có thể lắp cho nhiều loại kết cấu (móng, cột, dầm, sàn) Nhẹ và an toàn trong quá trình thi công Tạo độ nhám bề mặt cần thiết Giá thành ban đầu tương đối cao Dễ cháy * Ngoài ra còn có một số loại khác như cốp pha bê tông cốt thép và cốp pha cao su 1.1.2. Phân loại theo cách sử dụng * Cốp pha cố định Được gia công theo từng bộ phận của một kết cấu công trình cụ thể nào đó. 68
  3. Khi tháo ra không dùng được cho kết cấu khác, hoặc phải gia công lại mới dùng được. => Tốn vật liệu, tốn công gia công lại. Loại này chủ yếu làm bằng gỗ. * Cốp pha định hình (cốp pha tháo lắp, cốp pha luân lưu) Được chế tạo theo kích thước điển hình, ở công trình chỉ tiến hành lắp ráp, khi tháo rỡ thì giữ được nguyên hình Cho phép sử dụng nhiều lần, tháo lắp dễ dàng. * Cốp pha di chuyển (cốp pha di động) - Cốp pha dịch chuyển theo phương đứng Được cấu tạo bởi những tấm có chiều cao 1-1,5m được lắp vào toàn bộ chu vi của bộ phận công trình. Khi di chuyển cốp pha được nâng lên (liên tục hoặc theo chu kỳ) cho đến khi thi công xong hết chiều cao công trình. Gồm: + Cốp pha trượt + Cốp pha leo + Cốp pha treo - Cốp pha dịch chuyển theo phương ngang Cấu tạo bởi những tấm khuôn, liên kết vào những khung đỡ. Khung đỡ lắp trên hệ thống bánh xe, chạy trên đường ray theo chiều dài công trình, cho phép đổ bê tông theo từng phân đoạn. Được sử dụng cho những công trình chạy dài như kênh dẫn nước… * Cốp pha đặc biệt Cốp pha rút nước trong bê tông, cốp pha cho bê tông đúc sẵn, cốp pha tấm lớn… 1.2. Những yêu cầu kỹ thuật đối với ván khuôn 1.2.1. Yêu cầu về gia công và kết cấu ván khuôn a. Yêu cầu về gia công ván khuôn - Gỗ dùng để làm ván khuôn phải tốt, không bị cong vênh, mắt tậ, mục nát. - Có độ ẩm thích hợp để giảm bớt biến dạng trong thời gian sử dụng, ở trên khô dùng gỗ có độ ẩm thích hợp nhất là 18-23%, ở dưới nước là 23-45%. - Đảm bảo vững chắc, không bị biến hình khi chịu sức nặng của khối bê tông hoặc bê tông cốt thép mới đổ và những tải trọng khác trong quá trình thi công. - Đảm bảo đúng hình dạng và kích thước theo yêu cầu thiết kế. - Đảm bảo dựng lắp nhanh, tháo dỡ dễ dàng, không làm hư hỏng ván khuôn và không tác động đến bê tông. 69
  4. - Không gây khó khăn khi lắp đặt cốt thép và khi đổ, đầm bê tông. - Đảm bảo kín và bằng phẳng nếu không kín khít, nước xi măng bị rò rỉ làm thay đổi thành phần bê tông, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. - Ván khuôn dùng được nhiều lần (theo tiêu chuẩn luân lưu ván khuôn gỗ dùng được 6-7 lần, ván khuôn kim loại dùng trên 100 lần). b. Yêu cầu về kết cấu ván khuôn - Ván khuôn nên ghép thành từng tấm tiêu chuẩn (dùng để luân lưu). Với công trình khối lớn nếu lắp thủ công thì mỗi tấm ván tiêu chuẩn có chiều dài ít nhất là 3m và tăng theo bội số 0,5m, chiều rộng là 1m. Với công trình nhỏ thì tùy theo kích thước thực tế của công trình. Trọng lượng lớn nhất của mỗi tấm ván tiêu chuẩn không quá 120kg. - Kết cấu ván không ở những bộ phận thẳng đứng (như các mặt bên của dần, tường, cột…) phải đảm bảo tháo ra được mà không bị phụ thuộc vào việc tháo các ván khuôn, đà giáo còn lưu lại để chống đỡ (như ván khuôn ở đáy dầm). - Mặt ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu cần thiết của mặt bê tông theo yêu cầu của thiết kế. Với ván khuôn luân lưu thì mặt tiếp giáp với mặt bê tông phải bào nhẵn và bôi vật liệu chống dính, cạnh ván khuôn phải nhẵn và phẳng để đảm bảo ghép kín khít. - Ván khuôn của những kết cấu mòng, khi đổ bê tông dùng đầm chấn động, mặt ngoài phải vững chắc, chịu được rung động do đầm gây nên. - Sự giảm kích thước mặt cắt ngang của ván khuôn so với kích thước thiết kế: Với ván khuôn chịu uốn : Chiều rộng không quá 5%, chiều cao không được phép giảm. Với cấu kiện chịu kéo và nén: Diện tích mặt cắt ngang giảm không quá 5%. 1.2.2 Yêu cầu về lắp dựng ván khuôn - Khi vận chuyển, trục lên, hạ xuống phải làm nhẹ nhàng tránh va chạm, xô đẩy làm ván khuôn bị biến dạng, dây buộc để cẩu trục và vận chuyển không được ép mạnh vào ván khuôn. - Khi lắp dựng ván khuôn phải căn cứ vào mốc trắc đạc để kết cấu sau khi đổ nằm đúng vị trí thiết kế. - Khi ghép ván khuôn phải chừa lại một số lỗ ở phía dưới để làm vệ sinh, trước khi đổ bê tông phải bịt kín các lỗ đó lại bằng những tấm ván khuôn gia công sẵn. 70
  5. - Tránh dùng ván khuôn của tầng duwois làm chỗ dựa cho ván khuôn tầng trên. Trong trường hợp cần thiết phải làm như vậy thì ván khuôn tầng dưới không được tháo dỡ trước khi bê tông tầng trên đạt cường độ quy định. - Khi gia cố ván khuôn bằng những cây chống, giây chằng và móc neo thì phải đảm bảo không bị trượt, trật và phải căng để khi chịu lực ván khuôn không bị biến dạng. - Khi lắp dựng ván khuôn phải chú ý chừa lỗ để đặt trước những bộ phận cố định như bu lông, móc hay bản thép chờ sẵn… - Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng kích thước và vị trí của ván khuôn, nếu biến dạng do chuyển dịch phải có biện pháp xử lý thích đáng và kịp thời. Sai lệch cho phép của ván khuôn đã gia công Trị số sai lệch cho phép TT Tên sai lệch (mm) Sai lệch về chiều dài, chiều rộng của tấm so 1 +5 với kích thước thiết kế 2 Sai lệch chiều dài trong một tấm ván 3 Chênh lệch chiều dài của các tấm ván ghép cạnh nhau: 3 - Không bào 2 - Có bào  0,5 4 Chiều rộng khe hở giữa 2 tấm ván ghép 2 5 Ván khuôn cho kết cấu đặc biệt Do thiết kế quy định Sai lệch cho phép khi dựng lắp ván khuôn Trị số sai lệch cho phép TT Tên sai lệch (mm) Khoảng cách giữa các cột chống cốp pha, cấu kiện chịu uốn và khoảng cách giữa các trụ đỡ giằng ổn định, neo và cột chống so với khoảng 1 cách thiết kế: a. Trên mỗi mét dài  25 b. Trên toàn bộ khẩu độ  75 2 Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều thẳng đứng hoặc 71
  6. độ nghiêng thiết kế. a. Trên mỗi mét dài 5 b. Trên toàn bộ chiều cao của kết cấu: - Móng 20 - Tường và cột đỡ tấm sàn toàn 10 khối có chiều cao dưới 5m. - Tường và cột đỡ tấm sàn toàn 15 khối có chiều cao trên 5m. - Cột khung có liên kết bằng dầm 10 - Dầm và vòm 5 Sai lệch trục cốp pha so với thiết kế a. Móng 15 3 b. Tường và cột 8 c. Dầm xà và vòm 10 d. Móng dưới các kết cấu thép Theo quy định thiết kế Sai lệch trục cốp pha trượt, cốp pha leo và cốp 4 10 pha di động so với trục công trình 1.3. Cấu tạo và lắp dựng ván khuôn một số loại 1.3.1. Ván khuôn móng - Ván khuôn móng băng liên tục Gồm 2 tấm (mảng) gỗ hoặc thép có chiều cao bằng chiều cao móng. Phía dưới dùng chống xiên, trên mặt móng dùng các thanh văng 72
  7. - Ván khuôn móng băng có tiết diện phức tạp Có thể làm từ gỗ hoặc tấm thép định hình, hệ chống và giằng có thể làm từ gỗ hoặc ống thép với khóa liên kết - Ván khuôn móng cột dật cấp Gồm các hộp khuôn hình chữ nhật, hộp nọ đặt chồng lên hộp kia. Mỗi hộp khuôn gồm 2 cặp tấm khuôn (cặp nằm trong và cặp nằm ngoài), chiều dài cặp tấm khuôn ngoài lớn hơn cặp tấm khuôn nằm trong từ 20 – 25 cm. Chiều cao mỗi hộp khuôn bằng chiều cao bậc móng. Ở đầu các tấm ngoài có nẹp cữ để cố định các tấm trong. - Ván khuôn đài móng cọc Gồm mảng ván được ghép từ các tấm khuôn, hệ sườn và cây chống xiên. Nếu đài móng lớn, đài móng có yêu cầu cao về chất lượng và mỹ thuật thì ngoài sườn phải có thêm gông. 1.3.2. Ván khuôn cột - Một số loại ván khuôn cột Có thể làm từ gỗ xẻ, gỗ dán, gỗ ván ép, thép hoặc nhựa Ván khuôn bằng thép gồm tấm ván khuôn thép, sắt góc liên kết, gông. 73
  8. Ngoài ra còn có ván khuôn cột tròn được sản xuất từ thép tấm và sắt góc dùng để cho các công trình có số cột nhiều và đường kính cột lớn. Khi cột có chiều cao lớn hơn 2,5 cần để cửa đổ bê tông, chân cột để cửa nhỏ để vệ sinh trước khi đổ bê tông. - Một số loại gông cột Gông bằng gỗ xẻ dùng cho cột có tiết diện nhỏ, có cốp pha được làm từ gỗ xẻ ở những công trình nhỏ. Đối với những cột có tiết diện lớn người ta dùng gông bằng thép hình và thép ống => có ưu điểm là chịu lực khỏe, tháo lắp và vận chuyển đơn giản. - Chống đỡ cho ván khuôn cột Ván khuôn được chống đỡ ở gần đỉnh cột, giữa chiều cao cột và tại chân cột Cây chống thường bằng xà gỗ hoặc cây chống thép 1.3.3. Ván khuôn tường Có thể ghép từ ván gỗ hoặc kim loại, các tấm khuôn có thể được ghép 74
  9. Hiện nay, để giảm lao động thủ công trên công trường người ta đã sản xuất ván khuôn tường tổ hợp. Khi vận chuyển chúng tháo thành từng mảng, đến công trường được tổ hợp lại 1.3.4. Ván khuôn dầm, sàn Có thể được ghép từ các tấm khuôn thép định hình, ván gỗ (gỗ xẻ, gỗ dán) hay tấm khuôn nhựa. Ván khuôn dầm được cấu tạo từ 3 tấm : tấm đáy và 2 tấm thành. Ván khuôn sàn được đỡ bằng các đà, chống đỡ các đà là hệ cột chống. 75
  10. Hệ chống đỡ cho cốp pha dầm, sàn có thể là chống gỗ, cột chống thép đơn hay cột chống tổ hợp. Cột chống tổ hợp có ưu điểm cơ bản là tính ổn định cao, khả năng chịu lực lớn, dễ dàng chống đỡ các kết cấu ở độ cao lớn. Cột chống đơn có ưu điểm là lắp đặt dễ dàng. Hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp chống 2,5 tầng 1.3.5. Ván khuôn cầu thang Ván khuôn cầu thang bộ gồm 2 loại bản phẳng và bản bậc bê tông cốt thép (thông thường sử dụng loại bản phẳng) Cầu thang bản phẳng là cầu thang có bản dốc phẳng, bậc được xây bằng gạch. 1.3.6. Ván khuôn lanh tô kiêm ô văng Lanh tô kiêm ô văng gồm phần lanh tô nằm trong tường và phần ô văng đua ra ngoài để che mưa, nắng hắt vào cửa sổ. 76
  11. 1.3.7. Ván khuôn sê nô - Phương pháp lắp Gác ván đáy lên các đà ngang, những cây chống thẳng hoặc cây chống kiểu conson tỳ vào tường. Lắp ván thành Kiểm tra, điều chỉnh cao độ. Cố định ván khuôn bằng những nẹp, bọ giữ, thanh chống xiên, thanh văng, đóng những thanh giằng đảm bảo hệ thống chống đỡ ổn định 1.4. Kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn, đà giáo 1.4.1. Kiểm tra khi thi công từng tấm - Giữa các tấm gỗ ghép không có kẽ hở - Độ cứng của tấm phải đảm bảo yêu cầu - Mặt phải của tấm bằng phẳng - Không bị cong vênh, nứt tách 1.4.2 Nội dung cần kiểm tra - Kiểm tra các kẽ hở của từng tấm ván khuôn, kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau thành từng mảng. - Kiểm tra tim cốt và vị trí của kết cấu - Kiểm tra kích thước mặt trong theo bản kê thiết kế. 77
  12. - Kiểm tra mặt phẳng của ván khuôn - Kiểm tra những cách giữ mặt ván khuôn và cốt thép - Kiểm tra độ vững chắc và độ ổn định của hệ thống chống đỡ ván khuôn. 1.4.3. Những sai phạm thường gặp trong công tác ván khuôn - Gia công lắp đặt không đúng tim, cốt và vị trí sai phạm này sẽ ảnh hưởng đến công tác cốt thép, làm sai lệch vị trí những chi tiết đặt sẵn gây khó khăn cho những công việc tiếp theo  Nguyên nhân chủ yếu : Xác định không đúng tim cốt Gia công ván khuôn không đúng bản vẽ thiết kế Ván khuôn bị xô lệch, biến dạng trong quá trình thi công - Ván khuôn không đảm bảo hình dạng, kích thước, sai phạm này làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực cũng như chất lượng thẩm mỹ của công trình  Nguyên nhân chủ yếu : Gia công ván khuôn không đúng thiết kế Hệ thống cây chống, văng chống không chắc chắn làm cho ván khuôn dễ bị biến dạng khi đầm bê tông 1.4.4 Kiểm tra đà giáo - Kết cấu đà giáo : Đà giáo phải được lắp đặt đảm bảo kích thước, số lượng theo thiết kế. - Chống cột : Phải được kê, đệm, đặt lên trên nền cứng, đảm bảo ổn định. Hạn chế nối cột chống, các mối nối không được bố trí trên cùng một mặt cắt ngang và ở vị trí chịu lực lớn - Độ cứng và độ ổn định : cột chống được giằng chéo và giằng ngang đủ số lượng, kích thước và vị trí theo thiết kế. 1.5. Tháo dỡ ván khuôn đà giáo 1.5.1. Thời gian tháo dỡ ván khuôn Tiến hành sau khi bê tông đã đạt được cường độ cần thiết tương ứng Với ván khuôn thành đứng không chịu lực (trừ trọng lượng bản thân) được tháo khi cường độ bê tông đủ đảm bảo cho các góc và bề mặt không bị sứt mẻ hay sụt lở (≥ 25kG/cm2) Với bê tông khối lớn, để tránh xảy ra khe nứt phải căn cứ vào nhiệt độ chênh lệch cho phép trong và ngoài khối bê tông để xác định thời gian tháo dỡ ván khuôn. Bê tông khối lớn là khối bê tông có kích thước cạnh nhỏ nhất không dưới 2,5 m và chiều dày lớn hơn 0,8m. 78
  13. Với ván khuôn chịu tải trọng của khối bê tông đã đổ thì thời gian tháo dỡ ván khuôn phải căn cứ vào kết quả thí nghiệm, nếu không có điều kiện thí nghiện thì có thể dùng theo bảng sau 1.5.2. Yêu cầu kỹ thuật khi tháo dỡ ván khuôn Tránh va chạm hoặc gây chấn động mạnh, làm hư hỏng mặt ngoài, sứt mẻ góc cạnh. Khi tháo dỡ những bộ phận đặt tạm thời trong bê tông để tạo những lỗ hổng như chốt gỗ, ống tre… phải có biện pháp chống dính trước như bôi dầu thực vật hoặc xoay một vài lần trước khi bê tông đông cứng. Trước khi tháo dỡ đà giáo chống đỡ các ván khuôn chịu lực, thì phải tháo trước ván khuôn ở mặt bên và kiểm tra chất lượng của bê tông, nếu chất lượng bê tông quá xấu, nứt nẻ, nhiều lỗ rỗng… thì chỉ được tháo dỡ khi bê tông được xử lý củng cố vững chắc. 2. Công tác cốt thép 2.1. Thép dùng trong bê tông 2.1.1. Tác dụng của cốt thép trong bê tông Bê tông chịu nén tốt, chịu kéo kém trong khi cốt thép chịu nén và chịu kéo đều tốt. => đặt cốt thép trong cấu kiện bê tông làm : Tăng khả năng chịu nén từ đó giảm được tiết diện cấu kiện bê tông Giúp tăng mạnh khả năng chịu kéo của cấu kiện, giúp cấu kiện chịu uốn như dầm bê tông cốt thép có thể vượt được nhịp lớn. Khi đông kết bê tông dính chặt vào cốt thép và nhờ lực dính đó sẽ hạn chế vết nứt của bê tông trong cấu kiện bê tông cốt thép 2.1.2. Phân loại thép - Phân theo hình dáng bên ngoài Thép thanh hay thép sợi hình tròn trơn ( nhóm AI). Thép thanh hay thép sợi hình tròn có gờ (nhóm AII, AIII). - Phân theo phương pháp chế tạo Thép thanh cán nóng : + Loại tròn trơn: nhóm AI. + Loại có gờ: nhóm AII, AIII. Thép sợi kéo nguội. - Phân theo cường độ chịu lực 79
  14. Nhóm AI: Rk = 2100kg/cm2 (1   40). Nhóm AII: Rk = 2700kg/cm2 (10   40). Nhóm AIII: Rk = 3400kg/cm2  3600kg/cm2 (10   40 ). Thép dự ứng lực (thép cường độ cao): Rk = 10.000kg/cm2  18.000kg/cm2. - Phân thép chức năng và trạng thái làm việc của từng thanh trong kết cấu Thép chịu lực. Thép cấu tạo... 2.1.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cốt thép Đúng chủng loại, số lượng, đường kính.. phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5574:1991 ; TCVN 1651:1985 Khi thay thế thể loại, số hiệu của cốt thép phải dựa vào cường độ tính toán trong tài liệu thiết kế và cường độ cốt thép thực tế để thay đổi diện tích mặt cắt của cốt thép một cách thích ứng. Khi thay đổi đường kính nhưng cùng số hiệu, thì phạm vi thay đổi đường kính không nên vượt quá 4 mm, tổng diện tích mặt cắt ngang của cốt thép thay thế không nhở hơn 2% hoặc lớn hơn 3% so với thiết kế. Trước khi sử dụng cốt thép phải thí nghiệm kéo, uốn, mối hàn nếu cốt thép không rõ số hiệu thì phải thí nghiệm xác định các giới hạn bền, giới hạn chảy của thép mới được sử dụng Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép trước khi gia công đảm bảo mặt phải sạch, không có vẩy sắt và gỉ rơi ra khi gõ búa. Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì laoij thép đó sử dụng theo diện tích thực tế. Các thanh thép phải được kéo, uốn và nắn thẳng trước khi gia công theo hình dạng của thiết kế, độ cong vênh còn lại không vượt quá độ sai lệch cho phép 2.1.4. Bảo quản thép sau khi gia công Bảo quản nơi khô ráo, có kho có mái che. Thép trong kho phải được kê 2 đầu, một đầu thấp một đầu cao và cách mặt đất tối thiểu 30 cm. 2.2. Gia công cốt thép 2.2.1. Nắn thẳng cốt thép Cốt thép trước khi cắt, uốn thì phải được sửa hay nắn thẳng. Đối với thép cuộn ( < 10mm) ta dùng tời để nắn thẳng cốt thép. Tời nắn thẳng có thể là tời điện hay tời tay. Khi tời thép cần phải có khoảng sân có chiều dài từ 30  50m. 80
  15. Sân phải bằng phẳng. Cuộn thép cần được nắn thẳng phải đặt trên một giá có trục quay để thanh thép không bị xoắn. Với thép có   10mm thường có chiều dài 11.7m, thanh thép được uốn chữ U vì lý do vận chuyển từ nhà máy sản xuất đến kho hay công trình, từ kho đến công trường...Do đó trước khi thi công uốn, cắt thanh thép phải được nắn thẳng. Dùng sức người để bẻ hai nhánh U cho tương đối thẳng rồi dùng vam, búa để sửa cho thẳng. 2.2.2. Cạo gỉ Cốt thép trước khi gia công, lắp đặt hay đổ bêtông phải được cạo rỉ. Có thể cạo rỉ sắt bằng bàn chải sắt hay có thể tuốt thép trong cát để làm sạch rỉ. 2.2.3. Cắt cốt thép - Đo lấy mức: Trước khi cắt, uốn thanh thép phải được đo và làm dấu để sau khi gia công đảm bảo hình dáng, kích thước so với thiết kế, dùng thước đo và đánh dấu trên thanh thép bằng phấn trắng hay sơn. Đối với những thanh thép có gia công uốn phải kể đến sự giãn dài của cốt thép khi uốn. + Khi uốn cong 450 thì thép giãn dài thêm 0,5d. + Khi uốn cong 900 thì thép giãn dài thêm 1d và uốn cong 1800 thì a) 3 c) 1 5 4 2 7 b) 2 3 3 6 1 7 4 a. Bàn uốn quay được; b. Bàn uốn cố định;c. Chi tiết vam uốn. 1. Thanh thép được uốn; 2. Bàn uốn; 3. Chốt giữ; 4. Chốt cố định; 5. Chốt uốn; 6. Vam uốn; 7. Hướng uốn. 81
  16. giãn dài thêm 1,5d ( với d là đường kính cốt thép). - Cắt cốt thép Cốt thép có   8mm dùng kéo để cắt. Thép có   18mm dùng đục và búa để cắt, có thể dùng cưa máy để cắt. Thép có  > 18mm dùng máy cắt hay máy hàn, dùng cưa để cắt. 2.2.4. Uốn cốt thép Dùng vam để uốn các thép có   8mm. Đối với thép có đường kính lớn hơn dùng bàn uốn để uốn. Bàn uốn có thể xoay bằng sức người hay dùng tời để xoay. Có thể dùng bàn uốn cố định và kết hợp các vam để uốn thép. 2.2.5. Nối cốt thép Phải nối cốt thép vì để đảm bảo chiều dài thanh thép khi thiết kế, hay để tận dụng thép thừa, Nối cốt thép nhằm tiết kiệm thép. Có hai cách nối cốt thép: nối buộc (nối mối ướt) và nối hàn (nối mối khô). * Nối buộc - Áp dụng: Nối buộc chỉ áp dụng cho những trường hợp sau: + Đường kính các thanh thép cần nối   16mm. + Những thanh thép đã được gia cường nguội. - Phương pháp Hai thanh thép nối được đặt chồng lên nhau theo đúng chiều dài nối yêu cầu. Dùng thanh mềm có  = 1mm buộc lại. Mối nối chỉ chịu lực khi bê tông đã đạt được cường độ thiết kế. - Yêu cầu kỹ thuật Không nối cốt thép tại các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với thép trơn, không quá 50% đối với cốt thép gờ. Trong các mối nối cần buộc ít nhất tại 3 vị trí (đầu, cuối và giữa). Khi nối buộc cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối thép tròn trơn. Cần uốn thép để 2 thanh thép nối làm việc đồng trục. Chiều dài đoạn nối buộc (lnối) của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép không được nhỏ hơn 250mm đối với cốt thép chịu kéo; không nhỏ hơn 82
  17. 200mm đối với cốt thép chịu nén và không được nhỏ hơn giá trị sau: (trong bảng d: là đường kính thanh thép). Chiều dài nối buộc Vùng chịu kéo Vùng chịu nén Loại cốt thép Dầm, Kết cấu Đầu cốt thép Đầu cốt thép tường khác có móc không có móc Cốt thép trơn cán nóng 40d 30d 20d 30d Cốt thép có gờ cán nóng 40d 30d - 20d Cốt thép kéo nguội 45d 35d 20d 30d * Nối hàn - Đặc điểm-áp dụng Cốt thép nối bằng phương 5 6 pháp hàn có khả năng chịu lực được ngay sau khi nối. 1 Được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Việc nối hàn được 4 3 2 áp dụng đối với cốt thép có  > 16mm. - Các phương pháp hàn 8 7 + Phương pháp hàn tiếp điểm Nguyên lý hàn: Điện áp Hình 9-8. Hàn đối đầu được hạ từ 380 V xuống còn 3  9 1, 2. Thanh thép được hàn; 3. Cực hàn cố định; V nhờ máy biến áp. Hai thanh thép 4. Cực hàn ép; 5. Kích giữ cố định; 6. Kích giữ di được đặt tiếp xúc nhau tại vị trí động; 7. Kích ép; 8. Máy biến áp. định hàn và được kẹp giữa hai cực của máy hàn. Hai cực hàn được nối với dòng điện thứ cấp. Khi đóng mạch, dòng điện sẽ phóng qua hai cực làm cho hai thanh thép hàn được nung đỏ lên, lúc đó dùng một lực mạnh ép hai cực hàn lại với nhau để cho hai thanh thép dính lại. Áp dụng: Hàn tiếp điểm thường dùng để hàn lưới, hàn khung với cốt thép có   10mm. + Phương pháp hàn đối đầu Nguyên lý: dòng điện cao áp 380V được hạ xuống 1.2  9V nhờ máy biến áp (7). Cho dòng điện thứ cấp chạy qua hai cực hàn (3), (4) và truyền tải hai 83
  18. thanh thép được hàn. Tại điểm tiếp xúc của hai đầu thanh thép điện trở lớn lên làm sinh nhiệt đốt đỏ hai đầu thanh thép. Lúc này dùng một lực với áp lực  = 200  600kg/cm2 để ép hai đầu thanh thép dính lại với nhau. Áp dụng: Hàn đối đầu chỉ áp dụng với thép chịu nén có đường kính   12mm. Hàn đối đầu có hai chế độ hàn: Hàn liên tục: Hai thanh thép được ép một lần cho đến khi được dính lại vơi nhau. Mật độ dòng điện khoảng 800(A/cm2) . Ap dụng để hàn thép nhóm C1. Hàn không liên tục: là hai thanh thép được ép vào rồi nhả ra một vài lần đến khi dính lại với nhau. Mật độ dòng điện khoảng 250700 (A/cm2) áp dụng để hàn cho các nhóm thép C2 , C3. +Hàn hồ quang Nguyên lý: Dùng dòng thứ cấp có hiệu điện thế từ 40V  60V tạo ra tia hồ quang đốt cháy que hàn lấp trống chổ hàn. Hai thanh thép được hàn đặt cách nhau một khoảng 2  4mm. Que hàn được đặt cách vị trí hàn một khoảng 2  4mm trong suốt quá trình hàn. Áp dụng: Hàn hồ quang được áp dụng phổ biến trong xây dựng. Chỉ hàn cốt thép có   8mm. Hàn hồ quang có các kiểu hàn thông dụng sau : Hàn đối đầu. Hàn chắp. Hàn ốp thép tròn. Hàn máng (máng U hay V). Yêu cầu kỹ thuật: Bề mặt mối hàn phải nhẵn, không cháy không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt. Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn. Nối cốt thép trong vùng chịu nén thì lnối  5d; Nối trong vùng chịu kéo thì lnối  10d; với d là đường kính của thanh thép. 84
  19. Đảm bảo sự đồng trục của các thanh thép được hàn. a) 1 4 b) 4 1 1 4 1 4 1 2 1 3 1 1 1 1 c) (510) d) >10 3 3 Các kiểu nối hàn cốt thép a) Hàn nối đối đầu; b) Hàn nối chắp; c)Hàn nối ốp thép tròn; d) Hàn nối máng U hay V. 1. Các thanh thép được hàn nối (có đường kính ); 2. Thanh thép ốp (có đường kính d = 0,75); 3. Máng hàn bàng thép U hay V; 4. Đường hàn nối. 2.3. Lắp dựng cốt thép 2.3.1. Những quy định chung về lắp dựng cốt thép - Cốt thép phải đảm bảo vệ sinh, phải được đánh gỉ, vệ sinh sạch sẽ bùn, đất... - Các bộ phận cốt thép lắp dựng trước không gây ảnh hưởng đến các bộ phận cốt thép lắp dựng sau. - Phải có biện pháp ổn định vị trí cốt thép trong khuôn không để biến dạng trong suốt quá trình đổ bêtông. - Cốt thép phải đúng chủng loại theo thiết kế. Nếu trên thị trường hay trên công trường không có thì tuỳ theo mức độ và được sự cho phép của Đơn vị chức F R năng, có thể qui đổi cốt thép theo công thức: F'a = a a trong đó: Fa , Ra: diện R 'a tích và cường độ của cốt thép theo thiết kế; Fa’, Ra’: diện tích và cường độ của cốt thép thay thế. - Cốt thép đặt vào khuôn phải đúng hình dáng, kích thước, số thanh, vị trí. - Phải bảo đảm bề dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Để tạo lớp bê tông bảo vệ, con kê phải được chế tạo bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép và phá huỷ bê tông, thông thường được chế tạo bằng vữa xi măng hay bằng nhựa. - Việc liên kết các thanh thép khi lắp dựng cần phải đảm bảo yêu cầu sau: Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ. 85
  20. Trong mọi trường hợp, các góc của đai thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn đính 100%. Đối với các lưới thép thì tất cả các giao điểm theo chu vi đều phải buộc (hay hàn), các giao điểm bên trong thì buộc (hàn) cách một. 2.3.2. Lắp đặt cốt thép tại một số cấu kiện thường gặp - Lắp đặt cốt thép móng độc lập - Lắp đặt cốt thép cột 86
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0