PGS.TS Phạm Văn Chuyên
5
Đo đạc trắc địa khác với đo đạc thủy văn, đo đạc khí tượng ,…..
8/ Đo cao.
1-2. MẶT THỦY CHUẨN VÀ ĐỘ CAO.
1/Độ cao H là một trong ba yếu tố (x, y, H) để định vị điểm trong không gian. Vậy độ cao
H là gì?
2/ Độ cao (thủy chuẩn) của một điểm là khoảng cách theo phương dây dọi kể từ điểm ấy
đến mặt thủy chuẩn (hình 1.2).
HA = AA0.
Hình 1.2.
Ví dụ đỉnh núi Everest cao 8.848 mét..
3/ Phương dây dọi là phương của sợi dây treo vật nặng.
4/ Mặt thủy chuẩn (gêôit)là mặt nước biển trung bình yên tĩnh tưởng tượng kéo dài xuyên
qua các lục địa làm thành một mặt cong khép kín có pháp tuyến tại mỗi điểm trùng với phương dây
dọi đi qua điểm ấy.
5/Việt Nam chọn gốc của mặt thủy chuẩn tại Hòn Dấu (Đồ Sơn – Hải Phòng.).
1-3.ĐỊNH VỊ ĐIỂM THEO HỆ QUI CHIẾU QUỐC TẾ WGS-84.
1.Phạm vi .
1/Từ năm 1984 thế giới sử dụng hệ qui chiếu WGS-84 để định vị điểm.
2/Hiện nay việc đo đạc GPS của Mỹ theo hệ này.
2.Qủa đất quốc tế [C,CN].
1/C=tâm của quả đất quốc tế WGS-84.
2/CN=Trục quay của quả đất quốc tế WGS-84 (N là cực bắc).
3/[ꓕCN,C]=Mặt phẳng xích đạo của quả đất quốc tế WGS-84.Đó là mặt phẳng vuông góc
với trục quay CN tại C.