Kế toán – kiểm toán ngân hàng<br />
Biên tập bởi:<br />
Đại học Huế<br />
<br />
Kế toán – kiểm toán ngân hàng<br />
Biên tập bởi:<br />
Đại học Huế<br />
Các tác giả:<br />
Đại học Huế<br />
<br />
Phiên bản trực tuyến:<br />
http://voer.edu.vn/c/400a17f4<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
1. Khái niệm – bản chất kiểm toán.<br />
2. Hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
3. Một số khái niệm trong kiểm toán<br />
4. Phương pháp và quy trình kiểm toán<br />
5. Kiểm toán ngân hàng<br />
6. Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng<br />
7. Chuyên đề kế toán nghiệp vụ huy động vốn<br />
8. Kế toán TSCĐ, CCLĐ, TN, CP<br />
9. Bài tập<br />
Tham gia đóng góp<br />
<br />
1/46<br />
<br />
Khái niệm – bản chất kiểm toán.<br />
Khái nịêm – bản chất kiểm toán.<br />
KN: Là một quá trình do các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm<br />
thu thập các bằng chứng về những thông tin có thể định lượng được của một tổ chức và<br />
đánh giá chúng nhằm them định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin đó<br />
với các chuẩn mực đó được thiết lập.<br />
Phân loại hoạt động kiểm toán:<br />
a/ Phân theo chức năng:<br />
a.1 Kiểm toán hoạt động: là quá trình kiểm tra nhằm đánh giá về sự hữu hiệu và tính<br />
hiệu quả của các hoạt động từ đó đề xuất ra các phương án cải tiến.<br />
Thẩm định và đánh giá các hoạt động trên 2 góc độ;<br />
_ Sự hữu hiệu: nói đến khả năng hoàn thành mục tiêu<br />
- Sự hiệu quả : Kết quả đạt đựơc và chi phí bỏ ra<br />
Đối tượng đa dạng lấy từng các doanh nghiệp có hoạt động khác nhau, có thể bao gồm<br />
việc rà soát lại hệ thống kế toán, các hệ thống cơ chế kiểm tra kiểm soát, để tăng cường<br />
tính hiệu quả.<br />
-Kiểm tra tính hiệu quả: Các hoạt động huy động phân phối và sử dụng nguồn lực đó<br />
NTN:<br />
Tài lực + Nhân lực + Vật lực + Thông tin.<br />
-Kiểm tra và đánh giá các hoạt động hiệu quả của các bộ phận chức năng hoặc hiệu quả<br />
qui trình sản xuất mới lắp đặt.<br />
-Chủ thể tiến hành kiểm toán hoạt động : kiểm toán viên bên trong ( kiểm toán nội bộ)<br />
cũng có thể là kiểm toán nhà nước , hay độc lập :<br />
-Chuẩn mực và thước đo: đa dạng và phù hợp với thông tin được kiểm toán, không có<br />
chuẩn mực chung và việc lựa chọn chuẩn mực dựa vào ý kiến chủ quan cũng như kinh<br />
nghiệm của kiểm toán viên.<br />
<br />
2/46<br />
<br />
Kết quả kiểm toán : Phục vụ cho các doanh nghiệp được kiểm toán và cho chính bản<br />
thân doanh nghiệp.<br />
a.2 Kiểm toán tuân thủ:<br />
Là việc kiểm tra nhằm đánh giá việc tuân thủ chấp hành pháp luật ,các chính sách chế<br />
độ , những quyết định.<br />
Đối tượng :Chấp hành văn bản, các quyết định, nghị quyết của ban giám đốc, nội quy<br />
của cơ quan luật pháp, cơ chế quản lý , Kiểm tra tính chấp hành các nguyên tắc, quy<br />
trình nhiệm vụ.<br />
-Các chuẩn mực để đánh giá : các văn bản pháp luật, các quy định hiện hành .<br />
-Các chủ thể tham gia là kiểm toán nhà nước và kiểm tra nội bộ là chủ yếu .<br />
- Kết quả kiểm toán phục vụ cho các cấp có thẩm quyền liên quan , và giám đốc .<br />
a. 3 Kiểm tóan báo cáo tài chính<br />
Là việc kiểm tra và đưa ra nhận xét về tính chung thực hợp lý của các báo cáo tài chính<br />
của đơn vị nào đó .<br />
- Đối tượng là các báo cáo tài chính ;<br />
+ Bảng cân đối tài sản .<br />
+ Kết quả hoạt động kinh doanh .<br />
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ<br />
+ Thuyết minh các báo cáo tài chính .<br />
+ Bảng cân đối tài khoản .<br />
- Chủ thể chủ yếu là kiểm toán độc lập<br />
- Chuẩn mực để đánh giá :Lấy các chuẩn mực kế toán là chế độ kế toán hiện hành.<br />
-Kết quả kiểm toán phục vụ cho những người sử dụng báo cáo tài chính , cho bên thứ 3<br />
đó là ngân hàng,bạn hàng , cổ đông .<br />
b. phân theo chủ thể kiểm toán<br />
<br />
3/46<br />
<br />