Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2
lượt xem 117
download
Nối tiếp nội dung phần 1 cuốn giáo trình "Tài chính quốc tế", phần 2 giới thiệu tới người đọc các kiến thức: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá, học thuyết ngang giá sức mua - PPP, học thuyết ngang giá lãi suất - IRP, hệ thống tiền tệ quốc tế,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2
- 166 Chương 4: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá Bảng 4.1: Nhu cầu phái sinh về USD. Giá hàng Tỷ giá Giá hàng hoa Khối lượng Cáu USD của Thời gian hoa NK NK tính cầu NK của VND/ŨSD Việt Nam bằng USD bằng VND Việt Nam (t) p* E p Mo 1 10 14.000 140.000 1.400 14.000 2 10 15.000 150.000 1.200 12.000 3 10 16.000 160.000 1.000 10.000 4 10 17.000 170.000 900 9.000 5 10 18.000 180.000 800 8.000 6 lo 19.000 190.000 700 7.000 7 10 20.000 200.000 600 6.000 D USD =P'-M Q Khi USD lên giá từ 14.000 VND đến 20.000 VND làm cho giá hàng hoa nhập khẩu tính bằng VND tăng lên từ 14.0000 VND lên 200.000 VND, dẫn đến khối lượng nhập khẩu của Việt Nam giảm từ 1.400 xuống 600. Do khối lượng nhập khẩu của Việt Nam giảm, làm cho cầu USD cũng giảm từ $14.000 xuống $6.000. Bởi vì giá USD tăng làm cho cầu USD giảm, do đó, đường cầu USD là một đường có độ nghiêng đi xuống từ trái qua phải như được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây. Đồ thi 4.1: Đường cầu USD E(VND/USD) 20.000 16.000 14.000 0 6.000 10.000 14.000 Q(USD) © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiễn - Học viện Ngàn hàng
- Chương 4: Những vấn đê cơ bản về tỷ giá 167 Trong mô hình đơn giản này, cầu USD phụ thuộc vào cầu nhập khẩu hàng hoa của Việt Nam. Tại mỗi mức tỳ giá nhất định, bất cứ nhân tố nào làm tâng cầu nhập khẩu hàng hoa của Việt Nam đều làm cho cầu USD tăng lên và làm dịch chuyển đường cầu D sang phải. Những nhân tố làm dịch chuyển đường cầu USD sang phải bao gồm: 1. Thu nhập của dân chúng Việt Nam tăng lên. 2. Giá hàng hoa VN tăng tương đối so với hàng hoa nước ngoài. 3. Dân chúng Việt Nam ưa thích dùng hàng ngoại hơn. 4. Hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối. Tất cả những nhân tố này đều làm tâng cầu nhập khẩu hàng hoa của Việt Nam, do đó, làm tăng cầu USD, kết quả là đường cầu USD dịch chuyển sang phải. BI Đường cung ngoại tệ (cung ƯSD): Về thực chất, cung USD chính là cầu về VND. Bảng dưới đây biểu diễn đường cung USD được bắt nguồn từ nhu cầu của người nưóc ngoài muốn nhập khẩu hàng hoa của Việt Nam. Bảng 4.2: Cung USD bát nguồn từ nhu cầu nhập khẩu hàng hoa Việt Nam Giá hảng hoa Giá hàng Khối lương Thời XK của VN Tỷ giá hoa XK VN Cầu VND Cung USD gian XK của VN bằng VND VND/USD bằng USD (t) p E p* D\ND 1 200.000 14.000 14,29 600 120.000.000 8.571 2 200.000 15.000 13,33 700 140.000.000 9.333 3 200.000 16.000 1.2,50 800 160.000.000 10.000 4 200.000 17.000 11,76 950 190.000.000 11.176 5 200.000 18.000 11,11 1.100 220.000.000 12.222 6 200.000 19.000 10,53 1.225 245.000.000 12.895 7 200.000 20.000 10,00 1.350 270.000.000 13.500 D. p VND _ _ Y ~ n ~V' Q USD © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến • Học viện Ngân hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 168 Chương 4: Những vấn đề cơ bàn về tỷ giá Chúng ta thấy rằng, khi USD lẽn giá làm cho hàng hoa xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn đối với người nước ngoài, dẫn đến kết quả là: cầu hàng hoa xuất khẩu của Việt Nam tăng, do đó, cầu VND cũng tăng trên thị trường ngoại hối, nghĩa là cung USD cũng tăng lên để thoa mãn nhu cầu tăng về VND. Như vậy, khi USD lên giá (giá USD tăng) thì cung USD cũng tăng, điều này nói lên rằng đường cung USD là đường có độ nghiêng đi lên từ trái qua phải như được biểu diễn bằng độ thị dưới đây. Đổ thi 4.2: Đường cung USD E(VND/USD) 0 8.571 10.000 13.500 Q(USD. Như vậy, đường cung USD phụ thuộc vào cầu nhập khẩu cùa nước ngoài đối với hàng hoa Việt Nam. Tại mỗi mức tỷ giá nhất định, bất cứ nhãn tố nào làm tăng cẩu xuất khẩu hàng hoa của Việt Nam, đều làm cho cung USD tăng lên và làm dịch chuyển đưòng cung s sang phải. Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung USD sang phải bao gồm: 1. Thu nhập của người nước ngoài tăng. 2. Giá hàng hoa ở nước ngoài tăng tương đối so với VN. 3. Nguôi nước ngoài ưa thích dùng hàng của VN hơn. 4. Hoạt động can thiệt của NHTW trên thị trường ngoại hối. Tất cả những nhân tố này đều làm tăng cầu xuất khẩu hàng hoa của VN, do đó, làm tăng cầu về VND và tăng cung ƯSD, kết quả là đường cung USD dịch chuyển sang phải. © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiền - Học viện Ngăn háng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 4: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá 169 cl Hình thành tỷ giá theo quan hệ cung cầu: Điểm giao nhau của đường cầu D và đường cung s xác định tỷ giá trên thị trường ngoại hối. Tại điểm giao nhau: cung cẩu USD là bằng nhau và là 10.000 USD; tỷ giá là tỷ giá cân bằng và là Ì USD = 16.000 VND. Đổ thi 4.3: Sự hình thành tý giá càn bàng trên thị trường ngoại hối. E(VND/USD) • s 16.000 D • 0 10.000 Q(USD) Một trong những nội dung chủ yếu của Hệ thống Bretton Woods là hệ thống chế độ tỷ giá cố định. Tỷ giá của mỗi đồng tiền quốc gia được neo cố định với USD và chỉ được dao động trong một biên độ hẹp so với tỷ giá trung tâm. Vào năm 1973 Hệ thống Bretton Woods sụp đổ, tỷ giá của hầu hết các đồng tiền chính được thả nổi, tức được xác định tụ do bời các lực lượng thị trường theo quy luật cung cầu. Điểm khác nhau căn bản giữa chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định được phản ánh thông qua vai trò của NHTVV trong các chế độ tỷ giá này và được phân tích trên cơ sở quan hệ cung cầu dưới đây. 3.2.2. VAI TRÒ CỦA NHTVV TRONG CHE ĐỘ TỶ GIÁ THẢ Nổi Trong chế độ tỳ giá thả nổi hoàn toàn, NHTW không can thiệp nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá thông qua hoạt động mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối. NHTW để cho tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do bởi quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối, như được mô tả bằng đồ thị dưới đây. © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngán hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 170 Chương 4: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá Đổ thi 4.4: Chế độ tỷ giá thả nổi - Cầu tăng. E(VND/USD) D, D, 0 Qo Q, Q* Q(USD) Trên đồ thị 4.4, trạng thái tỷ giá cân bằng ban đầu được xác định bởi điểm giao nhau giữa đường cầu D|| và đường cung Si, ở mức tỷ giá cân bằng E . Do cầu nhập khẩu hàng hoa của Việt Nam tăng làm dịch chuyển 0 đường cầu từ Do đến Dị. Tại mức tỷ giá ban đầu E : 0 Cung USD là Q„, Cầu USD là Q'; Q„ < Q\ tức Cầu > Cung, làm cho tỷ giá chịu áp lực tăng. Vì đây là chế độ tỳ giá thả nổi, nên tỷ giá tự động tăng từ E(, đến E,. Tại mức tỷ giá EỊ{EI> E ): n Do E, > Eo làm cho Cung USD tăng từ Q„ đến Q, và Cầu USD giảm từ Q* xuống Q,, khiến cho Cung Cầu bằng nhau và thị trường ưở nên cân bằng ở trạng thái mới là (E|, QiỊ. Như vậy, trong chế độ tỷ giá thả nổi, cầu tăng làm cho: - Tỷ giá tâng, tức ngoại tệ lên giá, còn nội thì giảm giá. - Khối lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường tăng. © PGS. TS. Nguyễn Vẫn Tiễn • Học viện Ngàn hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 4: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá 171 Đổ thi 4.5: Chê độ tỷ giá thả nổi - Cung tàng. E(VND/USD) 0 Q„ Q, Q" Q(USD) Trẽn đồ thị 4.5, trạng thái tỷ giá cân bằng ban đầu được xác định bời điểm giao nhau giữa đường cầu D và đường cung s,, ở mức tỷ giá cân 0 bằng Eọ. Do cầu xuất khẩu hàng hoa Việt Nam tăng làm dịch chuyển đường cung từ Su đến S|. Tại mức tỷ giá ban đầu E :0 Cầu USD là Qo, Cung u s ó là Q*; Q„ < Q*, tức Cung > Cầu, làm cho tỷ giá chịu áp lực giảm. Vì đây là chế độ tỷ giá thả nổi, nên tỷ giá tự động giảm từ Eị, đến E|. Tại mức tỷ giá É/(É/ < E ); fí Do E| < Eo làm cho Cầu USD tăng từ Q„ đến Q, và Cung USD giảm từ Q* xuống Q|, khiến cho Cung Cầu bằng nhau và thị trường trỏ nên cân bằng ởtrạng thái mối là (Ej, QiỊ. Như vậy, trong chế độ tỷ giá thả nổi, cung tăng làm cho: - Tỷ giá giảm, tức ngoại tệ giảm giá, còn nội thì lên giá. - Khối lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường tăng. Qua phân tích cho thấy, bản chất của chế độ tỷ giá thả nổi là việc tỷ giá tự điêu chỉnh để phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trẽn thị trường ngoại hối, do đó vai trô của NHTW trên thị trường ngoại hối là hoàn toàn trung lập. © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiễn • Học viện Ngắn hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 172 Chương 4: Những vấn đê cơ bản vẽ tỷ giá 3.2.3. VAI TRÒ CỦA NHTW TRONG CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ cố ĐỊNH Giả sử tại thời điểm xuất phát, NHTW ân định tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) ở mức cân bằng cùa thị trường tại điểm giao nhau của đường cung s„ và đường cầu Dị, là E . Đế đơn giản, chúng ta giả định CR NHTW không qui định biên độ dao động xung quanh tỷ giá trung tâm. Sau đây chúng ta sẽ xem xét vai trò của NHTVV trong chế độ tỷ giá cố định khi các lực lượng cung cầu trên thị trường ngoại hôi thay đổi. Đổ thi 4.6: Chế độ tỳ giá cố định - Cầu tăng. E(VND/USD) A /So ^ / Si* \/Interventipn —• 0 Q„ Q, Q(USD) Từ đồ thị 4.6 cho thấy, cầu USD tăng làm dịch chuyển đường cầu sang phải từ D|| đến D,; cầu USD tăng tạo áp lực nâng giá (revalue) USD từ É c lên E* (tức tạo áp lực phá giá VND). Để duy trì tỷ giá cố định (tránh phải phá giá VND), NHTW phải can thiệp lên thị trường ngoại hối bằng cách bán ra một lượng USD bằng khoảng cách Q,|Q| để mua VND vào. Hành động can thiệp của NHTW làm dịch chuyển đường cung USD từ S|| đến S| . Như vậy, thông qua can thiệp, NHTW đã thoa mãn toàn bộ lượng N cầu USD phụ trội so với cung, do đó tỷ giá vẫn được duy trì không đổi ờ mức E . Hành động can thiệp của NHTW làm giảm dự trữ ngoại hối CR quốc tế bằng USD của Việt Nam, đồng thời làm cho lượng tiền VND trong lưu thông co lại. Do lượng tiền trong lưu thông co lại, cho nên để trách hậu quả giảm phát, NHTW phái tiến hành một giao dịch trên thị trường mở bằng cách mua các chứng khoán vào để bơm thêm tiền vào lưu thông tương đương với lượng VND thu được từ bán USD. © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngàn hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 4: Những vấn đê cơ bản vê tỷ giá 173 Đổ thi 4.7: Chẻ độ tỷ giá cố định - Cung tăng. E(VND/USD) 0 Q„ Q, Q(USD) Từ đồ thị 4.7 cho thấy, cung USD tăng làm dịch chuyển đường cung sang phải từ S(| đến s,; cung USD tăng tạo áp lực phá giá (devalue) USD từ E xuống E* (tức tạo áp lực nâng giá VND). Để duy trì tỷ giá cố m định (tránh phải nâng giá VND), NHTW phải can thiệp lên thị trường ngoại hối bằng cách mua vào một lượng USD bằng khoảng cách Q„Q| để bán VND ra. Hành động can thiệp của NHTW làm dịch chuyển đường cầu USD từ Dị, đến D| . Như vậy, thông qua can thiệp, NHTW đã hấp thụ N toàn bộ lượng cung USD phụ trội, do đó tỷ giá vẫn được duy trì không đổi ở mức E . Hành động can thiệp của NHTW làm tăng dự trữ ngoại hối CR quốc tế bằng USD của Việt Nam, đổng thời làm cho lượng tiền VND trong lưu thông tăng. Do lượng tiền trong lưu thông tăng, cho nên để trách hậu quả lạm phát, NHTW phải tiến hành một giao dịch trên thị trường mở bằng cách bán các chứng khoán để hút bớt tiền từ lưu thông tương đương với lượng VND bơm vào từ bán USD. Qua phân tích cho thấy, trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW phải duy trì một lượng dự trữ ngoại hối nhất định để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá cố định. Khác với chế độ tỷ giá thả nổi, trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW là người can thiệp để duy trì tỷ giá trung tâm trên thị trường. Cũng giống như trẽn các thị trường hàng hoa khác, khi chính phủ cố định giá cả thì luôn tồn tại một độ lệch nhất định © PGS. TS. Nguyễi Văn Tiến - Học viện Ngân hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 174 Chương 4: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá giữa cung và cầu trên thị trường, dẫn đến tỷ giá trung tâm bị lệch khỏi tỷ giá càn bằng cung cầu (tức tỷ giá thị trường). Nếu tỷ giá trung tâm do NHTW ấn định thấp hơn tỷ giá thị trường, thì ta nói rằng nội tộ được định giá quá cao (overvalued) và ngoại tệ được định giá quá thấp; nếu tỳ giá trung tâm cao hơn tỷ giá thị trường, thì ta nói rằng nội tệ được định giá quá thấp (undervalued) và ngoại tệ được định giá quá cao; trường hợp cá biệt, nếu tỷ giá trung tâm bằng tỷ giá thị trường, thì ta nói rằng nội tệ được định giá cán bằng (equilibrium). Để tránh áp lực phá giá hay nâng giá nội tệ, NHTW buộc phải hấp thụ toàn bộ độ lệch giữa cung và cầu ngoại tệ bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối. Điểm cần lưu ý là, trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, tỷ giá được tự do biến động, nên cung cầu ngoại hối trên thị trường luôn ở trạng thái cân bằng, do đó, nội tệ không bị định giá quá cao hay quá thấp, nên tỷ giá luôn đạt được trạng thái cân bằng (equỉlibrìum). Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, khi các lực lượng thị trường làm cho đường cung và đường cầu ngoại hối dịch chuyển, làm cho dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi. Điều này là khác với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, khi đường cung và đường cầu dịch chuyển, làm cho tỷ giá thay đổi chứ không phải dự trự trữ ngoại hối của NHTW. ì) (***) Vấn đề điêu chỉnh tỷ giá trung tâm: Trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW thường xuyên can thiệp để duy trì cố đinh tỷ giá trung tâm. Do các lực lượng cung cầu trên thị trường thường xuyên thay đổi, do đó giữa cung và cầu ngoại hối luôn có một độ lệch nhất định. Độ lệch càng lớn thì NHTW càng phải chống đỡ can thiệp càng nhiều; khi độ lệch trở nên gay gắt, buộc NHTW phải thay đổi tỷ giá trung tâm. Một câu hỏi được đặt ra là những nhân tố nào buộc NHTW phải thay đổi tỷ giá trung tâm? Ngoài các yếu tố về chính trị và xã hội, thì thị trường luôn là yếu tố thuồng trực và tỏ ra khó triệt tiêu khiến NHTW phải tiến hành can thiệp. Hai trạng thái cơ bản có thể xảy ra đối với chế độ tỷ giá cố định là: Tỷ giá trung tâm thấp hơn tỳ giá thị trường và tỳ giá trung tâm cao hơn tỷ giá thị trường. © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến • Học viện Ngàn hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 4: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá 175 a/ Trường hợp tỷ giá trung tâm thấp hom tỷ giá thị trường: Giả sử, NHTW ấn định tỷ giá ngoại tệ (USD) quá thấp (thấp hơn 16.000 VND), để duy trì tỷ giá cố định, buộc NHTW phải bán ngoại tệ ra và mua nội tệ vào. Nếu quan hệ cung cầu trẽn thị trường vẫn không thay đổi, thì dự trữ ngoại hối của NHTW sẽ cạn dần. Nếu dự trữ thực sự khánh kiệt, một cuộc khủng hoảng ngoại hối có thê* xuất hiện, bởi vì NHTW không còn sức lực kéo dài hành động can thiệp bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Một trong những giải pháp làm cho cung cẩu ngoại tệ trở nên cân bằng là việc NHTVV tiến hành điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng lên sát với tỷ giá thị trường. Khi tỷ giá trung tâm bằng với tỷ giá thị trường thì dự trữ ngoại hối của NHTVV dừng không giảm nữa. Tỷ giá trung tâm tăng làm cho giá của nội tệ giảm, nên ta gọi hành động điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm của NHTW là phá giá nội tệ (devaluation). Nhìn chung, biện pháp phá giá tiền tệ với liều lượng mạnh là một quyết định ảnh hưởng đến chính trị nên nó được cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi hành động. Một thực tế rằng, công chúng thường nhìn nhận hành động phá giá là biểu hiện yếu kém của chính phủ trong việc thực hiện các chính sách kinh tế. Phá giá làm cho hàng hoa nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên đắt hơn, tạo áp lực đẩy mặt bằng giá tăng lên. Lạm phát làm xói mòn sức mua của nội tệ, nên trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của đại bộ phận người lao động, làm giảm lòng tin của công chúng vào chính phủ. Trong khi chưa áp dụng giải pháp phá giá, để duy trì tỷ giá cố định, chính phủ thường áp đặt các biện pháp kiểm soát ngoại hối. Kiểm soát ngoại hối là những biện pháp của chính phủ nhằm hạn chế luồng ngoại hối di chuyển ra khỏi quốc gia. Các biện pháp chủ yếu bao gồm: - Cấm người cư trú không được mở tài khoản bằng ngoại tệ tại các ngân hàng nội địa và nước ngoài. - Quy định buộc các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải kết hối trong một thời gian nhất định. - Quy định hệ thống cấp phép đối vói các thể nhân và pháp nhân © PGS. TS. Nguyè, Văn Tiền - Học viện Ngàn hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 176 Chương 4: Những vấn đề cơ bàn vê tỷ giá khi mua ngoại tệ. - Quy định về số lượng ngoại tệ tối đa được mang ra khỏi quốc gia. - Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các ngân hàng để phòng ngừa đầu cơ. - Áp dụng hệ thống thuế và quy định về thời hạn đối với việc chuyển vốn và lợi tức ra nước ngoài. - Áp dụng hệ thống đa tỷ giá. - Phong toa tài khoản... Ngoài ra, chính phủ có thể áp dụng các biệt pháp khác có tính gián tiếp như: áp dụng thuế xuất nhập khẩu, hạn gạch xuất nhập khẩu, danh sách mặt hàng xuất nhập khẩu và áp dụng các chính sách phi thuế quan như tiêu chuẩn văn hoa, thẩm mỹ, chất lượng, vệ sinh thực phẩm và cấc tiêu chí khác... Mục đích của kiểm soát ngoại hối là để tăng cung, giảm cầu về ngoại tệ và đồng thòi giảm hao hụt trong dự trữ ngoại hối của NHTW. Tuy nhiên, những bằng chứng cho thấy rằng các biện pháp kiểm soát ngoài hối chỉ có tác dụng làm chậm lại thời điểm tiến hành phá giá nội tệ mà thôi. Thông thường, các biện pháp kiểm soát ngoại hối không thể ngăn ngừa được một cuộc phá giá thực sự đối với đồng tiền được định giá quá cao, bởi vì những hậu quả sai lệch về kinh tế do các biện pháp kiểm soát ngoại hối đưa lại càng trở nên nghiêm trọng đối với chính phủ trong dài hạn. Khi cuộc phá giá thực sự xảy ra, thì các biện pháp kiểm soát ngoại hối thường được dỡ bỏ, do đó thương mại quốc tế được phát triển trở lại. b/ Trường hợp tỷ giá trung tâm cao hơn tỷ giá thị trường: Khi tỷ giá trung tâm cao hơn tỳ giá thị trường, làm cho nội tệ được định giá thấp, ngoại tệ được định giá cao, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cung ngoại tệ là lớn hơn cầu, nội tệ chịu áp lực lên giá và dự trữ ngoại hối của NHTW tăng. Nhìn chung, những quốc gia có đồng tiền định giá thấp không chịu áp lực phải nâng giá, trừ khi cán cân vãng lai © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiễn • Học viện Ngán hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 4: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá 177 thặng dư quá mức và lâu dài hoặc một khi quốc gia có cam kết hợp tác quốc tế. Vì nếu một quốc gia nào đó bị thâm hụt cán cân vãng lai, thìắt hẳn phải có một quốc gia khác là thặng dư. Biện pháp để cân bằng cán cân vãng lai cho cả hai nước có thể là: - Nước thâm hụt sẽ tiến hành phá giá nội tệ. - Nước thặng dư sẽ tiến hành nâng giá nội tệ. - Hoặc hai nước kết hợp hành động đồng thời. Như vậy, đối với nước có thặng dư cán cân vãng lai sẽ chịu áp lực nâng giá nội tệ nếu quốc gia này tham gia hợp tác quốc tế. Hành động NHTW điều chình tỷ giá trung tâm giảm xuống làm nội tệ lèn giá được gọi là nâng giá nội tệ (revaluation). Ở đây cần lưu ý rằng "phá giá" làm cho nội tệ "giảm giá - depreciatìon" và "nâng giá" làm cho nội tệ "lên giá - appreciatiori". Các thuật ngữ được sử dụng khác nhau là do chúng được áp dụng cho các chế độ tỷ giá khác nhau. "Phá giá" và "nâng giá" được áp dụng trong chế độ tỷ giá cố định khi NHTVV điều chỉnh tỷ giá trung tâm, còn "lên giá" và "giảm giá" được dùng trong chế độ tỷ giá linh hoạt khi tỷ giá trên thị trường thay đổi. Sự khác nhau giữa "phá giá - giảm giá" và "nâng giá - lên giá" chỉ là về mặt thuật ngữ. Trong thực tế những thuật ngữ này thường được sử dụng hoán đổi cho nhau. Chính vì vậy, trong cuốn sách này, các thuật ngữ cũng được sử dụng đan xen thay thế cho nhau. 3.2.4. VAI TRÒ CỦA NHTW TRONG CHẼ ĐỘ TỶ GIÁ THẢ Nổi có ĐIỀU T Trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, tỷ giá không cố định mà cũng không tự do biến động hoàn toàn. Một mặt, tỷ giá được hình thành và biến động theo các lực lượng thị trường, mặt khác, NHTW tích cực can thiệp đổ giảm sự biến động quá mức của tỷ giá, hoặc để tỷ giá biến động trong một biên độ nhất định. Bằng sơ đồ, ta biểu diễn: © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiễn • Học viện Ngắn hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 178 Chương 4: Những vấn đê cơ bản vé tỷ giá E(+) Ỷ ^ / Thời gian Tỷ giá không Tỷ giá sau E(-) có can thiệp khi can thiệp Đổ thi 4.8: Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết- Cầu tăng quá mức. 0 Q Tỷ giá ban đầu trước khi cầu tăng ở mức Eo, sau khi cầu tăng từ D đến D', tỳ giá thị trường (không có can thiệp) tăng mạnh đến mức E , cao M hơn rất nhiều so với En- Để giảm sự biến động của tỷ giá, NHTW tiến hành can thiệp, bằng cách bán một phần ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, làm dịch chuyển đường cung từ s đến S', đồng thời giảm dự trữ ngoại hối. Cung tăng làm cho tỷ giá giảm xuống từ E đến E| . M N Tóm lại, trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, khi cầu tăng: - Tỷ giá tăng, nhưng do có can thiệp nên tỷ giá chỉ tâng ờ mức vừa phải từ E„ đến E| ; trong khi đó, nếu là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn thì N © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiền • Học viện Ngân hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 4: Những vấn dê cơ bỡn về tỷ giá 179 tỷ giá tâng đến mức E để điều tiết cung cầu. M - Do có can thiệp chỉ một phẩn, nên tỳ giá không giảm từ E M xuống E,„ mà chỉ giảm xuống E, , dự trữ ngoại hối giảm. N - Như vậy, vai trò của thị trường được thể hiện bởi tỷ giá tăng từ E„ đến E| , còn vai trò can thiệp của NHTW được thể hiện bởi tỷ giá giảm từ N EM xuống E, . N Đổ thi 4.9: Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết- Cung tăng quá mức. 0 Q Tỷ giá ban đầu trước khi cầu tăng ở mức E , sau khi cầu tăng từ s 0 đến S', tỷ giá thị trường (không có can thiệp) giảm mạnh xuống mức E , M thấp hơn rất nhiều so với E„. Để giảm sự biến động của tỷ giá, NHTW tiến hành can thiệp, bằng cách mua một phần ngoại tệ dư thừa trên thị trường ngoại hối, làm dịch chuyển đường cầu từ D đến D', đồng thời tăng dự trữ ngoại hối. Cầu tăng làm cho tỷ giá tăng lẽn từ E đến E . M [N Tóm lại, trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, khi cung tăng: - Tỷ giá giảm, nhưng do có can thiệp nên tỷ giá chỉ giảm ở mức vừa phải từ E„ xuống E| ; trong khi đó, nếu là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn N toàn thì tỷ giá giảm xuống đến mức E để điều tiết cung cầu. M - Do có can thiệp chỉ một phần, nên tỷ giá không tâng từ E lên M Eo, mà chỉ tăng đến E , dự trữ ngoại hối tăng. ]N - Như vậy, vai trò thị trường thể hiện bởi tỷ giá giảm từ Eo xuống E , còn vai trò của NHTW được thể hiện bởi tỷ giá tăng từ E đến E| . IN M N © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngăn hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 180 Chương 4: Những vấn đề cơ bản vê tỷ giá 3.3. NHỮNG MẶT TRÁI KHI NỘI TỆ Được ĐỊNH GIÁ CAO Giá cả hình thành theo quy luật cung cầu là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất để một thị trường hoạt động hiệu quả. C ũng nhu các thị trường khác, để thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả vối doanh số giao dịch cực đại, có độ thanh khoản cao và chi phí giao dịch thấp thì tỳ giá phải được hình thành một cách khách quan theo quy luật cung cầu; hay nói cách khác, tỷ giá áp dụng trong các giao dịch ngoại hối phải là tỷ giá thị trường, tức tại đó cung cầu là cân bằng. Nếu tỷ giá quá cao hay quá thấp so với tỷ giá cân bằng, đều trở thành nhân tố kìm hãm doanh số giao dịch, kích thích đầu cơ, là nguyên nhản hình thành và phát triển thị trường ngầm và làm cho các nguồn lực xã hội phân bổ kém hiệu quả... Chúng ta xét trường hợp thuồng hay xảy ra đối với các nước đang phát triển (trong dó có Việt Nam) khi tỷ giá giao dịch được NHTW ấn định là quá thấp so với tỷ giá cân bằng như mô tả bằng đồ thị dưới đây. Định giá nội tệ quá cao so với giá trị cân bằng. Từ đồ thị chò thấy: Nếu không có sự can thiệp của NHNN, thì tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu tại mức tỷ giá cân bằng E,,. Tại mức tỳ giá cân bằng, cung cầu ngoại tệ bằng nhau, khối lượng giao dịch trên thị trường ngoại hối là cực đại và là Q . Nếu NHNN qui định tỳ giá 0 © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngàn hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 4: Những vấn đề cơ bản vế tỷ giá 181 giao dịch ở mức E thấp hơn tỷ giá cân bằng Eo (nghĩa là VND được định CR giá quá cao), làm cho thị trường ngoại hối trở nên mất cân đối, cụ thể là: cung ngoại tệỏ mức Qs và cầu ngoại tộ ở mức Q , tức cung nhỏ hơn cầu, D hay Qs < QD- DO cung nhỏ hơn cẩu, nên tỷ giá chịu áp lực tăng; để duy trì tỷ giáổn định, buộc NHNN phải can thiệp lên thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ ra và mua nội tệ vào, do đó dự trữ ngoại hối sẽ giảm. Nếu dự trữ ngoại hối mỏng thì sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt. Một khi dự trữ ngoại hối đã cạn kiện hoặc NHTW không muốn tiếp tục giảm dự trữ ngoại hối, thì áp lực phá giá nội tệ sẽ trở nên hiện thực. Phá giá nội tệ không phải là biện pháp dễ được NHTW chấp nhận, bởi vì kèm theo phá giá là áp lực lạm phát, làm xói mòn sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền quốc gia, làm phát sinh những hậu quả về kinh tế, chính trị và xã hội khó lường. Để tránh phá giá nội tệ và duy trì được tỷ giáổn định, buộc NHTW phải áp dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối; ngoài ra, chính phủ còn có thể áp dụng các biện pháp can thiệp hỗ trợ thông qua hệ thống thuế XNK, hạn ngạch, danh sách mặt hàng hạn chế nhập khẩu... Tất cả các biện pháp can thiệp nêu trên nhằm tăng cung và giảm cầu để duy trì tỷ giá giao dịchổn định ở mức thấp hơn tỷ giá cân bằng. Từ đồ thị và qua phân tích cho thấy, khi NHTW ấn định tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng sẽ làm phát sinh những hậu quả như sau: 1. Do tỷ giá giao dịch thấp hơn tỷ giá cân bằng (tức tỷ giá thị trường), nên kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. 2. Thị trường ngoại hối luôn ở trạng thái cầu lớn hơn cung, nghĩa là thị trường khan hiếm hàng hoa, tạo ra cảnh "mua tranh bán ép" hay "bán thì cưỡng bách còn mua thì phân phối". 3. Làm giảm tính thanh khoản và khiến cho thị trường ngoại hối hoạt động trở nên kém hiệu quả. Điều này được thể hiện ở chỗ, doanh số mua bán trên thị trường có tổ chức giảm từ Qo xuống Q . s 4. Tỷ giá thấp cùng với doanh số mua bán ngoại tệ giảm đã kìm hãm phát triển ngoại thương và khiến cho các nguồn lực của xã hội phân © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiền • Học viện Ngàn hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 182 Chương 4: Những vấn đề cơ bàn vê tỷ giá bổ kém hiệu quả. 5. Tại tỷ giá ECR, do thị trường chính thức chỉ đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ ở mức là Q , do đó lượng cầu ngoại tệ phụ trội không được thị s trường chính thức đáp ứng là khoảng cách QsQ . Để thoa mãn nhu cầu D ngoại tệ, buộc những người chưa được thị trường chính thức đáp ứng phải tìm đến thị trường ngầm với giá ngoại tệ cao hơn là E„. Điều này nói lên rằng nguyên nhân chính hình thành và phát triển thị trường ngầm là việc quy định tỷ giá giao dịch thấp hơn tỷ giá cân bằng của thị trường; hay nói cách khác, một khi thị trường ngầm tổn tại và tỷ giá trên thị trường này cao hơn tỳ giá giao dịch trên thị trường chính thức thì có thể tin rằng, đồng nội tệ đang bị định giá quá cao. Ở Việt Nam, vào năm 1999, khi trên thị trường ngoại hối chính thức chịu sức ép cầu lớn hơn cung, các NHTM mại không đủ ngoại tệ bán phục vụ nhu cầu nhập khẩu, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 242/1999/TTG ngày 30/12/1999, trong đo quy định doanh nghiệp nhập hàng tiêu dùng phải tự cân đối ngoại tệ. Mục đích của Quyết định này nhằm giảm cầu ngoại tệ trên thị trường chính thức thông qua hai hiệu ứng: - Thứ nhất, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. - Thứ hai, phần nhu cầu ngoại tệ phụ trội để nhập hàng tiêu dùng sẽ do thị trường ngầm đáp ứng. Như vậy, xét một cách tổng thể, cầu ngoại tệ cho nhập khẩu hàng tiêu dùng tuy không rơi vào thị trường chính thức, tất sẽ quay sang thị trường ngầm, càng khiến cho thị trường ngầm có điều kiện phát triển. Điều này còn hàm ý, chúng ta thừa nhận sự tồn tại thị truồng ngoại tệ ngầm như là một bộ phận của thị trường ngoại hối Việt Nam. 6. Do tỷ giá luôn chịu sức ép tàng một chiều, điều này khiến cho những nhà đầu cơ vào cuộc, một mặt họ găm giữ ngoại tệ, mặt khác họ tích cực mua vào chờ thời cơ tỷ giá tăng để bán ra kiếm lời; thậm chí những người không hề có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán cũng ra sức mua bằng được ngoại tệ để làm phương tiện cất trữ giá trị. Điều này khiến cho thị trường ngoại hối lại càng trờ nên căng thẳng và tạo ra sức ép mạnh hơn lên phá giá nội tệ. © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiên - Học viện Ngân hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 4: Những vấn đề cơ bàn về tỷ giá 183 7. Như vậy, vô hình chung trên thị trường ngoại hối đã tạo ra cơ chế "hai giá". Đương nhiên những người có nhu cẩu ngoại tệ đều muốn mua được "giá phân phối, hay giá trong", nhưng vì ngoại tệ khan hiếm nên buộc họ phải "xếp hàng" chờ phân phối và cấp phép. Đây chính là môi trường thuận lợi để các hành vi như hách dịch, cửa quyền, nhận hối lộ, làm việc cửa sau... phát triển. 8. Do tổn tại cơ chế "hai giá" nên khiến cho môi trường kinh doanh trở nên không bình đẳng. Ví dụ, đểu là nhà nhập khẩu, nhưng nhà nhập khẩu A mua được ngoại tệ tại tỷ giá E còn nhà nhập khẩu B phải CR mua ngoại tệ tại tỷ giá Bo, do đó nhà nhập khẩu A sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh. Hơn nữa, để có thể thanh toán chuyển khoản cho nước ngoài thì nhà nhập khẩu B phải mua ngoại tệ tiền mặt tại tỷ giá bán ở thị trường ngầm, sau đó nộp (bán) cho ngân hàng theo tỷ giá mua tiền mặt của ngân hàng, trên cơ sở đó ngân hàng mới bán ngoại tệ theo tỷ giá bán chuyển khoản của ngân hàng. Nếu điều này là phổ biến, thì vai trò hướng dẫn và chù đạo của thị trường ngoại hối chính thức sẽ trở nên mờ nhạt. 9. Do bán ngoại tệ ở thị trường ngầm với tỷ giá cao hơn so với thị trường chính thức, điều này càng khuyến khích những người có ngoại tệ tìm cách chỉ bán ra trên thị trường ngầm; ngoài ra, có thể tạo động cơ cho một số cán bộ làm việc ở bàn đổi tiền lợi dụng ăn chênh lệch giá. 10. Do ngoại tệ không được tập trung hoàn toàn vào hệ thống ngân hàng, do đó thị trường ngầm còn là nơi tiếp tay cho những kẻ buôn lậu trốn thuế, làm ăn phi pháp và gây khó khăn cho NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Giải pháp: Từ phân tích trên, cho thấy giải pháp lâu dài và căn bản để hạn chế và tiến tới xoa bỏ thị trường ngoại tệ ngầm, cũng như hạn chế các mặt trái của việc định giá cao nội tệ là huống tới một tỷ giá thị trường, linh hoạt và tỷ giá phải là sản phẩm của quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc thả nổi tỷ giá ngay lập tức sẽ gây ra những hiệu ứng "sốc" khốc liệt cho nền kinh tế và có thể ảnh hưởng bất lợi cho việcổn định hệ thống kinh tế - xã hội. © pps TS. Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 184 Chương 4: Những vấn đẽ ca bản về tỷ giá Với vai trò là NHTW, hiện nay NHNN quản lý thị trường ngoại tệ chủ yếu thông qua can thiệp mua bán, công bố tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ lệ % gia tăng của tỳ giá kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại hối. Trong giai đoạn trước mắt thì các biện pháp này còn cần thiết, nhưng cần phải nới lỏng từng bưóc, vì các biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả, đôi khi lại trở thành lục cản cho sự phát triển thị trường ngoại hối. Do có tính nhạy cảm cao, cho nên việc điều hành chính sách tỷ giá phải được diễn ra theo từng giai đoạn, có thể là: Ì. Trước mắt, có thể nới ngay biên độ dao động từ mức ±0,25% lên +0,5%. Điều này có hai tác dụng là: Thứ nhất, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại yết tỷ giá cạnh tranh; thứ hai, như là biện pháp thăm dò mức độ khách quan của tỷ giá. Sau khi nới rộng biên độ tỷ giá, nếu: 2. Thị trường không sử dụng hết biên độ cho phép, điều này hàm ý tỷ giá hiện tại đã phản ánh tương đối khách quan quan hệ cung cẩu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; và đây được xem như thời điểm tốt để NHNN có thể tiếp tục nới rộng biên độ dao động lên mức cao hơn (ví dụ ±1,0%). 3. Thị trường ngay lập tức sử dụng hết biên độ cho phép, điều này hàm ý tỷ giá hiện tại đang là quá thấp so với tỳ giá cân bằng; để rút ngắn khoảng cách, NHNN tiến hành điều chỉnh tăng dần tỷ giá giao dịch một cách hợp lý mà không gây ra xáo trộn lớn. 4. Trong môi trường kinh tế vĩ môổn định, chừng nào tỷ giá giao dịch được ấn định ở mức lớn hơn E,„ thì lúc đó ta mới có được chính sách tỷ giá thực sự khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. 5. Về lâu dài, NHNN nên dỡ bỏ biên độ dao động và không trực tiếp ấn định tỷ giá, mà chỉ tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế; đồng thời chuyển hướng từ từ sang sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết thị trường ngoại tệ. © PGS. TS. Nguyễn Văn Tiễn • Học viện Ngàn hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 4: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá 185 4. HỆ THỐNG CHÊ ĐỘ TỶ GIÁ NGÀY NAY Chế độ tỷ giá cố định và thả nổi chỉ là hai trường hợp đặc trưng thuộc hai cực trong việc phân loại chế độ tỷ giá. Do các quốc gia có những lựa chọn khác nhau, và sự lựa chọn của mỗi quốc gia cũng có thể thay đổi từ thời gian này sang thời gian khác, chính vì vậy, trong thực tế đã và đang tồn tại rất nhiều loại chế độ tỷ giá. Các chẽ độ tỷ giá này là sự kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá cố định và thả nổi. Chẳng hạn, trong chế độ tỷ giá cố định có các loại chế độ phái sinh sau: Cố định với biên độ giao động hẹp (đến 1%); Cố định với biên độ giao động rộng hơn (trên 1%); Cố định với một đồng tiền; Cố định với một rổ đồng tiền; Cố định lâu dài; Cố định nhưng có thể điều chỉnh (chế độ tỷ giá cố định trượt)... Theo phân loại của IMF, tại 31/12/2001, các chế độ tỷ giá gồm: ỉ. Chế độ tỷ giá không có đồng tiền pháp định riêng (Exchange rate arrangements with no separate legal tender): Đây là trường hợp đối với một quốc gia khi không có đồng tiền pháp định riêng. Đổng tiền sử dụng trong lưu thông có thể là: - Quốc gia này sử dụng đồng tiền cùa một nước khác trong lưu thông như là một đồng tiền pháp định duy nhất. - Quốc gia này là thành viên của một liên minh tiền tệ, trong đó các nước thành viên thống nhất sử dụng một đồng tiền pháp định chung. 2. Chế độ bản vị tiền tệ ịCurrency board arrangements): Đây là chế độ tỷ giá có sự cam kết chính thức của chính phủ chuyển đổi nội tệ sang ngoại tệ là đồng tiền bản vị tại một mức tỷ giá cố định. Chế độ bản vị tiền tệ đặt ra những hạn chế nghiêm gặt trong việc phát hành tiền nhằm bảo đảm thực thi cam kết chính thức của chính phủ. 3. Chế độ tỷ giá cố định thông thường (Conventionl pegged arrangements): Đây là chế độ tỷ giá khi chính phủ neo đồng tiền của mình (một cách chính thức hay ngầm định) với một đồng tiền chính hay một rổ các đồng tiền tại một mức tỷ giá cố định, đồng thời cho phép tỷ giá được dao động trong một biên độ hẹp tối đa là ±1% xung quanh tỷ giá trung tâm. © PGS. TS. Nguyễn Vẫn Tiến • Học viện Ngàn hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ: Phần 2 - TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên)
199 p | 532 | 170
-
Giáo trình Tài chính tín dụng: Phần 2 - ThS. Huỳnh Kim Thảo
35 p | 192 | 57
-
Giáo trình Tài chính - Tiền tệ: Phần 2
258 p | 174 | 46
-
Giáo trình Tài chính tiền tệ: Phần 2 - CĐ Phương Đông
34 p | 228 | 36
-
Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Lệ (Chủ biên)
50 p | 169 | 35
-
Giáo trình Tài chính - tiền tệ: Phần 2 - NXB Tài chính
230 p | 36 | 18
-
Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên)
196 p | 53 | 17
-
Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên)
155 p | 60 | 17
-
Giáo trình Tài chính tiền tệ: Phần 2
335 p | 28 | 15
-
Giáo trình Tài chính - Tiền tệ: Phần 2 - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
70 p | 55 | 10
-
Giáo trình Tài chính quốc tế (Tái bản lần 2 có sửa chữa và bổ sung): Phần 1
220 p | 42 | 9
-
Giáo trình Tài chính Tiền tệ: Phần 2 - PGS. TS Phạm Ngọc Dũng
220 p | 12 | 9
-
Giáo trình Tài chính quốc tế (Tái bản lần 2 có sửa chữa và bổ sung): Phần 2
220 p | 31 | 8
-
Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Hồ Thủy Tiên (Chủ biên)
135 p | 16 | 6
-
Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS. TS Phan Duy Minh
247 p | 20 | 6
-
Tài chính quốc tế dùng cho ngành Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm: Phần 2
50 p | 37 | 4
-
Giáo trình Tài chính tiền tệ: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
93 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn