intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trồng và chăm sóc lay ơn - MĐ02: Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:152

229
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Trồng và chăm sóc lay ơn giúp người học có được những kiến thức kỹ năng cơ bản để thực hiện nhân giống hoa huệ; trồng củ giống hoa huệ, lay ơn; làm cỏ, bón phân, tưới nước cho hoa huệ, lay ơn; kỹ thuật chống đổ, điều tiết ra hoa đối với hoa lay ơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trồng và chăm sóc lay ơn - MĐ02: Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA HUỆ, LAY ƠN MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: TRỒNG HOA HUỆ, LAY ƠN, ĐỒNG TIỀN, HỒNG MÔN Trình độ: Sơ cấp nghề Hà nội, năm 2014
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Những năm gần đây, nghề trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương. Nghề trồng hoa có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác nếu nắm bắt đúng các nhu cầu thị trường và yêu cầu kỹ thuật canh tác từng loài hoa. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy cũng như đặc điểm của nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn; nhóm biên sọan chúng tôi đã bám sát theo yêu cầu đào tạo, thực tiễn sản xuất của từng loại hoa, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn bộ giáo trình này. Bộ giáo trình đào tạo nghề “Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn” được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn . Bộ giáo trình gồm 5 quyển: Quyển 1- Giáo trình mô đun Chuẩn bị trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn, Quyển 2- Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc hoa huệ, lay ơn, Quyển 3- Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc hoa đồng tiền, Quyển 4- Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc hoa hồng môn, Quyển 5- Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản hoa. Giáo trình “Trồng và chăm sóc hoa huệ, lay ơn” giúp người học có được những kiến thức kỹ năng cơ bản để thực hiện nhân giống hoa huệ; trồng củ giống hoa huệ, lay ơn; làm cỏ, bón phân, tưới nước cho hoa huệ, lay ơn; kỹ thuật chống đổ, điều tiết ra hoa đối với hoa lay ơn. Giáo trình mô đun này được chia làm 4 bài: Bài 1. Yêu cầu ngoại cảnh và xác định thời điểm trồng Bài 2. Trồng và chăm sóc hoa huệ Bài 3. Trồng và chăm sóc hoa lay ơn Bài 4. Phòng trừ dịch hại Bài 5. Chăm sóc sau thu hoạch và giữ giống Chúng tôi xin chân thành cám ơn Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc, các hộ gia đình và cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa đã nhiệt tình đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành được giáo trình này. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn mô đun này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót hoặc tính cập nhật thông tin mới. Rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu, của hội đồng thẩm định giáo trình, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật trong ngành và các thành viên có liên quan, về nội dung cũng như cách trình bày để giáo trình hoàn thiện hơn, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề cho nông dân nói riêng và sự phát triển của nghề Trồng hoa nói chung. Nhóm biên soạn 1. Trần Thu Hiền Chủ biên 2. Nguyễn ữu Lễ 3. Phan Duy Nghĩa
  4. 2 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1 MỤC LỤC ........................................................................................................... 2 MÔ ĐUN TRỒNG VÀ C ĂM SÓC OA UỆ, LAY ƠN.............................. 7 Bài 1: Điều kiện ngoại cảnh và xác định thời điểm trồng ................................... 7 A. Nội dung ......................................................................................................... 7 1. Yêu cầu ngoại cảnh đối với hoa huệ................................................................ 7 2. Yêu cầu ngoại cảnh đối với hoa lay ơn ......................................................... 10 3. Xác định thời điểm trồng ............................................................................... 12 3.1. Nhu cầu thị trường tiêu thụ......................................................................... 12 3.2. Xác định thời điểm trồng hoa huệ .............................................................. 13 3.3. Xác định thời điểm trồng hoa lay ơn .......................................................... 13 B. Câu hỏi, bài tập thực hành ............................................................................ 13 1. Câu hỏi ........................................................................................................... 13 2. Bài tập thực hành ........................................................................................... 15 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 15 Bài 2: Trồng và chăm sóc hoa huệ .................................................................... 16 A. Nội dung bài.................................................................................................. 16 1. Nhân giống và chọn giống ............................................................................. 16 1.1. Nhân giống.................................................................................................. 16 1.1.1. Nhân giống bằng củ ................................................................................. 16 1.1.2. Nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô ................................................... 17 1.2. Chọn củ giống, cây giống ........................................................................... 21 1.2.1. Chọn củ giống .......................................................................................... 21 1.2.2. Chọn cây giống ........................................................................................ 24 2. Xác định khoảng cách, mật độ ...................................................................... 25 2.1. Cơ sở xác định ............................................................................................ 25 2.2. Khoảng cách, mật độ .................................................................................. 25 3. Trồng củ giống, cây giống ............................................................................. 25 3.1. Trồng củ giống............................................................................................ 25 3.1.1. Rạch hàng hoặc tạo lỗ.............................................................................. 25 3.1.2. Đặt củ giống............................................................................................. 26
  5. 3 3.1.3. Lấp đất ..................................................................................................... 27 3.2. Trồng cây giống .......................................................................................... 27 3.3. Chăm sóc sau trồng..................................................................................... 28 3.3.1. Tưới nước sau trồng................................................................................. 28 3.3.2. Trồng dặm................................................................................................ 28 4. Làm cỏ, vun xới ............................................................................................. 28 4.1. Tác dụng ..................................................................................................... 28 4.2. Yêu cầu kỹ thuật làm cỏ, vun xới ............................................................... 29 5. Bón phân ........................................................................................................ 32 5.1. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây hoa huệ ....................... 32 5.2. Xác định lượng phân bón thúc.................................................................... 35 5.3. Cách bón thúc ............................................................................................. 35 5.4. Những điều cần chú ý khi sử dụng phân bón ............................................. 37 5.4.1. Yêu cầu của việc bón phân cân đối, hợp lý ............................................. 37 5.4.2. Các yếu tố cần chú ý khi sử dụng phân bón ............................................ 38 6. Tưới nước ...................................................................................................... 39 6.1. Nhu cầu nước của cây................................................................................. 39 6.2. Thời điểm tưới nước ................................................................................... 39 6.3. Phương pháp tưới nước .............................................................................. 40 6.3.1. Một số yêu cầu khi tiến hành tưới nước .................................................. 40 6.3.2. Các yếu tố quyết định việc lựa chọn phương pháp tưới .......................... 40 6.3.3. Các phương pháp tưới nước .................................................................... 41 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 48 1. Câu hỏi ........................................................................................................... 48 2. Bài tập thực hành ........................................................................................... 49 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 50 Bài 3: Trồng và chăm sóc hoa lay ơn ................................................................ 51 A. Nội dung bài.................................................................................................. 51 1. Xác định khoảng cách, mật độ trồng ............................................................. 51 1.1. Cơ sở xác định khoảng cách, mật độ trồng ................................................ 51 1.2. Mật độ trồng của một số giống hoa lay ơn ................................................. 51 2. Chuẩn bị củ giống hoa ................................................................................... 52
  6. 4 2.1. Chọn củ giống ............................................................................................. 52 2.2. Xử lý củ giống ............................................................................................ 53 3. Trồng củ giống............................................................................................... 55 3.1. Rạch hàng ................................................................................................... 55 3.2. Đặt củ giống................................................................................................ 56 3.3. Lấp đất ........................................................................................................ 56 3.4. Chăm sóc sau trồng..................................................................................... 57 4. Làm cỏ, vun xới, tỉa mầm .............................................................................. 59 4.1. Tác hại của cỏ dại đối với hoa .................................................................... 59 4.2. Kỹ thuật làm cỏ, vun xới ............................................................................ 59 4.3. Tỉa mầm ...................................................................................................... 60 5. Bón phân thúc ................................................................................................ 60 5.1. Xác định loại phân bón thúc ....................................................................... 60 5.2. Xác định lượng phân bón thúc.................................................................... 66 5.3. Cách bón thúc ............................................................................................. 67 6. Tưới nước ...................................................................................................... 68 6.1. Xác định thời điểm tưới nước ..................................................................... 68 6.2. Phương pháp tưới nước .............................................................................. 68 7. Chống đổ........................................................................................................ 71 7.1. Mục đích ..................................................................................................... 71 7.2. Biện pháp thực hiện .................................................................................... 71 8. Điều tiết hoa nở ............................................................................................. 72 8.1. Mục đích ..................................................................................................... 72 8.2. Cơ sở điều tiết hoa nở ................................................................................. 72 8.3. Biện pháp điều tiết hoa nở .......................................................................... 73 8.3.1. Biện pháp điều tiết hoa nở sớm ............................................................... 73 8.3.2. Biện pháp điều tiết cho hoa nở muộn ...................................................... 74 B. Câu hỏi, bài tập thực hành ............................................................................ 74 1. Câu hỏi ........................................................................................................... 74 2. Bài tập thực hành ........................................................................................... 75 2.5. Bài thực hành số 2.3.5. Tưới nước cho hoa ................................................ 76 2.7. Bài thực hành số 2.3.7. Bón phân thúc cho hoa ......................................... 76
  7. 5 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 76 Bài 4. Phòng trừ dịch hại ................................................................................... 77 A. Nội dung ....................................................................................................... 77 1. Phòng trừ sâu, bệnh hại trên hoa huệ ............................................................ 77 1.1. Sâu hại ........................................................................................................ 77 1.2. Bệnh hại cây hoa huệ .................................................................................. 85 1.2.1. Bệnh thối củ ............................................................................................. 85 1.2.2. Bệnh thối bẹ ............................................................................................. 86 1.2.3. Bệnh thối gốc (Bệnh héo vàng) ............................................................... 87 1.2.4. Bệnh héo xanh ......................................................................................... 87 2. Sâu bệnh hại cây hoa lay ơn .......................................................................... 88 2.1. Sâu hại ........................................................................................................ 88 2.2. Bệnh hại cây hoa lay ơn.............................................................................. 94 2.2.1. Bệnh do tuyến trùng ................................................................................ 94 2.2.2. Bệnh trắng lá ............................................................................................ 95 2.2.3. Bệnh thối xám (bệnh thối hạch) .............................................................. 96 2.2.4. Bệnh héo vàng ......................................................................................... 97 2.2.5. Bệnh đốm nâu .......................................................................................... 98 3. Phòng trừ tổng hợp ........................................................................................ 99 3.1. Biện pháp canh tác kỹ thuật........................................................................ 99 3.2. Biện pháp cơ giới vật lý.............................................................................. 99 3.3. Biện pháp hoá học .................................................................................... 101 B. Câu hỏi và bài tập thực hành....................................................................... 101 1. Câu hỏi ......................................................................................................... 101 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 102 C. Ghi nhớ........................................................................................................ 102 Bài 5. Chăm sóc sau thu hoạch và giữ giống .................................................. 103 A. Nội dung ..................................................................................................... 103 1. Chăm sóc cây hoa huệ sau thu hoạch và giữ giống ..................................... 103 1.1. Chăm sóc cây hoa huệ sau thu hoạch ....................................................... 103 1.1.1. Cắt tỉa lá ................................................................................................. 103 1.1.2. Làm cỏ ................................................................................................... 104
  8. 6 1.1.3. Bón phân ................................................................................................ 105 1.1.4. Tưới nước .............................................................................................. 105 1.2. Thu hoạch củ............................................................................................. 105 1.3. Xử lý củ .................................................................................................... 106 1.4. Bảo quản củ .............................................................................................. 107 2. Chăm sóc hoa lay ơn sau thu hoạch và giữ giống ....................................... 107 2.1. Chăm sóc hoa lay ơn sau thu hoạch ......................................................... 107 2.1.1. Làm cỏ ................................................................................................... 108 2.1.2. Bón phân ................................................................................................ 108 2.1.3. Tưới nước .............................................................................................. 108 2.2. Thu hoạch củ............................................................................................. 108 2.3. Phân loại củ giống .................................................................................... 110 2.4. Xử lý củ giống .......................................................................................... 111 2.5. Bảo quản củ giống .................................................................................... 112 2.5.1. Bảo quản ở điều kiện bình thường ........................................................ 112 2.5.2. Bảo quản trong kho lạnh........................................................................ 114 B. Câu hỏi và bài tập thực hành....................................................................... 116 1. Câu hỏi ......................................................................................................... 116 2. Bài tập thực hành ......................................................................................... 117 C. Ghi nhớ........................................................................................................ 117 ƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 118 I. Vị trí, tính chất của mô đun .......................................................................... 118 II. Mục tiêu ...................................................................................................... 118 III. Nội dung chính của mô đun....................................................................... 118 IV. ướng dẫn thực hiện bài tập thực hành .................................................... 119 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .......................................................... 141 VI. Tài liệu cần tham khảo .............................................................................. 148
  9. 7 MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA HUỆ, LAY ƠN Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun Nội dung mô đun này trình bày các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hoa huệ; kỹ thuật chăm sóc hoa lay ơn; cách nhận diện các đối tượng gây hại phổ biến trên hoa huệ, lay ơn và biện pháp phòng trừ; kỹ thuật chăm sóc hoa huệ, lay ơn sau thu hoạch và một số biện pháp giữ giống hoa. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và hướng dẫn đánh giá cho từng nội dung trong mô đun. Tổng thời lượng mô đun 14 giờ trong đó: 2 giờ học lý thuyết, 1 6 giờ thực hành, 14 giờ kiểm tra bao gồm cả kiểm tra hết mô đun thực hiện tích hợp trong phần thực hành. Học xong mô đun này, học viên có khả năng trồng và chăm sóc hoa huệ, hoa lay ơn đúng kỹ thuật để ứng dụng phát triển nghề nghiệp trong thực tiễn. Bài 1: Yêu cầu ngoại cảnh và xác định thời điểm trồng MĐ02-01 Mục tiêu: - Nêu được yêu cầu khí hậu đối với cây hoa huệ, lay ơn; - Xác định được thời điểm trồng hoa phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và nhu cầu thị trường. A. Nội dung 1. Yêu cầu ngoại cảnh đối với hoa huệ 1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa: từ sự nảy mầm của hạt, sự tăng trưởng của cây, sự ra hoa, kết quả và chất lượng hoa. Đối với cây hoa huệ, nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến thời gian sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng phân hóa hoa. Hoa huệ là cây có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới nên yêu cầu nhiệt độ thấp, mát mẻ để sinh trưởng phát triển. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với cây hoa huệ là 20 – 250C. Ở nhiệt độ cao cây hoa huệ vẫn có khả năng sinh trưởng phát triển. Vào mùa hè cây vẫn cho hoa tốt, nhưng lá nhỏ và xoắn. Tuy nhiên, khi nhiệt độ mùa hè quá cao kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh trưởng của
  10. 8 cây, chất lượng hoa và nhất là sâu bệnh phá hại mạnh. Hoa huệ có khả năng chịu nóng tốt nhưng chịu rét rất kém. Ở nhiệt độ thấp, cây sinh trưởng phát triển chậm, số lượng và chất lượng hoa giảm. Tỷ lệ hoa nở và chất lượng hoa huệ chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố nhiệt độ. Để tỷ lệ nở hoa cao và chất lượng hoa tốt ở giai đoạn trước khi phân hóa hoa và lúc cây có 5 – 6 lá, cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn này là 15 – 220C. 1.2. Ánh sáng Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây hoa. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp, tạo ra các hợp chất hữu cơ cho cây. Quang hợp phụ thuộc vào chất lượng ánh sáng và cường độ chiếu sáng, cường độ quang hợp của cây hoa tăng khi cường độ chiếu sáng tăng. Đối với các loài hoa, trong điều kiện đủ ánh sáng cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt, năng suất và chất lượng hoa cao. Tuy nhiên, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ chậm lớn, lá xanh nhạt, mềm yếu. Trong điều kiện thừa sáng lá cây chuyển màu xanh vàng, cây kém phát triển. Cây hoa Huệ là cây ưa sáng mạnh, giai đoạn đầu sau khi trồng cây sống chủ yếu nhờ vào nguồn dinh dưỡng từ củ. Khi ra lá cây sử dụng chất dinh dưỡng từ quá trình quang hợp. Trong thời kỳ phân hóa mầm hoa nếu không cung cấp đủ ánh sáng thì tỷ lệ ra hoa thấp, hoa nhỏ. Ngoài ra, nếu thiếu ánh sáng cây hoa huệ rất dễ bị nhiễm bệnh. Trong điều kiện ngày ngắn, ánh sáng yếu thì ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng phát triển của cây. Cường độ ánh sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phân hóa mầm hoa. Nếu cường độ chiếu sáng dưới 35 lux thì cường độ quang hợp và sự thoát hơi nước giảm, cây mọc vống, cành lá yếu. Do đó khi trồng ở vụ đông cần đảm bảo chế độ chiếu sáng phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa, hoa tự dài đồng thời tăng chất lượng hoa. Cây hoa Huệ là cây ưa sáng vì vậy khi bố trí vị trị trồng cần chọn nơi có nhiều ánh sáng, không cớm bóng. 1.3. Ẩm độ Ẩm độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa. Ẩm độ thích hợp thì cây hoa sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, màu hoa đẹp, chất lượng hoa cao. Để đánh giá chính xác độ ẩm đất trong quá trình trồng hoa, nên sử dụng các máy đo độ ẩm đất.
  11. 9 Hình 2.1.1. Máy đo độ ẩm đất 1.4. Đất Đất là nơi cung cấp nước, dinh dưỡng và không khí, có tác dụng rất quan trọng đến quá trình trồng trọt các loài hoa. Đất lý tưởng để trồng hoa là đất tơi xốp, thoát nước, thẩm thấu khí tốt, có khả năng giữ nước tốt, có nhiều chất hữu cơ. Đất có kết cấu tốt là đất sau khi tưới nước được giữ lại trong đất không bị thấm nhanh, sau khi khô không bị nứt nẻ. Cây hoa huệ có thể trồng trên bất cứ loại đất nào, nhưng cây chỉ sinh trưởng tốt, cho hoa đẹp trên loại đất hơi kiềm, có cấu trúc mịn, giữ ẩm tốt. Tuy vậy, cây hoa huệ không thích hợp ở nơi quá trũng, chua. Cây hoa huệ có thể trồng trên các loại đất có thành phần cơ giới sau: - Đất cát pha có độ tơi xốp cao, độ hổng lớn, thoáng khí, ngấm nước tốt nhưng có độ phì kém. Do đó, khi trồng hoa huệ trên loại đất này cần phải bón nhiều phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây. - Đất thịt nhẹ, thóat nước tốt, giàu dinh dưỡng là loại đất trồng thích hợp đối với cây hoa huệ. Nếu đất quá ẩm, rễ rất dễ bị thối, vì thế vào mùa mưa cần chống úng, tháo nước kịp thời không để ruộng bị ngập ứng. Mặt khác hoa huệ cũng là cây rất mẫn cảm với các loại muối kim loại nặng. Đặc biệt là loại đất có hàm lượng chì cao, rễ cây sinh trưởng kém, cây phát triển chậm và khả năng ra hóa kém. Chính vì vậy trước khi trồng hoa huệ cần chú ý đến các biện pháp canh tác đất.
  12. 10 A B c Hình 2.1.2. Các loại đất a. Đất cát; b. Đất thịt; c. Đất sét 2. Yêu cầu ngoại cảnh đối với hoa lay ơn 2.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển và nở hoa của cây hoa lay ơn. Cây hoa lay ơn có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 10 – 300C, bị chết khi nhiệt độ từ 3 – 50C. Lay ơn ưa khí hậu mát mẻ, không chịu được nắng nóng. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây hoa sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao, chất lượng hoa tốt là từ 15 – 270C. Khi nhiệt độ không khí xuống dới 130C kéo dài cây sẽ ngừng sinh trưởng, đầu lá bị héo, hoa không trổ khỏi bao lá, tỷ lệ bị nghẽn dòng cao, chất lượng kém. Khi nhiệt độ không khí từ 300C trở lên kéo dài cây bị còi cọc, bệnh khô đầu lá phát triển mạnh và cấp bệnh rất cao, chất lượng hoa kém. Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ mùa hè cao quá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sinh trưởng của cây và chất lượng hoa. Khi nhiệt độ quá cao vào mùa hè, cây sinh trưởng chậm, hoa nhỏ, ít hoa, tuổi thọ cành hoa ngắn, sức đề kháng kém. Vì vậy, vào mùa hè, sâu bệnh gây hại nặng hơn so với các mùa khác trong năm. Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây hoa lay ơn. Đối
  13. 11 với giống lay ơn đỏ đô: Nếu nhiệt độ trung bình là 120C thì thời gian sinh trưởng khoảng 110 – 120 ngày, nhiệt độ tăng lên 150C thì thời gian sinh trưởng chỉ còn 90 – 100 ngày, nhiệt độ là 200C thì thời gian sinh trưởng cũng giảm theo còn 70 – 90 ngày, nếu nhiệt độ tăng lên 250C thì thời gian sinh trưởng giảm xuống 60 – 7 ngày. Như vậy, nhiệt độ càng tăng thì thời gian sinh trưởng càng giảm. 2.2. Ánh sáng Cây hoa lay ơn là cây ưa sáng, nhưng không yêu cầu cường độ ánh sáng cao. Giai đoạn đầu sau khi trồng, cây sống nhờ vào dinh dưỡng của củ, khi cây ra lá cây sống nhờ vào sản phẩm quang hợp của lá. Sự phân hóa mầm hoa bắt đầu từ khi xuất hiện lá thứ 3 đến khi ra lá thứ 6, thứ 7 thì kết thúc. Trong thời kỳ này nếu ánh sáng không đủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoa (hoa tự bị khô héo và xuất hiện hoa mù). Ngoài ra thiếu ánh sáng, lay ơn rất dễ nhiễm bệnh. Trong điều kiện ngày ngắn, ánh sáng yếu cây thường bị bệnh héo rũ. Cường độ ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Cường độ chiếu sáng dưới 35 lux thì cường độ quang hợp và thoát hơi nước của cây giảm, cây dễ mọc vống lên, cành lá yếu ớt, màu hoa nhạt. Nếu trồng vào vụ Đông thời gian chiếu sáng ngắn, cường độ ánh sáng yếu, cần phải chiếu sáng bổ sung để cho mầm hoa phân hóa tốt, nhiều, hoa tự dài, đồng thời tăng được chất lượng hoa. 2.3. Ẩm độ Lay ơn khi nảy mầm cũng như quá trình sinh trưởng cần phải có đủ nước. Mỗi thời kỳ có nhu cầu nước khác nhau. Sau khi trồng vài ngày, rễ nhú và phát triển, yêu cầu đất xung quanh củ phải đủ ẩm. Vì vậy trước khi trồng nên tưới nước. Trong thời kỳ sinh trưởng lay ơn đều rất cần nước, đặc biệt là giai đoạn bắt đầu ra lá thứ 3 đến lá thứ 7 là thời kì cây có nhu cầu rất lớn về nước. Nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến phân hóa hoa, đây cũng là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất. Do đó, cần phải bổ sung nước đầy đủ. Lay ơn là cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng. Khi bị ngập úng bộ rễ cây bị chết nhanh chóng, củ bị thối, toàn thân bị vàng và chết. Ngược lại, nếu bị hạn hán (hạn đất và hạn không khí), cây sinh trưởng chậm, chất lượng hoa kém, tỷ lệ nghẽn đòng cao, dẫn đến năng suất giảm. Độ ẩm đất thích hợp cho cây hoa Lay ơn là 65 – 75%. Khi gặp nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, hoặc hạn không khí để giúp cây sinh trưởng bình thường cần phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất ở 70 – 75%.
  14. 12 Nếu độ ẩm thấp cây sinh trưởng chậm, năng suất thấp. 2.4. Đất Lay ơn có thể trồng được trên cả 3 loại đất là: đất pha cát, đất thịt và đất sét. Đất pha cát có độ tơi xốp cao, độ hổng lớn, thông khí, thấm nước tốt nhưng độ phì kém. Lay ơn trồng ở đất này cần bón nhiều phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Đất sét có tỷ lệ hạt sét cao, đất dính canh tác khó, độ xốp kém, chặt dính không thích hợp trồng hoa lay ơn. Đất thịt có tỷ lệ hạt sét và hạt cát cân đối nên có ưu điểm của cả hai loại đất, là đất trồng lay ơn thích hợp nhất. Không trồng hai vụ Lay ơn liên tục trên cùng một mảnh đất; để đạt năng suất cao, phẩm chất hoa tốt nhất là luân canh cây với lúa nước. Nếu trồng 2 vụ hoa lay ơn liên tiếp nhau sẽ không cho thu hoạch. Hình 2.1.3. Chuẩn bị đất trồng hoa 3. Xác định thời điểm trồng 3.1. Nhu cầu thị trường tiêu thụ Trong sản xuất hoa, thời điểm trồng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Hoa huệ và lay ơn có đặc điểm chung là sử dụng chủ yếu để trưng bày vào dịp lễ,
  15. 13 tết, thờ cúng, ít dùng để tặng. Do đó, vào những dịp lễ lớn như dịp tết, rằm tháng giêng, lễ Phật Đản, rằm tháng 7... nhu cầu tiêu thụ hoa huệ và lay ơn rất lớn. Vào những ngày còn lại trong năm, nhu cầu tiêu thụ 2 loại hoa này thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, để việc sản xuất hoa huệ và lay ơn đạt hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được với nhu cầu thị trường, cần bố trí thời điểm trồng thích hợp. Tốt nhất nên bố trí thời vụ trồng sao cho cây ra hoa vào đúng dịp lễ tết và các ngày lễ lớn trong năm. 3.2. Xác định thời điểm trồng hoa huệ Hoa huệ không đòi hỏi quá khắt khe về yếu tố ngoại cảnh, vì vậy có thể trồng huệ quanh năm. Nhưng đặc trưng của hoa huệ là sử dụng để thờ, cúng, chỉ có vào dịp lễ, tết nhu cầu tiêu thụ mới tăng cao. Do đó, cần bố trí thời điểm trồng thích hợp để cây ra hoa nhiều vào các dịp lễ, tết nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất trong sản xuất. Thời điểm trồng tốt nhất đối với cây hoa huệ là vào khoảng tháng 2 âm lịch. Nếu trồng vào thời điểm này sẽ kịp có hoa bán vào dịp Tết Đoan Ngọ, rằm tháng 7, rằm tháng 10... 3.3. Xác định thời điểm trồng hoa lay ơn Thời điểm trồng hoa lay ơn phụ thuộc vào khí hậu từng vùng. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, hoa lay ơn được trồng vào 2 vụ chính. - Vụ 1: vụ thu – đông: trồng củ giống vào tháng 9 và thu hoạch hoa vào tháng 11. - Vụ 2: vụ đông – xuân: củ giống được trồng vào tháng 10, 11 và thu hoạch hoa vào dịp tết Nguyên đán, 8/3. - Vụ hè: Ở đồng bằng Bắc Bộ có trồng hoa, tuy nhiên diện tích trồng thấp, vì điều kiện ngoại cảnh không phù hợp cho sự ra bông và nhu cầu tiêu dùng thấp. Ở các vùng có khí hậu mát mẻ, phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa lay ơn như: Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa, Mộc Châu… thì hoa lay ơn được trồng quanh năm. Nhưng vào đầu tháng 10 âm lịch hàng năm, hoa được trồng với diện tích nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu trưng hoa vào dịp tết Nguyên Đán. B. Câu hỏi, bài tập thực hành 1. Câu hỏi Chọn phương án trả lời đúng: 1.1. Nhiệt độ thích hợp đối với cây hoa huệ là: a. 15 – 200C
  16. 14 b. 20 – 250C c. 25 – 300C d. 30 – 350C 1.2. Dấu hiệu của cây huệ thiếu ánh sáng: a. Tỷ lệ hoa thấp, hoa nhỏ. b. Cây mọc vống, cành lá yếu. c. Lá xanh nhạt, mềm yếu. d. Cả a,b,c đều đúng. 1.3. Cây hoa huệ sinh trưởng phát triển tốt trên loại đất: a. ơi kiềm. b. Có cấu trúc mịn. c. Giữ ẩm tốt. d. Cả a,b,c đều đúng. 1.4. Nhiệt độ cao ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng phát triển của hoa lay ơn? a. Cây ngừng sinh trưởng. b. Cây bị còi cọc, bệnh khô đầu lá phát triển mạnh. c. Cành hoa dài, nhiều hoa. d. Hoa không trổ khỏi bao lá. 1.5. Dấu hiệu của hoa lay ơn thiếu ánh sáng: a. Hoa tự bị khô héo. b. Xuất hiện hoa mù. c. Bị bệnh héo rũ. d. Cả a,b,c đều đúng. 1.6. Độ ẩm thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của hoa lay ơn: a. 45 – 55%. b. 55 – 65%. c. 65 – 75%. d. 75 – 85%. 1.7. Loại đất thích hợp nhất để trồng hoa lay ơn là: a. Đất sét.
  17. 15 b. Đất pha cát. c. Đất thịt nhẹ. d. Cả a,b,c đều đúng. 1.8. Nhu cầu tiêu thụ hoa huệ, lay ơn lớn nhất vào giai đoạn nào trong năm? a. Tết dương lịch b. Ngày 8/3. c. Tất cả các ngày trong năm. d. Lễ lớn như dịp tết, rằm tháng giêng, lễ Phật Đản, rằm tháng 7... 1.9. Trồng hoa huệ vào thời điểm nào để đạt hiệu quả kinh tế cao? 1.10. Trồng hoa lay ơn vào thời điểm nào để đạt hiệu quả kinh tế cao? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 2.1.1. Xác định thành phần cơ giới đất. C. Ghi nhớ - Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây hoa huệ. - Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây hoa lay ơn. - Thời điểm trồng hoa huệ. - Thời điểm trồng hoa lay ơn.
  18. 16 Bài 2: Trồng và chăm sóc hoa huệ Mã bài: MĐ02-02 Mục tiêu - Nêu được các bước trồng và chăm sóc hoa huệ; - Thực hiện được các bước trồng và chăm sóc hoa huệ; - Có ý thức an toàn lao động, bảo vệ môi trường. A. Nội dung bài 1. Nhân giống và chọn giống 1.1. Nhân giống Nhân giống là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tạo ra các giống tốt, đồng đều về chất lượng và tạo ra được số lượng lớn cây giống để phụ vụ công tác sản xuất. Trong sản xuất hoa, nhân giống có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tế. Mỗi loài hoa có những biện pháp nhân giống khác nhau, phù hợp với đặc điểm thực vật học của cây. Đối với cây hoa huệ có 2 hình thức nhân giống phổ biến: nhân giống bằng củ và nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô. 1.1.1. Nhân giống bằng củ Nhân giống bằng củ là biện pháp nhân giống vô tính, được sử dụng phổ biến để tạo giống hoa huệ. Biện pháp nhân giống này có những ưu và nhược điểm như sau: - Ưu điểm: + Đơn giản, dễ thực hiện, người nông dân có thể tự sản xuất giống tại nhà. + Cây nhanh ra hoa, chất lượng hoa tốt. + Giữ được các đặc điểm tốt của cây mẹ. - Nhược điểm: + Cây không đồng đều, nên gây khó khăn trong quá trình chăm sóc. + Hệ số nhân giống thấp, không dùng để sản xuất giống theo hướng công nghiệp được. + Củ giống là nơi chứa nhiều nguồn bệnh, đặc biệt là nấm bệnh. Do đó, nhân giống bằng củ dễ bị lan truyền bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng củ giống và cây giống.
  19. 17 Hình 2.2.1. Củ giống hoa huệ 1.1.2. Nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô Đây là biện pháp nhân giống bằng cách nuôi mô, tế bào trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng và tái sinh chúng thành cây con. Biện pháp nuôi cấy mô có những ưu nhược điểm như sau: - Ưu điểm: + Tạo được nguồn cây giống sạch bệnh, có tiềm năng sinh trưởng phát triển và năng suất cao. + Cây con đồng nhất về mặt di truyền, bảo tồn được các tính trạng đã chọn lọc. + Hệ số nhân giống cao. - Nhược điểm: + Đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền và kỹ thuật cao. + Giá thành cây giống cao, khó áp dụng + Cây giống dễ bị nhiễm bệnh đồng loạt. Nhân giống nuôi cấy mô trên cây hoa huệ được thực hiện qua các bước: Khử trùng mẫu cấy. - Giai đoạn nuôi cấy khởi động - Giai đoạn nhân nhanh
  20. 18 - Tạo cây hoàn chỉnh - Chuyển cây ra ruộng ươm Các điều kiện cần thiết để thực hiện biện pháp nhân giống nuôi cấy mô trên cây hoa huệ: - Môi trường nuôi cấy là môi trường MS có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng và than hoạt tính. Bảng 2.1.1. Thành phần môi trường dinh dưỡng MS (Murashige-Skoog,1962) Hóa chất Nồng độ (g/l dung dịch) Dung dịch nitrate NH4NO3 165,0 KNO3 190,0 Dung dịch sulfate MgSO4.7H2O 37,0 MnSO4.H2O 1,69 ZnSO4.7H2O 0,86 CuSO4.5H2O 0,0025 Dung dịch Halogen CaCl2.2H2O 44,0 KI 0,083 CoCl2.6H2O 0,0025 Dung dịch PBMo KH2PO4 17,0 H3BO3 0,620 Na2MoO4.2H2O 0,025 Dung dịch NaFeEDTA FeSO4.7H2O 2,784 Na2EDTA 3,724 - Nồi hấp khử trùng. - Các dụng cụ được sử dụng trong nuôi cấy: dao, kép, panh. - Tủ cấy vô trùng. - Nhiệt độ phòng nuôi 250C. - Độ ẩm 70%. Nhân giống nuôi cấy mô, tế bào trên cây hoa huệ được thực hiện theo các bước: - Khử trùng mẫu cấy - Giai đoạn nhân nhanh - Tạo cây hoàn chỉnh - Chuyển cây ra ruộng ươm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1