intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu SoftLed

Chia sẻ: Nguyen Manh Tu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

484
lượt xem
106
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SoftLed là giải pháp phần mềm tiết kiệm nhất cho những người làm quang báo với biển chữ chạy, biển vẫy,... Các bạn không cần biết lập trình vi xử lí mà vẫn có thể dễ dàng tạo ra được những hiệu ứng bắt mắt với SoftLed. Bạn có thể rút ngắn thời gian biến ý tưởng thành sản phẩm, đồng thời giảm bớt chi phí hàng tháng để thuê 1 hoặc 2 người lập trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu SoftLed

  1. 1. Giới thiệu: SoftLed là giải pháp phần mềm tiết kiệm nhất cho những người làm quang báo với biển chữ chạy, biển vẫy,... Các bạn không cần biết lập trình vi xử lí mà vẫn có thể dễ dàng tạo ra được những hiệu ứng bắt mắt với SoftLed. Bạn có thể rút ngắn thời gian biến ý tưởng thành sản phẩm, đồng thời giảm bớt chi phí hàng tháng để thuê 1 hoặc 2 người lập trình. SoftLed có khả năng tạo ra file HEX dùng để nạp trực tiếp vào vi xử lí họ MCS51 (8051). SoftLed có khả năng tạo ra những độ sáng khác nhau trên cùng một cổng, do đó tạo ra những hiệu ứng mờ dần, sáng dần cực kì ấn tượng mà thậm chí nhiều người lập trình viên không thể làm được. Một ưu điểm khác của chức năng này là nó cho phép bạn điều chỉnh lượng điện năng tiêu thụ trên mạch bằng cách điều chỉnh độ sáng của các đèn LED, chính vì thế bạn có thể dùng nguồn bé mà vẫn chạy được nhiều LED nếu giảm cường độ sáng xuống. SoftLed còn hỗ trợ bạn mô phỏng hiệu ứng một cách chính xác, qua đó giúp bạn hình dung tốt hơn về hiệu ứng thật khi nạp vào chip. 2. Sử dụng: Giao diện phần mềm: Giao diện phần mềm được chia làm 2 vùng, vùng trên là khu vực chỉnh sửa bằng đồ họa, trên đó hiển thị các ô vuông. Mỗi ô vuông là một trạng thái của một cổng tại một thời điểm. Các cổng được bố trí theo hàng ngang, từ cổng 1 đến cổng 32. Các trạng thái được bố trí theo chiều dọc từ trên xuống dưới. Vùng phía dưới là các phần tử điều khiển và các nút chức năng. Thường các mạch điều khiển LED nháy sử dụng chip 8051 (AT89C51, AT89C52, AT89C4051, AT89C2051, AT89C1051, AT89S51, AT89S52) được thiết kế ra 4 loại dựa trên số cổng: - Loại 8 cổng thường sử dụng chip 20 chân (AT89C4051, AT89C2051, AT89C1051) - Loại 16, 24, 32 cổng sử dụng chip 40 chân (AT89C51, AT89C52,...). Loại 16 và 24 cổng thực chất là dạng rút gọn của loại 32 cổng để tiết kiệm chi phí làm mạch. Phần mềm SoftLed hỗ trợ tất cả các loại mạch này nên bạn có thể mua bất kì mạch nháy LED nào sử dụng chip 8051. Tuy nhiên bạn cần nhớ bố trí cổng
  2. tương ứng trên giao diện của SoftLed theo sơ đồ sau, chú ý chiều quay của chip: Sử dụng phần mềm: Các hiệu ứng do phần mềm SoftLed sinh ra được lưu trữ ở các tệp có đuôi mở rộng là LEF. Khi soạn thảo xong, bạn có thể nhấn nút “Lưu hiệu ứng” và gõ tên mà bạn muốn lưu. Để mở thiết kế bạn nhấn nút “Mở hiệu ứng” và chọn tệp có đuôi LEF để mở. SoftLed có chức năng mô phỏng để bạn có thể xem trước hiệu ứng của mình sẽ ra sao khi chạy trên mạch thật. Mô phỏng trên SoftLed nói chung không khác với những gì bạn thấy trên mạch thật. Bạn dùng nút “ Mô phỏng”/“Dừng mô phỏng”. Khi thiết kế đã ổn, bạn có thể nhấn nút “ Tạo file nạp” để tạo ra tệp HEX để nạp trực tiếp vào chip. Sau khi nạp vào chip và gắn chip vào mạch, mạch của bạn sẽ chạy đúng như ý muốn. Số cổng là số lượng cổng mà bạn sẽ dùng, nó phụ thuộc vạo mạch mà bạn có. Giả sử mạch có 32 cổng, nhưng bạn chỉ cần dùng 15 cổng đầu tiên (từ 1 đến 15) thì bạn có thể giảm số cổng xuống còn 15 hoặc để mặc định là 32, mạch vẫn chạy như nhau, chỉ có điều nếu để 32 cổng thì kích thước chương trình sẽ to hơn, nạp chip lâu hơn. Để tiết kiệm bộ nhớ, bạn nên giảm số cổng xuống bằng số cổng mà bạn thực tế bạn dùng. Để soạn thảo hiệu ứng, bạn cần nhớ một số điều sau: - Cổng hiện thời sẽ được đánh dấu bằng viền đỏ hình chữ nhật. - Để chọn cổng hiện thời, bạn có thể dùng phím mũi tên (lên, xuông, trái, phải) hoặc gõ chuột trái vào đó. - Để điều chỉnh độ sáng của cổng, bạn có thể sử dụng phím F2 (giảm) và F3 (tăng) hoặc dùng lăn chuột kết hợp với giữ phím Ctrl. - Để đảo trạng thái cổng bạn có thể dùng phím cách. - Để sao chép trạng thái của một cổng, bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl+c (sao chép) và tổ hợp phim Ctrl+v (dán). Bạn cũng có thể giữ phím Ctrl kết hợp với dùng chuột kéo thả. - Có 2 loại thiết kế mạch là cổng đảo và cổng không đảo, nếu là mạch cổng đảo thì bạn phải chọn “ Cổng đảo” trên giao diện chương trình. 3. Hướng dẫn đấu LED vào mạch:
  3. Chuẩn bị: - Máy tính cá nhân cài phần mềm SoftLed - Một mạch LED nháy (tự làm, hoặc mua sẵn khoảng 150 đến 300 ngàn đồng tùy vào số cổng) - Vài trăm bóng LED - Vài chục con trở 220 Ohm - Một bộ nguồn 12V khoảng 35W (có thể dùng nguồn máy tính) - Một mạch nạp 8051 (bán rất nhiều trên thị trường, khoảng 200 ngàn đồng) - Dây điện Tính toán thủ công: Để lấy ví dụ, ta sẽ đấu LED dùng nguồn 12V: 1 Nhánh: gồm 4 LED nối tiếp với 1 trở 220 Ohm sẽ tiêu thụ khoảng 0.2W nếu mở cổng liên tục. 1 Cổng nếu dùng TIP41C sẽ có khả năng cho dòng 5A đi qua liên tục. Nguồn cố định là 12V nên công suất qua mỗi TIP41C khoảng 60W. Như vậy, một cổng có thể đấu tối đa 60/0.2= 300 nhánh kiểu này song song trên một cổng, tương đương 300*4= 1200 LED. Như vậy số lượng LED mắc tối đa trên 1 cổng là tương đối thoải mái cho các biển to nhỏ. Bây giờ ta sẽ tính số lượng LED tối đa mà một bộ nguồn 300W có thể thắp sáng cùng lúc và liên tục. Vì các cổng có thuộc tính tương đương nhau nên số nhánh bằng công suất nguồn chia cho công suất mỗi nhánh, tức là 300/0.2= 1500 nhánh, tương đương 1500*4= 6000 LED. Vậy: Nếu dùng nguồn 15W, ta có thể mắc 300 LED. Nếu dùng nguồn 30W, ta có thể mắc khoảng 600 LED. Nếu dùng nguồn 60W (tương đương với adaptor của laptop) ta có thể mắc 1200 LED. Nếu dùng nguồn 100W ta có thể mắc 2000 LED. Nếu dùng nguồn 300W (tương đương với nguồn máy tính để bàn) ta có thể mắc 6000 LED. .................... Tính toán tự động với SoftLed: Để rút gọn thời gian thiết kế, SoftLed có một công cụ giúp tính toán giá trị điện trở, sơ đồ đấu LED và dòng qua LED tương ứng, đồng thời ước lượng công suất tiêu thụ để người dùng chọn nguồn cho phù hợp. Để mở công cụ này, bạn dùng tổ hợp phím Ctrl+T hoặc nhấn nút có biểu tượng. Khi đó một
  4. hộp thoại sẽ mở ra. Các bạn chọn loại LED đang có, số lượng LED cần mắc cho loại LED đó, Điện áp nuôi (điện áp giữa cổng và chung), Dòng mong muốn (Tùy thuộc vào loại LED, Dòng càng lớn thì LED càng sáng, tuy nhiên không nên vượt quá 25mA để tránh LED bị già, thường lấy giá trị khoảng 15 đến 17mA). Khi bạn nhấn nút “Tính...” thì phía dưới sẽ hiện ra sơ đồ mắc cùng với điện trơ tương ứng cho các nhánh và công suất tổng tiêu hao trên các nhánh cộng lại. Bạn nhìn vào sơ đồ và mắc vào biển quảng cáo của bạn. Khi tính toán, giá trị điện trở mong muốn được tính ra, sau đó SoftLed tự động dò các giá trị điện trở chuẩn có trên thị trường rồi chọn điện trở gần nhất. * Trong sơ đồ, Chung có thể là đất (-) hoặc nguồn (+), tùy theo loại mạch. Nếu mạch bạn dùng là loại âm chung thì Chung là đất. Nếu mạch bạn dùng là loại dương chung thì Chung là nguồn. Nếu bạn đi mua mạch, bạn nên hỏi người bán hoặc tự kiểm tra để biết được mạch của bạn là loại dương chung hay âm chung. * Cổng ở đây là cổng ra của mạch. Các Cổng này có thể là cùng 1 cổng hoặc khác cổng trên mạch, tùy vào cách bố hiệu ứng của bạn. Bạn chú ý không nên đặt số lượng LED quá nhiều cho 1 cổng. Ví dụ như 1 cổng dùng TIP41C thậm chí có thể tải được hàng nghìn con LED, tất nhiên phụ thuộc vào cách nối và khả năng của bộ nguồn. Khi mua mạch, bạn nên hỏi loại mạch này mỗi cổng tải được bao nhiêu Watt. Dựa vào công suất SoftLed tính toán ra mà bố trí cổng cho hợp lí. * Dòng chạy qua các nhánh có thể khác nhau. Nếu bạn thông thạo về cách nối trở, bạn có thể đấu trở nối tiếp kết hợp với song song để tạo ra những giá trị trở gần với giá trị điện trở tính toán nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2