intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Góp ý thêm về kỹ thuật nuôi lươn trong bể đất lót ni lon

Chia sẻ: Trần Mai Hương Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

232
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua bài viết: Một số biện pháp kỹ thuật cần lưu ý khi nuôi lươn trong bể đất lót ni lon của Kỹ sư Trang Trường Nhẫn, chúng tôi xin chia xẻ thêm môt số kinh nghiệm khi thực hiện mô hình này, để giúp bà con nông dân đạt hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Góp ý thêm về kỹ thuật nuôi lươn trong bể đất lót ni lon

  1. Góp ý thêm về kỹ thuật nuôi lươn trong bể đất lót ni lon Qua bài viết: Một số biện pháp kỹ thuật cần lưu ý khi nuôi lươn trong bể đất lót ni lon của Kỹ sư Trang Trường Nhẫn, chúng tôi xin chia xẻ thêm môt số kinh nghiệm khi thực hiện mô hình này, để giúp bà con nông dân đạt hiệu quả cao. Chúng ta có thể thực hiện nuôi lươn theo 2 dạng: Đáy có đất hoặc tạo cù lao đất; đáy không có đất. Nuôi lươn trong bể lót bạt đáy có đất: Để lớp đất trãi đều trên nền đáy bể, hoặc tạo cù lao, lớp đất dầy 3-4 tấc... 1-Chất liệu đất: - Phải là đất cục, xắn ngoài ruộng, phải chọn loại đất để khi rả ra không làm đục nước. Đất đồng lấy vào phải được phơi ải, thường từ 1-2 tháng cho những khí
  2. độc, chất độc trong đất phóng thích ra hết, nếu được đất thịt pha sét hoặc đất sét thì rất tốt, bà con gọi là đất mở gà vì đất này khi cho nước vào không làm đục nước . - Nếu đất rả ra đục nước thì lươn thiếu Oxy sẽ bị ngóc đầu lên và phồng xoang hầu to lên, kéo dài ngày lươn dễ bệnh. Chất liệu đất rất quan trọng , yếu tố này quyết định tỉ lệ thành công khoảng 60% trong việc thực hiện mô hình nuôi. 2-Chọn con giống: Hiện nay chưa có nguồn giống sinh sản nhân tạo cung ứng đủ trên thị trường, con giống hoàn toàn phụ thuộc từ thu gom , do đó phải biết rõ nguồn gốc con giống mới thực hiện mô hình nuôi. Nên chọn giống có kích cỡ từ 20 - 40con/kg, đồng cỡ, màu sắc đặc trưng tự nhiên của loài không bị xây xát, mất nhớt.
  3. Không nên chọn con giống: - Lươn có kích cỡ lớn từ 8-10 con/kg vì với cỡ này thường bắt bằng tay hoặc dùng điện, nếu bắt bằng tay sẽ bị mất nhớt và dãn xương sống , bắt bằng điện thì lươn vẫn sống và ăn bình thường nhưng sẽ kháng bệnh kém và sẽ chết dần sau 1 -2 tháng nuôi, tùy dòng điện mạnh hoặc yếu. - Lươn bắt từ nguồn gốc dẫn dụ bằng thuốc hoặc dược thảo, các chất này sẽ hủy hoại tế bào máu hoặc làm hư đường ruột, lươn sẽ chậm lớn, chết nhiều, tỉ lệ hao hụt cao. - Lươn bị mất nhớt từ lổ hậu môn trở dần về đuôi , hoặc từ 1/3 thân trở về đầu, đặc biệt viền nấp mang có màu đỏ hoặc tím nhạt, là lươn bị xay xát do kéo làm xung huyết, dãn xương sống lươn sẽ chết sau vài ngày.
  4. - Xung quanh lổ hậu môn lươn có màu đỏ hoặc những chấm xuất huyết, lươn bị bệnh thường do tuyến trùng . 3- Điều chỉnh mực nước và màu nước - Giữ cho nước có màu xám lợt và trong là nguồn nước tốt cho lươn. Có thể sử dụng chế phẩm sinh học như 902C (gấu vàng) rất có hiệu quả trong việc duy trì chất lượng nước (không được dùng chung với hóa chất, nếu dùng hóa chất phải cách ly 2-3 ngày sau mới được dùng 902C). Men 902C vừa xử lý môi trường đồng thời có thể trộn vào thức ăn giúp lươn tiêu hóa tốt . - Mực nước phải ổn định và luôn duy trì khoảng 5-6 tấc và nên thả bèo hoặc lục bình để nhiệt độ nước ổn định, vì nhiệt độ nước ổn định thì cường độ trao đổi chất của lươn cao, nhiệt độ nước thích hợp là 28- 30oC.
  5. 4-Thực hiện mô hình nuôi: - Chúng ta có thể thực hiện nuôi lươn theo 2 dạng: Đáy có đất hoặc tạo cù lao đất; đáy không có đất. - Nuôi lươn trong bể lót bạt đáy có đất: Để lớp đất (chọn đất như đã trình bày ở phần trên) trãi đều trên nền đáy bể, hoặc tạo cù lao, lớp đất dầy 3-4 tấc, mực nước ngập trên phần đất khoảng 1-2 tấc, phía trên thả lục bình kín cả bể. - Khi cho lươn ăn xong ,nếu mồi còn thừa phải lấy ra loại bỏ - Khi xử lý hóa chất sát trùng nguồn nước lưu ý loại hóa chất làm mất diệp lục thì không nên tạt phía trên, vì hóa chất bám vào lá ,thân lục bình có diệp lục (chất tạo màu xanh ở lá) lục bình sẽ chết đi, do đó hòa loãng hóa chất tạt đều dưới nước tránh dính thân, lá .
  6. - Đối với mô hình nuôi lươn trong bể bạt hoặc bể xi măng không có lớp đất ở đáy: Chúng ta căng lưới phía trên, căng lưới thắng, cho lưới ngập vào nước khoảng 1-2 tấc, kích thước mắc lưới lớn (3-4cm), để khi lươn lớn có thể chui rúc lên không bị kẹt lưới . Phía trên lưới dùng dây bẹ màu đen (phù hợp màu bùn) xé nhỏ bó lỏng và trãi đều khắp phía trên như rong cỏ để lươn chui rúc vào trú ẩn, và với dây bẹ thì sẽ không làm hư nguồn nước. Mực nước trong bể duy trì khoảng 4-5 tấc,và nước ngập trên dây bẹ 1 tấc. Ks Nguyễn thị Phi Phượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1