Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Kế toán quản trị
lượt xem 117
download
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Kế toán quản trị tổng hợp những câu hỏi hay trong môn học Kế toán quản trị. Mời các bạn tham khảo tài liệu để hiểu rõ hơn về nội dung câu hỏi. Với các bạn chuyên ngành Kế toán thì đây là tài liệu hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Kế toán quản trị
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kế toán quản trị 1. Kế toán quản trị cung cấp thông tin chủ yếu cho nhà quản trị trong việc: a. Lập kế hoạch b. Tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá. c. Ra quyết định. *d. Tất cả các câu trên đều đúng. 2. Kế toán quản trị áp dụng chủ yếu ở các tổ chức nào dưới đây *a. Tổ chức với mục tiêu lợi nhuận. b. Các cơ quan quản lý chức năng. c. Các tổ chức nhân đạo. d. Tất cả các tổ chức trên. 3. Nội dung báo cáo kế toán quản trị do: a. Bộ tài chính quy định. b. Chủ tịch HĐQT quy định. *c. Nhà quản trị DN quy định. d. Nhân viên kế toán quản trị tự thiết kế. 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng: a. Thông tin do kế toán quản trị cung cấp không bao gồm các khoản chi phí phát sinh ở bộ phận điều hành. b. Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thường là một năm. *c. Các DN có thể tự thiết kế hệ thống thông tin KTQT phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình. d. Kế toán quản trị có chức năng chủ yếu là kiểm soát điều hành, tính giá thành sản phẩm, kiểm soát quản lý và báo cáo cho bên ngoài. 5. Đối tượng sử dụng thông tin của KTQT chủ yếu là: *a. Nhà quản trị các cấp của DN. b. Các cơ quan quản lý nhà nước. c. Cơ quan thuế. d. Tất cả các tổ chức trên. 6. Thông tin kế toán quản trị phải: a. Tuân thủ quy định của các CMKT. b. Phù hợp với các nguyên tắc kế toán chung. c. Phù hợp với chế độ chính sách kế toán chung. *d. Linh hoạt, kịp thời và hữu ích. 7. Tính linh hoạt của thông tin do KTQTcung cấp thể hiện ở: a. Đặc điểm thông tin. b. Phạm vi báo cáo. c. Mẫu báo cáo. *d. Tất cả các trường hợp trên đều đúng 8. Kế toán quản trị cung cấp thông tin: a. Có ích cho công tác quản trị tài chính. b. Chỉ biểu hiện được bằng tiền. c. Toàn bộ doanh nghiệp. *d. Từng bộ phận doanh nghiệp. 9. Kế toán quản trị là: a. Kế toán chi tiết của kế toán tài chính để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. b. Một bộ phận của kế toán tài chính phục vụ cho quản trị doanh nghiệp. *c. Một bộ phận kế toán độc lập với kế toán tài chính phục vụ cho quản trị doanh nghiệp.
- d. Kế toán tổng hợp của kế toán tài chính. 10. KTQT và KTTC giống nhau ở chỗ: a. Cùng sử dụng thông tin ban đầu của kế toán. b. Cùng cung cấp các thông tin về tình hinh kinh tế tài chính của doanh nghiệp. c. Cùng thể hiện trách nhiệm của các câp quản lý doanh nghiệp. *d. Các câu trên đều đúng. 11. Kế toán quản trị được xây dựng và chuẩn hóa: a. Trong chính sách kế toán chung của Nhà nước. b. Trong chính sách kế toán của từng ngành nghề. c. Theo nhu cầu kiểm soát của những người sở hữu vốn. *d. Theo nhu cầu quản lý của nhà quản trị. 12. Nhà quản trị yêu cầu thông tin của kế toán quản trị: a. Đảm bảo tính chính xác cao. *b. Nhanh và tin cậy hơn là chính xác nhưng chậm. c. Chính xác và nhanh. d. Khách quan, chính xác vì phải có chứng từ chứng minh. 13. Mục tiêu của kế toán quản trị là: a. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. b. Xử lý các dữ liệu kế toán để thực hiện chức năng phân tích, dự toán, kiểm tra và ra quyết định. c. Cung cấp các thông tin theo yêu cầu của đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp. *d. Cả 3 câu trên đều sai. 14. KTQT và KTTC khác nhau ở phạm vi nào sau đây a. Đối tượng cung cấp thông tin. c. Đặc điểm thông tin. c. Phạm vi báo cáo. *d. Tất cả các ý trên. 15. Thông tin ít chú trọng đến tính chính xác, có thông tin phi tiền tệ được cung cấp chủ yếu bởi: a. Kế toán tài chính. *b. Kế toán quản trị. c. hai câu trên đúng. d. Hai câu trên sai. 16.Báo cáo KTQT thường được lập vào thời điểm: a. Khi kết thúc niên độ kế toán. b. Khi kết thúc quí. c. Khi cơ quan quản lý chức năng yêu cầu kiểm tra. *d. Khi nhà quản trị cần thông tin thực hiện các chức năng quản lý. 17. Thông tin kế toán quản trị phải đảm bảo: a. Tính đơn giản, ngắn gọn. b. Hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong môi trường kinh doanh mới. *c. Cả (a) và (b) đều đúng. d. Cả (a) và (b) đều sai. 18.Kế toán không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mang tính chính xác mà đòi hỏi thông tin kế toán cung cấp phải: a. Linh hoạt b. Kịp thời. c. Hữu ích. *d. Tất cả các trường hợp trên đều đúng.
- 19.Nhóm nào trong các nhóm dưới đây ít có khả năng nhất trong việc được cung cấp các báo cáo KTQT: a. Hội đồng quản trị. b. Quản đốc phân xưởng. *c. Cổ đông. d. Quản lý các cấp. 20. Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh: *a.Để đưa sản phẩm từ kho của doanh nghiệp đến nơi tiêu thụ. b. Để hoàn thành sản phẩm. c. Để sản xuất sản phẩm. d. các câu trên đều đúng. 21. Chi phí NVL trực tiếp là: a. Giá trị NVL chính, VL phụ và khấu hao TSCĐ. b. Giá trị NVL chính, VL phụ và CCDC. *c. Giá trị NVL chính, VL phụ sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. d. Các câu trên đều đúng. 22. Trong doanh nghiệp, chi phí là: *a. Mức tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng cho hoạt động trong kỳ, biểu hiện bằng tiền. b. Mức tiêu hao của lao động sống và lao động vật hóa, đã sử dụng cho hoạt động trong một thời kỳ, biểu hiện bằng tiền. c. Hai câu a và b đều đúng. d. Hai câu a và b đều sai. 23. Chi phí sản phẩm là a. Chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra. *b. Chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất hoặc hàng hóa mua vào để bán. c. Hai câu trên đúng. d.Hai câu trên sai. 24. Chi phí sản xuất bao gồm: *a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chế biến. b. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí chế biến. c. Chi phí sản xuất chung và chi phí chế biến. d. Ba câu a, b, c đều sai. 25. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp bao gồm a. Hai khoản mục. b. Ba khoản mục. *c. Bốn khoản mục( chi phí NVL TT, CH NCTT, CP máy thi công, CP sản xuất chung). d. Các câu trên đều sai. 26. Chi phí sản phẩm bao gồm: a.Chi phí mua hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. *b.Chi phí NVL trực tiếp và chi phí chế biến hoặc giá mua hàng hóa c.Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. d.Biến phí sản xuất hoặc giá mua hàng hóa. 27. Chi phí thời kỳ bao gồm: a.Chi phí mua hàng và quản lý doanh nghiệp. b.Chi phí cấu tạo nên giá trị sản phẩm. *c.Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. d.Chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp. 28. Trong công ty, chi phí kiểm soát được của người cửa hàng trưởng được quyết định việc mua bán là:
- a. Chi phí khấu hao nhà cửa, máy móc thiết bị. b. Chi phí vận chuyển hàng, chi phí bao gói. c. Chi phí hội nghị khách hàng . d. Chi phí tiền lương cửa hàng trưởng. 29. Chi phí thời kỳ là: *a. Chi phí phát sinh trong một thời kỳ và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của kỳ đó. b. Chi phí phát sinh trong nhiều kỳ và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của kỳ báo cáo. c. Chi phí gắn liền với việc sản xuất sản phẩm của một kỳ. d. Các câu trên đều sai. 30. Muốn đánh giá đúng trách nhiệm người quản lý một bộ phận của DN: *a.Phải tính chi phí kiểm soát được và không kiểm soát cho bộ phận đó. b.Chỉ tính chi phí kiểm soát được của người quản lý một bộ phận đó. c.Chỉ tính chi phí không kiểm soát được . d.Chỉ tính chi phí xác định được khi chi tiêu. 31. Những đặc điểm nào sau đây thể hiện chi phí trực tiếp a. Liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chiu chi phí. b. ĐƯợc tập hợp riêng theo từng đối tượng chịu chi phí. c. Phương pháp phân bổ ít làm sai lệch chi phí trong giá thành. *d. Các câu trên đều đúng. 32. Những đặc điểm nào sau đây thể hiện chi phí gián tiếp a. Liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. b. Không tập hợp riêng cho từng đối tượng được. c. Phương pháp phân bổ có thể làm sai lệch chi phí trong giá thành sản phẩm. *d. Các câu trên đúng. 33. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí: a. Biến phí bao gồm biến phí sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. b. Chênh lệch doanh thu và biến phí là số dư đảm phí là khoản bù đắp định phí và hình thành lợi nhuận. c. Định phí sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp tính hết trong kỳ, bất kể sản lượng tiêu thụ. *d. Ba câu a, b và c đều đúng. 34. Chi phí ban đầu là khoản chi phí bao gồm: a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung. *b. Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. c. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. d. Các câu trên sai. 35. Công dụng của việc phân loại chi phí thành chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được là: a. Cung cấp thông tin để người quản lý ra quyết định. b. Cung cấp thông tin để đánh giá thành quả của người quản lý. *c. Hai câu trên đúng. d. Hai câu trên sai. 36. Ở một mức khối lượng nhất định nếu biết tổng chi phí và tổng định phí thì biến phí đơn vị bằng: *a. (Tổng chi phí – tổng định phí)/khối lượng. b. (Tổng chi phí/khối lượng) – tổng định phí. c. (Tổng chi phí x khối lượng) – (tổng định phí/khối lượng). d. (Định phí x khối lượng) – tổng chi phí. 37. Xác định chi phí nào sau đây có thể là biến phí cấp bậc
- a. Chi phí NVL trực tiếp. b. Chi phí NC trực tiếp. c. Chi phí bảo hiểm tài sản hàng năm. *d.Lương thợ bảo trì, chi phí năng lượng. 38. Nếu khối lượng SX tăng từ 800 lên 1000 SP thì: a. Tổng biến phí sẽ tăng 20%. *b. Tổng biến phí sẽ tăng 25%(1000/25). c. Chi phí hỗn hợp và biến phí sẽ tăng 25%. d. Tổng chi phí sẽ tăng 20%. 39. Chi phí chìm được giải thích là chi phí: *a. Đã phát sinh và lưu lại ở tất cả các PA kinh doanh. b. Đã phát sinh và được phân bổ cho các PA kinh doanh. c. Sẽ phát sinh và lưu lại ở tất cả các PA kinh doanh. d. Sẽ phát sinh và có sự khác biệt giữa các PA. 40. Xác định nghiệp vụ nào dưới đây làm phát sinh chi phí ở doanh nghiệp. a. Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. b. Thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ. c. Thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp. *d. Hao hụt vật tư, tài sản trong định mức dự trữ. 41. Xác định những chi phí nào sau đây có thể là định phí tùy ý: a. Chi phí khấu hao TSCĐ sản xuất. *b. Chi phí quảng cáo hàng năm. c. Tiền thuê nhà xưởng và thuê máy móc thiết bị sản xuất. d. Tiền lương ban giám đốc công ty. 42. Biến phí thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh là: a. Tổng biến phí hoạt động phát sinh trong kỳ. *b. Tổng biến phí hoạt động tính cho số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. c. Tổng biến phí sản xuất trong kỳ tính cho số sản phẩm tiêu thụ. d. Các câu trên sai.. 43. Chi phí sản phẩm được giải thích là chi phí: a. Thời kỳ phát sinh cùng thời kỳ kết chuyển vào chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. b. Thời kỳ phát sinh trước thời kỳ kết chuyển vào chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. c. Thời kỳ phát sinh sau thời kỳ kết chuyển vào chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. *d. Tất cả các câu trên đều chưa đầy đủ. 44. Định phí thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí là: *a. Tổng định phí sản xuất và định phí ngoài sản xuất phát sinh trong kỳ. b. Định phí sản xuất phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ. c. Định phí sản xuất và ngoài sản xuất phân bổ cho sản phẩm tiêu thụ. d. Các câu trên sai. 45. Báo cáo kết quản kinh doanh theo dạng số dư đảm phí giúp nhà quản trị dễ dàng nhận biết: *a. Mối quan hệ chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận; b. Lợi nhuận trong kỳ; c. Trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các cấp; d. Các đáp án trên đều sai. 46. Số dư đảm phí là hiệu số giữa: a. Doanh thu trừ chi phí. *b. Doanh thu trừ biến phí. c. Doanh thu trừ định phí. d. Cac câu trên sai.
- 47. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh bằng: a. Tổng số dư đảm phí chia cho tổng lãi thuần. b. Tốc độ tăng lợi nhuận chia cho tốc độ tăng doanh thu. c. Tổng số dư đảm phí chia cho hiệu của tổng số dư đảm phí và định phí. *d. Cả ba đáp án (a), (b), (c) đều đúng. 48. Tỉ lệ số dư đảm phí là tỉ số giữa: a. Số dư đảm phí chia doanh thu. *b. Số dư đảm phí chi đơn giá bán. c. Số dư đảm phí chia định phí. d. Các câu trên sai. 49. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh được tính bằng công thức: a. Số dư đảm phí/Lợi nhuận. b. Số dư đảm phí/(Số dư đảm phí – Định phí). c. (Doanh thu – Biến phí)/(Số dư đảm phí – Định phí). *d. Các câu trên đúng. 50. Đơn giá bán giảm 10 đơn vị tiền tệ, biến phí đơn vị giảm 10 đơn vị tiền tệ thì: *a. Số dư đảm phí đơn vị sẽ không đổi. c. Số dư đảm phí sẽ không đổi. b. Số dư đảm phí đơn vị sẽ giảm 10 đơn vị tiền tệ. d. Các trường hợp trên đều sai 51. Doanh thu an toàn của các doanh nghiệp phụ thuộc vào: a. Kết cấu chi phí của mỗi doanh nghiệp. b. Mức độ an toàn của ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. *c. Hai câu trên đều đúng. d. Hai câu trên đều sai. 52. Khi doanh nghiệp đã vượt qua điểm hòa vốn, nếu doanh thu tăng một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng một lượng bằng: a. Tỉ lệ số dư đảm phí * mức tăng doanh thu. b. Tỉ lệ số dư đảm phí * Tổng doanh thu. *c. Mức tăng số dư đảm phí của những sản phẩm vượt qua điểm hòa vốn. d. Các câu trên đúng. 53. Đối với những doanh nghiệp SXKD nhiều loại sản phẩm, nếu doanh thu tăng một lượng bằng nhau thì những sản phẩm có tỉ lệ số dư đảm phí lớn hơn sẽ: *a. Đạt mức tăng lợi nhuận lớn hơn. b. Đạt mức tăng lợi nhuận nhỏ hơn. c. Lợi nhuận không đổi. d. Các câu trên đều sai. 54. Giá bán hòa vốn tại các mức sản lượng khác nhau được xác định bằng công thức: a. (Định phí/Sản lượng) + biến phí đơn vị. b. Định phí đơn vị + Biến phí đơn vị. c. Hai câu trên đều đúng. d. Hai câu trên đều sai. 55. Công thức nào sau đây dùng để tính doanh thu cần đạt được để thỏa mãn mức lợi nhuận mong muốn: a. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho số dư đảm phí; b. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho số dư đảm phí đơn vị; *c. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho tỉ lệ số dư đảm phí; d. Các trường hợp trên đều đúng.
- 56. Đòn bẩy kinh doanh a. Là đại lượng được xác định bằng mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng doanh thu; d. Được xác định bằng công thức: Tốc độ tăng lợi nhuận/Tốc độ tăng doanh thu. c. Được xác định bằng công thức: Tổng số dư đảm phí/Lợi nhuận trước thuế. *d. Các câu trên đều đúng. 57. Tác dụng của chỉ tiêu số dư đảm phí là: a. Cho biết khả năng bù đắp chi phí của giá bán; b. Cho biết con đường tối da hóa lợi nhuận (muốn tối đa hóa lợi nhuận phải tối đa hóa số dư đảm phí). *c. Cả (a) và (b) đều đúng. d. Cả (a) và (b) đều sai. 58. Công thức xác định sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ để đạt mức lợi nhuận mong muốn là: a. (Định phí đơn vị + Lợi nhuận mong muốn đơn vị)/Số dư đảm phí đơn vị. b. (Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn)/Số dư đảm phí đơn vị. c. (Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn)/(Đơn giá bán – Biến phí đơn vị). *d. (b) hoặc (c). 59. Tỉ lệ giữa biến phí và định phí so với tổng chi phí được gọi là: a. Tỉ lệ số dư đảm phí. *b. Kết cấu chi phí. c. Hai câu trên đúng. d. Hai câu trên sai. 60. Doanh thu hòa vốn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào sau đây: *a. Giá bán, biến phí, định phí. b. Giá bán, biến phí và kết cấu bán hàng. c. Định phí, biến phí, kết cấu bán hàng. d. Số dư đảm phí, định phí và kêt cấu bán hàng. 61. Số dư đảm phí không thay đổi khi: a. Định phí thay đổi. b. Giá bán thay đổi. c.Biến phí thay đổi. *d. Các câu trên sai. 62. Tại một doanh nghiệp có số liệu về việc tiêu thụ loại sản phẩm A như sau: số lượng sản phẩm tiêu thụ là 30.000 sản phẩm; đơn giá bán 45.000 đồng; hàm số chi phí là Y = 300.000.000 + 25.000.X. Sản lượng và doanh thu hoà vốn sẽ là: a. 17.500 sản phẩm và 675.000.000 đồng c. 15.000 sản phẩm và 700.000.000 đồng *b. 15.000 sản phẩm và 675.000.000 đồng d. Các đáp án trên đều sai 63. Tại một doanh nghiệp có số liệu về việc tiêu thụ loại sản phẩm A như sau: số lượng sản phẩm tiêu thụ là 30.000 sản phẩm; đơn giá bán 45.000 đồng; hàm số chi phí là Y = 300.000.000 + 25.000.X. Tỉ lệ số dư đảm phí là: a. 50% * b. 44 % c. 34% d. Các số trên đều sai 64. Tại một doanh nghiệp có số liệu về việc tiêu thụ loại sản phẩm A như sau: số lượng sản phẩm tiêu thụ là 30.000 sản phẩm; đơn giá bán 45.000 đồng; hàm số chi phí là Y = 300.000.000 + 25.000.X. Nếu doanh nghiệp dự kiến tăng chi phí nhân công trực tiếp thêm 4.000đ/SP thì phải xác định giá bán sản phẩm A là bao nhiêu để tỉ lệ số đư dảm phí không thay đổi: a. 44.643đ b. 44.000đ c. 45.643đ d. 45.600đ 65. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/SP; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/SP; tổng định phí:
- 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 SP. Sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn, lãi thuần sẽ lần lượt là: a. Kết cấu chi phí của mỗi doanh nghiệp. b. Mức độ an toàn của ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. *c. Hai câu trên đều đúng. d. Hai câu trên đều sai. 52. Khi doanh nghiệp đã vượt qua điểm hòa vốn, nếu doanh thu tăng một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng một lượng bằng: a. Tỉ lệ số dư đảm phí * mức tăng doanh thu. b. Tỉ lệ số dư đảm phí * Tổng doanh thu. *c. Mức tăng số dư đảm phí của những sản phẩm vượt qua điểm hòa vốn. d. Các câu trên đúng. 53. Đối với những doanh nghiệp SXKD nhiều loại sản phẩm, nếu doanh thu tăng một lượng bằng nhau thì những sản phẩm có tỉ lệ số dư đảm phí lớn hơn sẽ: *a. Đạt mức tăng lợi nhuận lớn hơn. b. Đạt mức tăng lợi nhuận nhỏ hơn. c. Lợi nhuận không đổi. d. Các câu trên đều sai. 54. Giá bán hòa vốn tại các mức sản lượng khác nhau được xác định bằng công thức: a. (Định phí/Sản lượng) + biến phí đơn vị. b. Định phí đơn vị + Biến phí đơn vị. c. Hai câu trên đều đúng. d. Hai câu trên đều sai. 55. Công thức nào sau đây dùng để tính doanh thu cần đạt được để thỏa mãn mức lợi nhuận mong muốn: a. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho số dư đảm phí; b. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho số dư đảm phí đơn vị; *c. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho tỉ lệ số dư đảm phí; d. Các trường hợp trên đều đúng. 56. Đòn bẩy kinh doanh a. Là đại lượng được xác định bằng mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng doanh thu; d. Được xác định bằng công thức: Tốc độ tăng lợi nhuận/Tốc độ tăng doanh thu. c. Được xác định bằng công thức: Tổng số dư đảm phí/Lợi nhuận trước thuế. *d. Các câu trên đều đúng. 57. Tác dụng của chỉ tiêu số dư đảm phí là: a. Cho biết khả năng bù đắp chi phí của giá bán; b. Cho biết con đường tối da hóa lợi nhuận (muốn tối đa hóa lợi nhuận phải tối đa hóa số dư đảm phí). *c. Cả (a) và (b) đều đúng. d. Cả (a) và (b) đều sai. 58. Công thức xác định sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ để đạt mức lợi nhuận mong muốn là: a. (Định phí đơn vị + Lợi nhuận mong muốn đơn vị)/Số dư đảm phí đơn vị. b. (Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn)/Số dư đảm phí đơn vị. c. (Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn)/(Đơn giá bán – Biến phí đơn vị). *d. (b) hoặc (c). 59. Tỉ lệ giữa biến phí và định phí so với tổng chi phí được gọi là: a. Tỉ lệ số dư đảm phí.
- *b. Kết cấu chi phí. c. Hai câu trên đúng. d. Hai câu trên sai. 60. Doanh thu hòa vốn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào sau đây: *a. Giá bán, biến phí, định phí. b. Giá bán, biến phí và kết cấu bán hàng. c. Định phí, biến phí, kết cấu bán hàng. d. Số dư đảm phí, định phí và kêt cấu bán hàng. 61. Số dư đảm phí không thay đổi khi: a. Định phí thay đổi. b. Giá bán thay đổi. c.Biến phí thay đổi. *d. Các câu trên sai. 62. Tại một doanh nghiệp có số liệu về việc tiêu thụ loại sản phẩm A như sau: số lượng sản phẩm tiêu thụ là 30.000 sản phẩm; đơn giá bán 45.000 đồng; hàm số chi phí là Y = 300.000.000 + 25.000.X. Sản lượng và doanh thu hoà vốn sẽ là: a. 17.500 sản phẩm và 675.000.000 đồng c. 15.000 sản phẩm và 700.000.000 đồng *b. 15.000 sản phẩm và 675.000.000 đồng d. Các đáp án trên đều sai 63. Tại một doanh nghiệp có số liệu về việc tiêu thụ loại sản phẩm A như sau: số lượng sản phẩm tiêu thụ là 30.000 sản phẩm; đơn giá bán 45.000 đồng; hàm số chi phí là Y = 300.000.000 + 25.000.X. Tỉ lệ số dư đảm phí là: a. 50% * b. 44 % c. 34% d. Các số trên đều sai 64. Tại một doanh nghiệp có số liệu về việc tiêu thụ loại sản phẩm A như sau: số lượng sản phẩm tiêu thụ là 30.000 sản phẩm; đơn giá bán 45.000 đồng; hàm số chi phí là Y = 300.000.000 + 25.000.X. Nếu doanh nghiệp dự kiến tăng chi phí nhân công trực tiếp thêm 4.000đ/SP thì phải xác định giá bán sản phẩm A là bao nhiêu để tỉ lệ số đư dảm phí không thay đổi a. 44.643đ b. 44.000đ c. 45.643đ d. 45.600đ 65. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/SP; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/SP; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 SP. Sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn, lãi thuần sẽ lần lượt là: *a. 2.500SP; 75.000.000đ và 75.000.000đ b. 2.500 SP; 70.000.000đ và 75.000.000đ c. 3.000 SP; 75.000.000đ và 75.000.000đ d. 2.500 SP; 75.000.000đ và 70.000.000đ 66. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/SP; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/SP; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 SP. Công ty dự kiến sẽ giảm giá bán mỗi sản phẩm 3.000 đồng để có thể tận dụng hết năng lực sản xuất. Trường hợp này, lãi thuần của công ty sẽ tăng: *a. 5.000.000đ b. 15.000.000đ c. 12.000.000đ d. 20.000.000 đ 67. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/SP; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/SP; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 SP. Công ty dự kiến sẽ tăng chi phí quảng cáo mỗi tháng thêm 15.000.000đ để có thể tận dụng hết năng lực sản xuất. Trường hợp này, lãi thuần của công ty sẽ tăng: *a. 35.000.000đ b. 15.000.000đ c. 12.000.000đ
- d. 20.000.000 đ 68. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/SP; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/SP; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 SP. Công ty dự kiến sẽ tăng chi phí quảng cáo mỗi tháng thêm 15.000.000đ để có thể tận dụng hết năng lực sản xuất. Trường hợp này, lãi thuần của công ty sẽ là: a. 100tr *b. 110tr c. 120tr d. 130tr 69. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/SP; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/SP; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 SP. Công ty dự kiến sẽ tăng chi phí quảng cáo mỗi tháng thêm 20.000.000đ để có thể tận dụng hết năng lực sản xuất. Trường hợp này, lãi thuần của công ty sẽ: a. Tăng 35tr b. Tăng 20tr * c. tăng 30tr d. Giảm 30tr 70. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/SP; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/SP; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 SP. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của công ty sẽ là: *a. 1,33 b. 1,2 c. 3,4 d. Các câu trên sai 71. Công ty HG sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm A. Hiện tại công ty tiêu thụ 17.000 sản phẩm, giá bán 20.000đ/1SP, biến phí đơn vị 12.000đ, định phí trong kỳ 100.000.000 đồng. Công ty phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt tỉ suất lợi nhuận 25% trên doanh thu: a. 30.000sp c. 33.000 sp b. 33.333sp * d. Các số trên sai 72. Công ty HG sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm A. Hiện tại công ty tiêu thụ 17.000 sản phẩm, giá bán 20.000đ/1SP, biến phí đơn vị 12.000đ, định phí trong kỳ 100.000.000 đồng. Mục tiêu của công ty trong kỳ tới là tăng 25% lợi nhuận. Hỏi phải tiêu thu bao nhiêu sản phẩm để đạt mục tiêu đó: a. 18.000sp b. 18.500sp *c. 18.125sp d. Các số trên sai 73.Công ty HG sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm A. Hiện tại công ty tiêu thụ 17.000 sản phẩm, giá bán 20.000đ/1SP, biến phí đơn vị 12.000đ, định phí trong kỳ 100.000.000 đồng. Mục tiêu của công ty trong kỳ tới là tăng 25% lợi nhuận. Hỏi doanh thu tiêu thụ phải là bao nhiêu để đạt mục tiêu đó: a. 360.000.000đ b. 365.000.000đ c. 362.000.000đ * d. 362.500.000đ 74. Công ty HG sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm A. Hiện tại công ty tiêu thụ 17.000 sản phẩm, giá bán 20.000đ/1SP, biến phí đơn vị 12.000đ, định phí trong kỳ 100.000.000 đồng. Doanh thu an toàn của công ty là: *a. 90tr b. 96tr c. 100tr d. 120tr 75. Công ty HG sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm A. Hiện tại công ty tiêu thụ 17.000 sản phẩm, giá bán 20.000đ/1SP, biến phí đơn vị 12.000đ, định phí trong kỳ 100.000.000 đồng. Tỉ lệ Doanh thu an toàn của công ty là: *a. 26,5% b. 23% c. 24% d. 27% 76. Công ty TÙNG DƯƠNG có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trong tháng 5/200N như sau: Sản lượng tiêu thụ: 25.000 sản phẩm; Giá bán mỗi sản phẩm: 50.000 đ; Biến phí đơn vị: 35.000đ; Tổng định phí: 25.000.000đ; Năng lực sản xuất tối đa: 30.000 sản phẩm. Một khách hàng đề nghị mua 5.000 sản phẩm, với giá bán không quá 85% mức giá hiện tại, chi phí vận
- chuyển giao hàng là 1.000.000đ, doanh nghiệp muốn có lãi từ lô hàng này là 6.000.000đ. Biết định phí đã được bù đắp bởi các hợp đồng trước đó. Giá bán của lô hàng này sẽ được định giá là: a. 33.000đ/SP b. 33.500đ/SP c. 35.000đ/SP *d.36.400đ/SP 77. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/SP; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/SP; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 SP. Công ty dự kiến sẽ giảm giá bán mỗi sản phẩm 3.000 đồng, tăng chi phí quảng cáo mỗi tháng 10.000.000đ, giảm biến phí mỗi sản phẩm 2.000đ để có thể tận dụng hết năng lực sản xuất. Trưởng hợp này lợi nhuận của công ty sẽ: a. Tăng 23tr * b. tăng 25tr c. Giảm 25tr d. Giảm 23tr 78. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ:10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/SP; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/SP; tổng định phí: 25.000.000đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 SP. Công ty dự kiến sẽ giảm giá bán mỗi sản phẩm 3.000 đồng,tăng chi phí quảng cáo mỗi tháng 10.000.000đ, giảm biến phí mỗi sản phẩm 2.000đ để có thể tận dụng hết năng lực sản xuất. Trưởng hợp này số dư đảm phí đơn vị của công ty sẽ là: a. 7.000đ b. 8.000đ * c. 9.000đ d. 10.000đ 79. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ:10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/SP; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/SP; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 SP. Công ty dự kiến sẽ giảm giá bán mỗi sản phẩm 3.000 đồng, tăng chi phí quảng cáo mỗi tháng 10.000.000đ, giảm biến phí mỗi sản phẩm 2.000đ để có thể tận dụng hết năng lực sản xuất. Trưởng hợp này lợi nhuận của công ty sẽ là: a. 90tr b. 95tr c. 75tr * d. 100tr 80. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ:10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/SP; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/SP; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 SP. Công ty dự kiến sẽ giảm giá bán mỗi sản phẩm 3.000 đồng, tăng chi phí quảng cáo mỗi tháng 10.000.000đ, giảm biến phí mỗi sản phẩm 2.000đ để có thể tận dụng hết năng lực sản xuất. Trường hợp này tổng số đảm phí của công ty sẽ là: *a. 135tr. b. 100tr c. 120tr d. 130tr 81. Công ty ABC có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong kỳ như sau: Sản lượng tiêu thụ: 10.000SP; đơn giá bán: 30.000 đồng/SP; biến phí đơn vị: 20.000 đồng/SP; tổng định phí: 25.000.000 đồng; năng lực sản xuất tối đa 15.000 SP. Công ty dự kiến sẽ giảm giá bán mỗi sản phẩm 3.000 đồng, tăng chi phí quảng cáo mỗi tháng 10.000.000đ, giảm biến phí mỗi sản phẩm 2.000đ để có thể tận dụng hết năng lực sản xuất. Trưởng hợp này tổng số đảm phí của công ty s ẽ: a. tăng 30tr. b. Giảm 30tr. *c. tăng 35tr. d.Giảm 35tr. 82. Phân bổ chi phí bộ phận phục vụ:
- a. Tính theo chi phí thực tế. b. Đầu năm phân bổ theo chi phí kế hoạch. c. Cuối năm phân bổ theo chi phí thực tế. *d. Đầu năm hay cuối năm đều phân bổ theo chi phí kế hoạch. 83. Lấy doanh thu làm căn cứ phân bổ biến phí sẽ: a.Hợp lý vì biến phí biến động tỉ lệ với doanh thu. *b. Không hợp lý vì biến phí không biến động theo doanh thu. c. Hai câu trên đúng. d.Hai câu trên sai. 84. Lấy doanh thu làm căn cứ phân bổ định phí sẽ: a.Hợp lý vì định phí biến động tỉ lệ với doanh thu. *b. Không hợp lý vì định phí không biến động theo doanh thu. c. Hai câu trên đúng. d.Hai câu trên sai. 85. Câu nào không đúng khi nói về tiêu chuẩn để lựa chọn căn cứ phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ: *a. Dựa vào mức lợi ích gián tiếp mà các bộ phận phục vụ mang lại. b. Dựa vào diện tích hoặc mức trang bị của bộ phận hoạt động chức năng. c. Rõ ràng, không phức tạp. d. Công thức phân bổ đơn giản, dễ hiểu. 86. Phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ theo chi phí thực tế sẽ dẫn đến: a. Không kích thích các bộ phận phục vụ kiểm soát chi phí. b. Sự lãng phí về chi phí hoạt động của bộ phận phục vụ sẽ chuyển hết sang cho bộ phận chức năng. c. Thông tin chi phí không kịp thời. *d. Các câu trên đúng. 87. Theo phương pháp phân bổ bậc thang, chi phí của các bộ phận phục vụ cung ứng lẫn nhau được tính theo: *a. Chi phí dự toán. b. Chi phí thực tế. c. Chi phí ban đầu. d. Các câu trên sai. 88. Khi thực hiện phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ thì cần lưu ý: a. Chi phí phân bổ được chọn nên là chi phí thực tế. b. Căn cứ phân bổ được chọn là tỷ lệ thực tế hoặc mức sử dụng thực tế. c. Hai câu trên đúng. *d. Hai câu trên sai. 89. Theo phương pháp phân bổ trực tiếp, chi phí cần phân bổ của bộ phận phục vụ được xác định bao gồm: a. Cả chi phí của bộ phận phục vụ khác. b. Cả chi phí của bộ phận chức năng. *c. Chỉ có chi phí của bộ phận phục vụ đó. d. Các câu trên sai. 90. Số dư bộ phận được xác định bằng: a. Tổng Doanh thu bộ phận – Tổng biến phí bộ phận. b. Tổng Doanh thu bộ phận – Tổng định phí bộ phận. *c. Tổng Doanh thu bộ phận – (Tổng biến phí bộ phận + Tổng định phí bộ phận). d. Số dư đảm phí – Định phí chung. 91. Phương pháp phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ theo cách ứng xử của chi phí có ưu điểm:
- a. Bộ phận chức năng không phải chịu đựng tính kém hiệu quả của bộ phận phục vụ. b. Bộ phận chức năng sẽ cố gắng sử dụng đúng mức kế hoạch. c. Tỷ lệ phân bổ định phí sẽ được duy trì trong nhiều kỳ. *d. Tất cả các ý trên đều đúng. 92. Theo phương pháp phân bổ bậc thang, chi phí cần phân bổ của bộ phận phục vụ bao gồm: *a. Cả chi phí của bộ phận phục vụ phân bổ trước. b. Cả chi phí của bộ phận chức năng. c. Chỉ có chi phí của bộ phận phục vụ đó. d. Chỉ có chi phí của bộ phận phục vụ có mức độ hoạt động cao nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến các bộ phận phục vụ khác. 93. Câu nào không đúng khi nói về nguyên tắc phân bổ của hình thức phân bổ bậc thang: a. Chi phí của bộ phận phục vụ được phân bổ cho các bộ phận chức năng và các bộ phận phục vụ khác. b. Chi phí của các bộ phận phục vụ được phân bổ lần lượt theo thứ tự nhất định. *c. Ở các bộ phận được chọn phân bổ sau, tổng chi phí cần phân bổ chỉ bao gồm chi phí phát sinh của bản thân bộ phận đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHƯƠNG I
10 p | 3578 | 763
-
Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm bảo hiểm trong kinh doanh
6 p | 3241 | 728
-
Câu hỏi trắc nghiệm kế toán tài chính doanh nghiệp
11 p | 1834 | 639
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn kế toán hành chính sự nghiệp kèm theo đáp án
18 p | 2303 | 575
-
Đề thi hệ thống thông tin kế toán
6 p | 3838 | 536
-
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÀI CHÍNH TIỀN TỆ_CHƯƠNG II
8 p | 703 | 297
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn kiểm toán - Chương 4 : đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
16 p | 1134 | 225
-
Câu hỏi trắc nghiêm tài chính - ngân hàng
6 p | 423 | 167
-
Câu hỏi trắc nghiệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
19 p | 535 | 158
-
Câu hỏi trắc nghiệm Bảo hiểm
11 p | 845 | 121
-
Câu hỏi trắc nghiệm nguyên lý kế toán
4 p | 926 | 115
-
Trắc nghiệm phát hành - niêm yết chứng khoán
8 p | 451 | 76
-
Câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp nguyên lý kế toán
1 p | 354 | 75
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về tài chính ( kèm đáp án)
16 p | 251 | 36
-
Hệ thống câu hỏi và bài tập môn Thanh toán quốc tế
10 p | 472 | 36
-
Các câu hỏi trắc nghiệm môn: Thanh toán quốc tế
5 p | 174 | 9
-
Trắc nghiệm tổng quan về Kiểm toán
15 p | 82 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn