Hệ thống lạnh và điều hòa không khí
lượt xem 146
download
Làm lạnh và điều hòa không khí được sử dụng để làm mát sản phẩm hoặc môi trường ủa tòa nhà.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hệ thống lạnh và điều hòa không khí
- Chöông 12: Heä thoáng laïnh vaø ñieàu hoaø khoâng khí. CHƯƠNG 12. HỆ THỐNG LẠNH VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ. Khái quát chung về hệ thống lạnh. 12.1 Trên tàu thuỷ hệ thống lạnh để bảo quản thực phẩm trong quá trình tàu hành trình hoặc trên các tàu vận tải hàng hoá cần bảo quản lạnh như tàu cá,… Để nâng cao điều kiện sinh hoạt cho thuyền bộ có hệ thống điều hoà không khí toàn tàu. 1. Cấu trúc cơ bản của hệ thống. Một hệ thống làm lạnh nói chung (hệ thống lạnh và điều hoà không khí) có cấu trúc c ơ b ản nh ư hình 12.1 sau: TAÙH LOÛ G C N TAÙH DAÀ C U MAÙ Y NEÙ N DAØ BAY NGÖNG LAØ MAÙ M T BÌ NH HÔI N V AN TIEÁ LÖU T Hình 12.1: Caá truù chung heä ng laï h uc thoá n Hệ thống là một hệ kín, sử dụng công chất lỏng dễ bay hơi như NH3, Freon 12 hoặc Freon 22. Công chất khi bay hơi ( từ dạng lỏng sang hơi) sẽ thu nhiệt của buồng lạnh. - Máy nén. Máy nén thường dùng là loại bơm piston, hút công chất ở dạng hơi từ dàn bay hơi về, nén tạo áp suất cao, qua bình ngưng trao đổi nhiệt với nước làm mát ngưng tụ bi ến thành dạng công chất lỏng cung cấp cho dàn bay hơi. Khi công chất lỏng qua van tiết lưu sẽ bi ến thành dạng h ơi. Máy nén trong hệ thống lạnh có thể là loại một xi lanh hoặc nhiều xilanh, nén một hay nhi ều c ấp tuỳ thuôc vào công suất làm lạnh và nhiệt độ làm lạnh yêu cầu. - Bình ngưng ( Sinh hàn). Hơi công chất sau máy nén có áp suất và nhiệt độ cao, để biến hơi công chất thành dạng lỏng thì ta phải lấy nhiệt của hơi công chất, tức là phải làm mát công chất, có hai cách cơ bản làm mát: 1. Dùng nước làm mát: thông thường dùng nước ngọt làm mát công chất, nước biển làm mát cho nước ngọt. Phương pháp này thường sử dụng trong các hệ thống lạnh. Để cấp nước làm mát thì người ta thường dùng một bơm nước riêng biệt. 2. Dùng quạt gió: Thổi không khí qua làm mát công chất, hay sử dụng trong các hệ thống điều hòa (dàn nóng). - Van tiết lưu. Công chất lỏng qua van tiết lưu thì áp suất bị giảm mạnh, làm công chất biến từ dạng lỏng sang dạng hơi. Khi công chất bay hơi nhiệt độ sẽ giảm mạnh, thu nhiệt t ừ vật cần làm l ạnh. Van tiết lưu có chức năng làm giảm áp suất của công chất và dùng để điều chỉnh mức (lưu lượng) chất lỏng cung cấp cho dàn bay hơi. - Dàn bay hơi. Là nơi công chất lỏng bay hơi, thu nhiệt từ của các vật cần làm lạnh trong buồng lạnh. Có hai phương pháp để làm lạnh: 1. Làm lạnh trực tiếp: Dàn bay hơi đặt trực tiếp ngay trong buồng lạnh, trao đổi nhiệt trực tiếp với vật cần làm lạnh. Ví dụ như tủ lạnh, điều hoà không khí gia đình, văn phòng. 1
- Chöông 12: Heä thoáng laïnh vaø ñieàu hoaø khoâng khí. 2. Làm lạnh gián tiếp: Dùng một công chất trung gian để truyền từ dàn bay hơi vào buồng lạnh. Công chât trung gian này có thể là không khí hoặc nước muối. Phương pháp này thường dùng trong các hệ thống làm lạnh có công suất lớn, nhiều buồng lạnh hoặc khu vực khác nhau như trong các kho lạnh công nghiệp, các hệ thống điều hoà không khí trung tâm trong các siêu thị, toà nhà văn phòng . Trong hệ thống đi ều hoà không khí toàn tàu thường dùng quạt thông gió thổi qua dàn bay hơi đi vào từng phòng. - Tách ẩm( tách lỏng) Công chất ở dạng hơi sau dàn bay hơi có thể còn lẫn hơi nước hoặc các hạt công chất ở dạng lỏng, máy nén hút về cửa hút có thể sẽ gây hiện tượng thuỷ kích, hỏng máy nén. Đ ể tránh hiện tượng này thì người ta bố trí các bình tách lỏng giữa dàn bay hơi và máy nén. - Tách dầu. Khi công chất qua máy nén có lẫn các dầu bôi trơn, các hạt này s ẽ ảnh h ưởng đ ến quá trình bay hơi của công chất lỏng, do vậy bố trí bình tách dầu sau máy nén và tr ước khi vào bình ngưng. Quá trình làm lạnh sâu. 2. Khi muốn làm lạnh sâu đạt nhiệt độ từ (-30 trở xuống) thì máy nén đòi hỏi phải có tỉ số nén cao. Do vậy nếu chỉ dùng máy nén một cấp thì không đảm bảo được yêu cầu này, do vậy ng ười ta phải dùng máy nén nhiều cấp. Giữa các cấp nén có bình làm mát trung gian làm giảm nhi ệt đ ộ công chất( chỉ giảm nhiệt độ chứ không được làm hoá lỏng). TAÙH DAÀ C U TAÙH LOÛ G C N TAÙH LOÛ G C N TAÙH DAÀ C U MAÙ Y MAÙ Y LM TG NEÙ N NEÙ N DA Ø B A Y NGÖNG LAØ MAÙ M T BÌNH H ÔI N LAØ MAÙ M T V AN TIEÁ LÖU T Hình 12.2: Caá truù heä ng laï h saâ u c thoá n u 12.2 Tự động hoá thiết bị làm lạnh. Để hệ thống hoạt động một cách tin cậy và hiệu quả, người ta tự động hoá một số quá trình : 1. Tự động duy trì nhiệt độ buồng lạnh. Để duy trì nhiệt độ buồng lạnh, người ta dùng cảm biến nhiệt độ của buồng lạnh, so sánh với nhiệt độ cho trước tạo ra tín hiệu độ lệch, đưa qua khối thực hiện, thực hiện việc đi ều chỉnh lượng công chất vào dàn bay hơi. Sơ đồ khối được thể hiện trên hình 12.3 như sau: T cho tröôù + c T buoàg laï h nn Thöï hieä cn DAØ BAY HÔI N - Caû bieá mn Hình 12.3: Sô ñoà i töïñoäg duy trì nhieäñoä ng laï h. khoá n t buoà n 2
- Chöông 12: Heä thoáng laïnh vaø ñieàu hoaø khoâng khí. Để thực hiện có các phương pháp sau: a. Đóng cắt máy nén: - Khi buồng lạnh đạt nhiệt độ cho trước, dừng máy nén. Khi nhiệt độ tăng đến ngưỡng cho trước, khởi động lại máy nén. b. Điều chỉnh độ mở của Van tiết lưu. - Khi nhiệt độ buồng lạnh xấp xỉ nhiết độ cho trước thì van tiết lưu đóng bớt lại, giảm lượng công chất vào dàn bay hơi. Khi nhiệt độ buồng lạnh cao hơn nhiệt độ đặt trước, van tiết lưu mở tăng thêm công chất vào dàn bay hơi. c. Điều chỉnh năng suất của máy nén. Nguyên tắc là rẽ nhánh một phần hơi công chất từ cửa đẩy về cửa hút của máy nén. Điều chỉnh tốc độ máy nén. d. Đóng cắt một hay nhiều máy nén. Tùy theo nhiệt độ trong buồng lạnh mà tiến hành đóng cắt bớt đi sự hoạt động của một hoặc vài xi lanh e. Điều chỉnh tốc độ quạt thông gió với loại làm lạnh gián tiếp, công chất trung gian là không khí. f. Đóng mở van điện từ cấp công chất vào dàn bay hơi. Với các hệ thống lạnh có nhiều buồng lạnh và nhiệt độ tại các buồng lạnh có thể khác nhau, sử dụng van điện từ để cắt công chất vào dàn bay hơi của buồng lạnh khi đủ nhiệt độ đặt trước. Hệ thống này hay sử dụng trên các tàu lạnh, buồng lạnh có nhiều buồng. g. Điều chỉnh tốc độ của động cơ lai máy nén. Khi sự sai khác nhiệt độ lớn, tốc độ máy nén tăng, năng suất máy nén tăng, đưa thêm nhiều công chất vào buồng lạnh. Nhận xét: Tự động duy trì nhiệt độ buồng lạnh là một quá trình quan trọng, tuỳ thuộc vào năng suất làm lạnh mà người ta dùng phương pháp thích hợp. 2. Tự động tẩy tuyết (phá băng). Khi công chất bay hơi trong dàn bay hơi sẽ diễn ra quá trình thu nhi ệt c ủa các v ật trong buồng lạnh, hơi nước ở xung quanh dàn bay hơi cũng bị mất nhiệt, chuyển sang d ạng tuy ết và bám vào thành ống của dàn bay hơi, làm giảm quá trình trao đổi nhiệt gi ữa dàn bay h ơi và bu ồng lạnh. Do vậy mà năng suất làm lạnh bị giảm, cần phải thực hiện việc tẩy lớp tuyết này ra khỏi dàn bay hơi. Việc thực hiện tẩy tuyết thực hiện theo nguyên tắc dùng các rơle thời gian đ ể khống chế, việc điều chỉnh thời gian tẩy tuyết phụ thuộc vào từng hệ thống. Các phương pháp tẩy tuyết: Phương pháp 1: Dùng các nguồn nhiệt bên ngoài: Dùng các điện trở đốt nóng đ ặt xen trong các dàn bay hơi, đến thời điểm tẩy tuyết thì rơle thời gian hoạt động, cắt công chất vào dàn bay h ơi, đồng thời cấp điện cho điện trở sấy đốt nóng, tuyết tan ra. Khi tẩy tuyết xong thì cắt điện vào điện trở sấy, đồng thời cấp công chất và dàn bay hơi, hệ thống trở lại hoạt động bình thường. Phương pháp 2: Tự tẩy tuyết: đến thời điểm cần tẩy tuyết thì tiiến hành cắt công chất vào dàn bay hơi, nhiệt độ dàn bay hơi sẽ tăng lên, tuyết tự tan ra. Kết thúc quá trình tẩy tuyết thì cấp công chất vào dàn bay hơi, hệ thống trở lại hoạt động bình thường. Phương pháp 3: Dùng hơi công chất có nhiệt độ cao( sau máy nén và trước khi vào bình ng ưng) đưa trực tiếp vào dàn bay hơi. Chý ý: Tùy thuộc hệ thống mà thời gian tẩy tuyết có thể dài, ngắn khác nhau. Chu kỳ tẩy tuyết có thể là 6,12,24,36,48h,… 3. Tự động điều chỉnh lưu lượng nước vào làm mát công chất trong bình ngưng. Lưu lượng nước làm mát công chất tại bình ngưng phải phù hợp với lượng hơi công chất vào bình ngưng, đảm bảo cho việc hóa lỏng của hơi công chất diễn ra hoàn toàn. Nếu làm mát không đủ, công chất không biến thành chất lỏng thì năng suất làm lạnh giảm, nhiệt độ buồng lạnh có thể không đạt được giá trị đặt trước. Để điều chỉnh lượng nước vào làm mát người ta có thể dùng một cảm biến áp lực hơi công chất vào bình ngưng, điều chỉnh lượng nước vào làm mát vào bình ngưng. Tuy nhiên trong thực tế, 3
- Chöông 12: Heä thoáng laïnh vaø ñieàu hoaø khoâng khí. để đơn giản người ta tính toán sẵn lưu lượng nước làm mát luôn đủ làm hóa lỏng toàn bộ hơi công chất vào bình ngưng, thường dùng một bơm nước làm mát độc lập. 4. Tự động duy trì mức công chất vào dàn bay hơi Trong các hệ thống lớn, duy trì mức công chất trong phạm vi cho phép là rất quan trọng, nó đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hệ thống. 5. Tự động báo động và bảo vệ. Các loại tín hiệu bảo vệ trong hệ thống chủ yếu là bảo vệ máy nén, máy nén s ẽ a. dừng khi: - Quá tải, rơle nhiệt hoạt động. - Áp suất dầu bôi trơn thấp hơn giá trị cho phép. - Áp suất nước làm mát bình ngưng thấp. - Áp suất tại cửa đẩy của máy nén quá cao, bảo vệ tránh hư hỏng đ ường ống và quá t ải máy nén. - Áp suất tại cửa hút quá thấp. Thường áp lực cửa hút và cửa đẩy của máy nén dùng 01 rơle áp lực kiểu vi sai. - Nhiệt độ hơi công chất sau máy nén quá cao (làm mát của máy nén kém). - Máy nén bị ngập lỏng. Tùy thuộc vảo từng hệ thống mà trang bị các loại bảo vệ khàc nhau. b. Báo động. Khi có tín hiệu bảo vệ thì đồng thời có tín hiệu báo động bằng chuông, đèn t ại trung tâm và t ại chỗ. Hệ thống phải trang bị mạch báo động, phát tín hiệu đèn đỏ riêng biệt phân loại với các tín hiệu khác có người bị kệt trong buồng lạnh. 12.3 Hệ thống điều hoà không khí. Khái niệm chung. 1. Hệ thống điều hòa không khí dùng tạo ra và duy trì một môi trường không khí phù hợp với công nghệ sản xuất, chế biến hoặc tiện nghi đối với con người. Trên tàu thủy các hệ thống điều hoà không khí giúp con người cải thiện điều kiện làm việc, đi ca, tăng tuổi thọ cho các thiết bị ngạy cảm với nhiệt độ. Về cơ bản thì một hệ thống lạnh và điều hoà không khí có những điểm tương đồng, như máy nén, bình ngưng( dàn nóng), van tiết lưu,…… Các đại lượng cần duy trì trong điều hoà không khí là: - Nhiệt độ. - Độ ẩm. - Sự lưu thông và tuần hoàn không khí. - Khử bụi, các thành phần khác của không khí như khí độc hại, vi khuẩn,… - Tiếng ồn,… Hệ thống điều hoà không khí có hai chế độ làm việc: làm lạnh và sưởi ấm. Điều này ở hệ thống lạnh không có, dùng cho các vùng xứ lạnh, khi nhiệt đ ộ môi trường thấp, hệ thống s ẽ hoạt động để sưởi ấm. Phân loại. 2. Hệ thống điều hoà không khí chia ra nhiều loại: - Hệ thống điều hoà không khí độc lập: Gồm các máy riêng biệt, hay sử dụng trong dân dụng như các máy điều hoà không khí 1 cục ( còn gọi là điều hòa cửa sổ), hai cục đang dùng rộng rãi,….loại này thường có công suất nhỏ, dùng công chất là FR22. - Hệ thống điều hoà không khí trung tâm: Dùng điều hoà không khí cho toàn bộ các phòng trên tàu, trong các văn phòng lớn, siêu thị, nhà sánh,….. Hệ thống có công suất l ớn, dùng hệ thống phân phối khí để điều hòa không khí cho tất cả các phòng. 3. Các sơ đồ tuần hoàn không khí trong hệ thống điều hoà không khí. a. Sơ đồ không tuần hoàn. 4
- Chöông 12: Heä thoáng laïnh vaø ñieàu hoaø khoâng khí. Không khí tươi ( sau khi đã qua điều hoà không khí) đưa vào phòng, sau đó đ ưa thẳng ra ngoài nhờ thông gió cưỡng bức bằng quạt hoăïc tự nhiên. Tuần hòan không khí một cấp. b. Sơ đồ này được sử dụng rất rộng rãi, có ưu điểm đơn giản, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh lại kinh tế, vận hành đơn giản. Sơ đồ mô tả trên hình Gió tươi đưa vào hòa trộn với gió hồi (qua các Clape điều chỉnh), qua buồng điều không, xử lý làm lạnh ( nóng), xử lý độ ẩm, lọc,… nhờ quạt gió 2 thổi vào phòng 3 qua miệng th ổi gió 6. Sau khi qua buồng 3, gió hút ra ngoài qua miệng hút 7, một phần đ ược thải thẳng ra ngoài, một ph ần h ồi về qua hệ thống đường ống dẫn không khí 4. Tùy theo yêu cầu mà ta điều chỉnh độ đóng, mở của các cửa gió cho phù hợp ( nhờ các Clape). Gioù i thaû 7 4 N 5 T V 6 3 Gioù töôi H 1 2 Hình 12.5: Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp. H: Hòa trộn; V: Gió thổi vào buồng lạnh; T: Trong buồng lạnh; N: Ngoài buồng lạnh; 1. Phòng điều không; 2. Quạt gió thổi vào 3. Phòng điều hoà không khí; 4. Oáng dẫn khí; 5. Các clape điều chỉnh lưu lượng gió. 6. Miệng thổi. 7. Miệng hút. Tuần hoàn không không khí hai cấp. c. Tương tự như hệ thống tuần hoàn một cấp, chỉ khác là kênh gió hồi chia hai nhánh, một nhánh hòa trộn trực tiếp với gió sau khi qua buồng điều không đi thằng vào buồng 3. Sơ đồ này sử dụng rất hiệu quả trong trường hợp cần khử ẩm như trong các phòng máy,… Gioù i thaû 7 4 Ñieà hoø gioù p hai ua caá N 5 T V 6 3 Gioù töôi H 1 2 5
- Chöông 12: Heä thoáng laïnh vaø ñieàu hoaø khoâng khí. Hình 12.6: Sơ đồ tuần hoàn không khí hai cấp. 4. Điều hòa không khí trung tâm. Là một tổ hợp các thiết bị điều hoà không khí mà việc xử lý không khí đ ược tiến hành ở một trung tâm, sau đó đưa đến các hộ tiêu thụ bằng các kênh dẫn không khí, hệ thống gồm các thiết bị sau: - Hệ thống máy lạnh để sản xuất nước lạnh: Hệ thống điều hoà không khí thường dùng máy lạnh công suất lớn làm lạnh nước, nước lạnh đi qua các dàn bay hơi, nhờ quạt gió thổi đến các phòng thông qua hệ thống phân phối khí. - Nguồn nhiệt để sưởi ấm không khí, có thể là hơi nước, hơi nóng, dây điện trở,… - Phòng điều không ( Thiết bị xử lý không khí) trong đó có bố trí phòng hòa trộn, phin lọc bụi, bộ chặn nước, buồng phun, các clape điều chỉnh, bộ sưởi ấm. - Hệ thống lọc bụi, thanh trùng, triệt khuẩn( đèn tử ngoại),…, tùy theo nguyên lý làm việc và kết cấu mà chia ra nhiều loại khác nhau: Phin lọc lưới kim loại, phin lọc điện, phin lọc dùng than hoặc tính, phin lọc bằng vải,….. - Hệ thống vận chuyển và phân phối khí: Gồm đường gió thổi, quạt gió, đường gió hồi và các miệng phân phối khí. Các đường gió phải vệ sinh, không bị thấm ẩm, đổ mồ hôi, cháy, nấm mốc và côn trùng phá hoại. Do các yêu cầu này nên dùng bông thủy tinh, stiporo có phụ gia chống cháy cách nhiệt đường ống. - Hệ thống giảm âm: - Hệ thống tự động điều khiển. Gioù i hoà 17 20 Gioù nh thoå laï i 4 4 Gioù töôi 16 vaø caù phoøg oc n 3 21 15 2 19 Gioù 1 Nöôù giaûnhieä ci t 14 Coâg chaáFR22 n t Nöôù l aï h 13 Nöôù laï h cn cn 11 5 10 8 7 6 22 12 18 9 Hình 12.7: Hệ thống điều hoà không khí trung tâm dùng nước làm công chất trung gian. 1. Động cơ; 2. Máy nén; 3. Oáng đẩy; 4. Oáng giảm chấn; 5. Bình ngưng làm mát bằng nước đồng thời là bình chứa; 6. Phin lọc ; 7. Van điện từ; 8. Hồi nhiệt; 9. Van tiết lưu; 10. Bình bay hơi làm lạnh nước; 11. Bình tách lỏng: 12. Bơm nước giải nhiệt; 13. Bể nước giảinhiệt;14. Nước bổ sung; 15. Tháp làm mát nước giải nhiệt; 16. Giàn phun nước; 17. Quạt gió; 18. Bơm nươc lạnh; 19. Bể nước lạnh; 20. Buồng điều không; 21. Quạt gió lạnh; 22. Mắt ga( cửa theo dõi ga trên đường ống dẫn, có kính trong theo dõi). Hình 12.7 trên minh họa hệ thống điều hoà không khí trung tâm giải nhiệt bằng tháp nước, hệ thống này thường ứng dụng trên bờ, trong các nhà máy, siêu thị,…. Điều khác bi ệt duy nh ất trên tàu thủy thì việc giải nhiệt cho công chất dùng nước biển. 6
- Chöông 12: Heä thoáng laïnh vaø ñieàu hoaø khoâng khí. 5. Điều hoà không khí hai chiều. Máy điều hoà không khí hai chiều được mô tả trên hình: Máy có một van đ ảo chi ều 2 đ ể chuy ển đổi chức năng của dàn nóng và dàn lạnh, tùy theo chế độ làm lạnh hoặc sưởi ấm mà ta chuy ển đổi cho phù hợp. Quá trình xảy ra trong hệ thống ở chế độ làm lạnh và sưởi ấm được minh họa. 2 2 1 1 Daø laï h nn Daø noùg nn 3 3 Daø noùg nn Daø laï h nn a. Làm lạnh b. Sưởi nóng. 2- Van đảo chiều; 3- Oáng mao dẫn. 1.- Máy nén; Hệ thống cụ thể. 12.4 1. Hệ thống lạnh thực phẩm. a. Giới thiệu phần tử: Hệ thống gồm hai máy nén công suất 2.0 KW, hoạt động ở chế độ bằng tay hoặc tự động nhờ công tắc 4b1 và 5b1. Hai máy nén được hoạt động song song với nhau, hệ th ống có hai buồng lạnh riêng biệt. Buồng rau thường được đặt ở nhiệt độ +40C, buồng thịt -10 đến -150C, khi nhiệt độ một trong hai buồng đủ lạnh thì máy nén sẽ dừng. Hệ thống cấp nguồn 3 pha qua Aptomat a1, nguồn điều khiển lấy qua biến áp m1, qua cầu chì e1, e2. Điện trở tẩy đá của hệ thống có công suất 2,6KW, 3 pha. Quạt gió cho buồng lạnh rau và thịt No1 và No2. Trong hai buồng có đ ặt cảm bi ến nhiệt 1e4 và 2e3. Bơm nước làm mát cho bình ngưng có công suất 0,55KW. Van điện từ cắt công chất vào dàn bay hơi s1. b1: Công tắc tẩy tuyết ở chế độ tay. 1h1; Đèn vàng báo tẩy tuyết. 3h1,4h1,5h1: Đèn màu xanh báo bơm nước, máy nén No1, no2 hoạt động. b. Thuyết minh nguyên lý hoạt động. Bật cầu dao a1, rơle u1 có nguồn, tiếp điểm u1 đóng 2 lần, một lần 30 phút trong vòng 24 giờ. - Tự động duy trì nhiệt độ buồng lạnh: Chuyển các công tắc điều khiển quạt, máy nén 1b1, 2b1, 4b1,5b1 về chế độ Auto. Khi nhiệt độ trong buồng lạnh chưa đủ, 1e4 và 2e3 đóng sang phải, 1c2 và 2c1 có điện, quạt gió chạy. Đồng thời khi 3b1 chuyển sang vị trí 1(chạy bơm nước làm mát đồng thời với quạt gió), 3c1 có điện, bơm nước làm mát chạy. 3c1 ở 12 đóng, 4c1 và 5c1 có điện, máy nén No1 và No2 hoạt động. Van điện từ s1 có điện, mở đường công chất, công chất từ máy nén qua bình tách dầu, bình ngưng và van tiết lưu vào dàn bay hơi, công ch ất bay h ơi thu nhi ệt buồng lạnh, đối lưu nhờ quạt gió. Nhiệt độ trong buồng lạnh giảm xuống, khi nhiệt đ ộ đ ủ thì cảm biến nhiệt 1e4, 2e3 hoạt động, quạt gió trong buồng đó sẽ dừng. Khi nhiệt độ trong cả hai buồng lạnh đủ thì cả hai quạt gió dừng, đồng thời bơm nước làm mát dừng 3c1 mất điện, mở 3c1(12), 4c1 và 5c1 mất điện, máy nén dừng. Nhiệt độ buồng lạnh tăng lên, 1e4 và 2e3 ho ạt đ ộng, máy nén và quạt gió, bơm nước làm mát hoạt động. 7
- Chöông 12: Heä thoáng laïnh vaø ñieàu hoaø khoâng khí. - Tự động tẩy tuyết: Khi tẩy tuyết tự động thì theo chu kỳ 2x30 phút/ 24 giờ , 1u (3) đóng, 1c1 có điện, điện trở sấy có điện, tẩy tuyết trong các dàn bay hơi, đ ồng thời1c(5) mở, toàn bộ mạch phía sau mất điện, van điện từ, quạt gió, bơm nước làm mát, máy nén d ừng. Khi h ết chương trình tẩy đá thì u1 mờ, 1c1 mất điện, hệ thống trở lại hoạt động bình thường. Khi cần thiết ta có thể tẩy tuyết cưỡng bức bằng tay nhờ công tắc b1. - Tự động bảo vệ và báo động. Bảo vệ quá tải cho các động cơ nhờ các rơle nhiệt, khi quá tải, rơle nhi ệt hoạt đ ộng làm động cơ dừng, đồng thời d1 có điện, đưa tiếp điểm về báo động tại trung tâm. Bảo vệ máy nén: Aùp lực cửa hút thấp, cửa đẩy cao, 4e3, 5e3 hoạt đ ộng, 5c1, 4c1 m ất điện, máy nén dừng. Khi áp lực cửa đẩy máy nén cao, tiếp điểm 3 nối thông sang 4, d1 có đi ện, báo động tại trung tâm. 2. Hệ thống điều hoà không khí toàn tàu hãng STAL-SWEDEN. Hệ thống có chức năng điều hoà không khí cho toàn tàu ( làm lạnh), máy nén và các thiết bị được bố trí minh họa trên bản vẽ M-75028. a. Giới thiệu phần tử: Hệ thống sử dụng công chất là FR22, nhiệt độ bay hơi(nhiệt độ sôi) là +60C, sơ đồ hệ thống minh họa trên bản vẽ sơ đồ đường ống 1862.0104-200A. 1. Khối ngưng tụ. 2. Máy nén loại 2 xylanh, 1750v/p, lai bới động cơ điện thông qua dây coroa. 3. Động cơ điện, 21KW, 1750 v/p, loại rotor lồng sóc. 4. Bộ sấy dầu. 5. Bình ngưng tụ. 6. Bộ tách ẩm ( tách nước). 7. Van tay. 8. van tay. 9. Van điện từ. 10. Bộ trao đổi nhiệt. 11. Mắt ga ( kính trong suốt nhìn qua). 12. Van tay 13. Tách lỏng. 14. Van tiết lưu. 15. Dàn bay hơi. 16. Bơm nước làm mát. 17. Động cơ lai bơm nước làm mát. 18. Phin lọc tách lỏng Bản vẽ 81384: OH: Điện trở sấy dầu. MH: Sấy động cơ. H: Đồng hồ đếm thời gian hoạt động. 210: Van điện từ. 6: Contactor cho máy nén. HLP: Rơle áp lực cao thấp. PF: Tiếp điểm phụ của bơm nước làm mát. FF: Tiếp điểm phụ của quạt gió làm mát. 205,206,207,208: Cảm biến áp lực dầu bôi trơn. b. Thuyết minh nguyên lý làm việc. Hoạt động. 8
- Chöông 12: Heä thoáng laïnh vaø ñieàu hoaø khoâng khí. Quạt gió chạy, bơm nước làm mát chạy, FF và PF đóng, khi bật công tắc 10 sang v ị trí Run, cặp tiếp điểm 3-4 đóng, chuyển 10 sang start, 1-2 đóng, 6 có điện, đóng trên duy trì, motor máy nén chạy, khi nhả tay thì nút nhân 10 tự trả về vị trí Run. 6 có điện, đóng 6(23-24), van điện từ có điện, mở đường công chất, đ ồng hồ h có đi ện đếm thời gian chạy của máy nén. Mở 6(41-42), điện trở sấy motor và sấy dầu mất điện. Muốn tăng giảm nhiệt độ ta điều chỉnh độ đóng mở của van tiết lưu, hiệu chỉnh đ ể có nhiệt độ phù hợp. Bảo vệ máy nén: Khi áp lực cao thấp (áp lực cao trong bình ngưng xảy ra khi thiếu nước làm mát, hơi công chất không hóa lỏng hoàn toàn; áp lực thấp xảy ra khi công chất không hóa h ơi hoàn toàn trong dàn bay hơi). Khi áp lực dầu bôi trơn cho máy nén không đủ, rơle áp lực hoạt đ ộng, tác đ ộng làm m ở tiếp điểm L-M, 6 mất điện và máy nén dừng. 3. Hệ thống lạnh trên tàu cá Vietso. a. Giới thiệu phần tử: - Hệ thống gồm nhiều buồng lạnh khác nhau, có nhiệt độ lạnh sâu, khoảng -30 đến -500C. Hệ thống có năng suất làm lạnh lớn, trang bị trên tàu cá, hệ thống gồm 4 tủ đông, làm lạnh nhanh với nhiệt độ sâu, sau đó đưa qua các hầm bảo quản trước và sau. Một buồng làm nước đá và một dàn bay hơi cho hệ thống điều hoà không khí toàn tàu. - Khối 1: Minh họa hệ thống khởi động cho động cơ điện lai máy nén và các cảm biến nhiệt độ, áp suất bảo vệ. Trong đó: PD1: Cảm biến áp lực nước làm mát. PD2: Aùp lực cửa ra của máy nén cao áp, đặt 16 kg/cm2. PD3: Aùp lực cửa hút của máy nén thấp áp. 1TP, 2TP: nhiệt độ công chất tại cửa ra của máy nén thấp áp và cao áp. PKC: Aùp lực dầu bôi trơn máy nén. - Khối 2: Minh họa nguyên lý của hệ thống lạnh và trạng thái của công chất đường đi tuần hoàn khép kín, trong đó: Công chất hơi qua máy nén thấp áp, qua bình tách dầu 1 vào qua bình làm mát trung gian, tại đây nhiệt độ của hơi công chất giảm xuống, tuy nhiên công chất vẫn ở dạng hơi. Hơi công ch ất đ ưa qua máy nén cáo áp, tạo áp lực cao hơn, đi qua bình tách dầu, qua bình ngưng tụ, tại đây hơi công chất ngưng tụ thành dạng lỏng, chứa trong các bình chứa công chất lỏng cao áp, sau đó đưa qua trạm phân phối đi vào các dàn bay hơi tại các tủ đông, tủ bảo quản, hầm đá và đi ều hoà không khí. Công chất bay bơi sau khi qua van tiết lưu, biến thành d ạng hơi, thu nhiệt của v ật c ần làm lạnh tại buồng lạnh. Hơi công chất qua bình tách ẩm trở về cửa hút của máy nén thấp áp. Tại bình làm mát trung gian và bình tách lỏng, tại đây có thể tồn tại một lượng công chất ở dạng lỏng, được kiểm tra báo động bởi các rơle mức 1CY,2CY và 6CY. Công chất này đ ưa tr ở về t ại tr ạm phân phối. - Khối 3: Khối điều chỉnh lượng công chất vào dàn bay hơi qua các van tiết l ưu( van đi ều nhiệt). Nhiệt độ sau dàn bay hơi được cảm nhận nhờ các cảm biến (ống công chất) đặt tại cuối dàn bay hơi, đưa về điều chỉnh lượng công chất vào dàn bay hơi. Đường công chất lỏng trước khi vào dàn bay hơi được khống chế nhờ van điện từ, van điện từ cắt công chất khi có công chất lỏng sau dàn bay hơi nhờ cảm biến 1CY. - TPP: trạm phân phối công chất. b. Thuyết minh nguyên lý hoạt động. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hệ thống điều hoà không khí cục bộ (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An
192 p | 19 | 10
-
Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
122 p | 16 | 10
-
Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
47 p | 32 | 9
-
Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
75 p | 31 | 8
-
Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
57 p | 28 | 8
-
Giáo trình Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
52 p | 30 | 8
-
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hoà không khí (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
154 p | 11 | 7
-
Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
57 p | 22 | 7
-
Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
47 p | 17 | 7
-
Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
65 p | 26 | 7
-
Giáo trình Qui trình chạy thử, chẩn đoán và khắc phục lỗi trong hệ thống máy lạnh, máy điều hòa không khí (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - CĐ/TC) - Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
68 p | 10 | 6
-
Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
65 p | 25 | 6
-
Giáo trình Xử lý các vấn đề trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - CĐ/TC) - Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
43 p | 14 | 5
-
Giáo trình Lạnh cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
55 p | 24 | 5
-
Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
65 p | 21 | 5
-
Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
49 p | 24 | 5
-
Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
75 p | 33 | 4
-
Giáo trình Công nghệ lạnh và điều hòa không khí: Phần 2
168 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn