intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hóa 12: Faraday và phương pháp bảo toàn electron (Bài tập tự luyện) - GV. Phùng Bá Dương

Chia sẻ: Bình Liên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

157
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Hóa 12: Faraday và phương pháp bảo toàn electron (Bài tập tự luyện) - GV. Phùng Bá Dương" gồm 20 câu hỏi với hình thức trắc nghiệm giúp các bạn kiểm tra củng cố kiến thức về phương pháp bảo toàn electron. Mời các bạn cùng tham khảo ôn luyện hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hóa 12: Faraday và phương pháp bảo toàn electron (Bài tập tự luyện) - GV. Phùng Bá Dương

  1. Khóa học Học thêm Hóa 12 –Thầy Dương Faraday và phương pháp bảo toàn electron FARADAY VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: PHÙNG BÁ DƯƠNG Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Faraday và phương pháp bảo toàn electron” thuộc Khóa học học thêm Hóa 12 – Thầy Dương tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Faraday và phương pháp bảo toàn electron” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. Bài 1: Hoà tan một mẫu quặng bạc để tạo dung dịch AgNO3. Điện phân với dòng điện 0,5A đến khi kết tủa hoàn toàn Ag, thu được 0,108g kim loại. Hỏi thời gian điện phân là bao nhiêu? A. 96,5s. B. 193s. C. 386s. D. 289,5s. Bài 2: Điện phân một dung dịch CuSO4 trong 20 phút với dòng điện 2A. Khối lượng tối đa Cu có thể tạo thành là bao nhiêu? A. 0,2g. B. 0,4g. C. 0,8g. D. 1,6g . Bài 3. Điện phân nóng chảy quặng boxit với dòng điện 9,65A trong thời gian 3000 giây thì thu được 2,295 gam Al. Hiệu suất của quá trình điện phân này là: A. 62,5%. B. 76%. C. 80%. D. 85%. Bài 4. Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại R với dòng điện 10A, trong 36 phút thì thu được ở catot 0,1119 mol kim loại R. Vậy, số oxi hóa của kim loại R trong muối clorua là: A. +1. B. +2. C. +3. D. Không thể xác định được. Bài 5. Điện phân dung dịch (chứa m gam AgNO3 hòa tan) trong 15 phút với dòng điện 5A thu được ml (gam) Ag ở catot. Biết rằng, để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 37,5ml dung dịch KCl 0,4M. Giá trị m và m1 theo thứ tự là: A. 40,18 (g) và 5,04(g). B. 20,96(g) và 5,40(g). C. 10,48 (g) và 5,04(g). D. 26,09(g) và 5,40(g). Bài 6. Điện phân 250ml dung dịch CuSO4 x (M) với điện cực trở, khi ở catot bắt đầu có bọt khí thoát ra thì ngừng điện phân, nhận thấy khối lượng catot tăng 4,8 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là: A. 0,15M. B. 0,45M. C. 0,03M. D. 0,3M. Bài 7. Điện phân 2 lít dung dịch KOH 6% (D = 1,05g/ml), cường độ dòng điện 5A, sau t giây điện phân thấy nồng độ dung dịch thay đổi 2%. Thời gian điện phân t giay là bao nhiêu (trong các giá trị sau)? A. 1125833 giây. B. 1129265 giây. C. 1129652 giây. D. 1215962 giây. Bài 8. Khi điện phân 50ml điện phân X (có pH = 12) chứa 0,04925 gam hỗn hợp muối clorua và hiđroxit của kim loại kiềm R (tỉ lệ số mol 1:1) cho đến khi hết khí Cl2. Biết bình điện phân có điện cực trơ và có vách ngăn, tên R là: A. liti. B. natri. C. kali. D. rubiđi. Bài 9. Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực anot bằng Ag. Lúc đầu 2 điện cực có khối lượng bằng nhau, sau t (phút) điện phận với cường độ dòng điện 2,68A, thấy khối lượng 2 điện cực hơn kém nhau 27 gam. Hỏi t có giá trị nào trong các giá trị sau? A. 150 (phút). B. 112,5 (phút). C. 75 (phút). D. 60 (phút). Bài 10. Điện phân 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 a(M) và Cu(NO3)2 b(M) với dòng điện 0,804A, vừa hết 120 phút thì thấy bọt khí bắt đầu thoát ra ở catot, khi đó khối lượng cực âm tăng thêm 3,44 gam. Giá trị a, b theo thứ tự là: A. 0,1 và 0,1. B. 0,02 và 0,02. C. 0,01 và 0,02. D. 0,1 và 0,2. Bài 11. Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực than chì, dòng điện 0,8A trong 28 phút 30 giây, với hiện suất điện phân 80% thu được lượng Ag là: A. 0,765 (g). B. 0,816 (g). C. 1,224 (g). D. 1,53 (g). Bài 12. Điện phân 200ml dung dịch Cu(NO3)2 a(M) với điện cực trơ đến khi ở catot bắt dầu thoát khí thì ngưng. Sau khi dừng điện phân, chờ đến lúc khối lượng catot không thay đổi, thấy khối lượng catot tăng 4,8 gam so với trước điện phân. Giá trị của a là: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Khóa học Học thêm Hóa 12 –Thầy Dương Faraday và phương pháp bảo toàn electron A. 0,5M. B. 0,75M. C. 1M. D. 1,5M. Bài 13. Điện phân (với điện cực trơ), có màng ngăn một dung dịch NaCl cho đến khi hết muối với dòng điện cường độ 1,61A thấy mất hết 60 phút. Khối lượng khí clo bay ra là bao nhiêu (trong các giá trị sau): A. 2,331 (g). B. 4,662 (g). C . 2,1326 (g). D. 4,2661 (g). Bài 14. Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, cường độ dòng 5A, trong thời gian 9650 giây. Điều nao sau đây luôn đúng? A. Chỉ có khí thoát ra ở anot. B. Khối lượng khí oxi thu được ở anot là 4 gam. C. Khối lượng đồng thu được ở catot là 16 gam. D. Trong quá trình điện phân pH của dung dịch luôn tăng lên. Bài 15. Điện phân một lít dung dịch AgNO3 (điện cực trơ) đến khi thu được dung dịch sau điện phân pH = 3. Nếu biết hiệu suất điện phân là 80%, thể tích dung dịch coi như không đổi, thì khối lượng AgNO3 trong một lít dung dịch ban đầu là: A. 0,085 (g). B. 0,2125 (g). C. 0,1275 (g). D. 0,4125 (g). Bài 16. Điện phân 300ml dung dịch hỗn hợp chứa NaCl 0,75M và Cu(NO3)2 0,25M đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 điện cực thì ngưng. Dung dịch thu được sau điện phân hòa tan được nhiều nhất m gam Al2O3. Giá trị m là: A. 3,285 (g). B. 3,825 (g). C. 4,59 (g). D. 5,508 (g). Bài 17. Điện phân 100ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,5M, AgNO3 0,4M, điện cực trơ, dòng điện 5A, trong 16 phút 5 giây, khối lượng kim loại bám vào catot là m (g), giá trị m là: A. 4,64 (g). B. 4,68 (g). C. 6,24 (g). D. 7,02 (g). Bài 18: Điện phân dung dịch CuSO4 dư trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catot. Cường độ dòng điện đã sử dụng trong quá trình điện phân là A. 1,5A. B. 3,0A. C. 4,5A. D. 6,0A. Bài 19: Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với cường độ dòng điện 9,65A đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại, thời gian điện phân là 40 phút. Khối lượng Cu sinh ra ở catot là A. 7,68 gam. B. 15,36 gam. C. 460,80 gam. D. 921,60 gam. Bài 20: Để điều chế được 1,08 gam Ag cần điện phân dung dịch AgNO3 với cường độ dòng điện 5,36A thì mất khoảng thời gian là A. 18 giây. B. 18 phút. C. 180 giây. D. 180 phút. Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2