intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hóa đại cương 1 - Bài tập chương 8

Chia sẻ: Nguyễn Văn Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

749
lượt xem
137
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1. Năng lượng của quá trình nào sau đây là năng lượng liên kết cộng hoá trị ? A. I2(tt) → I2(l) B. I2(l) → I2(k) C. I2(tt) → I2(k) D. I2(k) → 2I(k) Câu 2. Chọn phát biểu sai. 1) Độ dài liên kết là khoảng cách giữa hai hạt nhân nguyên tử trong liên kết. 2) Năng lượng liên kết là năng lượng cần tiêu tốn để phá vỡ liên kết. 3) Góc hoá trị là một đại lượng đặc trưng cho tất cả các loại phân tử. 4) Mọi loại liên kết hoá học đều có bản chất điện....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hóa đại cương 1 - Bài tập chương 8

  1. Hóa học đại cương 1 Giảng viên: Ths Nguyễn Văn Quang CHƯƠNG 8: ĐẠI CƯƠNG VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM I.1. Câu hỏi Câu 1. Năng lượng của quá trình nào sau đây là năng lượng liên kết cộng hoá trị ? A. I2(tt) → I2(l) B. I2(l) → I2(k) C. I2(tt) → I2(k) D. I2(k) → 2I(k) Câu 2. Chọn phát biểu sai. 1) Độ dài liên kết là khoảng cách giữa hai hạt nhân nguyên tử trong liên kết. 2) Năng lượng liên kết là năng lượng cần tiêu tốn để phá vỡ liên kết. 3) Góc hoá trị là một đại lượng đặc trưng cho tất cả các loại phân tử. 4) Mọi loại liên kết hoá học đều có bản chất điện. 5) Độ phân cực một phân tử bằng tổng độ phân cực của các liên kết có trong phân tử đó. A. 1,3,5 B. 3,5 C. 3,4, 5 D. Không có câu nào sai. Câu 5. Chọn phát biểu đúng. A. Liên kết cộng hoá trị định chỗ là liên kết hai electron hai tâm B. Liên kết cộng hoá trị luôn có tính phân cực mạnh. C. Liên kết cộng hoá trị định chỗ là liên kết hai electron nhiều tâm. D. Trong liên kết cộng hoá trị các electron là của chung phân t ử và chúng luôn t ổ h ợp v ới nhau thành các orbital phân tử. Câu 9. Những đặc điểm nào dưới đây đúng với phân tử H2O? A. Cấu trúc thẳng hàng, không phân cực. B. Cấu trúc thẳng góc, không phân cực. C. Cấu trúc góc, phân cực. D. Cấu trúc góc, không phân cực. Câu 10. Trong các tiểu phân sau, tiểu phân nào có cấu trúc tứ diện đều ? A. NH4+ B. SF4 C. XeF4 D. SO2Cl2. Biết N(Z=7), S(Z=16), Xe(Z=54). Câu 11. Chọn phát biểu đúng về cấu hình phân tử NH3 ? A. Cấu hình tam giác phẳng, phân cực. B. Cấu hình tứ diện đều, phân cực. C. Cấu hình tam giác phẳng, không phân cực. D. Cấu hình tháp tam giác, phân cực. Câu 16. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? Cho ba phân tử sau: SCl2, OF2 và OCl2. Trong các phân tử đó, góc hoá trị xếp tăng dần theo dãy: Khoa Tự Nhiên – Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh
  2. Hóa học đại cương 1 Giảng viên: Ths Nguyễn Văn Quang A. SCl2 < OF2 < OCl2 B. OCl2 < SCl2 < OF2 C. OF2 < OCl2 < SCl2 D. OF2 < SCl2 < OCl2 Câu 17. Trạng thái hoá trị của một nguyên tố A. bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó. B. bằng số electron ở phần lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó. C. bằng số electron độc thân của nguyên tử nguyên tố đó ở trạng thái c ơ b ản và tr ạng thái kích thích có thể xảy ra khi phản ứng. D. bằng số electron độc thân của nguyên tử nguyên tố đó ở trạng thái cơ bản. Câu 19. Biết điện tích hạt nhân của Be, F, N và Li lần lượt là 4, 9, 7 và 3. Phân tử nào không t ồn tại trong thực tế? A. N 2 B. Li2 C. Be2 D. F2 Câu 20. Chọn câu đúng. Sự thêm electron vào orbital phân tử liên kết dẫn đến hệ quả: A. giảm độ dài và tăng năng lượng liên kết B. tăng độ dài và giảm năng lượng liên kết C. giảm độ dài và giảm năng lượng liên kết. D. tăng độ dài và tăng năng lượng liên kết. Câu 21. Phân tử nào sau đây có cấu trúc thẳng ? A. HOCl B. CO2 C. SO2 D. O3 Câu 22. Độ dài liên kết trong các tiểu phân NO, NO+ và NO- tăng dần theo thứ tự: A. NO < NO- < NO+ B. NO+ < NO < NO- C. NO- < NO < NO+ D. NO < NO+ < NO- Câu 23. Theo phương pháp MO, độ bội liên kết trong phân tử nào lớn nhất? B.O+2 A. O2 C.O-2 D.O2-2 Câu 24. Chọn phát biểu sai về phương pháp MO? A. Các electron trong phân tử chịu ảnh hưởng của tất cả các hạt nhân nguyên tử trong phân tử. B. Các electron phân bố trong phân tử theo các quy tắc như trong nguyên t ử đa electron (tr ừ quy t ắc Kleskovxki) C. MO liên kết có năng lượng lớn hơn AO ban đầu. D. Ngoài MO liên kết và phản ứng liên kết còn có MO không liên kết. Câu 25. Trong số các phân tử sau, phân tử nào có momen lưỡng cực bằng không? A. OF2 B. SF2 C. CS2 D. H2S Khoa Tự Nhiên – Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh
  3. Hóa học đại cương 1 Giảng viên: Ths Nguyễn Văn Quang Câu 26. Phân tử nào sau đây có cấu trúc tam giác? A. H3O+ B. PF3 C. BF4- D. SO3 Câu 27. Phân tử nào sau đây có cấu trúc gấp khúc? A. HCN B. NOCl C. BF3 D. CCl4 Câu 29. Bản chất của liên kết ion là A. sự dùng chung cặp electron hoá trị B. lực tĩnh điện giữa các ion trái dấu C. sự xen phủ các obital nguyên tử hoá trị D. sự chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Câu 30. Chọn đáp án đúng. Các nguyên tố halogen: A. đều có trạng thái hóa trị 1,2,3,4,5,6 và 7; B. đều ở trạng thái hoá trị 1,2,3,4; C. đều ở trạng thái hoá trị 1,3,5,7; D. đều ở trạng thái hoá trị 1,3,5,7 trừ Flo chỉ có hoá trị 1. I.2. Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 2.1 D 2.11 D 2.21 B 2.2 B 2.12 D 2.22 B 2.3 A 2.13 B 2.23 B 2.4 C 2.14 B 2.24 C 2.5 A 2.15 D 2.25 C 2.6 C 2.16 A 2.26 D 2.7 B 2.17 C 2.27 B 2.8 C 2.18 A 2.28 A 2.9 C 2.19 C 2.29 B 2.10 A 2.20 B 2.30 D II. CÂU HỎI TỰ LUẬN II.1. Câu hỏi Câu 1: Áp dụng thuyết Lewis giải thích sự hình thành liên kết hóa học trong các phân t ử sau: N 2, Cl2, H2O, NCl3, NH3? Câu 2: Hãy viết công thức cấu tạo Lewis, công thức c ộng h ưởng, đi ện tích trên m ỗi nguyên t ử oxi, bậc liên kết ở mỗi công thức sau đây: − 2− 3− a) NO3 b) SO4 c) PO4 Câu 3: Có bao nhiêu đôi electron riêng, đôi electron liên k ết ở v ỏ hóa tr ị c ủa N, O, F trong NH 3, H2O, HF? Hãy chỉ rõ các đôi electron đó trong cấu tạo Lewis của mỗi chất? Câu 4: Hãy cho biết hình dạng của mỗi phân tử sau đây (có kèm theo ví dụ minh họa): Axn (n=2 ÷ 6). Câu 5: Hãy cho biết hình dạng của mỗi phân tử sau (có giải thích chi tiết dựa vào mô hình VSEPR): a) SnCl2 b) NH3 c) H2O Khoa Tự Nhiên – Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh
  4. Hóa học đại cương 1 Giảng viên: Ths Nguyễn Văn Quang d) HF e) SF4 f) ClF3 g) BrF5 h) XeF4 − − Câu 6: Hãy vẽ ba dạng hình học có thể có của mỗi công thức SnCl5 và SnCl6 . Dùng thuyết VSEPR để dự đoán dạng hình học nào là thích hợp hơn trong ba dạng đó. II.2. Hướng dẫn giải hoặc đáp số Khoa Tự Nhiên – Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2