intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoa sen chữa nhiều loại bệnh

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

130
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sen (Nelumbo nucifera Gaertn), thuộc họ sen (Nulumbonaceae). Cây sen là một loại cây mọc dưới bùn lầy dơ bẩn nhưng không ô nhiễm. Đó là một đặc tính ít thấy ở các loại cây khác. Sen có giống màu đỏ, cánh kép gọi là quỳ. Một giống khác có thân, lá, hoa đều nhỏ gọi là sen tịch thượng, được trồng vào chậu nước hay bể cạn. Dưỡng sinh tinh thần với sen Ở Việt Nam, hoa sen được xếp vào bộ tứ quý (bốn mùa): lan, sen, cúc, mai và còn là biểu tượng của mùa hạ và được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoa sen chữa nhiều loại bệnh

  1. Hoa sen chữa nhiều loại bệnh Sen (Nelumbo nucifera Gaertn), thuộc họ sen (Nulumbonaceae). Cây sen là một loại cây mọc dưới bùn lầy dơ bẩn nhưng không ô nhiễm. Đó là một đặc tính ít thấy ở các loại cây khác. Sen có giống màu đỏ, cánh kép gọi là quỳ. Một giống khác có thân, lá, hoa đều nhỏ gọi là sen tịch thượng, được trồng vào chậu nước hay bể cạn. Dưỡng sinh tinh thần với sen Ở Việt Nam, hoa sen được xếp vào bộ tứ quý (bốn mùa): lan, sen, cúc, mai và còn là biểu tượng của mùa hạ và được xếp vào hàng “tứ quân tử” là tùng, trúc, sen, cúc.
  2. Hoa sen có một hương vị đặc biệt khác hơn các loại hoa. Có thứ hoa có sắc mà không hương; có thứ hoa có hương mà không sắc. Đến như hoa sen thì hương sắc đều đủ, nhưng về hương thì mùi thơm của hoa sen rất dịu, rất thùy mị, gây nơi người ngửi nó một tinh thần cao thượng, khác hơn hương hoa hường quá nồng, hoa dạ lý hương quá gắt, kích thích những ý nghĩ về dục lạc, còn về sắc thì hoa sen đều đặn nhất, ngoài hợp những tai hoa hoặc trắng hoặc hồng, trang điểm thêm những nhụy vàng rất xinh xắn, trông vừa kín đáo vừa đằm thắm. Trong các hạt giống, có thể nói hạt sen giữ lâu đã không hoại mà vẫn còn duy trì mầm sống mãi mãi, có lẽ nhờ các vỏ cứng bên ngoài bao bọc. Nhiều cuộc thí nghiệm đã chứng minh điều ấy. Từ năm 1843 đến 1855, ông Robert Brown, nhà thảo mộc học nước Anh đã đem ươm những hạt sen hái từ 150 năm về trước. Trong 16 hạt có đến 14 hạt mọc mầm. Năm 1942, bác sĩ J. Bamsbattom đem thể nghiệm những hạt sen hái từ 237 năm trước, đều thấy kết quả không kém. Sau đó, bác sĩ Ichiroohga, nhà thảo mộc học của Nhật, đem ươm những hạt sen độ 400 năm, đào được ở Mãn Châu, vẫn thấy mọc lên tươi tốt. Những cuộc thí nghiệm ấy đủ cho thấy hạt sen dù để lâu vẫn giữ mầm sống của nó không ủng, có thể ví với hạt giống của các nghiệp tàng ẩn trong tạng thực, một khi gặp đủ nhân duyên thì phát triển rất mau. Sen hẳn có ý nghĩa siêu thoát lắm, nên mới được người đời, quý trọng như thế. Thực dưỡng với sen
  3. Cây sen có rất nhiều tác dụng. Nhụy sen có hạt trắng dùng để ướp với trà làm thành trà sen. Lá sen dùng để gói cơm, gói cốm. Hạt sen dùng làm thuốc bổ, để nấu chè, hầm gà, chim… Tâm sen phơi khô, sắc uống có tác dụng an thần. Hoa sen ở hồ Tây có tiếng hương thơm từ lâu, nhụy sen sau khi được lấy ra từ những bông sen tươi phải mang về ngay ướp với trà để giữ mùi hương. Gần đây có nhiều khách Nhật và Hàn Quốc tìm mua trà được ướp từ những bông sen hái ở hồ Tây. Hoa sen càng nức tiếng hơn với bao nhiêu là món ăn cung đình được chắt lọc, truyền tụng từ nhiều đời nay, từ món yến nấu sen, cơm sen cung đình, trà sen... Nhưng có một món ăn nấu từ hoa sen đã trở thành giai thoại. Từ những cánh hoa sen thơm ngát, nhà văn Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu đã dùng nó để sáng tạo món vịt hấp hoa sen. Ông cho rằng tinh hoa của sen đọng lại ở hoa. Vịt lựa con tơ, mập căng da. Làm sạch, dùng rượu và gừng xát trong ngoài khử mùi. Ướp ngũ vị hương cùng muối, tiêu, hành, tỏi cho thấm. Lót dưới xửng vài lớp cánh hoa sen và phủ kín vịt cũng bằng cánh hoa. Dùng lửa than hấp vịt độ hơn tiếng đồng hồ. Vịt chín mềm, mang ra ăn với cánh hoa đã chín nhừ. Bao nhiêu hương thơm của hoa ngấm hết vào từng sớ thịt vịt. Vịt béo ăn cùng hoa thơm ngọt, ăn đến hết vẫn không ngấy. Với món ăn từ hoa sen hấp vịt, Tản Đà quả không hổ danh là nhà văn hóa ẩm thực lịch lãm. Bài thuốc từ sen
  4. Theo y học cổ truyền, mỗi bộ phận của cây sen có tính chất và trị liệu khác nhau: - Hạt sen: vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường (co se), cố tinh. Chữa các bệnh đường ruột như tiêu chảy do tỳ hư (tỳ yếu), lỵ, di mộng tinh, bạch đới (huyết trắng), hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược, kém ăn, ít ngủ. Là thức ăn cao cấp dùng cho người già yếu, trẻ con hoặc dùng chế biến các món ăn quý, chất lượng cao như làm mứt, nấu chè. - Tâm sen (mầm xanh trong hạt sen): vị rất đắng, có tác dụng an thần. Chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, huyết áp cao, hồi hộp hoảng hốt, mất ngủ. - Gương sen: có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, chữa chảy máu tử cung, băng huyết, đau bụng dưới do máu ứ, tiêu ra máu, tiểu ra máu. - Nhụy sen: vị chát, tính ấm, có tác dụng sáp tinh (giữ tinh), ích thận, thanh tâm, cầm máu. Chữa băng huyết, nôn ra máu, di mộng tinh, chữa huyết trắng, đái dầm, tiểu nhiều. - Lá sen: vị đắng, tính mát, có tác dụng hạ huyết áp, an thần, thanh thử (chống say nắng), lợi thấp (không ứ nước), tán ứ, cầm máu. Chữa say nóng, viêm ruột, nôn ra máu dạ dày, chảy máu cam và các chứng chảy máu khác, kể cả dùng chữa béo phì.
  5. - Ngó sen: có tác dụng cầm máu, tráng dương (bổ dương), an thần. Chữa bệnh sốt có khát nước và dùng cầm máu (tiêu ra máu, tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, xuất huyết sau đẻ), chữa huyết trắng, tiêu chảy. Một số ứng dụng điển hình * Đinh nhọt: hoa sen tươi 60 g (loại khô 30 g), đường phèn 20 g, sắc uống thay trà thường xuyên, dùng lại hoa sen đã sắc đắp tại chỗ. * Say nắng nôn mửa, miệng khát phiền nhiệt: lá sen tươi vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước, uống với nước đun sôi để nguội. * Tiêu chảy và kiết lỵ lâu ngày: cọng sen 60 g, sắc uống, kèm với 2 muỗng đường trắng. * Trĩ ra máu: nhụy sen 15 g, hoa hòe 15 g, địa du 10 g, sắc uống. * Kém ăn tỳ hư (tỳ vị suy nhược): hạt sen 100 g, bao tử heo 1 cái, rửa sạch, cắt lát, thêm nước vừa đủ, tiềm cách thủy, chia uống vài lần và ăn thịt. * Di tinh, mộng tinh: tâm sen 4 g, hạt sen 20 g, củ mài 30 g, sắc uống, lúc ấm nêm thêm mật ong. * Suy nhược cơ thể, cao tuổi suy nhược: củ sen tươi nấu chín, mỗi ngày ăn sáng và chiều 1 lần, mỗi lần 100 g.
  6. * Ngừa say nóng, giải nhiệt: hoa sen 10 đóa, sắc uống thay trà. * Giải rượu, tâm phiền mất ngủ: rễ sen 40 g (tươi 60 g), sắc uống. * Viêm xoang, nghẹt mũi: cánh hoa sen 100 g, bạch chỉ 100 g, cắt nhỏ, phơi khô, trộn đều, quấn như điếu thuốc rồi hút, hít và thở khói qua đường mũi. * Phụ nữ làm đẹp nhan sắc: cánh hoa sen, ngó sen và hạt sen lượng mỗi thứ bằng nhau, phơi khô tán nhỏ, uống mỗi lần 10 g, ngày 3 lần. Lương y Nguyễn Công Đức, Khoa y học cổ truyền, Đại học y dược TP.HCM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2