intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội thảo - Hậu hội thảo

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

81
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày 18/10/2006, Hội thảo về cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 đã diễn ra ở Hội trường A Bộ Văn hóa thông tin. Có thể nói đây là cuộc hội thảo bổ ích cho giới nhiếp ảnh Việt Nam. Những ý kiến khen, chê qua các bài tham luận, các lời phát biểu có thể rút gọn lại như sau: a/ Khen: 1. Đây là cuộc triển lãm lớn có nhiều ảnh đẹp thể hiện được bước phát triển rộng khắp của hoạt động nhiếp ảnh nước nhà. Chất lượng ảnh được nâng cao. 2. Việc phân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội thảo - Hậu hội thảo

  1. Hội thảo - Hậu hội thảo Ngày 18/10/2006, Hội thảo về cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 đã diễn ra ở Hội trường A Bộ Văn hóa thông tin. Có thể nói đây là cuộc hội thảo bổ ích cho giới nhiếp ảnh Việt Nam. Những ý kiến khen, chê qua các bài tham luận, các lời phát biểu có thể rút gọn lại như sau: a/ Khen: 1. Đây là cuộc triển lãm lớn có nhiều ảnh đẹp thể hiện được bước phát triển rộng khắp của hoạt động nhiếp ảnh nước nhà. Chất lượng ảnh được nâng cao. 2. Việc phân chia ra hai loại hình nhiếp ảnh:chụp trực tiếp (A) và ảnh kỹ thuật kỹ xảo (B) là cần thiết. 3. Nhiều tay máy trẻ có khả năng đã xuất hiện. Hai tác giả trẻ Hoàng Thế Phúc (Đồng Nai) với tác phẩm “Mùa lúa chín” và Phạm Hữu Tiến
  2. (Tiền Giang) với tác phẩm “Quà của biển” được giải nhất ở hai loại hình nhiếp ảnh là xứng đáng. 4. Cuộc thi ảnh có chủ đề là thuận lợi cho người tham dự và cũng là định hướng sáng tác cần thiết. Chủ đề “Nhịp sống mới” của cuộc thi đã lôi cuốn hơn 900 tác giả hướng ống kình vào những hoạt động của cuộc sống hôm nay là một thành công của nghệ thuật nhiếp ảnh. Ban tổ chức có một bộ giải thưởng cho loại hình nhiếp ảnh kỹ thuật kỹ xảo là sự thừa nhận các hình thức phong phú đa dạng của nghệ thuật nhiếp ảnh ở nước ta. Đây cũng là cơ sở tạo một mặt bằng để ta hội nhập với nhiếp ảnh quốc tế. b. Chê: 1. Chưa có sự bứt phá, ảnh còn đều. Lấy nhiều ảnh vào triển lãm làm giảm chất lượng chung. 2. Không cần chia ra làm hai loại hình nhiếp ảnh trong một cuộc thi.
  3. Nếu có lẫn lộn trong xếp loại sẽ dẫn đến tranh cãi khó xử. Ví dụ bức ảnh: “Thảm xanh Tam Đảo” của Võ Huy Cát là ảnh ghép thuộc nhóm B, tác giả ghi là nhóm A, Ban giám khảo để lọt vào giải (Huy chương đồng) là thiệt cho nhóm A một giải. 3. Không cần có chủ đề cho các cuộc thi ảnh cấp quốc gia. Đề tài tự do là dễ cho mọi người tham dự. 4. Khá nhiều tên tác phẩm không sát với nội dung ảnh, đôi khi tên tác phẩm chung chung, sáo rỗng. Ví dụ: ảnh hai em nhỏ thả diều mang lá cờ bay lên, đặt tên là “Việt Nam bay cao” là không ổn. 5. Thiếu sót của Ban tổ chức, Ban giám khảo là: - Thay đổi ngày hội thảo, không báo lại cho người đến dự, không có người đứng ở nơi triển lãm trả lời khách về việc đổi ngày! - Ban tổ chức và Ban giám khảo còn để lọt lưới ảnh loại hình B sang
  4. loại hình A. Thí sinh có hiện tượng không trung thực. Nội dung trên đã được một số báo chí đề cập trước và sau buổi tọa đàm. Nhưng có một vài bài báo đưa tin không chính xác khiến người đọc hiểu sai lạc đi. Ví dụ: Nhà báo Việt Văn viết trên báo Lao Động: “Theo ban giám khảo, cuộc thi lần này vòng chấm đợt đầu chọn được trên 100 ảnh vào treo, nhưng do yêu cầu của Ban tổ chức phải lấy trên 300 ảnh vào triển lãm. Ban giám khảo lại tiếp tục chọn đợt 2. Dĩ nhiên chất lượng những ảnh vớt không thể so với ảnh đợt 1”. Ngay tại hội thảo ông Chu Chí Thành - Chủ tịch Hội đồng giám khảo đã bác lại ý kiến đó. Vì Ban giám khảo không cung cấp tin đó cho Việt Văn, ai đưa tin đó là sai. Ban giám khảo chọn theo tiêu chí và qui chế tuyển chọn của cuộc thi. Dự kiến có thể lấy từ 350 ảnh đến 500 ảnh dự treo. Nhưng cuối cùng dừng lại con số 343 tác phẩm của 254 tác giả thuộc 52 tỉnh, thành phố. Chất lượng ảnh ngang nhau, không có ảnh vớt. Hoặc như bài: “Lời chê vẫn nhiều hơn tiếng khen” của ông Lưu Quang Phổ trên báo Thanh Niên. Nếu tính lần phát biểu thì cái tít đó sát với số ý kiến trong hội thảo. Nhưng tiếc rằng trong bài viết của ông Phổ không có được một câu, một ý kiến nào là lời khen hoặc đánh giá xác đáng, mà chỉ thấy rằng những lời chê bai, mà lời chê cũng nhiều chỗ nói đại lên thiếu chính xác. Ví dụ: “Tiếng là phân ra hai loại chụp thực
  5. (A) và kỹ thuật kỹ xảo (B), nhưng có đến 30 ảnh loại B đã lẫn vào thể loại A, ông Đinh Quang Thành phát hiện”. Trong khi đó ông Hoàng Kim Đáng nói là có tới 10 ảnh! Vậy con số nào là đúng? Nhà báo Lưu Quang Phổ hay nghệ sĩ Đinh Quang Thành cần thống kê số ảnh đó gửi lại cho Ban tổ chức và Ban giám khảo dể họ xem xét! Rồi “Bất ngờ là ở chỗ, trong khi hội thảo đang sôi nổi, một cán bộ của Văn phòng VAPA rỉ tai phóng viên: Trong 9 giám khảo tham gia chấm chọn, chỉ có một vài người biết cầm con chuột máy tính... thì làm sao không bị thí sinh qua mặt?”. Khi đọc đoàn này chị em ở Văn phòng VAPA tá hỏa, gọi ngay điện thoại cho ông Phổ, cự lại là không có cán bộ Văn phòng nào lại nói như vậy, thế là nhà báo chữa lại: là một hội viên ở cơ quan Văn phòng! Cứ thế người ta thấy khó tin ở cách viết của ông Phổ.
  6. Còn tác giả Nguyễn Mạnh Hà với bài viết “Nghệ thuật hay cổ động”, chúng tôi có hỏi ông Chủ tịch hội đồng giám khảo về ý kiến này, ông trả lời như sau: “Nếu ảnh trong triển lãm này mà làm được phần nào của chức năng cổ động chính trị, thì có nghĩa là nó đã đi đúng hướng và cũng chứng tỏ rằng ở khía cạnh nào đó sức mạnh của nghệ thuật nhiếp ảnh đã được khai thác”. Xem ra Hội thảo chưa khép lại, hẳn là Ban tổ chức và Ban giám khảo còn nhiều việc phải làm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2