HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN NHÓM HỢP TÁC
lượt xem 34
download
Trong bối cảnh thị trường / chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng bị thương mại hoá và toàn cầu hoá, cách duy nhất để những doanh nghiệp sản xuất nhỏ (mạng lưới cung ứng) và nông dân nghèo tham gia một cách hiệu quả và tích cực vào thị trường / chuỗi giá trị đó là phải tổ chức và phối hợp với nhau để tăng khả năng mua những sản phẩm đầu vào với giá hợp lý và tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng với giá cạnh tranh....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN NHÓM HỢP TÁC
- HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN NHÓM HỢP TÁC A. GIỚI THIỆU I. Bối cảnh Trong bối cảnh thị trường / chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng bị thương mại hoá và toàn cầu hoá, cách duy nhất để những doanh nghiệp sản xuất nhỏ (mạng lưới cung ứng) và nông dân nghèo tham gia một cách hiệu quả và tích cực vào thị trường / chuỗi giá trị đó là phải tổ chức và phối hợp với nhau để tăng khả năng mua những sản phẩm đầu vào với giá hợp lý và tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng với giá cạnh tranh. Việc tạo ra các mô hình hợp tác/hành động tập thể giữa các vai trong chuỗi giá trị hoặc giữa những người sản xuất là một xu hướng tất yếu khai thác được các cơ hội thị trường. Mô hình hợp tác là sự liên kết, sự hợp tác giữa các cá nhân và/hoặc các tổ chức với nhau, có động cơ và tự nguyện tập hợp, cùng nhau hành động, thực hiện chung một hoặc nhiều hoạt động dịch vụ hay hoạt động sản xuất (ví dụ: các hộ thành lập nhóm để được mua chịu phân viên) để đạt được những mục đích chung, để tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn đặt ra, cải thiện mối quan hệ với môi trường bên ngoài, thậm chí bảo vệ lợi ích của mình đối với các tác nhân khác. II. Mô hình hợp tác và lợi ích 1. Mô hình hợp tác 3 vai (đầu vào - sản xuất - tiêu thụ) trong ngành hàng phân viên (FDP) DN cung Nguyên Phân viên liệu (Nhóm) (Nhóm) c ấp đ ầu Các DN sản Các hộ dân vào $, % $, % xuất phân viên mua phân viên 2. Lợi ích a. Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm - Có nguồn cung cấp ổn định về số lượng và chất lượng - Giảm chi phí giao dịch do biết được thông tin của người bán. - Có cơ hội kinh doanh mới (có sản phẩm chất lượng để thâm nhập các thị trường tiềm năng) - Tiềm năng phát triển và bán sản phẩm có “thương hiệu” - Sản phẩm được bảo đảm bởi nhóm sản xuất. b. Doanh nghiệp cung cấp đầu vào - Có nguồn tiêu thụ ổn định. - Có tiềm năng tăng doanh số (thành viên đang tham gia tăng quy mô, lôi kéo thành viên mới) - Tiềm năng giảm rủi ro khi bán nợ (các thành viên trong nhóm thúc đẩy lẫn nhau trong việc thanh toán nợ) - Có thêm cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng (do làm việc với nhóm) - Có cơ hội gây áp lực với nhà cung ứng do tiêu thụ được nhiều sản phẩm và ổn định - Có tiềm năng giảm chi phí giao dịch do thiết lập được cơ chế mua bán ổn định - Giảm chi phí tiếp thị Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …............................................................................................................................................…….. Trang 1 của 16
- c. Nhóm nông dân sản xuất - Có thể cung ứng nguồn hàng ổn định, có chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng lớn - Có khả năng thương lượng để (i) có giá tốt hơn đối với người mua; (ii) yêu cầu các dịch vụ đi kèm từ người cung ứng đầu vào - Có khả năng cạnh tranh với các nguồn cung cấp lớn khác - Có cơ hội tiếp cận với các nguồn tín dụng: ngân hàng, người cung ứng đầu vào, người mua, các thành viên trong nhóm - Dễ dàng tiếp cận các dịch vụ phi tài chính từ nguồn hỗ trợ khác như các Tổ chức phi chính phủ, Nhà nước, … - Học hỏi lẫn nhau từ các thành viên trong nhóm - Giảm chi phí đầu vào - Dễ tìm thấy người mua mới Đối với nhóm sản xuất, việc tập hợp những hộ gia đình nhỏ lại giúp làm tăng khả năng tham gia vào thị trường và khả năng thương lượng khi mua, bán thông qua sự tăng trưởng của quy mô kinh tế và việc ứng dụng những dịch vụ mang tính định hướng thị trường khác như cải tiến việc quản lý chất lượng sản phẩm, quảng cáo, cấp giấy chứng nhận, nhãn mác sản phẩm v.v. Ngoài ra còn có những lợi ích khác về mặt quyền lợi xã hội và chính trị. Sức mua - Khả năng thanh toán: Hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ thường có một bất lợi lớn khi thương thảo giá cả của các nguyên liệu đầu vào. Việc cá nhân từng nông dân mua sản phẩm với khối lượng nhỏ cho thấy nhìn chung họ không thể thương lượng giảm giá. Thêm vào đó, chi phí đóng gói đã được tính vào tổng chi phí đầu vào thường tăng lên khi khối lượng mua giảm đi, làm giá thực tế của vật tư đầu vào tăng lên và khả năng thanh toán giảm đi. Hành động tập thể có thể tạo một đòn bẩy tăng khả năng thanh toán của người nông dân thông qua việc giúp họ cải thiện khả năng thương lượng giảm giá khi mua cùng lúc một khối lượng lớn các sản phẩm đầu vào. - Tiếp cận: Vì nhiều lí do, hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ thường không thể mua những sản phẩm đầu vào có chất lượng cao, trong đó có các lý do như thiếu kiến thức về các tiêu chuẩn chất lượng, thiếu động cơ thích hợp để cải tiến chất lượng sản phẩm, thiếu vốn để mua nguyên liệu đầu vào và các tư liệu sản xuất. Việc tập hợp nhau lại theo các nhóm có thể làm tăng khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào chất lượng cao hơn và nhờ đó tăng chất lượng sản phẩm đầu ra. - Khả năng sẵn có: Quy mô nhỏ và sản xuất nông nghiệp có tính rải rác của người nghèo khiến những nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào không dám mạo hiểm lưu trữ các sản phẩm đầu vào chất lượng cao vì nhu cầu cho những sản phẩm đó là không chắc chắn. Hành động tập thể giúp sản xuất diễn ra thường xuyên hơn và mức độ chắc chắn lớn hơn, từ đó tạo ra động cơ lớn hơn để phát triển những hệ thống cung cấp đầu vào chất lượng cao. Sức bán - Khả năng đủ sức: Hành động tập thể giúp nông dân nghèo khắc phục được những bất lợi về quy mô sản xuất nhỏ và cơ sở hạ tầng chất lượng thấp. Thông qua tổ chức làm việc cùng nhau, không riêng lẻ, nông dân có thể tăng được năng suất lao động và giảm chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra. - Tiếp cận: Người nghèo sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng tương đối thấp vì một số lí do, trong đó phải kể đến việc thiếu kiến thức về tiêu chuẩn chất lượng, thiếu động cơ hợp lý để cải tiến chất lượng sản phẩm và thiếu vốn để cải thiện chất lượng phương tiện sản xuất. Thêm vào đó, ngay cả khi người nghèo có khả năng sản xuất và đưa ra được những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, họ thường không thể tiếp cận được với dịch vụ chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc không giới thiệu được những sản phẩm và dịch vụ của mình tới đông đảo người tiêu dùng. - Khả năng sẵn có: Việc tăng quy mô sản xuất thông qua hành động tập thể và tăng sự chắc chắn về Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …............................................................................................................................................…….. Trang 2 của 16
- cầu thông qua một cơ chế hợp đồng hiệu quả là hai cách thức để tăng tính sẵn có của các sản phẩm và dịch vụ của người nghèo trên thị trường và tăng sự tham gia của họ vào các chuỗi giá trị. Hành động tập thể - Ý kiến và Thảo luận – M4P tháng 11/2006 III. Tình hình hành động tập thể ở Việt Nam hiện nay Trong khu vực nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam hiện tồn tại nhiều nhóm hoạt động không chính thức, trong đó bao gồm các tổ, các “câu lạc bộ” và các nhóm cộng đồng hoạt động thông qua các ban đại diện. Những hình thức này được thảo luận dưới đây như là “những nhóm sản xuất”. Ở khu vực chính thức, hình thức liên kết hành động tập thể phổ biến nhất là các hợp tác xã. 1. Các nhóm sản xuất: Hiện tại ở khu vực nông thôn Việt Nam ước tính có trên 100.000 nhóm sản xuất không chính thức, tăng 26.000 nhóm so với năm 1998 và tăng 10.000 nhóm so với năm 2002. Tại đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Bắc Nam Bộ, số lượng các nhóm sản xuất nhiều hơn, chiếm trên 60% tổng số các nhóm. Các nhóm sản xuất nhìn chung được hình thành từ nhu cầu của các hộ nông dân với các hình thức và chức năng đa dạng dựa trên lịch sử, đặc thù của sản xuất và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Khoảng 25% các nhóm sản xuất này đã có cơ cấu tổ chức và quản lý chính thức, đang xây dựng các quy định riêng của mình và có nguồn vốn và tài sản do các thành viên trong nhóm đóng góp. 75% còn lại là những nhóm ít chính thức hơn với các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất nhưng ít tính hình thức. Thành viên của các nhóm này có thể giúp đỡ nhau trong mùa thu hoạch, vay tiền của nhau, thiết lập các tổ khuyến nông hay khuyến lâm, cung cấp các dịch vụ cho thuê và sửa chữa máy móc, dịch vụ làm đất, tưới tiêu hay khôi phục lại các cơ sở hạ tầng thuỷ nông. 2. Các hợp tác xã (HTX): Ở Việt Nam hiện có trên 15.000 HTX. Những HTX nông nghiệp này rơi vào hai nhóm chính, đó là nhóm các HTX cũ (những nhóm được chuyển đổi từ HTX/Tập thể hoạt động trước khi có Luật HTX năm 1997) và nhóm HTX mới (những HTX được hình thành sau khi Luật HTX năm 1997 ra đời). Các HTX mới và cũ đều tổ chức nhiều hình thức hoạt động như làm đất, sản xuất và cung cấp hạt giống, cung cấp dịch vụ tưới tiêu, bảo vệ mùa màng, marketing các sản phẩm nông nghiệp và cung cấp các sản phẩm đầu vào. Một trong những hình thức hoạt động phố biến nhất mà các HTX thực hiện là cung cấp dịch vụ tưới tiêu. Trong năm 2001, trên 80% HTX cung cấp dịch vụ tưới tiêu. - Các hợp tác xã kiểu cũ – Trong nhiều trường hợp, hoạt động của các HTX cũ nhìn chung không thay đổi khi có luật HTX ra đời. Xã viên thường là những người dân sinh sống ở địa phương đó. Các dịch vụ sản xuất do HTX cung cấp chủ yếu là những hoạt động nhằm khai thác cơ sở hạ tầng và tài sản cũ do những HTX trước đó để lại như dịch vụ cung cấp tưới tiêu, điện và thuốc trừ sâu. Nhìn chung, các HTX cũ không phát triển những dịch vụ về sản phẩm đầu vào (ví dụ như cung cấp các dịch vụ thuỷ nông hay phân bón) hay đầu ra (như tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp) cho xã viên. Những HTX này thường thiếu vốn để hoạt động, và ảnh hưởng không nhiều đến kinh tế hộ nông dân. - Các hợp tác xã kiểu mới – Vào năm 2003 có khoảng 5.717 HTX mới được thành lập trong tổng số 15.174 HTX các loại trên cả nước. Nhìn chung những HTX này có thể được chia làm hai loại chính: (1) HTX dịch vụ chung: cung cấp những dịch vụ chung như điện, phân bón và thuốc trừ sâu. Tuy nhiên loại HTX này chiếm một phần nhỏ trong số những HTX mới được thành lập. (2) HTX chuyên sâu: những HTX này chiếm một phần lớn trong số các HTX mới. Các HTX chuyên sâu có mục đích sản xuất ra một loạt hàng hoá cụ thể, ví dụ HTX chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn. nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả, sản xuất rau an toàn hay HTX chế biến các sản phẩm nông và lâm nghiệp. Những HTX mới hình thành theo luật HTX nhìn chung có cách tổ chức và hoạt động linh hoạt hơn so với HTX cũ, các xã viên tham gia do Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …............................................................................................................................................…….. Trang 3 của 16
- nhu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, sau một giai đoạn hoạt động, đôi khi những HTX này phải đối mặt với một số khó khăn như quy mô hoạt động nhỏ, thiếu các kỹ năng quản lý và thiếu cơ chế hoạt động rõ ràng. Điều này dẫn đến việc các hộ nông dân không thực sự thu được lợi ích nào từ việc tham gia vào HTX. IV. Chìa khoá dẫn đến thành công của hành động tập thể Có nhiều yếu tố dẫn đến sự thành công của các nhóm hành động tập thể trong việc mang lại lợi ích thiết thực cho các thành viên – và đặc biệt là những thành viên nghèo. Nhìn chung những yếu tố thành công này đều có thể áp dụng với các nhóm hành động tập thể ở các hình thức tổ chức khác nhau. Nói cách khác, những yếu tố này cũng có thể giúp một nhóm sản xuất, một câu lạc bộ, một HTX mới hay một HTX cũ thành công. 1. Khả năng lãnh đạo Một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của những tổ chức hoặc các hình thức hành động tập thể này là khả năng lãnh đạo của tổ chức. Nếu bộ phận lãnh đạo của tổ chức năng động và kết nối tốt với thông tin và thị trường thì tổ chức đó có cơ hội thành công lớn hơn. Ngoài ra, nếu lãnh đạo của tổ chức cũng là thành viên trong đó thì họ sẽ có động lực lớn hơn để hành động vì lợi ích của các thành viên của nhóm. 2. Sự tham gia và lợi ích thực sự của các thành viên trong nhóm Theo Luật HTX năm 2003, “HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các thành viên có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao mức sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước” Một trong những nền tảng then chốt cho sự thành công hay thất bại của hành động tập thể - dù được tổ chức dưới hình thức một HTX hay một cách thức ít chính thức hơn – là sự tham gia thực sự của các thành viên vào điều hành hoạt động của HTX hay nhóm đó, và các thành viên có đóng góp cũng như lợi ích thực sự đối với sự thành công của HTX/nhóm. 3. Sự linh hoạt và tốc độ đưa ra quyết định Để tận dụng được những cơ hội trong điều kiện thị trường thay đổi nhanh chóng và để đáp ứng được hoàn cảnh cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng, một nhóm hành động tập thể phải linh hoạt trong hoạt động điều hành và có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng liên quan đến định hướng và hoạt động của nhóm. Điều này hàm ý cơ chế ra quyết định và sự linh hoạt này nên được cân nhắc tại thời điểm thành lập nhóm. 4. Các mối liên kết và khả năng tham gia vào thị trường Một trong những nhân tố quan trọng nhất cho sự thành công của một nhóm hành động tập thể là phạm vi kết nối của nhóm đó với thị trường – và khả năng nhận thức được sự thay đổi - của nguồn cung đầu vào và nhu cầu các sản phẩm đầu ra. Hơn nữa trên thị trường những sản phẩm hàng hoá nông nghiệp khó tránh khỏi sự biến động về giá cả theo thời gian. Các nhóm hành động tập thể càng ý thức được tốt những biến động giá cả này thì họ càng có khả năng xây dựng được những chiến lược đáp ứng được các thách thức đặt ra trước mắt. V. Các nguyên tắc cơ bản của hành động tập thể Hành động tập thể là dạng hành động đa chiều, liên kết và hợp tác. Hành động tập thể thường do một nhóm người chỉ đạo theo một mục tiêu và kế hoạch của tập thể thống nhất xây dựng nên. Hành động tập thể thành công rất cần những yếu tố sau: 1. Sự tin cậy lẫn nhau của các thành viên trong nhóm Trong một tập thể bao giờ cũng có những tài sản chung (quỹ nhóm, các tài sản được các tổ chức, cá nhân tài trợ, lợi nhuận thu được trong quá trình hợp tác). Những tài sản chung này được quản lí theo cơ chế tập thể và do những người được nhóm bầu ra thay mặt nhóm quản lí. Các Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …............................................................................................................................................…….. Trang 4 của 16
- thành viên cần bầu chọn những người mà họ tín nhiệm để quản lí hoạt động và quản lí tài sản chung của nhóm. Khi đã bầu ra được người quản lí, các thành viên cần có sự tin cậy lần nhau nhằm mục tiêu phát triển nhóm lâu dài. 2. Chấp nhận xung đột Xung đột trong hành động tập thể là điều không thể tránh khỏi. Bởi tập thể do rất nhiều cá nhân hợp tác tạo nên, mọi người vào tập thể đều vì mục đích có được lợi ích cá nhân và xây dựng tập thể. Trong các cá nhân bao giờ cũng có những quan điểm, nhu cầu khác nhau. Biết chấp nhận xung đột và có kỹ năng giải quyết xung đột mới có thể phát triển được tập thể vững mạnh. 3. Cam kết Muốn có được lợi ích cá nhân, trước hết phải đóng góp công sức, trí tuệ, nguồn lực để xây dựng tập thể trước. Khi tập thể vững mạnh, các cá nhân mới có được lợi ích vật chất từ tập thể. Do vậy, các cá nhân khi vào tập thể nên xác định một sự cam kết lâu dài với tập thể, nghĩ đến việc xây dựng tập thể trước, sau đó mới nghĩ đến lợi ích cho cá nhân. 4. Trách nhiệm Vào tập thể không phải để giao trách nhiệm cho những người khác làm thay những công việc và trách nhiệm của mình. Chia sẻ trách nhiệm, đóng góp công sức theo khả năng, kỹ năng và kinh nghiệm của mình, mỗi người tự chủ động tìm thấy trách nhiệm của mình trong tập thể thì mới xây dựng được tập thể. VI. Nền tảng cần thiết làm nên một tập thể mạnh và bền vững Thành lập Nhóm là bước đầu xây dựng một tổ chức, một tổ chức cần có một nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài. Hãy bắt đầu xây dựng Bản tuyên ngôn sứ mệnh khi bắt đầu xây dựng Nhóm. Một bản tuyên ngôn sứ mệnh sẽ tạo nên một nền tảng thật sâu và vững chắc cho mọi hành động và nỗ lực trong tương lai của Nhóm. Các nội dung sau cần được xác định rõ khi xây dựng Nhóm. 1. Một mục đích rõ ràng Vào tập thể nên vì một mục đích rõ ràng, trong điều kiện yếu và thiếu cả về năng lực lẫn nguồn lực, tập thể nên chỉ tập trung vào một mục đích cụ thể, mục đích đó là mối quan tâm chung của các thành viên trong tập thể. Mục đích đó làm riêng lẻ cá nhân sẽ không hiệu quả, cần có sự hợp tác và hành động của tập thể. “Một nghề cho chính hơn chín mười nghề”. 2. Một giá trị chung cho tập thể Giá trị chung là văn hoá của tập thể, là kim chỉ nam cho toàn bộ nỗ lực và hành động của tập thể. Giá trị chung này cần được tập thể thống nhất, hiểu rõ và cam kết hành động vì giá trị chung đó. Giá trị chung đó cần được thể hiện trong mọi hành động của tập thể cũng như của từng thành viên. 3. Một số cá nhân tiên phong và vì tập thể Hành động tập thể không thể thành công nếu thiếu những cá nhân tiên phong và tích cực. Đây là những người lãnh đạo tập thể, họ hành động để mang lại lợi ích chung và từ đó chính họ cũng được hưởng lợi từ tập thể mạnh mà do họ lãnh đạo và quản lí. Tập thể hãy chủ động tìm ra những cá nhân này và hãy tin tưởng ở họ khi đã chọn họ. 4. Một kế hoạch rõ ràng Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …............................................................................................................................................…….. Trang 5 của 16
- Hành động tập thể rất cần một kế hoạch rõ ràng để thực hiện, theo dõi và đánh giá. Kế hoạch là những nội dung mà tập thể đã thống nhất. Từ kế hoạch để biết mục tiêu của hành động tập thể, những công việc cụ thể, trách nhiệm của từng người trong tập thể. Có kế hoạch và bám đuổi kế hoạch sẽ góp phần phát triển thành công một tập thể vững mạnh. 5. Môi trường thuận lợi hoạt động tập thể Để các thành viên cảm thấy quan tâm và xây dựng tập thể, những người lãnh đạo tập thể, chính quyền địa phương cần tạo một môi trường thuận lợi cho hành động tập thể. Môi trường đó sẽ cần các nhân tố như: An toàn, tôn trọng, cởi mở, tích cực. B. HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN CÁC NHÓM HỢP TÁC I. Khái quát chung về các Nhóm hợp tác 1. Tổ chức nông dân là gì? Tổ chức nông dân là sự liên kết, sự hợp tác giữa các nông dân hoặc các nhóm nông dân với nhau, có động cơ và tự nguyện tập hợp, cùng nhau hành động (thực hiện chung một hoặc nhiều hoạt động dịch vụ hay hoạt động sản xuất) để đạt được những mục đích chung, để tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn đặt ra, cải thiện mối quan hệ với môi trường bên ngoài, thậm chí bảo vệ lợi ích của mình đối với các tác nhân khác (những người buôn bán, các tổ chức dịch vụ, …). 2. Nhóm cung lợi ich là gì? ̀ ́ Nhóm cung lợi ich thực chất là nhóm nông dân có cùng sở thích, cùng mục đích, tự nguyện hợp ̀ ́ tác với nhau dưới sự chỉ đạo, quản lý hoặc chứng kiến của chính quyền địa phương. Họ cùng góp vốn, tài sản, công sức nhằm vào mục đích phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, nghề phụ, chế biên nông lâm san, kinh doanh nho.... cùng chịu trách nhiệm, tự quản, giám sát và hưởng ́ ̉ ̉ lợi từ các thành quả thu được. II. Các hình thức tổ chức nhóm nông dân Nếu căn cứ theo quy định pháp lý thì tổ chức nông dân được chia làm 3 loại là tổ chức nông dân chính thống và tổ hợp tác chính thức và tổ chức nông dân tự nguyện: 1. Tổ chức nông dân chính thống Là tổ chức nông dân do nhà nước xây dựng lên, có tư cách pháp nhân, hoạt động dưới sự chỉ đạo, quản lý của Nhà nước và chính quyền địa phương. Các tổ chức này bao gồm: các Nông trường, HTX nông nghiệp, Hội Nông dân tập thể, Hội phụ nữ, Tổ dịch vụ nông nghiệp. 2. Tổ hợp tác chính thức Theo 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, quy định như sau. Tổ hợp tác là sự hợp tác của một nhóm từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Tổ hợp tác được UBND xã xác nhận thành lập, tổ hợp tác được mở tài khoản tại Ngân hàng. Tổ hợp tác được lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, hoạt động không giới hạn theo phạm vi hành chính địa phương nơi tổ hợp tác chứng thực hợp đồng hợp tác. Tổ hợp tác được trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức nông dân tự nguyện Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …............................................................................................................................................…….. Trang 6 của 16
- Là tổ chức mà các hộ nông dân có cùng khó khăn, nhu cầu, mục đích chung họ hợp tác với nhau để đáp ứng nhu cầu chung của họ. "Các tổ chức nông dân này có thể có xác nhận thành lập của UBND xã hoặc không có " nhưng vẫn tồn tại. Thời gian tồn tại của các loại hình tổ chức nông dân này có thể dài hoặc ngắn phụ thuộc vào mục tiêu của từng tổ chức. Các tổ chức nông dân này được thành lập là do nông dân tự nguyện hợp tác, xuất phát từ nhu cầu của họ, và thường được các tổ chức, dự án quan tâm hỗ trợ. Các tổ chức này bao gồm: Tổ hợp tác, Hiệp hội, Câu lạc bộ khuyến nông, Nhóm cùng lợi ich, Liên tổ, Mạng lưới. ́ III.Nhom nông dân và sự tham gia thị trường cua Nhom ́ ̉ ́ 1. Cac đăc điêm thanh công cua Nhom nông dân tham gia thị trường ́ ̣ ̉ ̀ ̉ ́ • Nhom có người đứng đâu gioi và vì sự phat triên cua nhom; ́ ̀ ̉ ́ ̉ ̉ ́ • Cac thanh viên luôn quan sat và tim kiêm cơ hôi; ́ ̀ ́ ̀ ́ ̣ • Nhom có muc tiêu rõ rang và thông nhât cao; ́ ̣ ̀ ́ ́ • Nhom cân kiên trì theo đuôi muc tiêu; ́ ̀ ̉ ̣ • Nhom cân cam kêt và thực hiên tôt hợp đông; ́ ̀ ́ ̣ ́ ̀ • Nhom giam sat thanh viên đam bao chât lượng san phâm luôn ôn đinh; ́ ́ ́ ̀ ̉ ̉ ́ ̉ ̉ ̉ ̣ • Thanh viên châp nhân mao hiêm và rui ro có tinh toan trước trong nhom; ̀ ́ ̣ ̣ ̉ ̉ ́ ́ ́ • Nhom có kế hoach và có giam sat lân nhau tôt; ́ ̣ ́ ́ ̃ ́ • Nhom cân tim kiêm thông tin trước khi quyêt đinh; ́ ̀ ̀ ́ ́ ̣ • Nhom cân xây dựng mang lưới và môi quan hệ rông rai; ́ ̀ ̣ ́ ̣ ̃ • Từng thanh viên trong nhom trung thực với ban thân. ̀ ́ ̉ 2. Cac yêu câu khi đông nao cac thanh viên để xây dựng ý tương cơ hôi thị trường (MOIs) ́ ̀ ̣ ̃ ́ ̀ ̣ cho Nhom ́ • Đông nao là môt kỹ thuât để giai quyêt vân đề môt cach sang tao cung như để tao ra cac ý ̣ ̃ ̣ ̣ ̉ ́ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̃ ̣ ́ tưởng. Muc tiêu cua đông nao là đưa ra cang nhiêu ý tưởng cang tôt; ̣ ̉ ̣ ̃ ̀ ̀ ̀ ́ • Kỹ thuât nay thường băt đâu băng môt câu hoi hay môt vân đê. Môi ý tưởng dân tới môt ̣ ̀ ́ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ́ ̀ ̃ ̃ ̣ hay nhiêu ý tưởng khac và kêt quả là có nhiêu ý tưởng được đưa ra; ̀ ́ ́ ̀ • Không chỉ trich hay phê phan ý tưởng cua người khac khi điêu hanh đông nao tim ý tưởng ́ ́ ̉ ́ ̀ ̀ ̣ ̃ ̀ cơ hôi thị trường; ̣ • Khuyên khich tự do đưa ý tưởng. Kể cả những ý tưởng phi lí hoăc kỳ quăc cung được ́ ́ ̣ ̣ ̃ hoan nghênh; • Quan tâm đên số lượng, cang có nhiêu ý tưởng cang tôt;́ ̀ ̀ ̀ ́ • Cân phân tich, kêt hợp thêm cac ý tưởng cua cac thanh viên trong Nhom để thông nhât ý ̀ ́ ́ ́ ̉ ́ ̀ ́ ́ ́ tưởng cơ hôi thị trường cho Nhom. ̣ ́ 3. Cac ý tương Cơ hôi thị trường tôt (MOIs) cho Nhom ́ ̣ ́ ́ Nhom hay xuât phat từ những lý do sau khi tim MOIs: ́ ̃ ́ ́ ̀ • Kêt quả cac nghiên cứu về nganh hang tiêm năng và về chuôi giá trị do cac dự an, chương ́ ́ ̀ ̀ ̀ ̃ ́ ́ trinh phat triên đã thực hiên; ̀ ́ ̉ ̣ • Thông tin thị trường về cac nganh hang tiêm năng, giá mua ở cac đâu ra khac nhau, chi phí ́ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ́ nguyên liêu và đâu vao cho san xuât; ̣ ̀ ̀ ̉ ́ • Khả năng san xuât hiên tai và khả năng san xuât trong tương lai cua nhom; ̉ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̉ ́ • Những khó khăn mà chinh cac thanh viên cua Nhom đang găp phai; ́ ́ ̀ ̉ ́ ̣ ̉ • Những khó khăn trong công viêc khi cac thanh viên lam viêc cho môt tổ chức nao đo? ̣ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ • Cac khó khăn mà người khac trong công đông đang găp phai, họ đang phan nan; ́ ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ̀ ̀ • Những gì con thiêu trong công đông cua Nhom; ̀ ́ ̣ ̀ ̉ ́ • Trưởng nhom nông dân kinh doanh là người nhin ra cơ hôi từ những vân đề cua người ́ ̀ ̣ ́ ̉ Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …............................................................................................................................................…….. Trang 7 của 16
- ́ khac. IV. Mục tiêu thành lập các nhóm nông dân cùng lợi ich ́ • Để thực hiện các hoạt động hỗ trợ của dự án )tham gia thị trường và cung câp hang hoa ́ ̀ ́ trong chuôi giá tri, làm mô hình trình diễn, dự các lớp tập huấn kỹ thuật( hay các hoạt ̃ ̣ động hỗ trợ của tư vấn hoặc các cơ quan ban ngành trong và ngoài tỉnh. • Để mọi người cùng trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế nhất là giúp đỡ các hộ nghèo, phụ nữ đơn thân.... • Qua nhóm giúp mở rộng mối quan hệ tốt với các tổ chức, các đơn vị cung cấp dịch vụ, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mua được giống tốt, giúp tiêu thụ sản phẩm làm ra... V. Một số lợi ích của việc thành lập nhóm cung lợi ich ̀ ́ 1. Lợi ích về kinh tế (đầu vào, đầu ra) • Tập trung được vốn, lao động giúp mua được các tư liệu sản xuất tốt hơn • Mua vật liệu đầu vào như giống,vật tư nông nghiệp với giá thành hạ • Hạn chế tư thương ép giá • Đầu ra lớn thuận lợi cho chế biến, tiêu thụ sản phẩm • Dễ dàng tìm kiếm thị trường, ký được đầu ra ổn định. 2. Lợi ích về mặt tiếp thu KHKT • Được tham dự tập huấn kỹ thuật • Có điều kiện liên hệ tiếp cận với các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ kỹ thuật • Có cơ hội thực hiện các mô hình trình diễn kỹ thuật • Được các thành viên trong nhóm chia sẽ về kinh nghiệm tốt và kỹ thuật mới 3. Lợi ích về mặt xã hội (đối nội, đối ngoại) • Nâng cao uy tín và vị thế đàm phán của các thành viên với bên ngoài • Tăng cường các mối quan hệ với các tác nhân hỗ trợ nhóm • Giúp nhau giải quyết khó khăn nhất là hộ nghèo, hộ chưa biết cách làm ăn • Góp phần thực hiện mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Động cơ khiến nông dân liên kết với nhau thành một tổ chức là vì tổ chức đó đem lại lợi ích mà từng cá nhân riêng lẻ không thể làm được. Việc giúp nông dân liên kết với nhau tổ chức thành các nhóm sản xuất là rất cần thiết và phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước khuyến khích các hình thức hợp tác để phát triển sản xuất. VI. Cac dang nhom có thể thanh lâp ́ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ Lĩnh vực trồng trọt ọ Lĩnh vực chăn nuôi – thủy sản Nhóm sở thích trồng tre lấy măng Nhóm sở thích chăn nuôi lợn thịt Nhóm sở thích trồng rau an toaǹ Nhóm sở thích chăn nuôi lợn nái Nhóm sở thích trồng trồng hoa Nhóm sở thích nuôi cá giống Nhóm sở thích trông lac ̀ ̣ Nhóm sở thích nuôi cá thịt Nhom trông đỗ tương ́ ̀ Nhóm sở thích nuôi ong lấy mật Nhom nuôi gà thit ́ ̣ Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …............................................................................................................................................…….. Trang 8 của 16
- P Lĩnh vực nghề phụ ụ Kinh Doanh – dich vụ ̣ Nhóm sở thích hàng mây tre đan Nhóm sử dụng nước Nhóm sở thích hàng dệt thổ cẩm ̀ Nhóm Kinh doanh hang nông lâm san ̉ Nhóm sở thích nghề mộc Nhóm bảo hiểm trâu, bò, lợn, gà Nhom chế biên thực phâm nông nghiêp: ́ ́ ̉ ̣ Nhóm cung cấp dịch vụ vật tư kĩ thuật Đâu phu, lac rang, rượu ̣ ̣ ̣ nông nghiệp Nhom chế biên thit gia suc, gia câm: Thit ́ ́ ̣ ́ ̀ ̣ Nhóm dich vụ thú y, dich vụ khuyến nông, ̣ ̣ ga, thit bo, thit lợn ̀ ̣ ̀ ̣ … Nhom ươm tơ dêt lua ́ ̣ ̣ Tùy theo từng điều kiện ở từng thôn, xã chúng ta có thể xây dựng các nhóm nông dân cùng sở thích khác. VII. Nguyên tăc hỗ trợ xây dựng Nhom nông dân ́ ́ Các chương trình/Dự án sẽ hỗ trợ lập và/hoặc phát triển các nhóm nông dân nhằm vào lợi ích tổng hợp của các thành viên nhóm, việc khuyến khích tham gia nhóm và rút lui khỏi nhóm phải hoàn toàn tự nguyện. Khi tiến hành lựa chọn các nhóm cùng lợi ích cần được thảo luận và bỏ phiếu hoặc biểu quyết dân chủ tại các cuộc họp nông thôn và cộng đồng. Hỗ trợ cho các nhóm có cùng lợi ích nên bắt đầu với các nhóm đã đựơc thành lập bởi chính sáng kiến và truyền thống của người dân. Sau đó đến các nhóm đã được các tổ chức dân sự hỗ trợ thành lập như các hợp tác xã, các nhóm sản xuất, các nhóm cộng tác, câu lạc bộ và các hội. Các nhóm hoạt động dọc theo chuỗi giá trị sản phẩm ngành hàng cũng sẽ được ưu tiên hỗ trợ trước để làm thí điểm. Kinh nghiệm thực tế cho thấy ban đầu nên làm việc với các nhóm đã hình thành sẵn, sau đó đúc rút kinh nghiệm để thúc đẩy hình thành các nhóm mới. Những nhóm mới được khuyến khích thành lập là các nhóm có tỉ lệ lớn thành viên là các hộ nghèo, phụ nữ và dân tộc ít người. Chương trình/dự án nên tập trung đào tạo các nhóm cùng lợi ích về việc thành lập và quản lý nhóm, cách tiếp cận chuỗi giá trị và các vấn đề thị trường khác, tiết kiệm và tín dụng (đặc biệt là tiết kiệm, tín dụng cho phụ nữ). Chú trọng tới việc tổ chức hội thảo về sản xuất theo hợp đồng cho các nhóm có cùng lợi ích và người mua đầu ra chăn nuôi và trồng trọt, người bán đầu vào và các chuyến tham quan học tập cho thành viên nhóm có cùng lợi ích để khảo sát các cơ hội trong thị trường tiềm năng. VIII. Các bước tiến hành thành lập một Nhóm cung lợi ich ̀ ́ Mặc dù các nhóm nông dân có cùng sở thích rất đa dạng và phong phú, song để tiến hành thành lập một nhóm nông dân có cùng sở thích cần thực hiện các bước chung nhất theo sơ đồ như sau: Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …............................................................................................................................................…….. Trang 9 của 16
- Bước 2 Bước 1 Tập huấn cho xã và Phân tích nhu cầu cán bộ hỗ trợ cộng thành lập nhóm đồng về thành lập nhóm Bước 3 Bước 7 Họp chung toàn Triên khai thực hiên ̉ ̣ thôn để tuyên Kế hoach SXKD cua ̣ ̉ truyền về thành lập Nhom và Đanh giá ́ ́ nhóm và đăng kí và lâp Kế hoach ̣ ̣ nhóm tham gia ̀ hang năm nhóm Bước 6 Bước 4 Đai hôi Nhom để ̣ ̣ ́ ̣ ́ Tâp huân cho cac ́ thao luân và thông ̉ ̣ Trưởng, Phó Nhom ́ qua Điêu lê, Kế ̀ ̣ và Sang lâp viên về ́ ̣ ̣ hoach SXKD, Bâu ̀ phương phap thanh ́ ̀ Ban quan lí Nhom ̉ ́ ̣ lâp Nhóm Bước 5 Lam viêc theo từng ̀ ̣ Nhom để xây dựng ́ Dự thao Điêu lệ và ̉ ̀ Dự thao kế hoạch ̉ SXKD Tiêu chí kiểm tra khả năng thúc đẩy thành lập Nhóm Stt Tiêu chí Có Không 1 Chính quyền địa phương ủng hộ việc lập Nhóm 2 Làng xã có truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái và giúp đỡ lẫn nhau 3 Có các loại hình tổ nhóm hợp tác chính thức và không chính thức đang hoạt động 4 Sự hợp tác của người dân sẽ có cơ hội tham gia thị trường sản xuất hàng hoá và kinh doanh 5 Có một số cá nhân người dân tiên phong quan tâm đến việc thành lập Nhóm 6 Người dân có quan tâm và có nhu cầu hợp tác với nhau Nếu có trên 4 tiêu chí, bạn có thể yên tâm hỗ trợ thúc đẩy hình thành Nhóm, nếu trên 3 tiêu chí có câu trả lời là không. Bạn cần tìm hiểu tại sao không và cần có cẩn trọng trong việc lên kế hoạch thúc đẩy Nhóm IX. Xây dựng kế hoạch chiến lược cho nhóm: phụ lục 1 X. Xây dựng điều lệ và Quy chế cho Nhóm: phụ lục 2 1. Sự cần thiết của Điều lệ và Quy chế của Nhóm Hãy xem những gì xẩy ra với nhóm nông dân hoạt động không có điều lệ, hoặc có nhưng điều lệ không được xây dựng chặt chẽ và đầy đủ: Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …..........................................................................................................................................…….. Trang 10 của 16
- Những nhầm lẫn hoặc bất đồng nảy sinh giữa các tập thành viên nhóm thường là do họ không biết các thủ tục và điều lệ hoạt động của nhóm, và có cách hiểu khác nhau về hình thức hoạt động của nhóm. Điều này có thể giải quyết được bằng cách xây dựng điều lệ hoạt động của nhóm trước khi nhóm đi vào hoạt động, và đảm bảo rằng mọi thành viên của nhóm đều hiểu và nhất trí với các nội dung của điều lệ. Việc xây dựng điều lệ hoạt động và thiết lập hệ thống lưu trữ ghi chép cũng có thể lồng ghép vào quá trình này, nhưng yếu tố cơ bản là điều lệ phải được hoàn thiện sớm. Trước tiên nhóm cần xây dựng điều lệ dự thảo, điều lệ này sau đó sẽ được thong qua bởi các thành viên trong nhóm. Trong quá trình hoạt động, điều lệ này có thể được Ban quản lí nhóm và các thành viên đề xuất sửa đổi và được thông qua bởi toàn thể thành viên nhóm. 2. Cách thức xây dựng Điều lệ Nội dung điều lệ hoạt động nhóm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mục đích hoặc sản phẩm của nhóm. Nó cũng phụ thuộc vào loại hình hoạt động mà nhóm dự kiến thực hiện. Tuy nhiên nên có một số điều khoản nhất định làm cơ sở cho các điều lệ. Phụ lục 1: Nội dung của điều lệ C. CÁC KHUYẾN NGHỊ - Trích bản tin tháng 11/2006 của M4P Để hành động tập thể trở nên hiệu quả - đặc biệt trong việc cải thiện sinh kế của người nghèo - cần có một số “nhân tố thành công”. Trong khi những tranh luận về tính hiệu quả của hành động tập thể hiện nay có xu hướng tập trung vào hình thức pháp lý của nhóm, nghiên cứu của Dự án Nâng cao Hiệu quả Thị trường cho người nghèo (M4P)1 đưa ra gợi ý rằng tính hiệu quả của hành động tập thể liên quan nhiều đến cơ chế quản lý bên trong và định hướng thị trường của nhóm hơn là hình thức pháp lý của chúng. Các khuyến nghị đưa ra trong Bản tin này nhằm cải thiện những nhân tố ảnh hưởng này thông qua việc tăng cường năng lực thành viên và năng lực lãnh đạo nhóm đông thời tăng sự thừa nhận về mặt luật pháp đối với các hình thức hành động tập thể. Hai khuyến nghị chính sau đây được đưa ra để nâng cao tính hiệu quả của hành động tập thể vốn được coi như một công cụ nâng cao sức mạnh thị trường và tăng thu nhập của các hộ sản xuất nhỏ, từ đó góp phần giảm nghèo. Những khuyến nghị này nhằm tăng cường năng lực thành viên và năng lực lãnh đạo HTX để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế thị trường và tăng sự thừa nhận đối với các loại hình tổ, nhóm - cả chính thức và không chính thức. Tăng cường năng lực – Như đã thảo luận ở phần 3, để hành động tập thể thành công trong hoàn cảnh một nền kinh tế thị trường năng động cần một số điều kiện: (1) bộ phận lãnh đạo của nhóm nên năng động và sẵn sàng liên kết với thị trường bên ngoài, (2) các thành viên nên có lợi ích thực sự và hết lòng vì sự thành công của nhóm, (3) quá trình ra quyết định nên nhanh chóng và linh hoạt, và (4) nhóm cũng nên chủ động tìm cách tham gia vào thị trường yếu tố đầu vào và đầu ra. Mặc dù đã có chính sách ủng hộ một cách mạnh mẽ và nhất quán việc thành lập các tổ hoạt động hợp tác (đặc biệt là các hợp tác xã), vẫn rất cần thiết có một chiến lược rõ ràng nhằm tăng cường năng lực thành viên và lãnh đạo HTX trong việc hiểu rõ những quyền lợi và nghĩa vụ của hành động hợp tác đồng thời tăng khả năng hiện thực của các “yếu tố thành công”. Một chương trình tăng cường năng lực và chia sẻ thông tin có thể được thực hiện thông qua Liên minh HTX Việt Nam, hoặc có thể là một cấu phần vào chương trình đào tạo do hệ thống khuyến nông (cho các sản phẩm dựa trên nông nghiệp) hay do trung tâm xúc tiến công nghiệp (cho các sản phẩm dựa trên công nghiệp) thực hiện. Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …..........................................................................................................................................…….. Trang 11 của 16
- Tăng sự thừa nhận đối với các loại hình tổ nhóm - Sự thất bại hay thành công của một nhóm hành động tập thể hầu như không phụ thuộc vào hình thức pháp lý của nó. Những “yếu tố” đã mô tả ở trên quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ hành động tập thể nào. Trong thực tế, điều này đồng nghĩa với thực tế là sẽ có một số HTX rất thành công và một số thất bại, hay có nhiều nhóm sản xuất mang lại thành công cho các thành viên trong nhóm và cũng có nhiều nhóm không thu được kết quả nào đáng kể. Trong quá trình phát triển “thế hệ tiếp theo” của các văn bản pháp luật điều chỉnh hành động tập thể tại Việt Nam, các nhà làm chính sách nên nghiên cứu những bài học thu được từ các mô hình hành động tập thể ở cả khu vực chính thức và không chính thức (bao gồm các hợp tác xã và các nhóm sản xuất). Ngoài ra, cũng nên xem xét việc tăng cường sự thừa nhận đối với các loại hình hành động hợp tác không chính thức, nhất là để thành viên của loại hình này có khả năng tiếp cận được nguồn tín dụng trên cơ sở nhóm. Tiến sĩ Vũ Trọng Bình, Giám đốc, Trung tâm Phát triển Nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trước hết phải xác định hành động tập thể vì mục đích gì. Quy mô và hình thức của hành động tập thể phụ thuộc vào quy mô sản xuất và tính chuyên nghiệp của nông dân. Với nông dân có quy mô sản xuất nhỏ thì hành động tập thể nên đơn giản ở hình thức tổ nhóm, mức độ liên kết không quá chặt chẽ, những quyết định của tổ nhóm các hộ gia đình nhỏ được thay đổi rất linh hoạt theo điều kiện thực tế để hạn chế rủi ro. Còn với nông dân có quy mô sản xuất lớn và chuyên nghiệp hoá thì hành động tập thể nên tổ chức ở mức độ chặt chẽ với tính pháp lý cao. Với người nghèo, hành động tập thể nên tập trung vào việc khai thác chia sẻ nguồn lực hơn là tham gia vào thị trường, còn nếu tham gia vào thị trường thì nên hành động tập thể ở mức chia sẻ thông tin. Tiến sĩ Vũ Trọng Bình, Giám đốc, Trung tâm Phát triển Nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn Muốn hành động tập thể thành công cần có dự án tập thể, có cơ chế và khả năng điều phối các thành viên cùng thực hiện dự án tập thể đó. Cơ chế điều phối tập thể phải đảm bảo các thành viên tham gia thực sự vào quá trình xác định mục tiêu và xây dựng quyết định tập thể, triển khai hoạt động tập thể. Đối với hành động tập thể ở mức độ chặt chẽ, mang tính chuyên nghiệp thì cần có cơ chế pháp lí để khống chế, ràng buộc các thành viên. Còn với hành động tập thể quy mô nhỏ thì nên tập trung vào chia sẻ thông tin và có cơ chế điều phối bên trong linh hoạt. Với hành động tập thể quy mô nhỏ, trong liên kết tham gia vào thị trường giữa các thành viên nên tập trung xây dựng một mạng lưới chia sẻ thông tin về đầu vào, đầu ra. Còn với hành động tập thể quy mô lớn, chuyên nghiệp thì thể hiện ở việc cùng xây dựng một dự án tập thể và có cơ chế điều phối theo chiều dọc, chiều ngang và xây dựng liên kết hợp đồng giữa các tác nhân như về chất lượng, cung cấp hàng, tín dụng … Có thể nói đây là phần thú vị nhất đối với tôi. Các tác giả-với những kiến thức uyên thâm và kinh nghiệm thực tế phong phú- đã hệ thống hoá một cách có chọn lọc cơ sở lý luận của hành động tập thể ở trên thế giới và Viêt Nam. Tôi cho rằng đây là một thành công nổi bật của báo cáo. Bắt đầu từ logic hành động tập thể, hàng hoá công và lý thuyết nhóm, đến hành động tập thể và thể chế trong đó làm nổi bật nguyên tắc 3As, về mối quan hệ giữa vốn xã hội và hành động tập thể, hành động tập thể và hợp tác các tác giả đã cơ bản hệ thống hoá theo trật tự lý luận quốc tế về hành động tập thể. Trên cơ sở lý luận quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn, các tác giả đã chỉ ra lý luận về hành động tập thể ở Việt Nam trong đó nhấn mạnh nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chuyên ngành đến đa ngành nghề. Cá nhân tôi bày tỏ sự nhất trí cao với các tác giả về các bước phát triển này. Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …..........................................................................................................................................…….. Trang 12 của 16
- Theo suy nghĩ của cá nhân tôi cần làm nổi bật logic của hành động tập thể là ở chỗ thị trường dù có phát triển đến đâu thì vẫn đi kèm với nó là những thất bại của thị trường; nhà nước dù có “mạnh”, “phát triển” đến đâu thì vẫn có những thất bại về chính sách- đôi khi do điều kiện khách quan mang lại. Có thể nói những người sản xuất nhỏ ngày nay đang phải chơi trên sân chơi với đầy rẫy những thất bại của thị trường. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở bất kỳ quốc gia nào - kể cả nơi có Nhà nước mạnh với những chính sách phát triển tốt – thì cũng tiềm ẩn nhiều thất bại chính sách, mà rõ rệt nhất là việc thiết lập các thể chế hiệu quả cho sự hoạt động của thị trường. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp , kể cả khi chính phủ thiết lập được các thể chế chính thức thì chi phí để thực hiện là tương đối cao so với lợi ích thu được. Các lý thuyết kinh tế về các tổ chức hợp tác ở nông thôn đã chỉ ra rằng cộng đồng dân địa phương có thể và thực tế có vai trò rất tốt trong việc khắc phục những khiếm khuyết này - kế cả thất bại thị trường và thất bại chính sách. Hành động tập thể thông qua các tổ chức của nông dân chính là công cụ hữu hiệu để góp phần bổ khuyết, giảm nhẹ những thất bại của nhà nước và của thị trường, làm cho những người nông dân “nhỏ” dễ bị tổn thương có cơ hội để gia nhập thị trường và có thể tận hưởng những ưu đãi, chính sách của nhà nước một cách có hiệu quả nhất. Quy mô hành động tập thể càng lớn thì càng đòi hỏi phải có thể chế ràng buộc chặt chẽ. Nếu chúng ta thúc đẩy được thể chế của nhà nước cởi mở hơn thì hành động tập thể sẽ phát triển hơn. Một điều nữa là để điều phối những hành động tập thể giúp người dân tham gia hơn nữa vào thị trường đòi hỏi một quá trình xây dựng những công cụ điều phối về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ. Các nhà khoa học là những người phải trợ giúp các tác nhân trong việc xây dựng những công cụ này. Đặc biệt hiện nay cần phải có một sự thừa nhận của nhà nước với các tư thương (thương lái) như một tác nhân kinh tế chính thức, vì họ không nhận được sự trợ giúp của nhà nước và cũng không được coi là tác nhân chính thống. 80-90% nông sản được giao dịch qua những kênh tư thương này và nhà nước ít có khả năng kiểm soát về thuế, cũng như về chất lượng. Chính vì thế khi thảo luận xây dựng hành động tập thể thì họ vẫn còn ngần ngại vì sợ sự phân biệt đối xử của nhà nước. Hành động tập thể của các tư thương sẽ giúp chúng ta tổ chức thị trường tốt hơn, thị trường sẽ hoạt động hiệu quả hơn. 1. Cơ chế hợp tác • DN cung cấp phân viên cho các hộ được chính họ lựa chọn. • Các nhà cung cấp phân viên phải ưu tiên bán phân viên cho các nhóm hộ dân khách hàng. • Người mua phân viên phải tìm và giới thiệu các hộ mua phân viên mới (khách hàng tiềm năng) cho người bán phân viên. • Giá phân viên bán nợ sẽ được người bán và người mua thoả thuận. 2. Yếu tố thành công • Nhà sản xuất đảm bảo cung cấp đủ lượng phân viên cần thiết và đảm bảo chất lượng cho các hộ trồng lúa. • Hộ áp dụng FDP phải nắm vững kỹ thuật FDP, làm theo đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn để bảo đảm thu hoạch được mùa. • Người mua phân viên và người bán phải thống nhất các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm phân viên. Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …..........................................................................................................................................…….. Trang 13 của 16
- 3. Điều kiện thành công • Không có biến động lớn về giá thị trường • Không có các dịch bệnh nghiêm trọng • Hộ mua chịu phải trả nợ đúng hạn cho người cung cấp. Trong trường hợp không trả nợ đúng hạn, phải chủ động thương lượng với người bán để hẹn ngày thanh toán. • Người sản xuất phải (i) trung thực trong việc sản xuất phân viên đúng chất lượng; (ii) không gian lận khi cân; (iii) giá bán phải hợp lý theo giá thị trường. 4. Rủi ro • Thiên tai dịch bệnh • Giá phân nguyên liệu liên tục tăng dẫn đến giá phân viên tăng 5. Hạn chế của mô hình tổ hợp tác: • Các nhà sản xuất phân viên trong cùng nhóm có thể nâng giá phân viên. • Giảm tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng nhóm. Phụ lục 2: Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Chiến lược Nhóm nông dân tham gia thị trường A. Những lí do về sự ra đời của Nhóm 1. Tại sao Nhóm này cần ra đời và tồn tại? 2. Những thành viên đăng kí vào nhóm vì mục đích gì? 3. Chúng ta muốn được nhìn thấy hình ảnh về năng lực Nhóm trong tương lai như thế nào? 4. Hiện tại, khó khăn chính của các thành viên trong nhóm là gì? 5. Nhu cầu chung lớn nhất của các thành viên trong Nhóm là gì? B. Kế hoạch tham gia thị trường của Nhóm 1. Cơ hội tham gia thị trường của Nhóm là gì? Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …..........................................................................................................................................…….. Trang 14 của 16
- Hiện nay người dân đang gặp khó khăn gì? Đang có vấn đề gì? liệu các vấn đề đó có đem lại các ý tưởng kinh doanh cho Nhóm không? Nếu có thì những ý tưởng kinh doanh nào sẽ có cơ hội tốt nhất cho Nhóm? Tại sao 2. Ai là khách hàng mục tiêu của Nhóm? Ai sẽ mua sản phẩm của các thành viên trong Nhóm? Nhóm tiếp cận họ như thế nào? Nhu cầu chính của họ là gì? Tại sao Nhóm bán được hàng cho họ? Yêu cầu mua bán của họ như thế nào về chất lượng, khối lượng, mẫu mã, kích cỡ, màu sắc, phương thức mua bán, phương thức thanh toán? 3. Mục tiêu chính của Nhóm trong 5 năm tới là gì? Nhóm đặt ra mục tiêu bán hàng trong 5 năm tới là bao nhiêu? Cho từng năm? Khối lượng hàng bán ra là bao nhiêu cho từng sản phẩm? Mục tiêu lợi nhuận kinh doanh của Nhóm là bao nhiêu? 4. Ai là đối thủ cạnh tranh của Nhóm Những ai đã và sẽ cùng sản xuất những sản phẩm tương tự như sản phẩm của Nhóm, những ai cũng đang dự định bán hàng cho khách hàng mục tiêu của Nhóm, họ có điểm gì mạnh hơn Nhóm, họ yếu hơn Nhóm ở những điểm nào? Nhóm sẽ cạnh tranh với họ như thế nào? Điều gì đảm bảo rằng Nhóm sẽ cạnh tranh thành công? C. Kế hoạch sản xuất của Nhóm 1. Thông tin về sản phẩm của Nhóm Nhóm sản xuất sản phẩm gì? chất lượng như thế nào? Cách thu hoạch, đóng gói, bảo quản? 2. Mục tiêu sản xuất của Nhóm được giao cho từng thành viên trong Nhóm Khối lượng của từng loại sản phẩm là bao nhiêu? Khối lượng giao cho từng thành viên là bao nhiêu? 3. Kế hoạch sản xuất của Nhóm được giao cho từng thành viên Các hoạt động sản xuất chính của Nhóm, thời gian và lịch sản xuất như thế nào? Thời gian giao nộp sản phẩm của Nhóm và của từng thành viên? người phụ trách và chịu trách nhiệm chính của từng hoạt động. 4. Kế hoạch tài chính của Nhóm và trách nhiệm tài chính của từng thành viên Kế hoạch đầu tư của Nhóm, lượng vốn cần thiết để đầu tư xây dựng tài sản chung. Nguồn vốn mà nhóm cần huy động? Trách nhiệm tài chính của từng thành viên. Phụ lục 3: Nội dung của điều lệ chung 1. Mục tiêu: • Nếu ngắn gọn về mục tiêu mà nhóm muốn đạt được. 2. Quy định về tổ chức hoạt động • Các hoạt động - Hướng dẫn chi tiết về những việc mà nhóm sẽ thực hiện • Quản lí – Ai chịu trách nhiệm điều hành nhóm và sẽ thực hiện như thế nào? • Thủ tục hội họp – Các cuộc họp sẽ được tổ chức như thế nào và họp để làm gì? • Ra quyết định – Các quyết định sẽ được đưa ra như thế nào và bao nhiêu người cần có Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …..........................................................................................................................................…….. Trang 15 của 16
- mặt để có thể đưa ra quyết định. • Lưu giữ thông tin – Những loại thông tin nào cần được lưu giữ, công việc này cần được thực hiện như thế nào và ai chịu trách nhiệm thực hiện. • Thủ tục theo dõi – Các hoạt động và chức năng nhóm sẽ được theo dõi như thế nào. 3. Các quy định về thành viên • Điều kiện tham gia nhóm: Ai có thể tham gia nhóm, họ trở thành thành viên nhóm và rút lui khỏi nhóm với tư cách là thành viên như thế nào? • Vai trò trách nhiệm của các thành viên: Những yêu cầu đối với các thành viên là gì? (bao gồm cả khen thưởng và kỷ luật nếu thích hợp). • Quyền lợi và lợi ích của các thành viên: Mọi người được hưởng những lợi ích và quyền lợi gì với tư cách là thành viên nhóm 4. Các quy định về tài chính • Sử dụng các ngân quỹ - Ngân quỹ được sử dụng như thế nào? • Quản lí ngân quỹ - ngân quỹ được quản lí như thế nào và ai chịu trách nhiệm việc đó, kể cả trách nhiệm về các nguồn ngân sách nếu thích hợp. • Kế toán – Các thủ tục quản lí ngân quỹ là gì? • Báo cáo tài chính – Việc báo cáo tài chính được thực hiện như thế nào và ai có trách nhiệm kiểm tra và kiểm toán chứng từ? Danh sách các thành viên và ngân sách, kế hoạch hang năm cũng có thể được đính kèm. Một nhóm có thể muốn xây dựng quy định cho một hoạt động đặc biệt nào đó nếu nhóm chỉ có một hoạt động duy nhất hoặc đặc biệt phức tạp. Ví dụ như Nhóm Bảo Hiểm Lợn có thể có điều lệ riêng cho Quỹ Bảo Hiểm Lợn. 5. Một hệ thống Điều lệ tốt cần những gì? Một hệ thống điều lệ tốt cần bao gồm các yếu tố sau: • Rõ rang và cô đọng • Phù hợp với từng nhóm cụ thể • Được hiệu chỉnh thường xuyên với sự tham gia và thống nhất của toàn thể các thành viên nhóm • Do cả nhóm xây dựng • Được cả nhóm thống nhất • Được cả nhóm hiểu thấu đáo • Thực tế và dễ thực hiện theo • Đầy đủ và được thiết kế nhằm nâng cao tính minh bạch và tính trách nhiệm • Không chỉ đề ra các quy tắc mà chỉ ra cách thực hiện và làm theo các quy trình đó. Hướng dẫn phát triển các mô hình hợp tác …..........................................................................................................................................…….. Trang 16 của 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP NGÀNH VIỄN THÔNG
84 p | 95 | 18
-
ĐÁNH GIÁ TRẢI NGHIỆM VÀ CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ TƯ PHÁP - KẾT QUẢ VÀ KHUYẾT NGHỊ TỪ KHẢO SÁT THÍ NGHIỆM Ở BA TỈNH
37 p | 80 | 10
-
Phát triển nhóm lãnh đạo
11 p | 87 | 5
-
Ảnh hưởng của sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng đến ý định ứng tuyển: Trường hợp sinh viên khối ngành kinh tế trường đại học công lập tại Tp. Hồ Chí Minh
7 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn