
90
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– Đại diện 2 HS vẽ sơ đồ mạch điện lên bảng và giải
thích hoạt động của mạch điện theo sơ đồ (nếu 2 sơ
đồ là giống nhau thì chỉ 1 HS giải thích).
– Giải thích: khi 1 trong 2 đèn
bị cháy thì mạch điện qua đèn
còn lại vẫn tạo thành mạch
kín nên vẫn có dòng điện
chạy qua và đèn còn lại vẫn
sáng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét chung, chữa lỗi sai (nếu có) trong
hình vẽ sơ đồ mạch điện của HS, dựa trên sơ đồ
mạch điện mà HS đã vẽ dẫn dắt vào bài mới. GV
có thể dẫn dắt: Trong thực tiễn, để đáp ứng các nhu
cầu khác nhau của con người, các thiết bị điện có thể
được mắc theo nhiều cách khác nhau, trong đó có 2
cách mắc cơ bản là mắc nối tiếp và mắc song song.
Trong bài học mới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai
cách mắc cơ bản này.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu
– Nêu được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp,
song song.
– Thực hiện thí nghiệm để rút ra được: Trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp, cường
độ dòng điện là như nhau cho mọi điểm; trong đoạn mạch điện mắc song song, tổng
cường độ dòng điện trong các nhánh bằng cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
– Nêu được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp,
song song.
– Lắp được mạch điện và đo được giá trị cường độ dòng điện trong một đoạn mạch
điện mắc nối tiếp, song song.
– Tính được cường độ dòng điện trong đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song
song trong một số trường hợp đơn giản.
– Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở tương đương của đoạn mạch mắc
nối tiếp, song song trong một số trường hợp đơn giản.
– Hỗ trợ các thành viên trong nhóm thực hiện thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm của đoạn
mạch nối tiếp, song song.
– Trung thực trong báo cáo kết quả thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm của đoạn mạch nối
tiếp, song song.