
140
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu
HS yêu thích khám phá, tìm kiếm các thông tin liên quan đến độ hoạt động hoá học
của kim loại từ các quan sát thực tế.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt vấn đề: nhiều kim loại được dùng nhiều
trong đời sống như calcium, kẽm, magnesium,
sắt, nhôm, natri, chì, vàng,… Vậy những kim
loại nào tan trong nước ở điều kiện nhiệt độ
thường, kim loại nào tan trong dung dịch HCl?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ, có thể thảo luận từng cặp với
nhau để tìm câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi một vài HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.
– GV nêu câu trả lời đúng, từ đó đặt vấn đề:
Làm thế nào để dự đoán được tính chất hoá
học của những kim loại quen thuộc?
– Các câu trả lời của HS có thể
đúng hoặc sai do chưa có đầy đủ
kiến thức.
– HS nảy sinh được những câu hỏi
như:
+ Tính chất hoá học của những
kim loại này là gì?
+ Làm thế nào để dự đoán được
tính chất hoá học của những kim
loại quen thuộc?
– Câu trả lời đúng:
+ Kim loại tan trong nước (tác
dụng được với nước) ở điều kiện
nhiệt độ thường: calcium, natri,
kali.
+ Kim loại tan trong dung
dịch HCl: kali, calcium, kẽm,
magnesium, sắt, nhôm, natri, chì.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Xây dựng dãy hoạt động hoá học
a) Mục tiêu
– Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm xây dựng dãy hoạt
động hoá học.
– Tích cực, có trách nhiệm khi tham gia làm việc nhóm.
– Tự chủ, tự học: tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát thí nghiệm, giải thích các hiện
tượng liên quan đến mức độ hoạt động hoá học của kim loại.
b) Tiến trình thực hiện