228
BÀI 5. ĐỐI DIỆN VỚI NỖI ĐAU
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 8 tiết; Viết: 3 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)
A. MỤC TIÊU
Bài học góp phần phát triển các năng lực và phẩm chất sau cho HS:
I. VỀ NĂNG LỰC
1. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt
truyện, nhân vật, lời thoại.
– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức,
đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.
– Nhận biết được đặc điểm của câu rút gọn, câu đặc biệt và hiểu được chức năng của
các kiểu câu này để sử dụng một cách hiệu quả.
– Viết được bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung
chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ
ca nó.
– Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo, năng lực tự chủ và tự học)
– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ
học tập theo nhóm.
– Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải
pháp giải quyết vấn đề.
– Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống;
bình tĩnh trước những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh.
II. VỀ PHẨM CHẤT
Coi trọng những giá trị nhân văn cao đẹp; lựa chọn hành động và cách ứng xử phù hợp
để có được hạnh phúc chân chính.
229
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
Nội dung dạy học Phương pháp, phương tiện Chuẩn bị của HS
Đọc hiểu
VB 1: Rô-mê-ô và
Giu-li-ét
(3 tiết)
– Phương pháp: đọc sáng tạo,
gợi mở, dạy học hợp tác, đóng
vai,...
– Phương tiện: SGK, máy tính,
y chiếu, phiếu học tập.
– Đọc phần Tri thức ngữ văn
trong SGK (tr. 117).
– Thực hiện phiếu học tập
số 1.
– Ôn lại những tri thức về
thể loại truyện.
Thực hành
tiếng Việt
Câu rút gọn
(1 tiết)
– Phương pháp: phân tích ngôn
ngữ, gợi mở, dạy học hợp tác,...
– Phương tiện: SGK, máy tính,
y chiếu.
Đọc phần Tri thức ngữ văn
trong SGK (tr. 117); đọc
khung Nhận biết câu rút gọn
trong SGK (tr. 121 – 122) và
vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội
dung kiến thức.
Đọc hiểu
VB 2: Lơt
(2 tiết)
– Phương pháp: đọc sáng tạo,
gợi mở, dạy học hợp tác, đóng
vai,...
– Phương tiện: SGK, máy tính,
y chiếu, phiếu học tập.
– Đọc phần Tri thức ngữ văn
trong SGK (tr. 117).
– Thực hiện phiếu học tập
số 2.
Đọc hiểu
VB 3: Bí ẩn của
n nước
(1 tiết)
– Phương pháp: đọc sáng tạo,
gợi mở, dạy học hợp tác, đóng
vai,...
– Phương tiện: SGK, máy tính,
y chiếu, phiếu học tập.
Đọc VB, trả lời các câu hỏi sau
khi đọc trong SGK (tr. 130)
Thực hành
tiếng Việt
Câu đặc biệt
(1 tiết)
– Phương pháp: phân tích ngôn
ngữ, gợi mở, dạy học hợp tác,...
– Phương tiện: SGK, máy tính,
y chiếu.
Đọc phần Tri thức ngữ văn
trong SGK (tr. 117); đọc
khung Nhận biết câu đặc biệt
trong SGK (tr. 130 – 131) và
vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội
dung kiến thức.
Viết
Viết bài văn nghị
luận phân tích một
tác phẩm văn học
(kịch)
(3 tiết)
– Phương pháp: gợi mở, dạy
học hợp tác,...
– Phương tiện: SGK, máy tính,
y chiếu, bảng kiểm.
Đọc tác phẩm kịch được lựa
chọn phân tích.
230
Nói và nghe
Thảo luận về một
vấn đề đáng quan
tâm trong đời sống
phù hợp với lứa tuổi
(được gợi ra từ tác
phẩm văn học)
(1 tiết)
– Phương pháp: gợi mở, dạy
học hợp tác,...
– Phương tiện: SGK, máy tính,
y chiếu, bảng kiểm.
Chuẩn bị nội dung nói: thực
hiện phiếu ghi chú.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ BÀI HỌC
1. Mục tiêu
HS nhận biết được chủ đề và thể loại chính được học trong bài.
2. Nội dung hoạt động
HS đọc SGK, trả lời câu hỏi, từ đó hiểu được nội dung khái quát của bài học.
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm cần đạt
GV yêu cầu HS đọc
phần Giới thiệu bài
học, nêu chủ đề của bài
và thể loại chính được
học trong bài.
HS nêu chủ đề của bài
và thể loại chính được
học trong bài.
– Chủ đề bài học Đối diện với nỗi
đau: Văn học, bằng cách thể hiện
những tình thế gay gắt, những sự
việc bi thảm,... đã khơi dậy nỗi
xúc động thống thiết, đem đến
những trải nghiệm căng thẳng và
lo âu sâu sắc cho người đọc, qua
đó, hướng người đọc đến những
tình cảm nhân văn cao cả, thôi
thúc hành động tích cực...
– Thể loại VB đọc chính: bi kịch.
II. ĐỌC VĂN BẢN 1 (TIẾT 1, 2, 3)
RÔ-MÊ-Ô VÀ GIU-LI-ÉT
(Uy-li-am Sếch-xpia)
hoạt động 1. Khởi động
1. Mục tiêu
HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết
của HS; kết nối trải nghiệm của HS với nội dung VB.
231
2. Nội dung hoạt động
HS vận dụng hiểu biết về nghệ thuật để trả lời câu hỏi.
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm cần đạt
GV yêu cầu HS:
Chia sẻ suy nghĩ về
một tác phẩm (văn
học, nghệ thuật) viết
về đề tài tình yêu.
HS trình bày ngắn gọn
suy nghĩ của mình về một
tác phẩm văn học hoặc
một bức tranh, một bản
nhạc, một bộ phim,... có
đề tài tình yêu nam nữ.
Nêu được suy nghĩ riêng, cảm
nhận riêng về tác phẩm.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
1. Mục tiêu
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như xung đột, hành động, cốt
truyện, nhân vật, lời thoại trong bi kịch được thể hiện qua đoạn trích.
– Nêu được những nhận thức về giá trị nhân văn trong văn học, những suy nghĩ về
hành động và cách ứng xử để có hạnh phúc.
2. Nội dung hoạt động
HS đọc VB, vận dụng tri thức ngữ văn, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ.
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động
của HS Sản phẩm cần đạt
– GV yêu cầu HS trao đổi
cặp đôi về nhiệm vụ 1
trong phiếu học tập số 1
(đã thực hiện ở nhà).
– HS trao đổi
cặp đôi và
trình bày kết
quả thảo luận.
I. Tìm hiểu chung
1. Khám phá tri thức ngữ văn
a. xung đột không thể giải quyết giữa khát
vọng cao đẹp của con người với khả năng,
tình thế thực hiện.
b. mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác, cái
cao cả với cái thấp hèn, cái mới với cái cũ,
cái tiến bộ với cái phản tiến bộ, giữa các
mặt khác nhau của tính cách, giữa mong
muốn chủ quan và điều kiện khách quan,
giữa các giá trị khác nhau của đời sống,...
232
– GV mời HS trình bày
ngắn gọn thông tin giới
thiệu về nhà văn Uy-li-am
Sếch-xpia.
– GV yêu cầu HS trao
đổi cặp đôi: Dựa vào
nhiệm vụ 2 trong phiếu
học tập số 1 (đã chuẩn
bị ở nhà) để vẽ sơ đồ cốt
truyện kịch.
– HS trình bày
vài nét thông
tin về tác giả.
– HS trả lời
câu hỏi, thảo
luận, vẽ sơ đồ
(theo nhóm).
c. có sức mạnh lớn lao, phẩm chất cao cả,
mang trong mình những lí tưởng, khát
vọng đẹp đẽ,... nhưng phải đối mặt với số
phận nghiệt ngã, những quyết định khó
khăn, sự không thuận lợi của hoàn cảnh,...
d. thể hiện sự căng thẳng, những giằng xé
nội tâm, có tính hùng biện, triết lí, mĩ lệ,
trau chuốt...
e. thường mượn từ lịch sử hay huyền
thoại, đề cập những vấn đề lớn, có tính
vĩnh cửu của cuộc sống con người.
g. biểu thị chuỗi hành động tuân theo quy
tắc nhân quả, dẫn tới kết cục bi thảm của
nhân vật chính.
2. Tác giả Uy-li-am Sếch-xpia
– Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là
nhà viết kịch kiệt xuất ở Anh thời đại
Phục hưng.
– Sáng tác của ông thấm đẫm tình yêu,
lòng tin đối với con người (chủ nghĩa
nhân văn).
II. Khám phá VB
1. Cốt truyện và xung đột kịch
Sơ đồ cốt truyện kịch dựa trên phần
tóm tắt trong SGK (tr. 118):
Hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét
có mối thâm thù. Nhà Ca-piu-lét tổ
chức đêm hội hoá trang. Rô-mê-ô gặp
Giu-li-ét bày tỏ tình yêu. Đôi trai gái
làm phép cưới bí mật. Rô-mê-ô bị đi
đày biệt xứ. Giu-li-ét bị ép lấy Pa-rít.
Giu-li-ét uống thuốc ngủ giả chết.
Rô-mê-ô bí mật trở về. Rô-mê-ô uống
thuốc độc chết. Giu-li-ét tự sát. Hai
dòng họ xoá hận thù.