Kế toán ngân hàng và kế toán tài chính DN có gì khác
lượt xem 1.189
download
Những đặc điểm nhận biết sự khác nhau giữa kế toán ngân hàng và kế toán tài chính doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế toán ngân hàng và kế toán tài chính DN có gì khác
- Kế toán ngân hàng và kế toán tài chính DN: có gì khác ? Các nước phát triển thường xây dựng một hệ thống kế toán mở, có nghĩa là chỉ dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhất và không có quy định chặt chẽ nào cho từng tiểu khoản và từng lĩnh vực kinh doanh. Nhưng hệ thống kế toán Việt Nam lại đi vào quy định chi tiết cho từng tiểu khoản cụ thể và cho từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kế toán ngân hàng và kế toán tài chính doanh nghiệp (DN). Hệ thống kế toán ngân hàng Việt Nam chính thức ra đời từ năm 1951 còn hệ thống kế toán tài chính DN được hình thành sau đó ba năm, năm 1954 và được hoàn thiện, phát triển song song cho tới nay. Về cơ bản, hai hệ thống kế toán giống nhau về nguyên tắc, nội dung và phương pháp hạch toán theo các chuẩn mực kế toán và Luật Kế toán đã ban hành. Tuy nhiên, cách sử dụng thuật ngữ và hình thức trình bày khác nhau khiến cho người đọc có cảm giác thấy hai lĩnh vực kế toán có sự khác nhau. Từ đó, việc vận dụng giữa hai lĩnh vực kế toán này trở nên khó khăn đối với người học, người làm công tác kế toán. Có thực tế là một người học kế toán tài chính DN thì gặp nhiều khó khăn khi làm kế toán ngân hàng và ngược lại. Để có thể làm việc được ở hai lĩnh vực này, người làm công tác kế toán phải học kế toán cả hai lĩnh vực, dẫn đến tiêu tốn cả thời gian và tiền của. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng một hệ thống kế toán thống nhất để có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác nhau? Có thể nói, kế toán tài chính DN và kế toán ngân hàng đều tuân thủ những nguyên tắc kế toán cơ bản, bao gồm cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng, trọng yếu. Về nguyên tắc hạch toán, hai hệ thống kế toán cũng sử dụng phương pháp ghi Nợ - Có để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; sử dụng kết cấu tài khoản chữ T; nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau, Nợ - Có cân bằng nhau; xác định tính số dư trên các TK tài sản và nguồn vốn, nguồn vốn nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; nguyên tắc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn. Về phương pháp luân chuyển chứng từ, hai hệ thống kế toán đều tuân thủ theo hai loại chứng từ: chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn và tuân thủ theo các bước: lập chứng từ, kiểm tra chứng từ, xử lý, ghi sổ, lưu trữ chứng từ. Tổ chức bộ máy kế toán cũng theo ba hình thức (phân tán, tập trung, vừa tập trung vừa phân tán) Về hình thức kế toán áp dụng, đều bao gồm kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp theo năm hình thức: Nhật ký Sổ Cái, Nhật ký chứng từ, Chứng từ Ghi sổ, Sổ nhật kí chung, hình thức ghi bằng máy tính. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng thường sử dụng chứng từ ghi sổ. Về hệ thống báo cáo, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC. Tuy nhiên, hai hệ thống kế toán sử dụng thuật ngữ và hình thức trình bày khá nhau đã đưa đến cho người đọc thấy hai lĩnh vực kế toán này có sự khác nhau. Mặt khác, kế toán ngân hàng đã có sự khác biệt về số hiệu trong hệ thống TK so với hệ thống tài khoản của
- kế toán tài chính DN. Sự khác biệt này dẫn đến việc xác định kết quả kinh doanh của kế toán tài chính DN và kế toán ngân hàng cũng khác nhau, có thể thấy rõ trên sơ đồ kết quả kinh doanh của ngân hàng và DN khác. Hai hình thức kế toán đã giống nhau cơ bản về nội dung, nhưng chưa tạo cho người học và làm công tác kế toán nhận biết được sự tương quan giữa chúng vì sử dụng các thuật ngữ khác nhau. Từ đó, việc vận dụng hai lĩnh vực kế toán này trở nên khó khăn đối với người học, người làm công tác kế toán. Có một thực tế tồn tại là một người được đào tạo về kế toán tài chính DN thì gặp nhiều khó khăn khi làm kế toán ngân hàng và ngược lại. Để khắc phục điều này, trong công tác đào tạo chuyên ngành kế toán, cần phải có những giải pháp sau: Một là, xây dựng giáo trình mang tính thống nhất và có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kế toán các ngành. Cần đưa ra nguyên tắc, phương pháp chung nhất có thể áp dụng cho cả hai lĩnh vực. Hệ thống tài khoản nên xây dựng không quá khác biệt và xây dựng theo một quy trình nhất định. Hai là, đưa ra những thuật ngữ chung, thống nhất khi xây dựng giáo trình. Ba là, nội dung của chương trình phải đơn giản dễ hiểu, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng nên hướng dẫn một cách cụ thể cho từng tình huống của các nghiệp vụ kinh tế khác nhau. Không nên trình bày một nội dung có cùng một bản chất theo các hình thức khác nhau và phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh tế của Việt Nam và đảm bảo tính khoa học của kế toán thì cần thiết phải hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán theo một hệ thống chỉ đạo nhất quán của nhà nước. Bốn là, không nên phân biệt ranh giới về kế toán tài chính DN và kế toán ngân hàng. Năm là, luôn áp dụng giữa lý thuyết với thực tế để giáo trình có tính khả thi cao (có nhiều bài tập thực hành) Sáu là, nên có quy trình giảng dạy phù hợp, phân tích nguyên lý chung của kế toán ngân hàng và kế toán tài chính DN, sau đó mới đi vào từng lĩnh vực kế toán cụ thể. Vận dụng những đặc trưng giống nhau chung một số hiêu tài khoản hay một nội dung kinh tế và chỉ thêm những nội dung khác nhau của giữa hai lĩnh vực. THS. Đoàn Văn Đính (Tạp chí Kế toán)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi tuyển dụng kế toán ngân hàng
3 p | 1293 | 540
-
Kế toán ngân hàng và kế toán tài chính DN: có gì khác ?
2 p | 464 | 325
-
Đề thi Kế toán ngân hàng
4 p | 1079 | 119
-
Bài tập ôn Kế toán ngân hàng thương mại
14 p | 252 | 34
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 4 - Đặng Thế Tùng
12 p | 231 | 27
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 1: Tổng quan kế toán ngân hàng
18 p | 396 | 26
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 4 - Ths. Nguyễn Tăng Đông
18 p | 158 | 21
-
Kế toán ngân hàng và kế toán tài chính DN: có gì khác nhau?
8 p | 115 | 16
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Chương 4: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng thương mại (Năm 2022)
14 p | 42 | 13
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng căn bản - Chương 1: Tổng quan kế toán ngân hàng
18 p | 128 | 13
-
Kế toán ngân hàng khác kế toán tài chính Doanh Nghiệp
4 p | 94 | 12
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 1 - Đặng Thế Tùng
16 p | 97 | 8
-
Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại - Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại
17 p | 53 | 6
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại
11 p | 54 | 6
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Chương 4: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng thương mại
13 p | 24 | 5
-
Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại: Chương 1 - Nguyễn Quỳnh Hương
19 p | 104 | 5
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại
14 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn