intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khàn tiếng: Một dấu hiệu không thể xem thường

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khàn tiếng là một dấu hiệu rất dễ phát hiện, nhưng ít người để ý tới, chỉ đến khi thấy đau ngực, khó thở mới đi khám bệnh thì có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Bài viết này nhằm cung cấp những triệu chứng chính của một số bệnh có khàn tiếng để bạn đọc cảnh giác. Viêm thanh quản cấp: Thường gặp ở những người làm nghề phải nói nhiều như bán hàng, giáo viên, ca sĩ, người nghiện thuốc lá, người bị viêm thực quản trào ngược nặng hoặc những người nhất thời phải kêu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khàn tiếng: Một dấu hiệu không thể xem thường

  1. Khàn tiếng: Một dấu hiệu không thể xem thường Khàn tiếng là một dấu hiệu rất dễ phát hiện, nhưng ít người để ý tới, chỉ đến khi thấy đau ngực, khó thở mới đi khám bệnh thì có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Bài viết này nhằm cung cấp những triệu chứng chính của một số bệnh có khàn tiếng để bạn đọc cảnh giác. Viêm thanh quản cấp: Thường gặp ở những người làm nghề phải nói nhiều như bán hàng, giáo viên, ca sĩ, người nghiện thuốc lá, người bị viêm thực quản trào ngược nặng hoặc những người nhất thời phải kêu khóc, gào thét to cũng gây khàn tiếng. Lúc đầu ngạt mũi, ngứa họng, sau bị khàn hoặc mất tiếng hoàn Ung thư phế quản toàn, kèm theo có thể bị ho, họng và gây khàn tiếng. các dây thanh quản viêm đỏ, sau một thời gian dùng thuốc có thể khỏi hoàn toàn. Trong thời gian điều trị phải hạn chế nói. Lao thanh quản: Hay gặp sau một lao phổi (55%) hoặc lao hạch, tuổi từ 20-40. Lao thanh quản chia ra ba giai đoạn: 1) Nói khàn, giọng đôi, dần dần mất tiếng, ho khan. Khám thấy thanh quản bạc màu, sụn phễu màu đỏ. 2)
  2. Giọng trầm, thấp, run run, khó thở, tiếng nói rè, có thể thấy tổn thương lao và các hạt lao trên dây thanh. 3) Loét sụn phễu và các dây thanh. Bệnh nhân mất giọng, nuốt rất đau đớn, không ăn uống được. Nếu được điều trị bằng các thuốc chống lao thì khỏi. Viêm dây thần kinh quặt ngược: Khản tiếng lúc đầu, sau phát âm bé, phát âm khó khăn rồi không phát âm được, không khó nuốt. Khám thấy một bên thanh đới không cử động. Khi liệt lâu, thanh đới teo lại, sụn phễu vẹo sang bên. Ung thư thanh quản: Thường gặp ở người khoảng 40 tuổi, khàn tiếng ngày càng tăng, thỉnh thoảng ho khan, giai đoạn sau ho khạc ra máu; giọng nói cứng, sút cân. Nếu khối u đè vào vào thanh quản thì nuốt đau. U chèn ép vào khí quản thì khó thở. Khám thanh quản thấy u sần sùi. Cổ nổi hạch. Nếu phát hiện sớm để điều trị bằng phẫu thuật và chạy tia thì bệnh nhân có thể sống thêm được nhiều năm. Bạch hầu thanh quản: Là một thể của bệnh bạch hầu, hay gặp ở trẻ em. Bệnh nhân thường sốt 38oC, da xanh. Bệnh có 3 giai đoạn: 1) Giai đoạn khàn giọng, mất tiếng, ho ông ổng, sau nói không ra tiếng. 2) Giai đoạn khó thở, mới đầu khó thở từng cơn, sau khó thở liên tục, thở chậm, co rút hõm trên ức. Cần tiến hành mở khí quản ngay. 3) Giai đoạn ngạt thở: trẻ xỉu dần, nằm yên, môi, da tím ngắt. Giai đoạn này mở khí quản ít có hiệu quả.
  3. Các u lành thanh quản: Khàn tiếng dần dần, khó thở ngày càng tăng. Cơ thể không suy sụp. Soi thanh quản thấy u nằm trên dây thanh. Làm sinh thiết soi tế bào để biết u xơ, pôlip.... Nếu được mổ cắt khối u bệnh nhân có thể khỏi hẳn, có trường hợp u tái phát. Ung thư phế quản: Hay gặp ở người trên 45 tuổi, nam nhiều hơn nữ và hay gặp ở những người nghiện thuốc lá. Thường ho khan, có khi ho ra ít máu lẫn đờm. Đau ngực, đau quanh bả vai, lan xuống dọc cánh tay. Khi u phát triển to, làm hẹp phế quản thì khó thở. Bệnh nhân thấy khó nói, giọng khàn hoặc giọng đôi. Cần chụp Xquang phổi, chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner), soi phế quản, làm sinh thiết. Nếu phát hiện ung thư sớm khi khối u còn nhỏ, chưa di căn, thể trạng bệnh nhân tốt thì tiến hành mổ cắt khối u, kết quả rất khả quan. Liệt dây thanh đơn độc: thường thấy liệt các cơ riêng lẻ. Khám sẽ thấy dây thanh bị chùng, giảm cử động, nhưng không tìm thấy nguyên nhân chèn ép dây thần kinh quặt ngược hoặc viêm nhiễm. Người bệnh chỉ nói khàn, trong thời gian rất dài vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường. Liệt dây thanh do các bệnh u não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm não, làm tổn thương vùng Broca. Thường nói ngọng và mất tiếng, kèm theo liệt họng, liệt màn hầu cùng với các triệu chứng thần kinh như liệt nửa người, có khi hôn mê.
  4. Một số bệnh lý khác cũng gây khàn tiếng như u thực quản, hạch ở quanh khí phế quản, phình tách động mạch chủ, u tuyến giáp trạng, u trung thất... Thường bệnh phát triển âm thầm hay rầm rộ, nhưng đều là giai đoạn cuối, bệnh tiến triển rất nặng, tiên lượng hết sức xấu. Khi bạn bị khàn tiếng thì nên đi khám bệnh, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân để điều trị sớm hoặc có được lời khuyên bổ ích và chính xác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2