KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH
lượt xem 126
download
-Nhiệm vụ công trình: Khai thác hiệu quả nhất nguồn thủy năng trên sông Bắc Giang. Cung cấp điện cho tỉnh Lạng Sơn và hoà mạng lưới điện Quốc gia với công suất lắp máy 12MW, điện lượng 59,64.106KWh, cải tạo khí hậu môi trường xung quanh vùng Dự án, tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng dự án, phát triển giao thông, du lịch và kinh tế địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng NHIỆM VỤ, PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 1. MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu chung 1.1.1. Tên, vị trí, phạm vi và nhiệm vụ dự án: -Tên Dự án: Công trình thủy điện Thác Xăng -Vị trí xây dựng: Xã Hùng Việt – Huyện Tràng Định – Tỉnh lạng Sơn -Nhiệm vụ công trình: Khai thác hiệu quả nhất nguồn thủy năng trên sông Bắc Giang. Cung cấp điện cho tỉnh Lạng Sơn và hoà mạng lưới điện Quốc gia với công suất lắp máy 12MW, điện lượng 59,64.106KWh, cải tạo khí hậu môi trường xung quanh vùng Dự án, tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng dự án, phát triển giao thông, du lịch và kinh tế địa phương. -Cấp công trình: Cấp V -Thành phần và quy mô công trình: +Thuỷ điện Thác Xăng là Công trình thuỷ điện kiểu sau đập. Hạng mục công trình gồm có: Đập không tràn, đập tràn có cửa van, tràn sự cố, cống lấy nước và nhà máy TĐ sau đập. +Các hạng mục được bố trí gọn trên tuyến 2. +Quy mô hồ chứa như sau: Chỉ tiêu TT Hạng mục Đơn vị Thác Xăng 1 Diên tích mặt hồ ha 295 2 Mực nước dâng bình thường m 184.00 3 Mực nước dâng gia cường m 192.20 4 Mực nước chết m 178.00 5 Dung tích toàn bộ 106 m3 51.00 6 Dung tích hữu ích 106 m3 22.58 7 Dung tích chết 106 m3 28.42 +Quy mô các hạng mục công trình khác: * Đập tràn bê tông cốt thép -MNDBT : 184,0 m -Chiều cao cửa van cung (5 cửa rộng 10m) : 6,0 m -Cao độ đỉnh tràn : 178,0 m -Cao độ đáy sông : 157,0 m -Chiều cao đập tràn (Hđ) : 21,0 m §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 1-
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng -Chiều rộng đỉnh đập (Bđ) : 6,0 m -Lưu lượng qua tràn (Q1%) : 4707.0 m3/s -Lưu lượng qua tràn (Q0.2%) : 6610.0 m3/s -Chiều rộng tràn 5 khoang Btr = 5 x1 : 50.0 m -Chiều dày trụ pin b = : 2.0 m Chiều rộng tràn sự cố Bsc = : 15.0 m -Cột nước trên tràn ứng với Q0.2% (Htr=) : 14.20 m * Đập không tràn bê tông cốt thép: Cao trình đỉnh đập khô : 192.7 m Chiều rộng đỉnh đập B = : 5.0 m Chiều dài đập khô L = : 86.3m Mái thượng lưu m1 = 0 Mái hạ lưu m2 = 0.8 * Cửa lấy nước: Vị trí nằm bên phải đập tràn BTCT 3 cửa, tiết diện B x H = 3 x(4.8 x 5.1) m * Đường ống áp lực: Dự kiến đường ống áp lực đưa nước vào nhà máy thuỷ điện bằng ống thép bọc BTCT φ2800 mm, dài khoảng 45.0 m, 3 ống thép đưa vào 3 tổ máy. * Nhà máy thuỷ điện: + Dự kiến nhà máy thuỷ điện kiểu sau đập, gồm 3 tổ máy, nằm bên phải đập tràn. Kênh xả cao độ đáy ngang cao trình đáy suối + 157.0m + Công suất lắp máy: -Do thuỷ điện Thác Xăng có hồ điều tiết với dung tích hữu ích Vhi = 22.58x106 m3 cho nên dự kiến phát điện với lưu lượng thiết kế QTK = 68.0 m3/s. Như vậy công suất lắp máy của trạm là: Nlm = 9.81 x 0.89x 0.965 x 68.0 x 21.01 = 12.0 MW -Điện năng trung bình năm là: E = 59.53 x 106 KWh -Số giờ sử dụng công suất là: h = 4960 giờ * Đường dây tải điện: Xây dựng đường dây 35 KV khoảng 4.0 km từ vị trí xây dựng công trình tới đường dây 35 KV chạy dọc theo quốc lộ 4A từ TP Lạng Sơn lên Thị trấn Thất Khê , t ại v ị trí gần đèo Khách. * Đường thi công ngoài công trường: Tuyến đường thi công dựa theo tuyến đường mòn cũ dài 4.5 km, trong đó có 1 ngầm qua sông Kỳ Cùng tại vị trí Đèo Khách. §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 2-
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng 1.1.2.Nội dung khảo sát địa hình đã thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi : -Tiến hành đi quan sát thực địa tại vùng dự án, thu thập các tài liệu dân sinh kinh tế khu vực, quy hoạch mạng lưới công trình thuỷ điện vứa và nhỏ của tỉnh Lạng Sơn, thu thập các tài liệu bản đồ khu vực dự án. Chất lượng tài liệu đáng tin cậy đ ể hực hiện giai đoạn tiếp theo. 1.1.3.Những yêu cầu của công tác khảo sát địa hình được nêu trong đề cương - Tổng quát Khảo sát thiết kế Để có đủ tài liệu địa hình cấp cho thiết kế trong giai đoạn NCKT, khối lượng khảo sát địa hình cần phải đo vẽ các hạng mục bao gồm: Khống chế mặt bằng, khống chế cao độ, đo bình đồ 1/2000 (h = 1m),1/1000 (h=1m), 1/500 (h = 0.5m), đo mặt cắt dọc, cắt ngang các hạng mục công trình, cắm mốc chỉ giới công trình, tim công trình, xác định cao toạ độ các hố khoan đào, xác định cao toạ độ vết lũ. Yêu cầu đối với công tác khảo sát địa hình. a)Cơ sở toán học. Hệ toạ độ sử dụng tính toán bình sai là - Hệ toạ độ quốc gia VN2000, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 =0,9996. - Hệ độ cao Hòn Dấu (Hải Phòng). b)Khống chế lưới mặt bằng. + Lưới đường chuyền hạng IV. Sở dĩ phương pháp GPS được chọn sử dụng để thành lập lưới khống chế cơ sở là do nó có các ưu điểm sau: + Công nghệ định vị toàn cầu ngày càng phát triển và nhất là hiện nay Mỹ đã gỡ bỏ chế độ làm nhiễu, độ chính xác đạt được của máy đo có thể chính xác đến mm. + Dùng máy GPS có thể đo được khoảng cách xa. + Tiết kiệm thời gian. + Hiệu quả kinh tế cao. + Sử dụng máy đo GPS có thể thành lập mạng lưới bằng đồ hình tam giác dày đặc rất dễ dàng không bị ảnh hưởng của yếu tố thông hướng, độ chính xác cao. - Lưới khống chế toạ độ hạng IV được thành lập nhằm mục đích khống chế toàn bộ khu vực dự án, phát triển lưới cấp thấp hơn phục vụ các bước tiếp theo trong công tác khảo sát. - Lưới khống chế toạ độ hạng IV được thiết kế gồm 10 điểm lập thành mạng lưới tam giác nằm phủ trùm toàn bộ khu vực đo vẽ và được đánh số từ DT1 đến DT10 Chọn điểm chôn mốc : §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 3-
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng - Vị trí mốc được chọn dự trên sơ đồ thiết kế kèm theo. Vị trí đặt mốc phải đảm bảo ổn định lâu dài, có điều kiện tốt nhất cho đo GPS, thuận lợi cho phát triển lưới đường chuyền cấp II và đo vẽ chi tiết. + Cách xa trạm phát sóng mạnh hoặc dưới đường điện cao thế (nếu có). + Có độ thông thoáng để thu tín hiệu vệ tinh với góc thiên đỉnh 15o. + Mốc bê tông M200 có gắn tâm sứ được xây dựng theo quy cách sau - Mặt mốc : 30x30 cm - Đáy mốc : 50 x50 cm - Cao mốc : 50 cm - Bệ mốc : 60 x 60 x10 cm Mốc chôn sâu dưới mặt đất 10cm có nắp đậy, sau khi chôn phải làm ghi chú theo đúng mẫu quy định của Tổng cục địa chính. Tại mỗi mốc phải chụp 02 kiểu ảnh, 01 kiểu chụp chính diện mặt mốc, 01 kiểu chụp phối cảnh với địa hình, địa vật xung quanh. +Công tác đo nối toạ độ - Lưới toạ độ hạng IV được đo nối với 02 điểm toạ độ nhà nước hạng III có trên khu vực dự án. - Tọa độ các điểm khống chế hạng IV được đo đạc bằng công nghệ GPS, sử dụng máy định vị vệ tinh do hãng TRIMBLE của Mỹ sản xuất. Độ chính xác của máy đạt được : - Ms=± 5mm+1x106xD ( D là chiều dài cạnh đo tính theo đơn vị km) - Trước khi đo đã tiến hành lập dịch đo GPS theo các quy định sau: - Sử dụng file ephemerid không cũ quá 03 tháng và tọa độ gần đúng của khu đo. - Chọn thời gian đo ít nhất 04 vệ tinh khỏe, RDOP trong khoảng 1.5 đến 4.0. - Góc cao vệ tinh ≥ 150 và phân bố đều quanh điểm đo. - Thời gian đo 1 Secssion : 2 giờ. - Các yếu tố khí tượng áp suất, nhiệt độ, độ ẩm do máy tự động cải chính. - Độ cao ăng ten đo 2 lầ tại 2 vị trí đối diện của vành ăng ten đến tâm điểm đọc và đọc số đến mm. - Số liệu đo trong ngày được xử ly tính tóan khái lược ngay để đánh giá chất lượng sau đó mới đư vào tính tóan bình sai. - Kết quả tính toán bình sai: + Sai số trung phương tương đối cạnh yếu nhất : Ms/S ≤ 1/100.000 + Sai số phương vị cạnh yếu : ma ≤ 2.8”. - Lưới khống chế đường chuyền cấp 1 và đường chuyền cấp 2. §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 4-
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng - Để có đủ điểm khống chế phục vụ đo vẽ bình đồ 1/2000, 1/1000, 1/500 cần thiết phải chêm dày thêm bằng các tuyến đường chuyền cấp 1 và cấp 2 +Tuyến đường chuyền cấp 1. - Các tuyến đường chuyền cấp 1 được thiết kế theo đồ hình phù hợp dựa vào các điểm đường chuyền hạng IV. - Các điểm đường chuyền cấp 1 được đúc mẫu bê tông 30x30x40 cm khắc tên ĐC –i ( i=1,2…), kèm theo là thời gian và đơn vị khảo sát. - Máy đo : Toàn đạc điện tử TOPCOM GPT3000 đã kiểm nghiệm và hiệu chỉnh khi khảo sát. - Đo góc theo phương pháp toàn vòng với 3 vòng đo qua vị trí của bàn độ, sai số kép phải đảm bảo theo công thức: - Sai số đo góc cho phép fβCB ≤±5” - Sai số khép tuyến fβCB ≤± 10 N , N là số đỉnh đường chuyền. - Đo cạnh theo theo 2 chiều thuận nghịch, mỗi chiều đọc 3 lần, sai số tương đối đo cạnh phải ≤ 10.000 - Tất cả các điểm đường chuyền cấp 1 đều phải lập sơ họa mốc. +Các tuyến đường chuyền cấp 2. Từ các điểm đường chuyền cấp 1, kết hợp với các điểm đường chuyền hạng 4, tiến hành xây dựng các tuyến đường chuyền cấp 2 theo đồ hình phù hợp hoặc giao hội qua các máy điện tử như đo các tuyến đường chuyền cấp 1. Góc đo thep phương pháp toàn vòng với 2 vòng đo, kết quả phải đ ạt hạn sai f βCB ≤±10 N ”, N là số đỉnh đường chuyền. Cạnh đo theo hai chiều thuận nghịch đảm bảo với sai số : ∆s/s ≤ 1/5000. Kết quả tính toán bình sai được thực hiện qua phầm mềm chuyên dụng. c)Khống chế cao độ +Lưới thuỷ chuẩn hạng IV. Đo các tuyến thuỷ chuẩn hạng IV bằng các máy AC-2S, Ni 025 với khoảng cách từ máy đến mia ≤ 100m cho các điểm có độ dốc nhỏ, ven bờ suối. Những điểm trên s ườn dốc, chạy dọc các tuyến tuynen, đường ống áp lực được đo qua các máy toàn đ ạc đi ện tử theo 2 chiều thuận nghịch. ết quả phải thoả mãn quy phạm với sai số: fh ≤ ±20 mm L , L=Km – chiều dài tuyến thuỷ chuẩn hoặc fh ≤ ±20 mm D ,D– chiều dài tuyến đo cao lượng giác theo hai chiều thuận nghịch (tính bằng km). +Lưới thủy chuẩn kỹ thuật. §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 5-
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng Dựa vào các điểm khống chế cao độ hạng IV tiến hành lập lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật trùng với các điểm toạ độ. Sử dụng phương pháp đo cao lượng giác, đo bằng máy toàn đạc điện tử TOPCOM GPT 3000. Kết quả phải thoả mãn quy phạm với sai số : fh ≤ ±50 mm L , L=Km – chiều dài tuyến thuỷ chuẩn hoặc fh ≤ ±50 mm D ,D– chiều dài tuyến đo cao lượng giác theo hai chiều thuận nghịch (tính bằng km). d)Đo vẽ bình đồ 1/2000, 1/1000, 1/500 +Phạm vi đo Bình đồ 1/2000, h = 1m khu vực lòng hồ, phạm vi đo đến cao trình 194m, diện tích khoảng 500ha. Bình đồ 1/500, h = 1m khu vực tuyến đập, nhà máy với tổng diện tích khoảng 35 ha +Phương pháp đo: Bình đồ địa hình tỷ lệ 1/2000, 1/1000, 1/500 được đo bằng phương pháp toàn đ ạc qua các máy toàn đạc điện tử. Phương pháp đo trực tiếp qua bộ nhớ trong của máy, trút trực tiếp số liệu vào máy tính và đo vẽ bình đồ trên máy tính qua phầm mềm TOPO 3.0, Nova 3.0. Sau khi đo vẽ từng mảnh trực tiếp tại thực địa, được bổ sung chi tiết để biểu diễn đại vật đầy đủ, dáng địa vật chính xác. Mật độ điểm cao độ trung bình 20m/ 1 điểm cho bình đồ 1/2000, 1/1000, 10-15m/ 1 điểm cho bình đồ 1/500 đảm bảo có từ 25-30 điểm cao độ /dm2 bình đồ, tuân theo đúng quy phạm 96 TCN43-90, tiêu chuẩn 14TCN141-2005 Nội dung biểu diễn chi tiết địa hình vùng núi, khe, bờ lở, vùng đá l ộ, ruộng bậc thang suối và các lưu vực phụ, đường mòn, quốc lộ, cầu cống… đảm bảo thể hiện chi tiết địa hình, đại vật ở tỷ lệ bình đồ 1/5000 và 1/500. *Đo mặt cắt dọc, cắt ngang tuân thủ quy phạm 14TCN141-2005 *Cắm mốc chỉ giới, tim công trình (sau khi đồ án thiết kế đã được duyệt) *Xác định cao, toạ độ hố khoan, hố đào, vết lũ bằng phương pháp toạ độ cực, cao độ lượng giác bằng máy toàn đạc TOPCOM GPT3000 đo thuận đảo lấy trị số trung bình về góc cạnh và chênh cao. e)Biên tập bình đồ Công tác biên tập được tiến hành trong môi trường Autocad 14-2004, in bình đồ mầu và cấp đĩa CD, cho thiết kế sau khi đã bổ sung đầy đủ các tuy ến công trình, các tuyến mặt cắt thuỷ văn, cắt dọc, ngang, các hố khoan, hố đào, vết lũ. 1.2. Cơ sở pháp lý của việc lập và thực hiện đề cương. 1.2.1. Các căn cứ §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 6-
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng -Căn cứ vào chủ trương đầu tư phát triển nguồn điện của Chính Phủ và c ủa Bộ Công Nghiệp -Căn cứ vào chủ trương của UBND tỉnh Lạng Sơn số 852/VP-KT ngày 14/12/2005 về việc giao cho liên doanh Công ty CP Thuỷ điện Cấm Sơn và Công ty CP cơ khí xây dựng nông nghiệp làm chủ đầu tư Dự án thuỷ điện Thác Xăng - huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn. -Căn cứ vào hợp đồng số 05 ngày 4/4/2006 giữa liên doanh Công ty CP thuỷ điện Cấm Sơn và Công ty CP cơ khí xây dựng nông nghiệp với Công ty CP Tư vấn& CGCN Thuỷ Lợi lập báo cáo đầu tư dự án thuỷ điện Thác Xăng - huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn. -Căn cứ vào công văn số 519/UBND-KT ngày 16/08/2006 về việc thông báo chủ chương và quy mô đầu tư xây dựng công trình thủ điện Thác Xăng huy ện Tràng Đ ịnh tỉnh Lạng Sơn. 1.2.2. Các tiêu chuẩn áp dụng -Tiêu chuẩn ngành 14TCN22-2002 quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thủy lợi -Tiêu chuẩn ngành 14TCN102-2002 quy phạm khống chế độ cao cơ sở trong công trình thủy lợi -Tiêu chuẩn ngành 14TCN40-2002 quy phạm đo kênh và xác định tim công trình -Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN309:2004 công tác trắc địa trong xây dựng công trình -Tiêu chuẩn ngành 14TCN141-2005 quy phạm đo vẽ mặt cắt, bình đồ địa hình công trình thuỷ lợi -Tiêu chuẩn ngành 96TCN43-900 quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500: 1:1000; 1:2000; 1:5000; (phần ngoài trời) -Tiêu chuẩn ngành 96TCN42-900 quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500: 1:1000; 1:2000; 1:5 000; (phần trong nhà) -Tiêu chuẩn ngành 96TCN31-91 quy phạm “Kí hiệu quy ước thành lập bản đồ đ ịa hình từ 1/500; 1/25 000” -Quy phạm xây dựng lưới cao độ Nhà Nước hạng I, II, II, IV năm 1998 theo quy ết định số 112/kiến trúc ngày 15/05/1989 của Tổng cục địa chính -Tiêu chuẩn về khảo sát và đo đạc xây dựng: TCVN 4419:1987 -Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 364:2006 “Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liêu GPS trong trắc địa công trình” ngày 28/02/2006. -Tiêu chuẩn ngành 14TCN116-1999 thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 7-
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng 1.3. Đặc điểm địa hình khu vực công trình 1.3.1. Đặc điểm chung Công trình thủy điện Thác Xăng là công trình thuỷ điện nhỏ, nằm trên sông Bắc Giang, là nhánh cấp 1 của sông Kỳ Cùng, thuộc xã Hùng Việt- huyện Tràng Đ ịnh - Tỉnh Lạng Sơn. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, sau đó chuyển hướng Tây Đông, rồi sông chảy ngoặt lại theo hướng Nam Bắc đổ vào sông Kỳ Cùng. Diện tích lưu vực tính đến đầu mối công trình là 2535.8 km2, chiều dài lòng sông 128.7km, tuyến đ ập có toạ độ 106o29’45” kinh độ Đông-22o09’38” vĩ độ Bắc. Địa hình ở đây tương đối cao và dốc, cây cối rậm rạp, và bị chia cắt bởi nhiều Huổi Săng nên việc đi lại và đo đ ạc g ặp nhiều khó khăn đặc biệt trong vấn đề thông hướng tuyến đo. 1.3.2. Vùng lòng hồ: Lưu vực Bắc Giang thuộc loại địa hình vùng núi trung bình với độ dốc sườn dốc và độ dốc lòng sông nhỏ, địa hình bị chia cắt ít. Hai bên sườn lòng sông có Huổi Săng đổ vào sông Bắc Giang, dài khoảng 600m độ chênh cao dòng sông khoảng 1.0 ÷ 1.2m Lưu vực có dạng tròn, đường phân lưu ở thượng nguồn đi qua các đỉnh núi cao từ 800m đ ến 700m và được hạ thấp dần về phía hạ lưu, ở cửa ra chỉ còn dưới 200m.Khu vực thượng lưu tuyến đập lòng sông có độ dốc nhỏ (Js =0.004), có thể làm hồ chứa điều tiết năm khai thác thuỷ năng lòng sông. Chiều rộng lòng sông B=100-120m, bờ trái dốc khoảng 35o-40o trồng cây Hồi, bờ phải thoải hơn độ dốc khoảng 25o-30o trồng Sắn và lúa nương, trên cao trồng Hồi. 1.3.3.Khu đầu mối: Gồm hai phương án + Tại vị trí tuyến 1. Cao độ đáy suối 163m, cách tuyến 2 khoảng 500m về phía thượng lưu. + Tại vị trí tuyến 2. Cao độ đáy suối 160. Tuyến 1 và tuyến 2 có điều kiện địa hình địa chất lòng sông tương tự nhau, tại tuyến 1 chiều cao đập thấp hơn tại tuyến 2 là 1.1m, tuy nhiên mặt bằng thi công khó bố trí, tuyến đường thi công và tuyến đường điện dài hơn là 500m trên đ ịa hình s ườn đ ồi dốc. Tuyến 2 chiều cao đập cao hơn 1m nhưng gần tuyến đập có bãi đất rộng thuận lợi cho việc bố trí mặt bằng thi công, kho bãi và lán trại cũng như đo đạc địa hình. 2. NỘI DUNG, THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG CÁC BIỆN PHÁP VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT 2.1. Nội dung, thành phần khối lượng phải thực hiện A/Nội dung 2.1.1.Thu thập tài liệu §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 8-
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng Hệ thống cao, toạ độ, bản đồ 1/25 000 được chúng tôi tìm mua tại trung tâm tư liệu đo đạc và bản đồ - Bộ tài nguyên và môi trường. 2.1.2.Lưới khống chế mặt bằng -Đường chuyền hạng IV -Đường chuyền cấp 1 -Đường chuyền cấp 2 2.1.3.Lưới khống chế độ cao -Thuỷ chuẩn hạng IV -Thủy chuẩn kỹ thuật 2.1.4.Đo vẽ bình đồ -Bình đồ lòng hồ tỷ lệ 1/5000 đồng mức 1m -Bình đồ bãi vật liệu tỷ lệ 1/1000 đồng mức 1m -Bình đồ khu nhà quản lý tỷ lệ 1/1000 đồng mức 1m -Bình đồ tuyến đường thi công+đường điện tỷ lệ 1/1000 đồng mức 1m -Bình đồ khu đầu mối tỷ lệ 1/500 đồng mức 0.5m (2 phương án) 2.1.5.Đo vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang -Mặt cắt dọc tuyến đập (2 phương án) -Mặt cắt dọc tuyến tràn (2 phương án) -Mặt cắt dọc cống lấy nước+đường ống áp lực (2 phương án) -Mặt cắt dọc nhà máy (2 phương án) -Mặt cắt dọc suối -Mặt cắt dọc tuyến đường thi công -Mặt cắt dọc tuyến đường điện từ nhà máy đến đường điện 35KW cũ -Mặt cắt ngang tuyến đập (2 phương án) -Mặt cắt ngang tuyến tràn (2 phương án) -Mặt cắt ngang cống lấy nước+đường ống áp lực (2 phương án) -Mặt cắt ngang nhà máy (2 phương án) -Mặt cắt ngang suối -Mặt cắt ngang tuyến đường thi công 2.1.6.Cắm mốc chỉ giới công trình, tim công trình -Đối với công tác cắm mốc chỉ giới để giai đoạn TKKT khi đồ án thiết kế đã đ ực phê duyệt -Cắm tim công trình ở giai đoạn này cắm tim tuyến khảo sát 2.1.7.Xác định cao, toạ độ hố khoan, hố đào §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 9-
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng B/Khối lượng thực hiện Khối lượng khảo sát địa hình thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư: TT Hạng mục công việc Đơn vị Cấp Khối l- tính địa ợng hình 1 Khống chế mặt bằng Đờng chuyền hạng IV điểm IV 8 Đờng chuyền cấp 1 điểm IV 28 Đờng chuyền cấp 2 điểm IV 56 2 Khống chế độ cao Thuỷ chuẩn hạng IV km IV 25 Thuỷ chuẩn kỹ thuật km IV 40 3 Đo vẽ bình đồ Bình đồ lòng hồ 1/5000, đồng mức 1m 100ha IV 5 Bình đồ bãi vật liệu 1/1000, đồng mức 1m 100ha IV 0,5 Bình đồ khu nhà quản lý 1/1000, đồng mức 100ha IV 0,1 1m Bình đồ tuyến đường thi công+tuyến đờng 100ha IV 0,25 điện, đồng mức 1m Bình đồ khu đầu mối (2 phơng án), đồng mức ha IV 35 0.5m 4 Đo vẽ mặt cắt địa hình IV a Mặt cắt dọc -Mặt cắt dọc tuyến đập (2 phương án) 100m IV 6 -Mặt cắt dọc tuyến tràn (2 phương án) 100m IV 2 -Mặt cắt dọc cống lấy nớc+đường ống áp lực 100m IV 3 (2 phương án) -Mặt cắt dọc nhà máy (2 phương 100m IV 3 -Mặt cắt dọc suối 100m IV 5 -Mặt cắt dọc tuyến đường thi công 100m IV 50 -Mặt cắt dọc tuyến đường điện từ nhà máy 100m IV 50 đến đờng điện 35KW cũ b Mặt cắt ngang -Mặt cắt ngang tuyến đập (2 phương án), 100m IV 90 trung bình 15m đến 20m đo 1 mặt cắt, 30mcx300m/01mc -Mặt cắt ngang tuyến tràn (2 ph ơng án), 100m IV 10 10mx100m/01mc -Mặt cắt ngang cống lấy nớc+đường ống áp 100m 14 lực (2 phơng án), trung bình 15m đến 20m đo 1 mặt cắt, 20mcx70m/01mc -Mặt cắt ngang nhà máy (2 phương án),trung 100m IV 40 bình 15m đến 20m đo 1 mặt cắt, §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 10 -
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng 20mcx200m/01mc -Mặt cắt ngang suối, trung bình 500m đo 1 100m IV 120 mặt cắt, 60mcx200m/01mc -Mặt cắt ngang tuyến đường thi công, trung 100m IV 60 bình 50m/01mc, 100mcx60m/01mc 5 Cắm tim tuyến khảo sát -Cắm tim khảo sát điểm 24 6 Xác định cao toạ độ hố hoan, hố đào địa chất điểm 75 7 Đúc mốc bê tông mốc 102 8 Ca xe chuyển quân ca 5 9 Ca thuyền khảo sát lòng sông, suối ca 20 10 Phát cây phục vụ đo vẽ bình đồ công 300 2.2. Các biện pháp thực hiện và các yêu cầu kỹ thuật A/ Biện pháp thực hiện 2.2.1.Cơ sở toạ độ, độ cao. Các mốc cao, toạ độ độ hạng III cơ sở gần vị trí công trình, được chúng tôi mua ở trung tâm tư liệu và đo đạc bản đồ làm cơ sở tính toán. Các mốc có số liệu như sau: S Số Toạ độ Cao độ Cấp T hiệu Tên điểm Nơi đặt mốc hạng X (m) Y (m) H(m) T điểm 2.2.2 Lưới khống chế mặt bằng -Để đảm bảo độ chính xác về mặt bằng chúng tôi chọn 3 cấp khống chế mặt bằng: Đường chuyền hạng IV trung bình 1500m/01 điểm, đường chuyền cấp 1 trung bình 500m/01 điểm, đường chuyền cấp 2 trung bình 250m/01điểm. a)Đường chuyền hạng IV -Chỉ tiêu kỹ thuật đo lưới đường chuyền hạng IV TT Chỉ tiêu kỹ thuật Giới hạn cho phép 1 Chiều dài giới hạn của tuyến ( Km) -Đường đơn 10 -Giữa điểm gốc và điểm nút 7 §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 11 -
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng -Giữa các điểm nút 5 -Chu vi của vòng khép 30 2 Chiều dài cạnh đường chuyền Km Dài nhất 2 Ngắn nhất 0.25 Trung bình 0.5 3 Góc nhỏ nhất ≥300 4 Số cạnh trong tuyến không vượt quá 15 5 Sai số tương đối không vượt quá 1:25.000 6 Sai số trung phương đo góc (theo sai số 2,5” khép m0) không vượt quá 7 Sai số khép góc của đường chuyền (n-số ± 5√n” đỉnh đường chuyền) 8 Số lần đo góc 6 9 Số lần đo cạnh (đo đi và đo về) 3 Lưới đường hạng IV được xuất phát từ 2 điểm toạ độ cao hơn và khép về 2 mốc toạ độ hạng cao hơn (lưới phù hợp) hoặc khép kín về hướng ban đầu, l ưới tam giác. Lưới đường chuyền hạng IV được thiết kế trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000, các mốc đ ường chuyền hạng IV được chọn để chôn tại những vị trí nền chắc, giữ được lâu dài thông tuyến, có thể phát triển các lưới thuận lợi, sử dụng để đặt máy đo vẽ đ ịa hình, đ ịa vật thuận lợi, dể vận chuyển và đúc mốc, sử dụng máy toàn đạc điện tử TOPCOM GPT 3000 có độ chính xác đo cạnh ± (1+2ppmxD)mm đo góc, cạnh. Đo góc theo phương pháp toàn vòng số lần đo góc 6 lần và lấy giá trị trung bình, đo cạnh theo hai chiều thuận nghịch 3 lần đọc đi, 3 lần đọc về để lấy giá trị trung bình -Số liệu lưới đường chuyền được bình sai theo phương pháp gián tiếp có điều kiện. -Các điểm đường chuyền hạng IV được kí hiệu: Tên công trình –IVĐCi .......n chôn mốc bê tông 30x30x60cm tim sứ, lõi sắt, trát bệ xi măng 30x30x10cm, viết chữ chìm tên điểm, b)Đường chuyền cấp 1 -Chỉ tiêu kỹ thuật đo lưới đường chuyền cấp 1 TT Chỉ tiêu kỹ thuật Giới hạn cho phép 1 Chiều dài giới hạn của tuyến ( Km) -Đường đơn 5 -Giữa điểm gốc và điểm nút 3 -Giữa các điểm nút 2 -Chu vi của vòng khép 15 2 Chiều dài cạnh đường chuyền Km §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 12 -
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng Dài nhất 0.8 Ngắn nhất 0.12 Trung bình 0.3 3 Góc nhỏ nhất ≥250 4 Số cạnh trong tuyến không vượt quá 15 5 Sai số tương đối không vượt quá 1:10.000 6 Sai số trung phương đo góc (theo sai số 5” khép m0) không vượt quá 7 Sai số khép góc của đường chuyền (n-số ± 10√n” đỉnh đường chuyền) 8 Số lần đo góc 3 9 Số lần đo cạnh (đo đi và đo về) 2 -Lưới đường chuyền cấp 1 xuất phát từ hai mốc đường chuyền hạng IV và đ ược khép về các điểm lưới đường chuyền hạng IV, các mốc đường chuyền cấp 1 được chôn ở nơi có nền đất ổn định thông tuyến và có thể giữ được lâu dài, dùng để đặt máy đo vẽ địa hình, địa vật thuận lợi, dể vận chuyển và đúc mốc, sử dụng máy toàn đ ạc điện tử TOPCOM GPT 3000 có độ chính xác đo cạnh ± (1+2ppmxD)mm đo góc, cạnh, các góc của đường chuyền đo 3 lần, cạnh đo 2 lần đọc đi và 2 lần đọc về -Số liệu lưới đường chuyền được bình sai theo phương pháp gián tiếp có điều kiện. -Các điểm đường chuyền cấp 2 được kí hiệu: Tên công trình –1ĐCi .......n chôn mốc bê tông 15x15x60cm tim sứ, lõi sắt, trát bệ xi măng 30x30x10cm, viết chữ chìm tên điểm, b)Đường chuyền cấp 2 -Chỉ tiêu kỹ thuật đo lưới đường chuyền cấp 2 TT Chỉ tiêu kỹ thuật Giới hạn cho phép 1 Chiều dài giới hạn của tuyến ( Km) -Đường đơn 3 -Giữa điểm gốc và điểm nút 2 -Giữa các điểm nút 1.5 -Chu vi của vòng khép 9 2 Chiều dài cạnh đường chuyền Km Dài nhất 0.35 Ngắn nhất 0.08 Trung bình 0.2 3 Góc nhỏ nhất ≥250 4 Số cạnh trong tuyến không vượt quá 15 5 Sai số tương đối không vượt quá 1:5.000 6 Sai số trung phương đo góc (theo sai số 10” khép m0) không vượt quá 7 Sai số khép góc của đường chuyền (n-số ± 20√n” §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 13 -
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng đỉnh đường chuyền) 8 Số lần đo góc 2 9 Số lần đo cạnh (đo đi và đo về) 1 -Lưới đường chuyền cấp 2 xuất phát từ mốc đường chuyền hạng IV và đường chuyền cấp 1 , các mốc đường chuyền cấp 2 được chôn ở nơi có nền đất ổn định thông tuyến và dể vận chuyển và đúc mốc, sử dụng máy toàn đạc điện tử TOPCOM GPT 3000 có độ chính xác đo cạnh ± (1+2ppmxD)mm đo góc, cạnh, các góc của đường chuyền đo 2lần, cạnh đo 1 lần đọc đi và 1 lần đọc về. -Số liệu lưới đường chuyền được bình sai theo phương pháp gián tiếp có điều kiện. -Các điểm đường chuyền cấp 2 được kí hiệu: Tên công trình –2ĐCi .......n chôn mốc bê tông 15x15x60cm tim sứ, lõi sắt, trát bệ xi măng 30x30x10cm, viết chữ chìm tên điểm, tên đơn vị và tháng, năm xây dựng mốc. Lập sơ đồ vị trí của các điểm. 2.2.3. Lưới khống chế độ cao -Để đảm bảo độ chính xác về độ cao chúng tôi chọn hai cấp khống chế độ cao là thủy chuẩn hạng IV và thủy chuẩn kỹ thuật cho toàn bộ khu đo vẽ bình đồ, trắc d ọc, trắc ngang, mốc tim công trình...vv a/ Thủy chuẩn hạng IV Chỉ tiêu kỹ thuật lưới thủy chuẩn hạng IV TT Chỉ tiêu kỹ thuật Giới hạn cho phép 1 Chiều dài tuyến Km 10 2 Chiều dài lớn nhất từ máy tới mia Km 100 3 Chiều cao tia ngắm m 0.3< l< 2.7 4 Sai số khép ± 20√L -Thuỷ chuẩn hạng IV được dẫn từ mốc độ cao thuỷ chuẩn hạng III nhà Nước về công trình, lưới thuỷ chuẩn hạng IV được đo theo phương pháp thủy chuẩn hình học và được đo khép về mốc hạng cao hơn, máy đo thuỷ chuẩn có đ ộ chính xác kho ảng chia trên ống thủy dài < 25”/2mm, sai số ngẫu ngẫu nhiên khoảng chia dm không vượt quá 1mm, khi đo phải dùng đế mia bằng cọc sắt hoặc cọc gỗ có đinh mũ đ ể dựng mia. Mia phải được kiểm định bằng thước Giơ-ne-vơ có độ chính xác 0,1mm, đo các tuyến độ cao thủy chuẩn hạng IV phục vụ đo bình đồ, thủy chuẩn kỹ thuật khống chế độ cao cơ s ở phục vụ đo cắt dọc, cắt ngang và các điểm chi tiết của bình đồ. -Kết quả đo lưới thuỷ chuẩn hạng IV phải được bình sai trên máy vi tính theo phương pháp gián tiếp có điều kiện. §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 14 -
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng -Quy cách mốc và kí hiệu mốc thủy chuẩn hạng IV: Tên công trinh –4Ri (i=1-n) chôn mốc bê tông 15x15x60cm tim sứ, lõi sắt, trát bệ xi măng 30x30x10cm, viết chữ chìm tên điểm, tên đơn vị và tháng, năm xây dựng mốc. Lập sơ đồ vị trí của các điểm. b/ Thủy chuẩn kỹ thuật -Chỉ tiêu kỹ thuật lưới thủy chuẩn kỹ thuật TT Chỉ tiêu kỹ thuật Giới hạn cho phép 1 Chiều dài tuyến Km 16 2 Chiều dài lớn nhất từ máy tới mia Km 120 3 Chiều cao tia ngắm m 0.3< l< 02.7 4 Sai số khép ± 50√L -Thuỷ chuẩn kỹ thuật xuất phát và khép về từ các điểm hạng IV. Tuyến thuỷ chuẩn kỹ thuật nhằm xác định cao độ các điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm máy v ẽ bình đồ các mặt cắt dọc, cọc cắt ngang, công trình trên tuyến..v...vv. -Yêu cầu kỹ thuật: Đo thuỷ chuẩn kỹ thuật bằng phương pháp thuỷ chuẩn hình học với máy cân bằng bọt nước dài hay bọt nước tiếp xúc hoặc máy cân bằng tự động (độ phóng đại ống kính không nhỏ hơn 25x, giá trị vạch chia trên bọt nước dài không lớn hơn 25”/2mm, trên bọt nước tiếp xúc không lớn hơn 30”/2mm). Mia dùng để đo là mia không gấp có 2 mặt đen, đỏ, hoặc có 2 thang đọc số, khoảng chia vạch khắc trên mia ≤ 1cm, đế mia kê bằng cóc sắt, khoảng cách từ máy đến mia ≤ 50m, chênh lệch khoảng cách từ máy máy đến 2 mia trước và sau trên mỗi trạm đo ≤ 5m và cộng dồn trên mỗi đoạn đo ≤ 10m. Độ lệch chênh cao trên mỗi trạm đo tính theo 2 thang đọc số ≤ 5mm. Sai số khép chênh cao trong mỗi vòng khép kín hoặc giữa các mốc độ cao gốc fh ≤ 50 L mm. (Đơn vị đo của L là km). -Kết quả đo lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật phải được bình sai trên máy vi tính theo phương pháp gián tiếp có điều kiện. 2.2.4.Đo vẽ bình đồ Sau khi đã có các mốc đường chuyền tiến hành đo chi tiết đ ịa hình đ ịa vật trong phạm vi, đo bình đồ phải thể hiện chi tiết: Hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi, thủy hệ, điểm yên ngựa, cây, nhà độc lập, cột điện, dân cư, công trình xây dựng vvv.... Mật độ giữa các điểm mia 10m đối với tỷ lệ 1/500, 20m đối với tỷ l ệ bản đ ồ 1/1000, 35m đối với tỷ lệ bnả đồ 1/2000 v.v… .Bình đồ được đo bằng máy toàn đạc lưu dữ liệu trong máy và được chút sang máy tính ngay tại hiện trường bằng phần mềm TOPO 3.5, softdetk 8.0, và được nối sơ bộ và được đối soát ngay tại hiện trường, công tác biên tập bản đồ được thực hiện ngay sau khi đo xong tuyến công trình ngoài thực địa, bản vẽ tuân thủ đúng kí hiệu bản đồ và quy phạm thành lập bản đồ. §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 15 -
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng 2.2.5. Đo cắt dọc, cắt ngang -Cắt dọc các tuyến đo theo tim tuyến đã cắm ở thực địa, điểm mia chi tiết lấy theo biến đổi của địa hình và những vị mặt cắt ngang. -Khoảng cách giữa các mặt cắt ngang đối với đầu mối 15m-20m/1mc đối với tuyến đường 50m/01mc, mặt cắt ngang suối 500m/01mc tại những chỗ sạt lở tăng dày mặt cắt ngang, vị trí đo cắt ngang phải có trên cắt dọc. Chiều rộng mặt cắt ngang tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng tuyến công trình, chủ nhiệm đồ án sẽ có yêu cầu cụ thể. Điểm mia chi tiết lấy theo biến đổi của địa hình trên tuyến đo nhưng không thưa quá 5m. -Đo mặt cắt ngang bằng máy kinh vĩ, khoảng cách đo bằng thị cự, cao đ ộ l ượng giác hoặc bằng máy toàn đạc điện tử, cao độ của các trạm đứng máy xác định bằng thuỷ chuẩn kỹ thuật. -Trắc dọc, trắc ngang được tính toán và vẽ bằng phần mềm. 2.3.6. Cắm mốc chỉ giới và tim công trình -Căn cứ vào sự thống nhất giữa tư vấn thiết kế và bên A chúng tôi tiến hành đ ịnh vị các điểm tim đê trên bản vẽ ra thực địa: gồm điểm đầu, điểm cuối, các góc ngoặt, vị trí cống, ...vv những đoạn thẳng trung bình 200m/ 1 điểm tim công trình (theo quy phạm). -Yêu cầu kỹ thuật: Từ toạ độ thiết kế của các điểm tim đã được đ ịnh vị trên bình đồ và toạ độ của các điểm khống chế toạ độ cơ sở ở khu vực lân cận, sử dụng máy toàn đạc điện tử vào số liệu và cắm trực tiếp điểm tim ra thực địa theo chương trình cắm tim của máy toàn đạc điện tử. Các điểm tim được chôn mốc bê tông, trát bệ xi măng vi ết chữ chìm tên điểm, tháng năm và tên đơn vị xây dựng mốc. Cao độ các mốc tim được đo bằng thuỷ chuẩn hạng IV. -Cắm mốc chỉ giới công trình: Sau khi đồ án đã được duyệt, dựa vào sơ đồ thiết kế tiến hành định vị các mốc chỉ giới ra thực địa theo chương trình cắm tim của máy toàn đạc điện tử, các điểm mốc chỉ gới được chôn mốc bê tông, trát bệ xi măng viết ch ữ chìm tên điểm, tháng năm và tên đơn vị xây dựng mốc. Cao độ các mốc tim đ ược đo bằng phựng pháp thuỷ chuẩn lượng giác 2.2.7. Xác định cao độ, toạ độ các hố khoan thăm dò địa chất -Vị trí các hố khoan, đào thăm dò địa chất do chủ nhiệm địa chất vạch trên bình đồ hoặc chỉ trực tiếp ngoài thực địa, xác định vị trí các hố khoan, đào ra thực địa theo toạ độ trích trên bình đồ hoặc đo trực tiếp ngoài thực địa. Sau khi khoan, đào xong đo xác đ ịnh lại toạ độ các điểm hố khoan, đào bằng phương pháp toạ độ cực, cao đ ộ bằng phương pháp đo cao lượng giác. B/Thiết bị khảo sát và các yêu cầu kỹ thuật khác. 1.Thiếp bị khảo sát: -Máy toàn đạc GPT 3000 và thiết bị đi kèm §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 16 -
- §Ò c¬ng KS§H C«ng tr×nh thuû ®iÖn Th¸c X¨ng -Máy thủy chuẩn NI025 và thiết bị đi kèm -Thước thép 50m 2.Yêu cầu khác -Kiểm tra và hiệu chỉnh máy móc và dụng cụ trước khi đo, kết quả kiểm tra hiệu chỉnh ghi vào sổ đo. -Sổ đo, bảng tính các loại cần ghi đầy đủ tên người, tên máy đo, tên công trình, tên hạng mục và ngày tháng năm đo, tính. -Cán bộ kiểm tra kỹ thuật khảo sát chặt chẽ quá trình thực hiện, kiểm tra toàn bộ tài liệu và thực địa trước khi báo cáo chủ nhiện địa hình nghiệm thu. 3.HỒ SƠ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH -Báo báo khảo sát địa hình -Các phụ lục tính toán -Các bản vẽ, đĩa CD 4.TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1.Tiến độ thực hiện Thời gian thực hiện bắt đầu từ ............................ Kết thúc ............................ 4.2.Nhân lực -04 Kỹ sư ngoài hiện trường -10 kỹ thuật viên ngoài hiện trường 4.3.Công tác an toàn lao động Được trang bị mũ, giầy, áo mưa, phao…. và phương tiện đi lại §¬n vÞ lËp: C«ng ty CP TV&CGCN Thñy lîi - 17 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 2: Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế nền móng
16 p | 604 | 255
-
Bài giảng môn ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH - Chương 5 - Phần 2
14 p | 887 | 204
-
BÁO CÁO KHẢO SÁT BÁO CÁO KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH : ĐƯỜNG LÔ, LIÊN LÔ HẠNG MỤC: TRÀN HUỔI NHẢ ĐỊA ĐIỂM : XÃ NA SANG - HUYỆN MƯỜNG
5 p | 1441 | 123
-
Thực tập địa chất công trình
14 p | 336 | 78
-
Bài giảng Địa chất công trình: Chương 8 - Khảo sát địa chất công trình
19 p | 281 | 70
-
PHƯƠNG PHÁP ĐỊA CHẤN TRONG GIẾNG KHOAN
19 p | 323 | 66
-
DƯ ĐỊA CHÍ THỪA THIÊN HUẾ
19 p | 312 | 45
-
Bài giảng AndDesign Version 7.6
159 p | 113 | 18
-
Bài giảng Địa chất công trình - Chương 4: Những đặc trưng kỹ thuật của đất và đá
18 p | 50 | 7
-
Những năng lượng vô hình
3 p | 63 | 6
-
Cầu bê tông _ Lesson 2
18 p | 70 | 6
-
Báo cáo công trường
12 p | 74 | 6
-
Bài giảng Địa chất công trình: Chương 4 - Dr.-Ing. Nguyễn Quang Tuấn
113 p | 33 | 5
-
Bài giảng Khảo sát thiết kế đường ô tô - Chương 3: Nội dung công tác khảo sát phục vụ thiết kế đường ô tô và sự khác biệt về nội dung khảo sát trong các bước thiết kế
54 p | 8 | 5
-
Thủy văn cầu cống - Chương 8
10 p | 94 | 5
-
Các bài tập ôn kiểm tra giữa học kỳ 2 – NH:2011-2012
6 p | 81 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn