intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi con 8 tháng tuổi – Tuần 2

Chia sẻ: Hoa Bi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Cục cưng” của mẹ từ tháng này đã trở thành một người tự lập rồi đấy nhé! Bé đang học cách tự di chuyển bằng các thế trườn và bò; bé cũng có thể bắt đầu công cuộc học đi của mình bằng cách tập đứng chựng với sự giúp đỡ của bố mẹ. Đây là lúc mẹ cần đảm bảo an toàn cho con mọi lúc mọi nơi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi con 8 tháng tuổi – Tuần 2

  1. Khi con 8 tháng tuổi – Tuần 2
  2. “Cục cưng” của mẹ từ tháng này đã trở thành một người tự lập rồi đấy nhé! Bé đang học cách tự di chuyển bằng các thế trườn và bò; bé cũng có thể bắt đầu công cuộc học đi của mình bằng cách tập đứng chựng với sự giúp đỡ của bố mẹ. Đây là lúc mẹ cần đảm bảo an toàn cho con mọi lúc mọi nơi. Còn mẹ, dành thời gian cho bố nữa mẹ nhé! Bé tập bò Bé có thể dùng bụng để trườn, bò, hoặc lết – dùng một tay chống phía sau và một bàn chân chống phía trước để đẩy người tới. Trườn là phương cách tự di chuyển đầu tiên của bé. Thông thường, lúc đầu bé sẽ học cách dùng hai tay để kéo người tới và sau đó là dùng cả hai tay và hai đầu gối để chống người lên. Tiếp đó, bé sẽ tìm cách để di chuyển tới và lùi bằng cách đẩy hai đầu gối. (“Bò du kích” là một kiểu bò biến thể trong đó bé dùng một chân và một tay ở hai phía đối diện để đẩy và kéo người tới trước). Tất cả các kiểu bò biến thể trong quá trình bé tập bò làm cơ của bé khỏe hơn và giúp bé sớm biết đi. Cho dù bé sử dụng bất cứ phương thức di chuyển nào đi nữa thì bạn cũng sẽ cảm thấy rất thú vị khi quan sát bé tìm cách di chuyển. Tập đứng và tập đi
  3. Khi bé biết bò, mẹ đã có thể tập cho bé đứng chựng để chuyển sang tập đi sau đó. - Ảnh: Inmagine Bé có thể tự đứng lên nhờ vịn tay vào đồ đạc trong nhà. Thực ra, nếu bạn đặt bé đứng dựa vào ghế sofa, bé có thể đứng thẳng được mặc dù phải rất cố gắng. Ở giai đoạn này, một số phụ huynh cho con vào xe tập đi tròn, nhưng đây không phải là một ý tưởng hay. Xe tập đi kiểu này không an toàn: Bé có thể nhờ vào xe tập đi để với tới những vật dụng mà bình thường bé không với tới được, như bếp lửa hoặc chai thuốc tẩy. Còn nữa, ngồi trong xe tập đi, bé không được chơi đùa trên sàn nhà, không có cơ hội để bò, đứng và đi men, là những hoạt động giúp bé học đi. An toàn là trên hết
  4. Bé học được cách di chuyển mới cũng đồng nghĩa với việc bé sẽ thường xuyên bị u đầu sứt trán, chuyện không thể tránh khỏi. Dù nhiều lúc sợ đến thót tim, bạn hãy cố gắng tận hưởng, quan sát cách bé khám phá thế giới xung quanh và phát hiện những khả năng của bé. Hãy kiềm chế bớt bản năng luôn muốn bảo vệ con của bạn lại, để bé có cơ hội phát triển và tự học hỏi. Tuy nhiên bạn phải tạo một môi trường xung quanh an toàn cho trẻ. Cúi người xuống thấp ngang tầm của bé để có thể nhìn thấy được hết các hiểm họa đối với bé. Ví dụ, cất đi các vật dễ vỡ để bé không hất đổ và chuyển những món đồ gỗ đã bị lung lay ọp ẹp vào những nơi mà bé ít lui tới. Cũng đã đến lúc bạn cần di chuyển các rèm cửa và dây kéo rèm cửa ra khỏi tầm tay của bé, bọc các góc bàn lại, lắp đặt khóa nắp toilet, di dời các cây trồng nguy hiểm lên cao, cho các loại chất tẩy rửa độc hại và thuốc men vào tủ khóa lại, bọc ổ điện, và lắp các thanh chắn cầu thang. Cuộc sống của bạn: thời gian dành cho nhau Nhiều ông bố bà mẹ cho biết sau khi sinh con, họ thấy mình ngày một xa cách nhau và đánh mất đi sự gần gũi trước đó. Sinh con là một sự kiện kì diệu trong cuộc sống vợ chồng. Vì trách nhiệm phải điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh mới thường chỉ có một người thực hiện, cho nên rất dễ sinh ra cảm giác người kia đối xử lạnh nhạt với mình. Nhận biết những cảm xúc này – trước tiên là tự bạn phải nhận ra và sau đó là nói cho người bạn đời của bạn biết. Đây là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề. Hãy cho nửa kia của bạn biết là bạn rất nhớ anh ấy hoặc cô ấy. Nếu bạ n bày tỏ cảm xúc nhớ nhung như vậy thì người bạn đời của bạn cũng sẽ làm
  5. tương tự, và sẽ cảm thấy an tâm khi biết rằng bạn đang nỗ lực nuôi dưỡng tình yêu giữa hai người. Ngoài con cái, bố mẹ cũng đừng quên dành thời gian quan tâm đến nhau - Ảnh: Inmagine Lên kế hoạch dành thời gian cho nhau thật cụ thể. Nghĩ lại xem khi ở bên nhau, bạn nhớ nhất điều gì và hãy ưu tiên cho việc khơi lại những trải nghiệm đẹp đó. Lên kế hoạch thời gian dành cho nhau, có thể là một buổi tối hẹn hò hàng tuần hoặc vào một ngày đặc biệt nào đó. Thỏa thuận với nhau nếu cả hai trong lúc nói chuyện nhắc quá nhiều đến con cái hoặc việc nhà còn dang dở thì có thể dùng một ám hiệu nào đó để nhắc nhở nhau. Đánh giá lại cách chăm sóc bé và và giải quyết công việc nhà. Điều này không những giảm thiểu khối lượng công việc của bạn mà còn giúp bạn và người bạn đời có nhiều thời gian vui vẻ bên nhau. Từ đó bạn sẽ thấy mình giải quyết công việc hiệu quả hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2