intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế môi trường - Bài giảng 8

Chia sẻ: Dang Van Tan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

148
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo mục đích sử dụng của con người có thể chia tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên tái tạo và không tái tạo  Tài nguyên tái tạo (renweable resources): bao gồm tài nguyên sinh vật như thủy sản, gỗ; tài nguyên sinh vật tăng trưởng theo các quá trình sinh học. Một số tài nguyên phi sinh vật cũng cũng là tài nguyên tái tạo, ví dụ điển hình là năng lượng mặt trời tới trái đất.  Tài nguyên không tái tạo (nonrenewable resources): là tài nguyên không có quá trình bổ sung thêm, khi được sử dụng tài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế môi trường - Bài giảng 8

  1. KINH TẾ MÔI TRƯỜNG (Bài giảng 8) Giảng viên: Nguyễn Viết Thành, Khoa KTPT, ĐH Kinh tế, ĐH QGHN
  2. 2 KINH TẾ TÀI NGUYÊN  Tài nguyên thiên nhiên  Các vấn đề quan trọng liên quan đến tài nguyên  Kinh tế tài nguyên  Tài nguyên không tái tạo  Tài nguyên có thể tái tạo
  3. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tài nguyên thiên nhiên (Natural resources •Dầu mỏ (Oil) •K.sản (Minerals) Có thể tái tạo Không thể tái tạo (Renewable) (Non-Renewable) Tài nguyên có thể cạn kiệt Tài nguyên năng lượng (Exhaustible flow resources) (Energy flow resources) Tài nguyên tái sinh Không tái sinh (Biological stock (Physical stock resources) resources) Tài nguyên rừng, thủy sản Tài nguyên thủy sản cho nuôi trồng (Cultivated (fish Resources) Resources) • Rừng (Forestry) •NTTS (Aquaculture)
  4. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiếp)  Theo mục đích sử dụng của con người có thể chia tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên tái tạo và không tái tạo  Tài nguyên tái tạo (renweable resources): bao gồm tài nguyên sinh vật như thủy sản, gỗ; tài nguyên sinh vật tăng trưởng theo các quá trình sinh học. Một số tài nguyên phi sinh vật cũng cũng là tài nguyên tái tạo, ví dụ điển hình là năng lượng mặt trời tới trái đất.  Tài nguyên không tái tạo (nonrenewable resources): là tài nguyên không có quá trình bổ sung thêm, khi được sử dụng tài nguyên sẽ mất đi; ví dụ dầu khí, khoáng sản
  5. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiếp)  Tài nguyên tái tạo (renweable resources): có thể phân ra tài nguyên năng lượng (không cạn kiệt) và tài nguyên cạt kiệt  Tài nguyên không cạn kiệt (non-exhaustible) resources): là tài nguyên mà trữ lượng trong tương lai không phụ thuộc vào mức tiêu dùng hiện tại, ví dụ năng lượng mặt trời, gió, sóng biển…  Tài nguyên cạn kiệt (exhaustible resources): là tài nguyên mà trữ lượng trong tương lai phụ thuộc vào mức tiêu dùng hiện tại, có thể chia ra tài nguyên sinh vật (cá, gỗ) và phi sinh vật (tầng ozon của trái đât, thành phần của đất)
  6. CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN  Khan hiếm tài nguyên: nền kinh tế sử dụng một lượng lớn tài nguyên để làm  Các nguyên liệu sản xuất và tiêu dùng  Phần lớn hệ thống năng lượng của các nước phương tây dựa vào vào nguồn tài nguyên không tái tạo: dầu mỏ, than, khí đốt  Cách mạng công nghệ làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt: khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu, nguồn than đá trở nên cạn kiệt, công nghệ dầu mỏ được phát triển và tài nguyên dầu mỏ ngày càng trở nên cạn kiệt  Sự khan hiếm tài nguyên có thể được nghiên cứu thông qua giá tài nguyên trên thị trường
  7. CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN (tiếp)  Mức khai thác tối ưu tài nguyên cho xã hội: phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức tăng trưởng tự nhiên, các yếu tố môi trường, xu hướng công nghệ… Mức khai thác tài nguyên thường được xác định cho nhiều năm  bởi các nhà quản lý, ví dụ sản lượng khai thác bền vững tối đa (MSY) trong thủy sản Tuy vậy, đàn cá có thể thay đổi hàng năm, do vậy MSY năm này  có thể không phù hợp cho năm khác  Bảo tồn hay khai thác tài nguyên: liên quan đến so sánh giá trị sử dụng trực tiếp (có thể đo lường qua thị trường) và giá trị phi sử dụng hoặc sử dụng gián tiếp của tài nguyên (không đo lường được qua thị trường, vd cảnh quan)
  8. CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN (tiếp)  Quyền sở hữu và tài nguyên thiên nhiên: Hệ thống quyền sở hữu ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng tài nguyên là một vấn đề quan trọng trong kinh tế tài nguyên Sở hữu công, sở hữu tư ảnh hưởng như thế nào đến sử dụng tài nguyên như  thế nào Đặc điểm tài nguyên ảnh hưởng như thế nào đến lựa chọn hình thức sở hữu  phù hợp nhất đối với tài nguyên  Sử dụng phân tích chi phí lợi lích trong các quyết định sử dụng tài nguyên: do xung đột trong mục tiêu sử dụng, nguồn lực có hạn, thông tin không hoàn hảo…  Các vấn đề về sử dụng đất: xung đột trong mục đích sử dụng công, tư…  Xung đột tài nguyên quốc tế: giữa các quốc gia, vd tài nguyên nước, thủy sản..
  9. KINH TẾ TÀI NGUYÊN Tự nhiên (Nature) Sản xuất (Production) Các hoạt động kinh tế liên quan Tiêu dùng đến sử dụng tài (Consumption) nguyên Chất thải (Wastes) Tài nguyên thiên nhiên: có thể có các giá trị tiêu dùng trực tiếp hoặc có giá trị như yếu tố đầu vào cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng khác
  10. 10 KINH TẾ TÀI NGUYÊN (tiếp) Tự nhiên Nền kinh tế A B A: B: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên Kinh tế môi trường Dòng nguyên liệu thô cho hoạt Dòng chất thải vào môi trường động kinh tế
  11. KINH TẾ TÀI NGUYÊN (tiếp)  Mối liên kết (A): Nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô của môi trường thiên nhiên cho hoạt động kinh tế được gọi là “Kinh tế Tài nguyên Thiên nhiên” (Natural Resource Economics).  Mối liên kết (B): Nghiên cứu dòng chu chuyển các chất thải từ hoạt động kinh tế và các tác động của chúng lên môi trường thiên nhiên được gọi là “Kinh tế Môi trường” (Environmental Economics).
  12. KINH TẾ TÀI NGUYÊN (tiếp)  Kinh tế khoáng sản (mineral economics): Mức khai thác hợp lý quặng từ một mỏ quặng là bao nhiêu? Giá quặng ảnh hưởng như thế nào đến việc khai thác, dự trữ quặng?  Kinh tế rừng (Forest Economics): Mức khai thác hợp lý gỗ là bao nhiêu? Chính sách của chính phủ ảnh hưởng như thế nào đến mức khai thác của các doanh nghiệp khai thác gỗ?.  Kinh tế biển (Marine Economics): Các quy định nào cần được xây dựng để quản lý nghề cá? Các mức khai thác khác nhau ảnh hưởng thế nào đến các đàn cá?
  13. KINH TẾ TÀI NGUYÊN (tiếp)  Kinh tế tài nguyên đất (Land economics): Tư nhân (nhà xây dựng, người mua nhà) có các quyết định về sử dụng đất như thế nào? Luật sở hữu đất đai và quy định về sử dụng đất công tác động đến các cách sử dụng không gian như thế nào?  Kinh tế năng lượng (Energy Economics): Mức khai thác hợp lý dầu mỏ là bao nhiêu? Giá năng lượng tác động đến sử dụng năng lượng như thế nào?  Kinh tế tài nguyên nước (Water Economics): Luật tài nguyên nước tác động đến việc sử dụng nước như thế nào? Các loại quy định nào nên được sử dụng để phân bổ lại tài nguyên nước?
  14. KINH TẾ TÀI NGUYÊN (tiếp)  Sản phẩm và dịch vụ tài nguyên: Sản phẩm, dịch vụ tài nguyên Tài nguyên Không cần khai thác Khai thác Khoáng sản Nhiên liệu (than), phi Dịch vụ địa chất (thời nhiên liệu (bauxite) tiết) Rừng Sản phẩm rừng (gỗ) Giải trí, bảo vệ hệ sinh thái (hạn chế lũ, hấp thụ CO2) Đất Độ mầu mỡ của đất Không gian, giá trị cảnh quan Động, thực vật Thực phẩm, thuốc Dịch vụ giải trí (du lịch sinh thái) Thủy sản Thực phẩm Giải trí (câu cá giải trí, ngắm cá voi)
  15. KINH TẾ TÀI NGUYÊN (tiếp)  Mô hình sử dụng tài nguyên hai giai đoạn:  Giả sử xem xét sử dụng tài nguyên trong 2 giai đoạn 0 (hiện tại) và 1 (tương lai);  Giả sử có một lượng tài nguyên nhất định tại thời điểm bắt đầu giai đoạn 0;  Tài nguyên tăng trưởng và được sử từ khi bắt đầu giai đoạn 0 Lượng tài nguyên có giai đoạn 1 (S1) = Lượng tài nguyên có giai đoạn 0 (S0) – Lượng tài nguyên sử dụng giai đoạn 0 (R0) + Tăng trưởng tài nguyên giai đoạn 0 (S); S1 = S0 – R0 + S
  16. KINH TẾ TÀI NGUYÊN (tiếp)  Mô hình sử dụng tài nguyên hai giai đoạn: S 1 = S 0 – R0 +  S  Trường hợp tài nguyên không tái tạo: S = 0 S1 = S 0 – R0  Trường hợp tài nguyên tái sử dụng S1 = S0 – R0 +  R0  Trường hợp tài nguyên tái tạo không tích tụ (nước sông khi không có đập, năng lượng mặt trời): S1 không phụ thuộc S0 S1 =  S
  17. KINH TẾ TÀI NGUYÊN (tiếp)  Mô hình sử dụng tài nguyên hai giai đoạn: S1 = S0 – R0 + S  Tài nguyên đất: S1 = S0  Việc sử dụng đất (nhà ở, đất nông nghiệp) S1 = S0 – R0 + S R0 : diện tích đất được sử dụng; S: diện tích đất bổ sung cho mục đích sử dụng
  18. Khai thác tài nguyên tối ưu: Tài nguyên không tái tạo
  19. Hai nguyên tắc đơn giản hóa được sử dụng trong mô hình • Giả sử độ thỏa dụng đến trực tiếp từ tiêu dùng tài nguyên khai thác • Đây là giả định để đơn giản hóa vấn đề vì độ thỏa dụng thường đến từ tiêu dùng hàng hóa được sản xuất với tài nguyên, vốn đầu vào. • Giả sử tồn tại tài nguyên không tái tạo được biết đến và có giới hạn • Mô hình có thể được mở rộng hơn nữa. • Không tính đến các tác động bên ngoài không tránh khỏi của việc khai thác hoặc tiêu dùng tài nguyên. • Quan hệ giữa khai thác tài nguyên không tái tạo với suy thoái môi trường • Khai thác tối ưu sẽ khác khi có thiệt hại môi trường
  20. Mô hình hai giai đoạn cho tài nguyên không tái tạo • Lập kế hoạch cho 2 giai đoạn: 0 và 1; • Có một lượng tài nguyên không tái tạo nhất định khi bắt đầu giai đoạn 0, ký hiệu là S0. • Rt lượng tài nguyên khai thác trong giai đoạn t (0,1) • Giả sử tồn tại một hàm cầu ngược cho tài nguyên này tại mỗi giai đoạn Pt  a  bR t • Pt là giá tài nguyên ở giai đoạn t, với a và b là các hằng số dương. Như vậy, Hàm cầu ở hai giai đoạn sẽ là: P0  a  bR 0 P1  a  bR 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2