intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiển tệ

Chia sẻ: Duong Binh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:63

235
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vốn bằng tiền là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là tài sản lưu động dùng để thanh toán chi trả các khoản công nợ của mình.Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì cần phải có một lượng vốn cần thiết gắn với quy mô và điều kiện sản xuất kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiển tệ

  1. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trong quá trình đấu tranh tồn tại và khẳng định mình một số doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong sự cạnh tranh ngày càng khóc liệt với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là làm cách nào khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh của các doanh nghiệp và các chính sách tài chính phù hợp để đạt được lợi nhuận tối đa. Vốn bằng tiền là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là tài sản lưu động dùng để thanh toán chi trả các khoản công nợ của mình. Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì cần phải có một lượng vốn cần thiết gắn với quy mô và điều kiện sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng cần quan tâm đến việc quản lý đồng vốn để xử lý đồng vốn có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên, nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu trong toàn bộ quá trình công tác kế toán c ủa doanh nghiệp em quyết định chọn đề tài “Kế toán vốn bằng tiền và thiết l ập báo cáo lưu chuyển tiền tệ” cho bài bái cáo của mình. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tham khảo - Phương pháp thu thập tài liệu - Phương pháp phỏng vấn 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài “Vốn bằng tiền và thiết lập báo báo lưu chuyển tiền tệ” được thực hiện tại công ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới. Số liệu thực tập trong 6 tháng đầu năm 2013. GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 1 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  2. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ THIẾT LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 1.1 Những vấn đề chung về kế toán vốn bằng tiền 1.1.1 Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền 1.1.1.1 Khái niệm, phân loại vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là một bộ phận tài sản lưu động có tính thanh khoản cao nhất và là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thanh toán của một danh nghiệp. Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: tiền mặt tồn tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. * Kế toán tiền mặt Tiền mặt là các khoản tiền đang có tại quỹ dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ của doanh nghiệp bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Trong doanh nghiệp bao giờ cũng có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ nhu cầu chi tiêu hàng ngày cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Kế toán tiền gửi ngân hàng Tiền gửi ngân hàng phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng. Định kỳ kế toán phải kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu ghi trên sổ kế toán với sổ phụ ngân hàng. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu ghi trên s ổ kế toán c ủa đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì phải thông báo cho ngân hàng để kịp thời đối chiếu và xử lý kịp thời. 1.1.1.2 Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền - Phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại vốn bằng tiền. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định, các thủ tục về quản lý vốn bằng tiền. GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 2 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  3. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam. 1.1.2 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền - Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Vi ệt Nam. - Trường hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải đồng thời theo dõi chi tiết theo ngoại tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch. Ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại ngoại tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”. Doanh nghiệp có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ (phải xin phép), nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng ở Việt Nam phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch. - Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kì của các tài khoản vốn bằng tiền có ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. - Đối với vàng, bạc, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các đơn vị không đăng kí kinh doanh vàng, bạc, đá quý… khi tính giá xuất của vàng, bạc, đá quý có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá hàng xuất kho: Giá thực tế đích danh, giá bình quân gia quyền, giá nhập trước - xuất trước, giá nhập sau - xuất trước. 1.1.3 Kế toán tiền mặt tại quỹ 1.1.3.1. Tiền mặt tại quỹ là đồng Việt Nam a). Chứng từ sử dụng - Phiếu thu: Mẫu số 01-TT - Phiếu chi: Mẫu số 02-TT - Bảng kiểm kê vàng bạc, kim khí quý đá quý: Mẫu số 06-TT - Biên lai thu tiền: Mẫu số 05-TT - Bảng kiểm kê quỹ: Mẫu số 07a-TT và 07b-TT Hàng ngày, căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới tiền mặt kế toán tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi như sau: + Phiếu thu: được lập thành ba liên (đặt giấy than viết một lần) ghi đầy đủ các nội dung và ký vào phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 3 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  4. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ nhập quỹ. Sau khi nhận đ ủ tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ bằng chữ vào phiếu thu và ký ghi rõ họ tên. Thủ quỹ giữ lại một liên để ghi sổ quỹ, một liên giao cho người nộp tiền, một liên lưu vào cùi phiếu. + Phiếu chi: được kế toán lập thành ba liên (đặt giấy than viết một lần) ghi đầy đủ các nội dung và ký vào phiếu chi, sau đó chuyển cho kế toán tr ưởng kiểm tra và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ. Sau khi nhận đủ tiền, người nhận tiền ghi rõ họ tên và số tiền bằng chữ vào phiếu chi. Thủ quỹ giữ lại liên hai để ghi vào sổ, liên một lưu vào cùi phiếu, liên ba giao cho người nhận tiền. Cuối ngày, thủ quỹ chuyển toàn bộ phiếu chi, phiếu thu kèm theo chứng từ gốc cho kế toán ghi sổ chi tiết quỹ tiền mặt. b). Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 111 “ Tiền mặt ” TK 111 có 3 TK cấp 2 + TK 1111: Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt. + TK 1112: Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam. + TK 1113: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập - xuất - tồn quỹ. - Kết cấu tài khoản 111: NỢ TK 111 CÓ SDĐK: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc… tồn quỹ đầu kỳ - Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại - Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất - Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi quỹ kiểm kê - Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện khi GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 4 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  5. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh kiểm kê giá lại tiền mặt có gốc ngoại tệ. - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại tiền mặt có gốc ngoại tệ. SDCK: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc… quỹ tồn quỹ vào cuối kỳ. GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 5 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  6. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Sơ đồ trình tự hạch toán Sơ đồ 1.1 sơ đồ kế toán tiền mặt TK 112 TK 1111 “ TIỀN MẶT” TK 112 Rút TGNH Xuất quỹ tiền mặt gửi nhập quỹ tiền mặt vào tài khoản ngân hàng TK 411 TK 152,153,156,211 Chi tiền mặt mua vật Nhận vốn góp của các tư, hàng hóa, TSCĐ…. chủ sở hữu bằng tiền mặt TK 311,341 TK 627,641,642,811 Vay ngắn hạn, dài hạn Chi tiền mặt để chi phí nhập quỹ tiền mặt TK 511,512,515 ,711 TK 311,331,334,338 Thu tiền bán hàng,doanh thu Chi tiền mặt để tài chính nhập quỹ tiền mặt trả nợ TK 131,138,141,144… TK 121,128,221,222,223,228 Thu hồi các khoản nợ, Chi tiền mặt đi đầu tư ứng trước bằng tiền mặt TK 121,128,221,222 TK 144,244 Thu hồi các khoản đầu Chi tiền mặt đi ký cược tư bằng tiền mặt ký quỹ TK1381 TK3381 Kiểm kê quỹ tiền mặt Kiểm kê quỹ tiền mặt phát phát hiện thiếu hiện thừa GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 6 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  7. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1.1.3.2. Tiền mặt tại quỹ là ngoại tệ - Việc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng trong kế toán (nếu được chấp thuận) về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Nhà Nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên TK 007 (ngoại tệ các loại). - Đối với các tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật t ư, hàng hóa, tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu hoặc bên Có các tài khoản Nợ phải trả… khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch. - Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu và bên Nợ của các tài khoản Nợ phải trả khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán theo tỷ giá ghi sổ (tỷ giá ghi sổ được tính theo một số các phương pháp: Phương pháp bình quân gia quyền, Nhập trước - xuất trước, Nhập sau - xuất trước, Thực tế đích danh). - Chênh lệch giữa tỷ giá giao dịch bình quân và tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ được phản ánh vào TK 515 – lãi tỷ giá hối đoái hoặc TK 635 – lỗ tỷ giá hối đoái, TK 4131 – chênh lệch tỷ giá hối đoái chỉ dùng để phản ánh các khoản chênh lệch về tỷ giá và tình hình xử lý khoản chênh lệch đó vào cuối niên độ kế toán khi tỷ giá có biến động. - Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng cân đ ối kế toán. GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 7 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  8. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Sơ đồ 1.2 kế toán tiền mặt (Ngoại tệ) 1.1.3.3. Tiền mặt tại quỹ là vàng bạc, kim khí quý, đá quý - Nếu dùng vàng bạc, kim khí quý, đá quý làm phương tiện thanh toán thì khi nhập ghi theo giá mua thực tế, khi xuất ghi theo giá bình quân. Nếu có chênh lệch giữa giá xuất với giá thanh toán ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ thì phản ánh chênh lệch vào TK 515 hoặc TK 635. - Vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhận ký quỹ, ký cược nhập theo giá nào thì xuất theo giá đó và phải thực hiện đếm số lượng, cân trọng lượng và giám đ ịnh chất lượng trước khi niêm phong. GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 8 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  9. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Sơ đồ 1.3 sơ đồ kế toán vàng bạc, đá quý 1.1.4 Kế toán tiền gởi ngân hàng - Tiền của doanh nghiệp phần lớn gửi vào Ngân hàng, Kho bạc, Công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi từ khoản tiền gửi Ngân hàng được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. - Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu đi kèm với số liệu ghi trên sổ kế toán của đơn vị thì kế toán phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu cuối tháng vẫn chưa xác nhận rõ nguyên nhân thì phản ánh vào TK 138 – phải thu khác hoặc TK 338 – phải trả khác. 1.1.4.1 Chứng từ sử dụng * Chứng từ sử dụng - Giấy báo nợ, Giấy báo có - Ủy nhiệm chi * Khi nhận được chứng từ của ngân hàng, kế toán tiến hành kiểm tra và hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì phải thông báo cho ngân hàng để kịp thời xử lý. GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 9 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  10. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1.1.4.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản được sử dụng để phản ánh tình hình thu, chi tiền gửi Ngân hàng là TK 112 TK 112 có 3 tài khoản cấp 2: - TK 1121: Tiền Việt Nam: Phản ánh các khoản tiền Việt Nam đang gửi tại Ngân hàng. - TK 1122: Ngoại tệ: Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại Ngân hàng đã quy đổi ra đồng Việt Nam. - TK 1123: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý tại Ngân hàng. 1.1.4.3. Nguyên tắc hạch toán NỢ TK112 CÓ SDĐK: Số tiền gửi tại ngân hàng - Các khoản tiền gửi vào Ngân - Các khoản tiền rút ra từ Ngân hàng hàng (Kho bạc Nhà nước hay công - Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá lại số ty tài chính) dư ngoại tệ cuối kì - Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì SDCK: Số tiền còn gửi tại Ngân hàng  Kế toán tiền gửi bằng ngoại tệ Nguyên tắc hạch toán tương tự như hạch toán ngoại tệ tiền mặt. Việc ghi chép trên TK 1122 cũng tương tự như việt ghi chép trên TK 1112  Kế toán vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi tại Ngân hàng Vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi ở Ngân hàng cũng hạch toán tương tự vàng bạc, kim khí quý, đá quý tại quỹ tiền mặt. GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 10 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  11. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Sơ đồ 1.4 sơ đồ kế toán tiền gởi ngân hàng 1.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1.2.1 Khái niệm, nội dung thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1.2.1.1 Khái niệm - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp tình hình l ưu chuyển tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo này cho biết dòng tiền tăng lên (đi vào) và giảm xuống (đi ra) liên quan đến các hoạt động khác nhau, cũng như những nhân tố tác động đến sự tăng giảm của dòng tiền l ưu chuyển. GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 11 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  12. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng quan trọng trong việc phân tích và đánh giá khả năng thanh toán, khả năng đầu tư, khả năng tạo ra tiền cũng như việc giải quyết các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. 1.2.1.2 Nội dung lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Việc lập báo cáo lưu chuyên tiền tệ căn cứ vào: - Bảng Cân đối kế toán; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Bản thuyết minh báo cáo tài chính; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước; - Các tài liệu kế toán khác như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết các tài khoản liên quan khác, bảng tính và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác…  Nội dung lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: - Do báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện các quá trình lưu chuyển về tiền liên quan qua các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, nên để có thể cung cấp những thông tin được rõ ràng, cụ thể thì việc báo cáo các dòng tiền cần phải được phân loại cụ thể cho từng hoạt động trong doanh nghiệp. Mặt khác trên cơ sở phân loại theo các hoạt động sẽ giúp cho việc so sánh, đánh giá các chỉ tiêu giữa các kỳ. Thường thì nội dung các BCLCTT gồm 3 phần như sau: + Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác mà không phải là hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính; + Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư không thuộc các khoản tương đương tiền; + Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 12 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  13. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1.2.2 Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hình thành theo ba hoạt động: hoạt đ ộng kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. *Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải hoạt động đầu tư hay tài chính bao gồm: - Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ, người lao động về lương thưởng, trả hộ về tiền bảo hiểm xã hội, nộp thuế thu nhập và các chi phí khác phục vụ sản xuất kinh doanh: lãi vay, tiền bồi thường, công tác phí. - Tiền thu được từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động khác. *Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: là luồng tiền phát sinh có liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm: - Đầu tư cơ sở vật chất kỷ thuật cho doanh nghiệp: mua sắm, xây dựng tài sản cố định như: + Chi tiền để mua sắm, xây dựng kể cả khoản chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là tài sản cố định. + Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. - Đầu tư vào các đơn vị khác: góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán…. + Chi tiền để đầu tư: cho vay, mua chứng khoán… + Thu hồi các khoản vốn đầu tư, thu lãi cho vay, cổ tức và l ợi nhuận được chia. *Luồng tiền từ hoạt động tài chính là: luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô, kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay c ủa doanh nghiệp. Bao gồm: - Tiền thu do phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu hoặc đi vay ngắn hạn và dài hạn. GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 13 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  14. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Tiền chi trả vốn góp của các chủ sở hữu, trả gốc nợ vay và chi trả cổ tức và lợi nhuận cho chủ sở hữu. *Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Trong phần này em xin được trình bày phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.  Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp: Luồng tiền của 3 hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính đ ược xác đ ịnh bằng cách phân tích và tổng hợp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dung thu và chi từ ghi chép của kế toán. Theo phương pháp này báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào: + Sổ theo dõi thu chi vốn bằng tiền + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh….. • Công thức lập các chỉ tiêu cụ thể Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20): + Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu trong kỳ do bán s ản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu khác…số liệu để ghi căn cứ vào số tiền (phần thu tiền) đối chiếu với sổ doanh thu, sổ phải thu khách hàng. Nợ TK 111,112,113/ Có TK 511,512,515,131.136…. + Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ (Mã số 02) Số liệu để ghi căn cứ vào các số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với sổ phải trả người bán, sổ mua hàng, sổ chi phí ..và được ghi số âm bằng cách số liệu đ ể trong dấu ngoặc đơn. Nợ TK 331,152,153,156,621,627,641,642…/ Có TK 111,112,113 + Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng tiền chi trả cho người lao động về lương, thưởng, phụ cấp,…do doanh nghiệp thanh toán hoặc tạm ứng. Số liệu để GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 14 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  15. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi được lấy từ các số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với sổ phải trả người lao động và được ghi âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn. Nợ TK 334/ Có TK 111,112,113 + Tiền chi trả lãi vay (Mã số 04) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào các số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với sổ chi phí lãi tiền vay, sổ chi phí phải trả, sổ chi phí tr ả tr ước và đ ược ghi âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn. Nợ TK 635,335,142…./ Có TK 111,112,113 + Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 05) Số liệu để ghi căn cứ vào các số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với sổ Thuế thu nhập doanh nghiệp và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn. Nợ TK 3334/ Có TK 111,112… + Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 06) Số liệu để ghi căn cứ vào các số tiền (phần thu tiền) đối chiếu với sổ thu nhập khác, sổ thuế GTGT được khấu trừ,… Nợ TK 111,112 / Có TK 711,133, 3386, 334, 144, 244, 461,… + Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 07) Số liệu để ghi căn cứ vào các số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với các s ổ chi phí khác, sổ thuế và các khoản phải nộp nhà nước (trừ thuế TNDN),…và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong ngoặc đơn. Nợ TK 811,333, 141, 144, 244, 3386, 344, 161, 414,…/ Có 111, 112 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20) Chỉ tiêu này được tính bằng cách tổng cộng từ Mã số 01 đ ến Mã s ố 07. N ếu chênh lệch dương (thu lớn hơn chi) ghi số dương, ngược lại chênh lệch âm (thu nhỏ hơn chi) ghi số âm bằng cách để trong ngoặc đơn. Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 15 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  16. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ * Luồng tiền từ hoạt động đầu tư (Mã số 30) + Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiền đối ứng sổ đầu tư, sổ TSCĐ, sổ phải trả cho người cung cấp...và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong ngoặc đơn. Nợ TK 211, 213, 217, 241, 242, 331…/ Có TK 111,112 + Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác (Mã số 22) Số liệu để lập chỉ tiêu này căn cứ vào sổ thu tiền đối chiếu với sổ thu nhập khác, sổ doanh thu KD BĐS, sổ phải thu khách hàng mua TSCĐ,…và căn cứ vào sổ thu tiền đối chiếu với sổ chi phí khác, giá vốn BĐS. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số thực chi. Nợ TK 111, 112/ Có TK 711, 511,131…và Nợ TK 811,632 / Có 111,112, sau đó thực hiện bù trừ. + Tiền chi cho vay, chi mua các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23) Số liệu này được lập căn cứ vào sổ chi tiền đối chiếu với sổ đ ầu tư tài chính và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn. Nợ TK 121, 128, 228… / Có TK 111, 112 + Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ (Mã số 24) Số liệu này được lập căn cứ vào sổ thu tiền đối ứng với sổ đầu t ư tài chính. Nợ TK 111,112 / Có TK 121,128, 228 + Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 25) Số liệu này được lập căn cứ vào sổ chi tiền đối chiếu với sổ đ ầu tư tài chính và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong ngoắc đơn. Nợ TK 221, 222, 223, 128, 228 / Có TK 111, 112 + Tiền thu hồi vốn góp vào đơn vị khác (Mã số 26) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu hồi các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác (Do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã đ ầu t ư vào đơn v ị khác) trong kỳ báo cáo (không bao gồm tiền thu được do bán cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại). Số liệu này được lập căn cứ vào sổ thu tiền đối chiếu với sổ đầu tư tài chính. GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 16 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  17. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nợ TK 111, 112 / Có TK 221,222, 223, 128, 228 GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 17 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  18. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Tiền thu hồi lãi cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay, tiền lãi gửi, lãi từ mua và nắm giữ đầu tư các công cụ nợ (trái phiếu ,tín phiếu, kỳ phiếu ..), cổ tức và lợi nhuận nhận được từ vốn góp vào các đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Số liệu này được lập căn cứ vào số tiền đối chiếu với sổ doanh thu tài chính,… Nợ TK 111, 112 / Có TK 515, 138,… Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30) Chỉ tiêu này được tính bằng cách tổng cộng số liệu từ Mã số 21 đến Mã số 27. Nếu chênh lệch dương (thu lớn hơn chi) ghi số dương, ngược lại chênh lệch âm (thu nhỏ hơn chi) ghi số âm bằng cách để trong dấu ngoặc đơn. Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26 + Mã số 27 *Luồng tiền từ hoạt động tài chính (Mã số 40) + Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu vào do các chủ sỡ hữu doanh nghiệp góp vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu (số tiền thu theo giá trị thực tế phát hành), tiền thu vốn góp bằng tiền của chủ sở hữu, tiền thu do nhà nước cấp vốn. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản vay và nợ được chuyển thành vốn cổ phần hoặc nhận góp vốn của chủ sở hữu bằng các tài sản khác bằng tiền. Số liệu để ghi căn cứ vào sổ thu tiền đối chiếu với sổ vốn đầu tư của chủ sở hữu. Nợ TK 111, 112 / Có TK 411… + Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành (Mã số 32) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi ra hoàn lại vốn cho các chủ sỡ hữu doanh nghiệp dưới hình thức bằng tiền hoặc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành bằng tiền để hủy bỏ hoặc sử dụng làm cổ phiếu quỹ trong kỳ báo cáo. GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 18 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  19. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiết tiền đối chiếu với sổ vốn đầu tư của chủ sỡ hữu và số cổ phiếu quỹ được ghi số âm bằng cách s ố liệu để trong dấu ngoặc đơn. Nợ TK 411, 419 / Có TK 111,112 + Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được (Mã số 33) Chỉ tiêu nay được lập căn cứ vào tổng số tiền thu do doanh nghiệp đi vay ngân hàng, tổ chức tài chính, hay đi vay đối tượng khác ngặn hạn, dài hạn mà doanh nghiệp nhận bằng tiền.. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ thu tiền đối chiếu với s ổ nợ vay và sổ khác có liên quan. Nợ TK 111, 112 / Có TK 311, 341, 343… + Tiền chi trả nợ gốc vay (Mã số 34) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi ra doanh nghiệp hoàn trả vốn vay ngân hàng, tổ chức tài chính, hay vay đối tượng dài hạn, ngắn hạn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiền đối chiếu với sổ nợ vay và được ghi số âm bằng cách số liệu được để trong dấu ngoặc đơn. Nợ TK 311, 315, 341, 343…/ Có TK 111, 112 + Tiền chi trả nợ thuê tài chính (Mã số 35) Chỉ tiêu này được lạp căn cứ vào tổng số tiền chi do doanh nghiệp hoàn trả nợ thuê tài chính. Số liệu này được lập căn cứ vào sổ chi tiền và s ổ n ợ thuê tài chính và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn. Nợ TK 342, 315 / Có TK 111, 112 + Cổ tức, lợi nhuận trả cho chủ sở hữu (Mã số 36) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi ra do doanh nghiệp chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu doanh nghiệp như các bên góp vốn liên doanh, cổ đông… Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu này căn cứ vào số tiền và sổ lợi nhuận chưa phân phối và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn. Nợ TK 421, 338 / Có TK 111, 112 GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 19 SVTH: Châu Thị Thu Linh
  20. Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40) Số liệu để lập các chỉ tiêu này bằng cách tổng cộng số liệu từ Mã số 31 đến Mã số 36, nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm được ghi bằng cách số liệu đ ể trong dấu ngoặc đơn. Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36 *Lưu chuyển tiền thuần trong năm (Mã số 50) Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng tiền thu vào với tiền chi ra từ 3 hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính trong kỳ báo cáo doanh nghiệp. Nếu số liệu này âm phải ghi trong dấu ngoặc đơn. Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40 *Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70) + Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của sổ tiền và tương đương tiền hiện có vào đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán kỳ trước cột “số cuối kỳ” hoặc s ố dư đầu kỳ trên sổ cái tài khoản có đối chiếu với chỉ tiêu “tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước. + Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đối quy đổi ngoại tệ (Mã số 61) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ. Số liệu để ghi căn cứ vào sổ tài khoản tiền và tương đương tiền sau khi đối chiếu với sổ chệnh lệch tỷ giá hoái đối, sổ doanh thu hoạt động tài chính. Chỉ tiêu này được ghi dương nếu tỷ giá hoái đối cuối kỳ lớn hơn tỷ giá hoái đối đã ghi nhận trong kỳ, ngược lại sẽ ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn. Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào mã số 50, mã số 60 và mã số 61 Mã số 70 = Mã số 60 + Mã số 61 GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 20 SVTH: Châu Thị Thu Linh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0