intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MÔ HÌNH NUÔI SÒ HUYẾT

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

182
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(Hợp tác xã Đồng Tiến, xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) MÔ HÌNH NUÔI SÒ HUYẾT (Hợp tác xã Đồng Tiến, xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) I. Đặc điểm sinh học a.Định loại Bộ: Arcoida Họ: Arcidae Lớp: Bivalvia Lớp phụ: Pteriomorphia Tên khoa học: Anadara granosa Tên tiếng Việt: Sò huyết Tên tiếng Anh: Blood cockle b. Cấu tạo hình thái Vỏ sò huyết dày cứng, có dạng hình trứng. Mặt ngoài của vỏ có gờ phóng xạ rất .phát triển, trên các đường gân có những hạt chấm nhỏ ở chung quanh mép vỏ. Mặt trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MÔ HÌNH NUÔI SÒ HUYẾT

  1. MÔ HÌNH NUÔI SÒ HUYẾT (Hợp tác xã Đồng Tiến, xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) MÔ HÌNH NUÔI SÒ HUYẾT (Hợp tác xã Đồng Tiến, xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) I. Đặc điểm sinh học a.Định loại Bộ: Arcoida Họ: Arcidae Lớp: Bivalvia Lớp phụ: Pteriomorphia Tên khoa học: Anadara granosa Tên tiếng Việt: Sò huyết Tên tiếng Anh: Blood cockle b. Cấu tạo hình thái Vỏ sò huyết dày cứng, có dạng hình trứng. Mặt ngoài của vỏ có gờ phóng xạ rất
  2. phát triển, trên các đường gân có những hạt chấm nhỏ ở chung quanh mép vỏ. Mặt trong của vỏ có màu trắng sứ, mép vỏ có nhiều mương sâu. Mặt khớp thẳng có nhiều răng nhỏ, vết cơ khép vỏ sau lớn hình tứ giác, vết cơ khép vỏ trước nhỏ hơn hình tam giác. Con nhỏ có chiều dài khoảng 3cm, con lớn nhất khoảng 6-7cm. Trong máu có huyết hồng tố nên gọi là sò huyết, đây là đặc trưng mà không loài nhuyễn thể nào có. c. Phân bố Malaysia, Ấn độ, Mianmar, Thái lan, nam Trung Quốc. Ở Việt Nam sò huyết phân bố từ Bắc đến Nam. - Sò huyết thường sống ở nơi ít sóng gió, thủy triều lên xuống gần cửa sông. Sò huyết sống vùi nông trong bùn, sò non sống ở mặt bùn, sò lớn sống sâu dưới bùn 1-3cm. - Yêu cầu nền đáy là bùn pha cát, ở các bãi có độ dày 15cm là được, vì thức ăn của sò huyết chủ yếu là tảo khuê sống đáy mà các loài tảo này sống ở lớp bùn trên bãi triều nhiều hơn ở đáy cát. - Nhiệt độ thích hợp cho sò là 15-28oC, độ mặn thích hợp là 20-25%o. Khi nồng
  3. độ muối giảm thấp dưới 10%o, nhất là trong mùa mưa lũ, sò sẽ vùi sâu xuống bùn. Nếu trong một thời gian ngắn nồng độ muối trở lại thích hợp thì sò chui lên và tiếp tục sống bình thường, nếu tình trạng nồng độ muối thấp kéo dài có thể làm sò chết. d. Sinh trưởng Nhìn chung sò lớn chậm. Thường năm đầu và năm thứ 2 sò lớn nhanh, qua năm thứ 3 chậm dần và tỉ lệ chết tăng lên, sò có thể sống 7-8 tuổi. Nhiệt độ càng cao thì lượng bắt mồi càng lớn, tốc độ sinh trưởng càng nhanh, tốc độ sinh trưởng càng nhanh thể hiện trên các đường gân của vỏ sò. Tốc độ tăng trưởng của sò liên quan tới nơi sống của nó. Ở vùng hạ triều sinh trưởng nhanh hơn vùng trung triều vì vùng hạ triều thời gian sò vùi mình trong đáy lâu hơn, thời gian ăn dài, cơ thể nhỏ tỷ lệ tăng trưởng nhanh. e. Tính ăn Sò huyết bắt mồi thụ động bằng cách tạo ra dòng nước nhờ hoạt động của mang. Thức ăn đi qua xoang, các tia mang và lọc ở đây. Cứ 1 – 2 phút sò lại khép kín vỏ ngoài lại 1 lần đưa những thức ăn không thích hợp cùng với nước ở trong
  4. xoang áo phun ra ngoài. Thức ăn của sò bao gồm mùn bã hữu cơ, tảo và vi sinh vật trong bùn. f. Sinh sản Sò huyết thuộc loại đẻ trứng. Sau 1 - 2 năm tuổi sò có thể thành thục sinh dục và tham gia sinh sản lần đầu tiên. Trong tự nhiên 1 năm sò đẻ 4-5 lần, mỗi lần cách nhau khoảng nửa tháng. Ở điều kiện nhiệt độ thích hợp tinh trùng và trứng thụ tinh ngoài cơ thể. III. Kỹ thuật nuôi sò huyết 1.Vị trí bãi nuôi Thường đặt ở vị trí gần cửa sông nơi có thủy triều lên xuống nhưng có thời gian phơi bãi ít ( vì phơi bãi lâu có thể làm cho con giống khô và bị chết). Chất đáy tốt nhất là bùn mềm pha lẫn cát mịn, mặt bùn bằng phẳng, có màu vàng nâu, độ dày lớp bùn khoảng 3-6cm. Yêu cầu dày hay mỏng tùy vào kích cỡ của sò giống. Muốn sò sinh trưởng tốt nước phải chứa nhiều thức ăn (mùn bã hữu cơ, thực vật
  5. phù du và vi sinh vật). Bãi sò là bãi bằng phẳng, không bị ứ nước, nếu bãi quá rộng phải chia bãi ra thành từng ô để tiện chăm sóc. Xung quanh nên chắn đăng hay lưới để ngăn chặn địch hại và không cho sò đi ra khỏi bãi. Làm vệ sinh mặt bãi, nhặt sạch tạp vật, nếu nền đáy cứng thì có thể xới cho xốp. 2. Chọn giống - Nguồn giống chủ yếu cung cấp cho quá trình nuôi sò thường là được thu gom từ tự nhiên do những người dân ven biển khai thác được nên thường không chủ động được nên cần phải tính toán diện tích, dự đoán diện tích để chủ động trong sản xuất. - Cỡ giống thường được chọn là khoảng 4-5mm, giá con giống thường là từ 5-7 đồng/con, khoảng 25.000-30.000 con/kg. - Sau khi lấy giống có thể vận chuyển giống bằng phương pháp giữ ẩm. Thời gian vận chuyển có thể là 2-3 ngày tùy theo đều kiện thời tiết. Ở nhiệt độ thấp thời gian cho phép để vận chuyển lâu hơn và tỉ lệ sống cao hơn. Trong quá trình vận chuyển nên thường xuyên tưới nước biển giữ ẩm cho sò đồng thời đề phòng trời mưa vì nước ngọt có thể làm chết sò.
  6. 3. Thả giống - Sò giống tốt thường có màu trắng hồng, sạch sẽ, không lẫn tạp vật. Tránh thả giống có mùi hôi hoặc lẫn các sinh vật địch hại như cua ốc. - Nên thả giống khi nước còn ngập bãi 10-15 cm để sò không bị phơi nắng và có thời gian chui xuống bùn. Có thể dùng thuyền đi trên bãi rải giống đều khắp mặt bãi. Lượng giống thả khoảng 7-22 ngàn con/m2 (với cỡ giống 20.000-60.000 con/kg). Tránh thả giống nước chảy mạnh sò dể bị cuốn trôi theo dòng nước. 4. Chăm sóc, quản lý Trong quá trình nuôi cần chú ý sự thay đổi của các yếu tố môi trường, nhất là nồng độ muối. Vào mùa mưa các vùng gần cửa sông nồng độ muối thường giảm đột ngột ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của sò. Màu sắc của bãi nuôi và sự sinh trưởng của sò có liên quan theo một qui luật. Mặt bãi màu đen hoặc hơi nâu sẽ có nhiều sinh vật làm thức ăn cho sò, chúng sẽ sinh trưởng nhanh. Mặt bãi màu xanh hoặc vàng chúng tỏ các loại tảo đáy mọc dày, không có lợi cho sò. Mặt bãi màu trắng chứng tỏ có sóng lớn cuốn trôi bùn
  7. ra khỏi bãi. Hàng ngày nên thường xuyên kiểm tra bãi sò, các hệ thống lưới, đăng chắn, bờ bao, cống… để kịp thời sửa chữa. Kiểm tra điều kiện môi trường, tình trạng bãi nuôi nhằm hạn chế những bất lợi cho hoạt động sống của sò. Trong quá trình nuôi nên định kỳ cào sò xung quanh lưới chắn để san thưa vì sò thường tập trung xung quanh lưới chắn. Việc cào sò để san thưa cũng giúp tiêu diệt địch hại. 5. Thu hoạch Nếu sò phát triển tốt có thể thu hoạch sau 10-12 tháng nuôi, có khi kéo dài đến 14 tháng nếu gặp điều kiện không thuận lợi. Thời gian thu hoạch là từ tháng 11 đến tháng 3, lúc này thị sò chắc, mùi vị thơm ngon. Cỡ thu hoạch phổ biến là 40- 60 con/kg. Giá bán từ 35.000-37.000đ/kg. Thu hoạch thường thu tỉa và thu quanh năm. IV. Thuận lợi - Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có diện tích bãi bồi lớn thích hợp cho việc phát triển mô hình nuôi sò huyết, ít dịch bệnh. - Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
  8. - Có đầu ra và giá cả tương đối ổn định. V. Khó khăn - Nguồn giống từ tự nhiên nên chất lượng chưa cao. - Khu vực nuôi chưa được an ninh. - Chưa thu hút được nhiều người tham gia đầu tư và mở rộng qui mô. VI. Đề xuất - Cần hoàn thiện công tác sản xuất giống để có thể chủ động được nguồn giống thả nuôi. - Cần có sự đầu tư và quan tâm hỗ trợ nhiều hơn từ chính quyền địa phương. - Đảm bảo an ninh cho khu vực nuôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2