intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỐI QUAN HỆ THẾ - PHÁP –THUẬT TRONG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

Chia sẻ: Lan Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

400
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài thuyết trình 'mối quan hệ thế - pháp –thuật trong tư tưởng pháp trị của hàn phi tử', khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỐI QUAN HỆ THẾ - PHÁP –THUẬT TRONG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ THẾ - PHÁP –THUẬT TRONG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ Giảng Viên: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh Nhóm Sinh Viên Thực hiện:Nhóm 3
  2. I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRUNG HOA CỔ ĐẠI THỜI HÀN PHI TỬ VÀ SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ 1. Bối cảnh lịch sử - Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nói đến đó là Xuâ n thu và Chiến quốc -So với thời Xuân Thu thì thời Chiến Quốc là thời kỳ lịch sử phát triển r ực rỡ về tư tưởng “trăm hoa đua nở”, “bách gia chư tử”. Có ba dòng tư tưởng lớn cùng tồn tại trong thời đại bấy giờ: + Nho gia và Mặc Tử, Khổng Tử +Đạo gia +Pháp gia -Tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử.
  3. I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRUNG HOA CỔ ĐẠI THỜI HÀN PHI TỬ VÀ SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ 1. Bối cảnh lịch sử - Hàn Phi Tử(280-233 TCN),là một công tử nước Hàn, học rộng, biết cả đạo Nho, đạo Lão, nhưng thích nhất học thuyết của Pháp gia và có tư tưởng mới về Pháp trị. -Nội dung cơ bản của Pháp gia là đề cao vai trò của pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. -Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố Thế, Thuật, và Pháp.
  4. I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRUNG HOA CỔ ĐẠI THỜI HÀN PHI TỬ VÀ SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ 2. Quan niệm về bản chất con người của Hàn Phi Tử. -Hàn Phi Tử đã cho rằng bản chất con người là vì tư lợi. +Chỉ có một số thánh nhân tích bản tính thiện còn đa số vốn có tính ác. +Con người làm việc do xuất phát từ lợi ích của bản thân.
  5. II. Nội dung cơ bản của Thế, Thuật và Pháp 1. Thế -“Thế” trong quan niệm của Hàn Phi là địa vị và quyền uy không liên quan với đạo đức và tài trí của con người. -Vua là người có quyền uy tối cao. +Vua là người duy nhất có quyền đề ra pháp luật. +Vua phải nắm lấy quyền thưởng phạt. - Tuy nhiên do quan niệm con người là tư lợi nên chính sách thưởng phạt của ông có phần cực đoan.
  6. II. Nội dung cơ bản của Thế, Thuật và Pháp 2. Thuật -Thuật: là kĩ thuật quản lí và tâm thuật. -Thuật của Hàn Phi có hai nguyên tắc cơ bản sau: +Một là bề tôi không làm hết hay làm quá trách nhiệm đều phải xử phạt. +Hai là căn cứ vào sự tương xứng hay không giữa “công” và “danh”, “lời nói” và “việc làm” cuả kẻ bề tôi để thưởng phạt.
  7. II. Nội dung cơ bản của Thế, Thuật và Pháp 2. Thuật -Trong kĩ thuật bao gồm hai nội dung chính: +Thuật trừ gian +Thuật dùng người -Trong tư tưởng của mình Hàn Phi Tử còn bàn đến Thuật vô vi. Tóm lại Thuật của Hàn Phi là thủ đoạn để vua dùng để điều khiển quan lại, giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh
  8. II. Nội dung cơ bản của Thế, Thuật và Pháp 3. Pháp -“Pháp” tức là chỉ pháp thuật -Là một công cụ hữu hiệu nhất để quản lý - cai trị xã hội. -Pháp luật là do vua đặt ra nhưng phải tuân theo các nguyên tắc sau: +Pháp luật phải kịp thời, hợp thời +Pháp luật phải công khai, dễ biết, dễ thi hành +Pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ yếu và số ít +Pháp luật phải có tính phổ biến Pháp luật có vai trò quan trọng nhất trong bộ ba pháp- thuật - thế, vì thế tiền đề mà mục đích tối cao của chính trị, quản lý là làm cho “Pháp luật không hỏng nát”.
  9. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA THẾ, THUẬT VÀ PHÁP TRONG TƯ TƯỞNG PHÁP GIA THẾ THUẬT PHÁP
  10. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA THẾ, THUẬT VÀ PHÁP TRONG TƯ TƯỞNG PHÁP GIA 1. Thế - Pháp - Thế là điều kiện tất yếu tạo ra Pháp +Nhà vua phải dựa vào Thế của mình để ban lệnh, buộc bề dưới phải nghe theo. +Nhờ có Thế mà pháp luật ra đời và đi vào cuộc sống. +Mức độ hiệu quả thi hành của pháp luật đến đâu là do Thế của nhà vua. Như vậy, Thế là điều kiện để tạo nên Pháp, để cho Pháp được thi hành theo đúng như những gì nó được ban ra. -Pháp duy trì củng cố Thế +Pháp hiệu quả, đúng đắn thì Thế lớn mạnh và ngược lại +Pháp mà nhà vua dùng chủ yếu ở đây là chính sách thưởng phạt nghiêm minh +Thưởng phạt không chỉ tạo nên Thế của nhà vua mà đồng thời còn tạo nên Thế của nước.
  11. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA THẾ, THUẬT VÀ PHÁP TRONG TƯ TƯỞNG PHÁP GIA 2. Thuật – Thế -Thuật tạo nên, củng cố, bảo vệ cho Thế Một minh chúa khi biết sử dụng Thuật tốt thì sẽ tuyển chọn được đội ngũ có tài mà vẫn chịu phục tùng, vẫn bị khuất phục trước quyền uy của chúa, khi đó sẽ càng củng cố vững chắc Thế của mình. -Thế là điều kiện tất yếu để thực thi Thuật +Thuật là công cụ vua sử dụng để quản lý tầng lớp quan lại. Vậy nên để sử dụng được Thuật thì trước hết vua phải có Thế. +Một người dù có Thuật hay đến đâu mà không có quyền thế trong tay thì cũng không thể thi hành những nội dung đó của Thuật.
  12. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA THẾ, THUẬT VÀ PHÁP TRONG TƯ TƯỞNG PHÁP GIA 3. Pháp – Thuật -Pháp và Thuật thể hiện sự phân loại trong quản lý +Nếu như Pháp là công cụ để nhà vua cai trị đất nước thì Thuật là cách thức để nhà vua thi hành Pháp. +Đối với vua, Hàn Phi đề cao Thế và Thuật; với quan lại, ông chủ yếu tập trung bàn về Pháp. -Pháp và Thuật gắn bó không thể tách rời +Nhà vua cần biết kết hợp hài hòa trong việc sử dụng Thuật và Pháp để cai trị đất nước. +Cần có Thuật để hạn chế những lỗ hổng của pháp luật, giúp vua nhận biết bề tôi mà có cách cai quản phù hợp. +Thuật là rất quan trọng, nhưng nếu không đi đôi Pháp thì cũng không có hiệu lực gì.
  13. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA THẾ, THUẬT VÀ PHÁP TRONG TƯ TƯỞNG PHÁP GIA 3. Pháp – Thuật Như vậy, trong tư tưởng của mình, Hàn Phi Tử thấy được và đề cao vai trò và mối quan hệ của ba yếu tố: Thế, Thuật, Pháp. Lần đầu tiên học thuyết cai trị của Pháp gia hội tụ đủ ba yếu tố: Thế, Thuật và Pháp. Dưới bàn tay của Hàn Phi, Thế, Thuật, Pháp từ ba phạm trù phi liên kết đã trở thành bộ ba yếu tố không thể tách rời, có mối liên hệ mật thiết tạo nên tư tưởng Pháp trị đầy đủ nhất.
  14. IV. HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ -Hàn Phi Tử đã nhìn nhận bản chất vấn đề này một cách phiến diện. Ông quan niệm con người làm việc xuất phát từ lợi ích của bản thân mà bất chấp mọi hành vi. -Trong việc dùng “thuật” có những tư tưởng thâm độc tàn nhẫn trong việc trừ gian. -Ông đã đề cao quá mức vai trò của pháp luật, quyền thưởng phạt, dùng những hình phạt quá hà khắc. -Coi các điều khoản pháp luật chính thức là hình thức duy nhất phù hợp với pháp luật mà bỏ qua các nhân tố phong tục, tập quán, các quy phạm xã hội.
  15. V. ĐÓNG GÓP VÀ ỨNG DỤNG CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ HIỆN NAY 1. Đối với việc ban hành và thi hành pháp luật Pháp luật hiện vẫn đang được sử dụng như công cụ hữu hiệu nhất để quản lý đất nước, con người. Hàn Phi đã nêu ra những nguyên tắc lập pháp và hành pháp hết sức đúng đắn vẫn có giá trị ứng dụng cao cho tới ngày nay. Một số đặc điểm của pháp luật hiện hành như: + Mọi việc phải được xử lý bằng pháp luật +Pháp luật phải kịp thời +Luật pháp đề ra sao cho dân dễ biết, dễ hiểu dễ thi hành +Luật pháp ban ra phổ biến rộng rãi đến mọi người dân
  16. V. ĐÓNG GÓP VÀ ỨNG DỤNG CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ HIỆN NAY 2. Đối với quản lý -Với chủ thể quản lý + Thế giúp nhà quản lý xác định được quyền hạn của mình trong t ổ chức,t ừ đó đưa ra được những quyết định quản lý + Nhà quản lý thông qua pháp luật sử dụng những n ội quy, quy ch ế nh ư m ột công cụ hữu hiệu sác bén trong quản lý. + Thuật mang những tư tưởng quản lý phù hợp với mọi trường hợp, đây là cách thức sắp xếp tổ chức bố trí, bổ nhiệm nguồn nhân lực vào những v ị trí thích hợp với khả năng của đối tượng. +Thuật dùng người cũng là yếu tố quyết định làm nên phong cách qu ản lý, mang bản sắc riêng của mỗi chủ thể quản lý. +Hàn Phi Tử đã có một bước tiến quan trọng khi ông phân c ấp, phân lo ại ch ủ
  17. V. ĐÓNG GÓP VÀ ỨNG DỤNG CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ HIỆN NAY 2. Đối với quản lý -Phương pháp quản lý +Có thể liên một phần của pháp trị với phương pháp quản lý chuyên quyền trong quản lý hiện đại +Phương pháp này tuy cho hiệu quả nhanh nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, không lâu dài chỉ mang tính tức thờ, vì vậy “pháp trị” mang tính chiến thuật sử dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể. -Với đối tượng quản lý Mối quan hệ “thế - pháp - thuật” cho đối tượng quản lý xác định được quyền hạn trách nhiệm của mình trong tổ chức.
  18. VI. KẾT LUẬN -Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi với 3 phạm trù quan trọng ”thế”, “thuật”, “pháp”. Trong đó lấy pháp luật làm trung tâm thế và thuật là 2 yếu tố hỗ trợ quan trọng của nhà nước pháp trị. -Tư tưởng chủ đạo trong quản lý là “pháp trị”. -Chủ thể quản lý cao nhất chinh là quân vương. Đối tượng quản lý là quan và dân. -Vua sử những công cụ quản lý như pháp luật, quyền lực, cách thức dùng người để cai trị đất nước. Đối với dân chúng quan lại là chủ thể quản lý trực tiếp. và toàn bộ các yếu tố này được đặt dưới sự cai quản của vua –chủ thế quản lý tối thượng. -Những tư tưởng của phái Pháp gia về một hệ thống pháp luật công bằng, công khai, thống nhất gọn nhẹ, dễ hiểu biến đổi theo thời gian vẫn là những ý tưởng đúng đắn trong việc xây dựng hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2