intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MÔN THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Chia sẻ: Ha Dinh Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

1.058
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1 : Trình bày hiểu biết của anh (chị ) về thông tin trong quản lý ( khái niệm, các nguồn tạo ra thông tin quản lý, định hướng thông tin quản lý.) liên hệ thực tế: 1.Khái niệm : - Thông tin là tất cả những gì có thể giúp con người hiểu được về đối tượng mà mình quan tâm. - Thông tin trong quản lý là những tín hiệu được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định. - Thông tin trong quản lý gắn liền với quyết định quản lý. - Có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MÔN THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: MÔN THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC: Câu 1 : Trình bày hiểu biết của anh (chị ) về thông tin trong quản lý ( khái niệm, các nguồn tạo ra thông tin quản lý, định hướng thông tin quản lý.) liên hệ th ực tế: 1.Khái niệm : - Thông tin là tất cả những gì có thể giúp con người hiểu được về đối tượng mà mình quan tâm. - Thông tin trong quản lý là những tín hiệu được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định. - Thông tin trong quản lý gắn liền với quyết định quản lý. - Có thể xem thông tin trong quản lý như là hệ thần kinh của hệ thống quản lý nó có mặt và tác động đến mọi khâu của quá trình quản lý. 2.Đặc điểm của thông tin trong quản lý: - Thông tin quản lý khác với tin tức thông thường của các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin quản lý đòi hỏi người nhận phải hiểu đúng ý nghĩa của thông điệp .Bởi vậy thông tin quản lý bên cạnh tính thông điệp còn phải có địa chỉ cụ thể của người gửi và người nhận, phải có tác dụng giúp người nhận ra được các quyết định quản lý, làm thay đổi trạng thái bất động của hệ thống. - Thông tn quản lý là sản phẩm của lao động quản lý, đồng thời là những thông điệp tin tức có lợi cho hệ thống quản lý.Giống như tri thức và nhiều sản phẩm trí tuệ, giá trị thông tin của thông tin quản lý không bị mất đi mà thậm chí còn được tăng lên trong quá trình tiêu dùng, thông tin quản lý rất dễ sao chép và nhân bản, những giá trị kinh tế của thông tin quản lý lại có xu hướng giảm dần theo thời gian. - Thông tin quản lý gắn liền với quyền uy, quyền lực lãnh đạo. Trên bình diện xã hội, việc lắm giữ thông tin đại chúng được xem như quyền lực thứ tư nhiều khi quyền lực của nó mạnh hơn những quyền lực cơ bản trong tam quyền phân lập. Trong thời đại kinh tế tri thức, những nghành sử dụng thông tin nhiều để tạo được những sản phẩm có hàm lượng thông tin cao đều chờ thành những nghành có vai trò ngày càng quan trọng. 3.Các nguồn tạo ra thông tin trong quản lý: - Các quyết định và hành động thực hiện các đạo luật và các văn bản pháp luật khác. - Phục vụ và bảo vệ quyền tự do của công dân, thông tin chỉ thị quản lý. - Thông tin về các mối liên hệ ngược trong quá trình quản lý. - Các tình huống có vấn đề, sung đột, cực đoan, và các tình huống phức tạp khác cần có sự can thiệp, tác nghiệp và chủ động mạnh mẽ của chủ thể quản lý. - Nguồn của thông tin tạo ra từ các tình huống ( tình huống có vấn đề). + Xuất hiện khi bộc lộ những sai lệch nghiêm trọng so với các tham số hoạt động đã định trước của các khách thể bị quản lý. + Khi xuất hiện những nghi ngờ về khả năng đạt được mục tiêu đã đề ra. + Trong quan hệ thông tin, tình huống có vấn đề cần dựa trên những tin tức và số liệu thực tế. + Tình huống xung đột thể hiện ở sự xuất hiện những mâu thuẫn mà người tham gia các quan hệ quản lý và các quan hệ khác . - Thông tin quản lý có thể từ bên trong hoặc bên ngoài tổ chức + Thông tin nội bộ tổ chức thường được lấy qua báo cáo, sổ sách của tổ chức. + Thông tin bên ngoài có thể lấy từ đối tác, đối thủ cạnh tranh, tổ chức liên quan, các nhà cung cấp… 4.Định hướng thông tin trong quản lý:
  2. - Theo vị tria và vai trò của chủ thể quản lý trong hệ thống sinh hoạt đời sống cá nhân và xã hội của con người tương ứng với thẩm quyền chủ thể quản lý. - Theo đặc điểm và phân cấp của các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác bắt buộc phải thực hiện trong quá trình quản lý. - Theo các tính chất, hình thức, quy luật của khách thể bị quản lý vốn phân hóa và cụ thể hóa các tác động quản lý của chủ thể quản lý cũng như hình thành các loại quan hệ đặc thù. - Theo sự tiếp thu của tác động quản lý và những thay đổi tương ứng dưới ảnh hưởng của chúng là điều chứng tỏ về sự phát triển của các khách thể quản lý . Câu 2 : Tại sao nói trong quản lý, thông tin vừa là nguyên liệu vừa là sản phẩm. Thông tin trong quản lý và việc ra quyết định ảnh hưởng qua lại như thể nào. Cho ví dụ minh họa. 1. Thông tin vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm: - Thông tin vào Xử lý thông tin Thông tin ra. - Đây là chu trình xử lý thông tin chung, mọi thông tin được đem vào xử lý được gọi là thông tin đầu vào hay nói cách khác hông tin vào là nguyên liệu cho cả chu trình xử lý. Kết quả là cho một sản phẩm thông tin đầu ra. - Trong hoạt động quản lý, thông tin được xử lý ở nhiều khâu, nhiều tầng nấc, nhiều cấp khác nhau do đó cùng một thông tin có thể vừa là thông tin đầu vào của quá trình này vừa là thông tin đầu ra của quá trình khác nói cách khác nó vùa là nguyên liệu vừa là sản phẩm. - Ví dụ : Ủy ban nhân dân tỉnh H Gửi công văn đôn đốc nhắc nhở các huyện trong tỉnh đẩy mạnh công tác phòng chống dịch cúm gia cầm đã được triển khai. - Như vậy công văn đó chính là văn bản chứa thông tin đã được xử lý - nó là sản phẩm của ủy ban nhân dân tỉnh, Nhưng nó lại là nguyên liệu đối với các huyện, các đơn vị cấp dưới, vì sau khi nhận được công văn thì các ủy ban nhân dân huyện bắt đầu phân tích thông tin trong công văn của tỉnh và ra quyết định thực hiện công văn đó xuống cấp dưới. 2.Thông tin trong quản lý và việc ra quyết định ảnh hưởng qua lại: - Việc phân cấp quản lý cho thấy hoạt động quản lý ở mỗi cơ quan, tổ chức được chia thành bốn mức là : chiến lược, sách lược, tác nghiệp và thừa hành . + Các dự liệu ở mức thừa hành ( tác nghiệp trực tiếp ) được xử lý và cung cấp cho việc làm quyết định ở mức giám sát bộ phận ( giám sát tác nghiệp), từ đó thông tin chuyển tiếp để phục vụ cho việc làm quyết định ở các mức sách lược và chiến lược. + Nhà quản lý ở mức chiến lược xác định các chiến lược dài hạn, đặt ra các mục tiêu của cơ quan, tổ chức và đường lối nhất quán với mực tiêu đó. + - Nhà quản lý ở mức chiến lược phải có tầm nhìn bao quát cả cơ quan, doanh nghiệp và môi trường kinh doanh, xã hội, và nhìn theo chiều lâu dài. + - Do đó, yêu cầu xử lý thông tin mang tính tổng hợp, dự phòng , không có cơ cấu cố định, có khi được đòi hỏi bất thường và trả lời nhanh. + Nhà quản lý ở mức sách lược chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu và đường lối ở mức chiến lược ấn định.Để làm được việc nầy, nhà quản lý ở mức sách lược phải xác định các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện. + - Họ có tấm nhìn chiến thuật, bao quát đơn vị, các chi nhánh nội bộ nhng ít chú ý tới môi trường bên ngoài và thường nhìn tương đối lâu đài. + - Yêu cầu xử lý thông tin của tầng này mang tính nửa tổng hợp, nửa cơ cấu, đôi khi cũng cần có dự phòng. + - Nhìn chung tầng này thường làm việc theo kế hoạch, theo sự phối hợp đã được đặt ra từ trước và bám sát vào sự vận hành của tổ chức và bắt đầu mang một sức ì nào đó trước các tác động từ bên ngoài. + Nhà quản lý và nhu cầu thông tin ở mức tác nghiệp: + - Nhà quản lý có các nhiệm vụ đã được định rõ, có thể kéo dài cả ngày, cả tuần… + - Nhìn chung nhiệm vụ của họ ở mức ngắn hạn.
  3. + - Yêu cầu của họ thường bao gồm các phản hồi hoạt động. thông tin có sẵn ở mức tác nghiệp thường được xác định. + - Ở mức tác nghiệp, đánh giá cá nhân và trực giác chỉ đóng vai trò có giới hạn trong quy trình ra quyết định. + Nhà quản lý ở mức thừa hành: + - Các dự liệu ở mức thừa hành dược xử lý và cung cấp cho việc ra quyết định ở mức giám sát bộ phận. + - Ở mức này, nhân viên thực hiện các công việc sự vụ hàng ngày, lặp đi lặp lai … + - Yêu cầu xử lý thông tin mang tính thường xuyên. Câu 3 : Phân loại thông tin trong quản lý.Minh họa bằng thực tế. 1.Phân loại thông tin trong quản lý: - Hoạt động quản lý bao gồm các khâu : phân tích, dự đoán, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra.Để thực hiện mỗi khâu và để toàn bộ quá trình được tiến hành nhịp nhàng, có kết quả, không thể thiếu vật liệu cơ bàn là thông tin. - Có nhiều loại thông tin khác nhau, mỗi loại thông tin đều có biểu hiện riêng, đều mang những đặc thù riêng và yêu cầu riêng về phạm vi, hiệu quả, cách thức sử dụng, và khai thác cũng như vai trò, tác dụng nhất định trong thực tiễn. 1.1 Theo yêu cầu sử dụng: - Thông tin chỉ đạo: thể hiện qua những quyết định nhằm tác động, điều chỉnh hoạt động của một hoặc một số lĩnh vực theo yêu cầu của quản lý.Thường là những mệnh lệnh văn bản quy định về một hoặc nhiều vấn đề cụ thể trong quản lý. - Thông tin báo cáo: thể hiện qua những số liệu phân tích, tổng hợp mô tả điễn biến đặc điểm của một lĩnh vực hoạt động. - Thông tin lưu trữ : thông tin lưu trữ là những văn bản, bảng biểu, số liệu, hình ảnh , băng địa…có ghi nội dung lưu trữ làm cơ sở phục vụ cho hoạt động tương lai. 1.2 Theo chức năng : - Thông tin pháp lý: bao gồm những thông tin thuộc quy phạm pháp lý của nhà nước quy định về chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ và các vấn đề liên quan đến đối tượng chịu sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. + Thông tin pháp lý mang tính cố định hoặc tương đối cố định có giá trị trong một thời gian xác định - Thông tin thực tiễn : bao gồm những thông tin phản ánh về hiện trạng hoạt động của đối tượng quản lý, những thông tin phát sinh trong quá trình hoạt động và những thông tin khách quan nảy sinh trong quá trình hoạt động của quản lý nhà nước. + Về nguyên tắc thông tin thực tiễn phải thể hiện khách quan, phù hợp với quy luật phát triển, bảo đảm tính chính xác đầy đủ kịp thời ảnh hưởng tới quá trình vận động, phát triển của đối tượng quản lý. - Thông tin dự báo : là những thông tin về sự vật hiện tượng sự việc có khả năng sảy ra để phục vụ cho việc phân tích tình hình. 1.3 Theo vị trí : - Thông tin gốc : là thông tin vốn có thể hiện bản chất của đối tượng quản lý hoặc những thông tin xuất hiện do nhu cầu của quá trình quản lý có giá trị nền tảng, cơ sở cho sự hoạt động của những thông tin khác. - Thông tin phát sinh : là thông tin xuất hiện trong quá trình hoạt động của hệ thống, là sản phẩm của quá trình thực tiễn nầy sinh từ hệ thống thừa hành trong hệ thống quản lý. - Thông tin kết quả: là những thông tin phản ánh kết quả của quá trình xử lý thông tin, thể hiện dưới dạng số liệu tổng hợp, thống kê, dự báo , … - Thông tin tra cứu: là những thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của hệ thống, được cất giữ ( lưu trữ) và khai thác sử dụng phục vụ cho nhu cầu quản lý của hệ thống. 1.4 Theo đặc điểm – tính chất: - Thông tin kinh tế.
  4. - Thông tin văn hóa – tư tưởng. - Thông tin khoa học – kỹ thuật và công nghệ. - Thông tin chính trị. - Thông tin an ninh quốc phòng. - Thông tin ngoại giao và quốc tế. - ……………………………. 1.5 Theo tính ổn định : - Thông tin được quy ước thành không đổi. - Thông tin biến đổi. 1.6 Theo phương hướng chuyển động: - Thông tin vào. - Thông tin ra. - Thông tin trung gian. Câu 4 : Đặc trưng của thông tin trong quản lý hành chính nhà nước.Chu trình quản lý thông tin trong quản lý hành chính nhà nước. Liên hệ thực tế. 1.Đặc trưng thông tin trong quản lý hành chính nhà nước: - Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước cũng là một loại thông tin của quản lý nên nó mang đặc điểm của thông tin trong quản lý. + Thông tin vừa là nguyên liệu vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. + Thông tin không bị mất đi trong quá trình sử dụng mà nó còn được nhân lên. + Giá trị của thông tin chỉ được phát huy khi chủ thể và khách thể đều biết và thực hiện theo nội dung của thông tin. + Thông tin là tài sản của quốc gia. - Bên cạnh đó, thông tin trong hành chính nhà nước mang một số đặc trưng sau: + Thông tin mang độ tin cậy cao. + Thông tin mang tính đầy đủ. + Thông tin mang tính chính thức. + Mức độ dễ tiếp cận của thông tin. 2.Chu trình quản lý thông tin trong quản lý hành chính nhà nước: - Xác định nhu cầu của thông tin : + Là yếu tố cần thiết lập kế hoạch một cách hợp lý nên rà soát lại các công thông tin. - Bào đảm tính sắn có của thông tin cần thiết, cần phải trả lời những câu hỏi : + Thông tin cần thiết đã có sẵn hay chưa. + Nếu đã có thì có thể truy cập ở đâu và bằng cách nào. + Nếu chưa có thì có thể tạo ra thông tin đó được không và ai là người tạo ra nó. - Thu nhận và quản lý thông tin: + Thông tin yêu cầu cần được xác định rõ ràng. + Trách nhiệm quản lý cần được xác định và phân công rõ ràng. + Phương tiện nào và công cụ thiết bị nào được sử dụng trong từng trường hợp + Cần phải phân tích chi phí – lợi ích. + Việc truy cập thông tin đã được thu thập cần phải được quy định cẩn thận. - Xếp thông tin: + Thường xuyên xem xét lại các thông tin đã được thu thập được, đối chiếu với cấu trúc, chức năng , nhiệm vụ của cơ quan. + Thông tin cần được sắp xếp ở những vị trí xác định phù hợp với các chiến lược sắp xếp của nhà nước. Câu 5 : Trách nhiệm của nhà quản lý đối với vấn đề quản lý thông tin: - Các nhà quản lý thông tin ngày càng nhận ra rằng thông tin chính là một trong những tài sản quý giá và đắt tiền của nhà nước, từ đó họ có ý thức được sự cần thiết phải chú ý nhiều hơn nữa cho việc tổ chức và quản lý thông tin trong tương lai. - Hiểu được các khái niệm và lợi ích của nhà quản lý: + Nhà quản lý cấn đặt ra câu hỏi và tự tìm cách giải đáp chúng như quản lý thông tin như thế
  5. nào để có thể cải tiến việc phục vụ công chúng, giảm chi phí tối đa các đầu tư vào công nghiệp. + Nắm được chi phí và giá trị liên quan của thông tin như là một trong những yếu tố cơ bản tạo ra các quyết định quản lý hỗ trợ các mục tiêu hoạt động. + Biết cách xác định những mục tiêu cụ thể , cần thường xuyên đưa ra các câu hỏi như: thông tin nào là cần thiết có thể đáp ứng các mục tiêu hoạt động, thông tin đó đã có những tư liệu hiện có hay chưa, trong quy trình hoạt động có kiểm tra trước tiên xem thông tin đó đã có sẵn trong nội bộ hay từ bên ngoài. Phải chi phí bao nhiêu để tạo ra, để thu thập, lưu trữ , phổ biến và sử dụng thông tin. - Hiểu rõ vai trò trách nhiệm của nhà quản lý đối với việc quản lý thông tin, tự việc lập kế hoạch, đến việc sử dụng chia sẻ bảo quản và giữ gìn thông tin. + Hiểu rõ tầm quan trọng nắm vững các yêu cầu chiến lược của quản lý thông tin. + Xác định được chính xác, đầy đủ đâu là thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý. + Cụ thể phải thường xuyên đặt ra các câu hỏi như: + - Đã kiểm tra sự thích hợp , tính chính xác và tính kịp thời của thông tin được sử dụng trong phạm vi của mình chưa. + - Có đảm bào rằng thông tin thích hợp có thể được truy cập tới dễ dàng đối với công chức cũng như công chúng. + - Vấn đề lưu trữ cũng như vấn đề hủy bỏ thông tin như thế nào. + - Có tìm kiếm các cơ hội để thu lại các chi phí thu thập và xử lý thông tin qua việc bán hoặc cấp giấy phép khai thác thông tin một cách hợp lý. - Phải biết cách đưa ra các quyết định chiến lược để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của quản lý + Cách tiếp cận cơ bản để nhận ra nhu cầu của thông tin. + Cách tiếp cận cơ bản trong việc xây dựng một kế hoạch chiến lược đối với nhà quản lý thông tin. + Cách kết hợp việc lập kế hoạch thông tin chiến lược với việc lập kế hoạch chương trình. + Cách thức và phương pháp nhằm lợi dụng các hệ thống chung và kinh nghiệm của các tổ chức khác trong việc triển khai các hệ thống. - Hiểu được vai trò quản lý thông tin và chuyển giao công nghệ. + Nên đặt ra và trả lời câu hỏi: + - Chuyên gia cao cấp về công nghệ thông tin nên được sắp xếp vào vị trí nào. + - Khi nào một nhà quản lý chương trình nên thào luận hoặc đòi hỏi các chuyên gia quản lý thông tin tham gia vào một vấn đề hoạt động. + - Liệu tổ chức của bạn có tuân thủ triệt để các tiêu chuẩn, các kế hoạch đã xây dựng cho sự thay đổi công nghệ.và có tổ chức đào tạo nhân viên của mình không. + - Liệu tổ chức của bạn có cung cấp đầy đủ thông tin, các công cụ, các quy trình cho cá nhân riêng lẻ và các nhóm làm việc một cách riêng rẽ hay tập thể không. - Các chuyên gia quản lý thông tin trong quản lý hành chính nhà nước cần phải biết: + Làm thế nào đề xây dựng một tổ chức quản lý thông tin và quản lý các chuyên gia công nghệ. + Làm thế nào để cung cấp cho các nhà quản lý các phương án khả thi và lời khuyên về việc đầu tư các hệ thống và công nghệ. + Làm thế nào để quản lý các dự án và các hợp đồng về quản lý thông tin. Câu 6: Trình bầy hiểu biết của anh ( chị ) về vấn đề tổ chức thông tin trong hệ thống quản lý nhà nước: - Xét một cách tổng thể của hoạt động quản lý nhà nước, hệ thống thông tin phục vụ quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở 3 tuyến chính. + Tuyến tổng thể : quản lý nhà nước trên phạm vi quốc gia. + Tuyến theo lĩnh vực: quản lý nhà nước theo nghành. + Tuyến theo lãnh thổ : quản lý nhà nước theo địa phương. - Yêu cầu :
  6. + Hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước phải đảm bảo tính hệ thống thông suất từ trung ương tới cơ sở. + Đảm bảo tính chuyên sâu của từng lĩnh vực quản lý cũng như của từng cấp quản lý cụ thể. - Hệ thống thông tin toàn quốc bao gồm từ chính phủ đến các địa phương, bộ nghành. + Chức năng : đảm bảo mối quan hệ và liên lạc về thông tin thông suốt, thống nhất đồng bộ trên cả nước. + Vai trò : + - Là ngân hàng dữ liệu về pháp luật, văn bản quy phạm của nhà nước. + - Là trung tâm của quản lý. + - Cung cấp và đáp ứng mọi nhu cầu về thông tin, tạo cơ sở chặt chẽ, nghiêm túc cho việc ban hành những quy định pháp lý mang tính khoa học. + Nhiệm vụ: Truyền nhận thông tin. + - Truyền thông tin chỉ đạo. + - Truyền thông tin báo cáo. - Hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu quản lý của các địa phương. + Chức năng: + - Phục vụ nhu cầu quản lý địa phương. + - Tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý nhà nước. + Yêu cầu: + - Đảm bảo tính thống nhất, tập trung của nhà nước từ trung ương tới địa phương. + - Phải biết kết hợp, phát huy tính năng động sáng tạo bên cạnh tính tự chủ, truyền thống của từng địa phương trong khuân khổ pháp luật nhà nước quy định. + Hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu quản lý của các địa phương gồm : + - Các trung tâm thông tin thuộc tỉnh, thành phố. + - Các thành phần trong hệ thống nằm ở các quận, huyện, thị xã - Hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước của các bộ, nghành: + Chức năng: Phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước ở mỗi bộ nghành. + Yêu cầu: + - Đảm bảo mối liên lạc thông tin hai chiều trọng phạm vi của bộ, nghành. + - Đảm bảo thực hiện những hoạt động trao đổi thông tin với các trung tâm thông tin thuộc hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu quản lý theo quy định của nhà nước. + Bao gồm: + - Các trung tâm thông tin trực thuộc hoặc nằm cạnh văn phòng bộ, nghành. + - Các thành phần trong hệ thống gồm các hệ thống làm ở cơ sở . Câu 8: Một số hệ thống thông tin ứng dụng ở việt nam.Liên hệ thực tế: 1.Hệ thống phầm mềm quản lý công văn : - Tính năng chung: + Quản lý hệ thống công văn đi – đến trong hoạt động hàng ngày của cơ quan. + Theo dõi quá trình xử lý, giải quyết công văn,do các đơn vị chức năng các cá nhân thực hiện. + Cung cấp khả năng khai thác,tìm kiếm công văn theo các tiêu chí ( tên loại,thời gian, vấn đề, đơn vị gửi/nhận) hoặc theo nội dung trong trích yếu. + Cung cấp các báo cáo thống kê,tổng hợp tình hình giải quyết công việc thông qua hệ thống công văn đi – đến. - Quy mô của hệ thống: + Mạng nội bộ trong cơ quan, cho phép tất cả các đơn vị chức năng tham gia sử dụng , phân quyền sử dụng theo chức năng. + - Quyền cấp nhật dữ liệu ( đơn vị chức năng). + - Quyền xử lý và giải quyết theo chức năng ( đơn vị chức năng). + - Quyền khai thác, tìm kiếm ( tất cả mọi người). + - Quyền bảo mật ( lãnh đạo). + - Quyền theo dõi, xử lý báo cáo tổng hợp ( lãnh đạo).
  7. - Chức năng cập nhật dự liệu ban đầu : + Bộ phận văn thư / chánh – phó chánh văn phòng ( hoặc phòng hành chính). + Chức năng cập nhật dữ liệu bổ sung, kết quả xử lý, giải quyết, chao đổi, chia sẻ, thông tin trong quá trình giải quyết. + Các đơn vị chức năng. + Lãnh đạo cơ quan. + Khai thác, sử dụng. + Khai thác tìm kiếm công văn đi / đến theo yêu cầu. + Theo dõi xử lý/ giải quyết công việc thông qua hệ thống công văn đi – đến theo yêu cầu ( tên loại,thời gian, vấn đề,đơn vị gửi/nhận,tính chất…) 2.Hệ thống trang thông tin điện tử của cơ quan ( Web nội bộ): - Tính năng chung: + Là hệ thống kết nối hoạt đông cơ quan, cung cấp thông tin,là công cụ trao đổi/chia sẻ thông tin trong hoạt động của cơ quan. + Cung cấp thông tin chung về cơ quan,các mảng hoạt động cần thông báo, những chủ trương trong từng thời kì ( tầm nhìn,chiến lược,mục tiêu chung của cơ quan trong từng thời kỉ.) + Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của cơ quan,hàng tuần/ngày,chỉ đạo, tóm tắt ý kiến của các cuộc họp/hội nghị (tùy theo yêu cầu thông báo,thông tin),kế hoạch hoạt động chung,trách nhiệm thực hiện/hoàn thành công việc của các đơn vị chức năng. + Lịch điện tử: lịch họp,lịch làm việc,công tác,tiếp khách...hàng ngày/tuần; trách nhiệm về nội dung, thành phần địa chỉ,yêu cầu đối với các đơn vị/cá nhân tham gia. + Nhắc việc : có thể sử dụng một số mục trên trang thông tin để nhắc việc hoặc gây chú ý. + Theo dõi quá trình hoạt động theo công việc/hoặc các đơn vị chức năng/hoặc theo các chương trình dự án ( kế hoạch hoạt động,trách nhiệm,kết quả cần phải đạt được,kết quả thực tế, đánh giá. + Cung cấp báo cáo định kỳ. + Thư điện tử phục vụ trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị cá nhân trong cơ quan. + Hội nghi điện tử : Tổ chức họp qua mạng cho một số hoạt động đòi hỏi tính thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các nhóm, giữa một số đơn vị chức năng. - Cập nhật thông tin: + Mội loại thông tin đều phải có địa chỉ chịu trách nhiệm về nội dung , độ chính xác và tin cậy. Cá nhân, đơn vị được phân quyền mới cập nhật đưa thông tin vào hệ thống được và phải đảm bảo tính cập nhật thông tin liên tục. + Đơn vị chuyên trách chịu trách nhiệm biên tập thông tin ( bảo đảm tính chính xác,cập nhật,chuẩn mực, độ tin cậy). - Các đơn vị chức năng: + Theo trách nhiệm phân công cụ thể và từng loại thông tin đưa vào hệ thống. - Khai thác và sử dụng: + Cho phép người sử dụng có thể truy cập từ bất kì đâu thông qua tên miền,( đăng kí chính thức) hoặc chỉ sử dụng tại các hệ thống mạng của cơ quan. + Tất cả các cá nhân được cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu tham gia vào hệ thống. + Mọi người đều có thư điện tử riêng. 3 Hệ thống phần mềm quản lý chuyên nghành: - Được xây dựng phục vụ cho các hoạt động mang tính chuyên nghành của cơ quan.Số lượng phần mềm,tính năng, biểu mẫu cung cấp thông tin phục vụ cho các mục tiêu khác nhau ( chuyên nghành, lãnh đạo,nhu cầu sử dụng chung) được thiết kế tùy theo tính năng, tác dụng của từng loại công việc. - Ví dụ : UBND cấp Huyện có thể xây dựng phần mềm mang tính chuyên nghành. - Phần mềm quản lý quy trình hồ sơ “ một cửa” phục vụ hoạt động giải quyết thủ tục hành chính “một cửa” do cấp huyện đảm trách. - Phần mềm quản lý các đối tượng thuộc chức trách : doanh nghiệp, dân cư , công trình ….
  8. 4.Hệ thống trang bị phổ biến thông tin: - Từ các hệ thống thông tin của cơ quan,chọn lọc những nội dung nào cần cung cấp cho nhu cầu sử dụng, khai thác thông tin. - Thông tin về các chủ trương, chiến lược phát triển của địa phương. - Thông tin về thủ tục hành chính do cơ quan đảm trách,thông tin hướng dẫn biểu mẫu khai báo , kết quả giải quyết. - Thông tin giải đáp, giải thích, trả lời các khách hàng về những vấn đề do cơ quan thực hiện,liên quan đến nhu cầu của họ. Câu 8 : Phân tích tính chất của thông tin trong quản lý.Liên h ệ th ực t ế: 1.Tính định hướng: - Thông tin luôn phán ánh mối quan hệ giữa nguồn tin và nơi nhân tin. - Trong quản lý kinh tế - xã hội, đó là mối quan hệ giữa người tạo ra và người sử dụng thông tin. - Quá trình thông tin luôn được định hướng trong điều kiện có người sử dụng , khái niệm thông tin sẽ mất ý nghĩa. - Thông tin phản ánh mối quan hệ giữa đối tượng được phản ánh và nơi nhận thông tin phản ánh. - Từ đối tượng được phản ánh tới chủ thể nhận phản ánh được coi là hướng thông tin, thiếu một trong hai thì thông tin không có hướng và thực tế không còn ý nghĩa của thông tin. - Thông tin phải có hướng không chung chung. 2.Tính tương đối : - Thông tin phản ánh một góc, một khía cạnh nào đó của đối tượng nghiên cứu. - Thông tin phải gắn với một thời điểm cụ thể. - Tính tương đối là trạng thái không đầy đủ của thông tin có nghĩa là mỗi thông tin nhận được phần lớn chỉ là sự phản ánh tương đối và không đầy đủ về sự vật và hiện tượng thông báo. 3.Tính thời điểm : - Thế giới luôn vận động,vì thế khi một ngư nhận được thông tin có nghĩa là đã có một thời gian để thông tin đi từ nơi phát đến nơi nhận. - Những biến đối phụ thuộc vào thời gian thông tin đi từ nơi phát đến nơi nhận , phụ thuộc cụ thể vào hiện tượng sự vật đang được xét. - Thông tin nhận được thưc ra chỉ là bức tranh trong quá khứ, thông tin chỉ có tính tức thời nên một thông tin báo cáo thường được ghi kèm ngày giờ… 4.Tính cục bộ: - Mọi thông tin đều gắn với một công đoạn trong quy trình, quá trình điều khiển một hệ thống cụ thể nào đó. - Như vậy thông tin chỉ có nghĩa thiết thực với chính công đoạn hay giai đoạn của quá trình hay quy trình mà nó phản ánh. - Khả năng thông tin đó vẫn còn ý nghĩa khi xem xét trong quy trình khác , tuy nhiên khả năng này rất nhỏ. 5.Tính đa dạng: - Thông tin có rất nhiều nói chung là vô hạn. - Cách thức để thể hiện thông tin cũng rất phong phú. - Có ba dạng cơ bản : văn bản, âm thanh, hình ảnh động… Câu 9 : Phân tích các tiêu chuẩn của thông tin trong quản lý.Liên hệ thực tế: 1.Tiêu chuẩn một : Thông tin phải đúng. - Thông tin phải chính xác, khách quan. - Muốn vậy phải có phương pháp thu thập thông tin một cách khoa học, để có thể thu thấp thông tin một cách khoa học cần hội đủ ba yếu tố : + Con người được huấn luyện,có hiểu biết,có ý thức làm việc nghiêm túc. + Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc thu thập truyền nhận và lưu trữ thông tin phải đồng bộ phù hợp với yêu cầu thực tế. + Phương pháp thu thập và xử lý phải khoa học, thích ứng với khả năng của trang thiết bị và
  9. trình độ của người sử dụng. 2.Tiêu chuẩn hai : Thông tin phải đủ. - Thông tin đủ nghĩa là phản ánh được tất cả các khía cạnh cần thiết. - Thông tin phải giúp chúng ta tái tạo về một bức tranh , một hình ảnh về đối tượng một cách trung thực. - Để có thông tin đủ, thì ngay từ đầu phải có định hướng đúng đắn, khách quan về công việc. Mọi công việc phải dựa trên phương pháp luận rõ ràng có khả năng thuyết phục. 3.Tiêu chuẩn 3 :thông tin phải kịp thời. - Thông tin kịp thời là phải thu thập đúng lúc,phản ánh đúng thức trạng của đối tượng ( theo không gian, thừi gian) để con người kịp phân tích,phán đoán, xử lý ngay nếu thấy cần thiết và có thể. - Thông tin mất tính kịp thời nhiều khi không giúp gì cho việc ra quyết định mà còn gây phiền toái rắc rối thậm chí còn có tác động tiêu cực - Thông tin kịp thời còn phụ thuộc vào trình độ khoa học ký thuật,công nghệ cụ thể … 4.Tiêu chuẩn bốn: - Thông tin phải gắn với quá trình, gắn với diễn tiến của sự việc nghĩa là phải được đặt trong một xâu chuỗi có trình tự hợp lý,giúp cho hoạt động tư duy của con người được rõ ràng,mạch lạc,và như vậy mới nhanh chóng có thể đạt tới những quyết định kịp thời và đúng đắn. - Nếu xét trong một hệ thống xử lý thông tin thì đây là một tiêu chuẩn tối quan trọng vì công nghệ càng hiện đại thì độ chuẩn xác càng cao do đó tinhd trạt tự và có tổ chức của thông tin luôn là điều kiện đầu tiên và không thể xem nhẹ. 5.Tiêu chuẩn 5 : Thông tin phải dùng được. - Thông tin phải dùng được nghĩa là phải có nội dung,có giá trị thực sự để có thể đóng góp dù ít dù nhiều cho việc phân tích,thống kê và ra quyết định và giá trị thực sự đó phải có thể nhận thấy và có thể đánh giá được trong các công đoạn cụ thể - Người ta thường nói tới việc lượng hóa thông tin và các phương pháp hóa tất cả nhằm khai thác khă năng dùng được của thông tin một cách tốt nhất. - Do lượng thông tin là vô hạn lên việc lọc thông tin là rất quan trọng và phức tạp và mang tính phương pháp luận. Câu 10: Trình bầy hiểu biết và phân tích vai trò của thông tin trong quản lý nhà nước: 1.Trình bày hiểu biết của thông tin trong quản lý nhà nước. - Như câu một. 2.Vai trò của thông tin trong quản lý nhà nước; - Nhận biết tổ chức và môi trường bên ngoài của tổ chức. - Thay đổi nhận thức hành vi của khách thể chủ thể. - Cung cấp đự liệu cho việc ban hành kiểm tra và thực hiện quyết định. - Góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý. - Góp phần gợi mở đối với tư duy lãnh đạo thông qua dự báo vấn đề. Câu 11 : TRình bầy hiểu biết về thông tin trong quản lý. Phân tích các đặc điểm thông tin trong quản lý.cho ví dụ minh họa. 1.Một số hiểu biết về thông tin trong quản lý: - Thông tin quản lý có thể được hiểu là những tín hiệu, những thông điệp tin tức mới, được thu nhận được hiểu và đánh giá bởi chủ thể quản lý và mục tiêu quản lý, cụ thể là mọi thông tin quản lý đều nhằm phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và nhằm đạt được mục tiêu của quản lý.Ngược lại mọi quyết định đều phải chứa đựng thông tin và sản phẩm của quyết định quản lý cũng chính là thông tin. - Cho nên cũng có quan niệm bản chất của quá trình quản lý là xử lý thông tin hoặc thông tin vừa là sản phẩm vừa là đối tượng của hoạt động quản lý. 2.Đặc điểm của thông tin trong quản lý: - Đặc điểm một : Thông tin quản lý khác với tin tức thông thường của các của các phương tiện truyền thông.Thông tin quản lý đòi hỏi người nhận phải hiểu đúng ý nghĩa thông điệp.Bởi vậy thông tin quản lý bên cạnh tính thông điệp còn phải có địa chỉ cụ thể của người
  10. gửi và người nhận, phải có tác dụng giúp người nhận ra quyết định quản lý, làm thay đổi trạng thái bất động của hệ thống. - Đặc điểm hai : Thông tin quản lý là sản phẩm của lao động quản lý, đồng thời là những thông điệp tin tức có lợi cho hệ thống quản lý,( tức là tác dụng cho việc ra quyết định và thực hiện mục tiêu quản lý).Giống như tri thức và nhiều sản phẩm trí tuệ, giá trị thông tin của thông tin quản lý không bị mất đi mà thậm chí còn được tăng lên trong quá trình tiêu dùng, thông tin quản lý rất dễ sao chép và nhân bản,những giá trị kinh tế của thông tin quản lý lại có xu hướng giảm dần theo thời gian. - Đặc điểm ba: Thông tin quản lý gắn liền với quyền uy, quyền lực lãnh đạo.Trên bình di ện xã hội,việc nắm giữ thông tin đại chúng được xem như quyền lực thứ 4, nhiều khi quyền lực của nó còn mạnh hơn những quyền lực cơ bản trong cơ cấu tam quyền phân lập.Trong lĩnh vực kinh tế trong thời đại kinh tế tri thức, những Nghành sử dụng thông tin nhiều để tạo ra những sản phẩm có hàm lượng thông tin cao đều chở thành những nghành có vai trò nagyf càng quan trọng. + Một bộ phận quan trọng của thông tin là thông tin phục vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước.Thông tin trong quản lý nhà nước là cơ sở khoa học đảm bảo tính pháp lý,thực hiện đúng đường lối,chính sách,đảm bản tính hiệu quả cho quyết định quản lý nhà nước. Câu 12 : So sánh và phân tích việc khai thác và xử lý thông tin truyền thống ( văn bản ) và thông tin hiện đại ( số hóa ).ví dụ minh họa. 1.Thông tin ở dạng truyền thống: - Được chứa đựng trong một vật cụ thể nào đó. - Được tìm thấy ở những vị trĩ xác định. + Hệ thống hồ sơ lưu trữ. + Thư mục tại thư viện. - Quản lý thông tin có nghĩa là quản lý các thư mục cụ thể, khá cững nhắc. - Để tìm kiếm được thông tin chúng ta cần có sự hỗ trợ của những người có trách nhiệm. - Ví dụ : Để mượn quyển sách vừa ý trên thư viện,chúng ta phải tra quyển sách đó trong các thư mục. 2.Thông tin ở dạng số hóa. - Không có dạng thức cố định. - Có thể tìm thấy ở bất cử đâu, đặc biệt là Internet. - Phương thức quản lý linh hoạt. - Tìm kiếm dễ dàng. - Ví dụ : Muốn tìm kiếm các học thuyết quản lý trên thế giới, chúng ta có thể thông qua các phương tiện như Internet để tìm kiếm sẽ rất nhanh chóng và đơn giản. Câu 13 : Trình bày hiểu biết của anh ( chị ) về hệ thông thông tin quản lý.Trong một số tổ chức thường có những hệ thống thông tin quản lý nào. 1.Hệ thống thông tin quản lý: - Hệ thống là tập hợp nhiều phần tử ( đối tượng) có mối liên hệ tương tác với nhau, ràng buộc nhau một cách có quy luật để tạo thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện một số chức năng hay một số mục tiêu nhất định. - Hệ thống thông tin quản lý là một hệ thống hợp nhất các cơ sở dưc liệu và các dòng thông tin làm tối ưu hóa cho việc thu thập,phân tích,lưu trữ, truyền dẫn và trình bầy thông tin trong một tổ chức nhiều cấp, có nhiều thành phần thức hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu thống nhất của hoạt động quản lý. - Các nhiệm vụ của hệ thống thông tin quản lý: + Làm cơ sở cho việc ra quyết định. + Thống nhất hóa thông tin. + Bản chất của vấn đề là tổng hơp thông tin. + Giảm bớt khó khăn,nhiễu của thông tin. - Đặc trưng của hệ thoongt thông tin quản lý: + Hỗ trợ chức năng xử lý dữ liệu trong các hoạt động nghiệp vụ từ giao dịch đến phân tích,
  11. lữu trữ và ra quyết định. + Sử dụng các cơ sở dữ liệu thống nhất,có nhiều chức năng xử lý dự liệu. + Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý,tạo điều kiện cho họ thâm nhập vào các cơ sở dự liệu. + Đủ mềm dẻo dể có thể thích ứng được với những thay đổi ở mức độ nhất định về quy trình xử lý và nhu cầu của thông tin. + Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu và an toàn cho hệ thống,hạn chế việc thâm nhập của những người không có thẩm quyền. - Các lợi ích của hệ thống quản lý thông tin: + Tâp hơp ưu thế của tất cả các hệ thống thông tin khác nhau hiện có và phối hợp các hoạt động cần thiết phục vụ cho việc quản lý,biến quy trình xử lý, sử dụng, khai thác thông tin thành một nguồn lực có giá trị trong tổ chức. + Đóng vai trò như một phân hệ trong sản xuất kinh doanh,nếu xét trong một doanh nghiệp. + Đề xuất những phương án chính thức để hiện thực hóa,việc quản lý thông tin chính xác và kịp thời. + Từng bước hình thành một hệ thống thông tin quản lý có thể có nhiều hệ con. + Một hệ thống thông tin quản lý khác bất kỳ một hệ thống xử lý thông tin chuyên biệt ở chỗ. + - Cơ sở dự liệu của một hệ thống thông tin quản lý cho phép linh hoạt cao. + - Có khả năng thích ứng các luồng thông tin + - Hệ thống thông tin quản lý phục vụ các nhu cầu thông tin của mọi cấp quản lý. + - Các nhu cầu thông tin của việc quản lý được hỗ trợ trên một cơ sở kịp thời. 2.Trong một tổ chức thường có những hệ thống thông tin quản lý sau: - Hệ thống thông tin nhằm hỗ trợ cho các quyết định có liên quan đến các vấn đề có cấu trúc chặt chẽ như khi nào phải bổ sung kho vật tư, - Thông thường trong một doanh nghiệp có 4 hệ thống thông tin được quan tâm như : + Hệ thống thông tin thương mại ( tiếp thị, quảng cáo…) + Hệ thống thông tin quản lý sản xuất ( cung ứng nguyên vật liệu,tổ chức sản xuất… + Hệ thống thông tin quản lý tại vụ ( kế toán, tài chính…) + Hệ thống thông tin quản lý nhân sự. Câu 14: Khái niệm hệ thống thông tin quản lý.Giới thiệu một số hệ thống thông tin quản lý trong lĩnh vực công.Trình bày cách thức điều chỉnh hoạt động tổ chức thông qua hệ thống thông tin quản lý. 1.Khái niệm hệ thống thông tin quản lý: - Hệ thống là tập hợp nhiều phần tử ( đối tượng) có mối liên hệ tương tác với nhau, ràng buộc nhau một cách có quy luật để tạo thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện một số chức năng hay một số mục tiêu nhất định. - Hệ thống thông tin quản lý là một hệ thống hợp nhất các cơ sở dưc liệu và các dòng thông tin làm tối ưu hóa cho việc thu thập,phân tích,lưu trữ, truyền dẫn và trình bầy thông tin trong một tổ chức nhiều cấp, có nhiều thành phần thức hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu thống nhất của hoạt động quản lý. 2.Một số hệ thống thông tin quản lý trong lĩnh vực công: - Mang tin học diện rộng của chính phủ: + Mang tin học diện rộng của chính phủ được xây dựng theo quyết định số 280.TTg 29/04/1997 của thủ tướng chính phủ,được thiết kế và xây dựng theo kiến trúc phân cấp của các cơ quan hành chính nhà nước và được chia theo các mức + - Mức A : cấp chính phủ. + - Mức B : Cấp bộ, tỉnh. + - Mức C : Cấp sở ban nghành, huyện, thị,hoặc cục đơn vị thuộc bộ. + - Mức D : cấp xã, phường. + Tại mức A và B sẽ hình thành các trung tâm tích hợp dữ liệu.
  12. + Các đơn vị hành chính cấp bộ, cấp tỉnh sẽ liên kết với nhau qua trung tâm mạng tin học diện rộng của chính phủ. + Các đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ liên kết với nhau qua trung tâm mạng tin học diện rộng của văn phòng HĐND và UBND. + Các đơn vị thuộc bộ,sở ban nghành thuộc tỉnh liên kết với bộ thông qua mạng diện rộng của tỉnh và chính phủ. + Mạng tin học diện rộng của CP ( goi là CPNET) đã được thiết kế theo kiến trúc chung của hệ thống tin học hóa quản lý nhà nước bao gồm: + - Một trục truyền thông bắc – nam + - 35 đường ISDN nối 35 cơ quan + - Kết nối 63 văn phòng HĐND,UBND cấp tỉnh với mạng CPNET; nhiều UBND tỉnh đã mở rộng mạng của chính phủ xuống các cơ quan cấp sở, ban, huyện,thị xã, phường. 3.Cách thức điều chỉnh hoạt động của tổ chức thông qua hệ thống tin học quản lý: - Trước kia khi hệ thống thông tin, truyền thông chưa phát triển, người dân chưa đưa ra các câu hỏi cho thủ tướng chính phủ thì phải viết thư hoặc đến tận văn phòng chính phủ rất lâu và khó khăn.Nhưng ngày nay mọi người dân có thể hỏi và nhân câu trả lời của thủ tường ngay tại nhà mình. Thủ tướng có thể tiếp xúc với nhân dân ngay tai văn phòng chính phủ,như vậy công tác tiếp dân có sự thay đổi về hình thức.Do đó hoạt động của các cán bộ,công chức cũng phải thay đổi theo. - Trước đây văn bản chủ yếu là viết tay,soạn thảo trên máy chữ.chưa có quy định chuẩn về cách thức nhưng ngày nay các văn bản pháp lý đều là soạn thảo trên máy tính điện tử,có quy định chặt chẽ về thể thức và nội dung văn bản. - Tóm lại,cách thức điều chỉnh hoạt động của tổ chức thông qua hệ thống thông tin quản lý theo hướng áp dụng khoa học,công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và tác nghiệp một cách có hiệu quả nhất. Câu 15 : Những yếu tố cấu thành hệ thống thong tin quản lý.Mô tả hoạt động của tổ chức hệ thống thông qua hệ thống thông tin quản lý. 1.Yếu tố cầu thành hệ thống thông tin quản lý: - Hệ thống thông tin quản lý là một hệ thống hợp nhất các cơ sở dưc liệu và các dòng thông tin làm tối ưu hóa cho việc thu thập,phân tích,lưu trữ, truyền dẫn và trình bầy thông tin trong một tổ chức nhiều cấp, có nhiều thành phần thức hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu thống nhất của hoạt động quản lý. - Hệ thống thông tin quản lý được cấu thành bởi các yếu tố : con người, máy tính, phần mềm, thủ tục, dự liệu và mạng máy tính. + Con người là các cán bộ, công chức nhà nước, các cán bộ,công nhân kỹ thuật trong các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương xuống địa phương.Đây là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống thông tin quản lý,nếu không có yếu tố này thì hệ thống thông tin không thể vận hành được. + Máy tính và các thiệt bị kỹ thuật: là cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống thông tin quản lý,Sự phát triển công nghệ thông tin hiện đại đã góp phần làm cho việc xử lý thông tin ngày càng nhanh chóng,chính xác và an toàn.Trong lĩnh vực quản lý nhà nước cũng áp dụng để xử lý và soạn thảo văn bản. + Phần mềm : là các chương trình ứng dụng được viết dưới dạng một ngôn ngữ nhất định Ví dụ : Bộ phần mềm Microsoft office. + Thủ tục : là trình tự các bước vận hành và sử dụng hệ thống thông tin quản lý ( thủ tục được pháp luật quy định). + Dữ liệu : là các dạng vật chất chứa thông tin.Trong hệ thống thông tin quản lý có các kho dữ liệu CSDL ở cấp quốc gia, địa phương, bộ, nghành…. Và trong nội bộ cơ quan. 2 Mô tả hoạt động của tổ chức thông qua hệ thống thông tin quản lý: - Sở nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh,thuộc sự chỉ đạo và điều hành về chuyên môn của Bộ nội vụ. - Sở nội vụ thực hiện chức năng quản lý về cán bô, công chức, thi đua – khen thưởng, tổ
  13. chức phi chính phủ, … - Giám đốc sở nội vụ chịu trách nhiệm quản lý về hoạt động của cơ quan mình.Hoạt động dựa trên cơ sở chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn,của mình và được quy định và lưu trữ trong kho dự liệu của tỉnh, quốc gia. - Trong sở nội vụ,có trung tâm thông tin, trung tâm này nhận thông tin chỉ đạo của bộ nội vụ,của ủy ban nhân dân tỉnh và chuyển báo cáo lên các cơ quan này.Nhận thông tin tự quận, huyện, phòng, ban và đưa thông tin chỉ đạo về chuyên môn lĩnh vực quản lý. - Sở nội vụ có xây dựng cơ sở dữ liệu riêng trong sở mình,đó là những tư liệu thống kê về số lượng cán bộ,công chức, viên chức trong tỉnh… Những hồ sơ cán bộ,… - Khai thác các cơ sở dự liệu của bộ như : các văn bản của bộ ban hành, số liệu thống kê,dự liệu tiêu chuẩn nghành do bộ ban hành… - Khai thác các cơ sở dự liệu của tỉnh: hệ thỗng các văn bản do UBND tỉnh ban hành,hệ thống các cở sở dữ liệu khác… Câu 16: Giải thích cách quản lý và điều hành một tổ chức thông qua hệ thống thông tin.Những yếu tố nào trong tổ chức có ý nghĩa quyết định đến hệ thống thông tin trong tổ chức. 1.Giải thích cách quản lý và điều hành một tổ chức thông qua hệ thông thông tin: - Ví dụ về hoạt động của văn phòng ủy ban nhân dân quận + Hoạt động của tổ chức này rất đặc thù, nó đóng vai trò là đầu mối thông tin mọi thông tin hoạt động trong tổ chức đều phải qua tổ chức này. + Văn phồng ủy ban nhân dân có nhiệm vụ : soạn thảo các văn bản quản lý nhà nước, lưu trữ văn bản, hồ sơ, tư vấn, cho lãnh đạo,sắp xếp lịch công tác cho lãnh đạo… nhưng chức năng quan trọng là nhận thông tin từ ngoài vào, xử lý thông tin sơ bộ,và báo cáo lãnh đạo, nhận thông tin chỉ đạo của lãnh đạo gửi tới các cá nhân, tổ chức, đơn vị, có liên quan. + Để thực hiện được chức năng đó, văn phòng phải thông qua hệ thống thông tin quản lý : cán bộ, nhân viên văn phòng, hệ thống máy tính, thiết bị văn phòng, mạng nội bộ, các phần mềm hoạt động và các cơ sở dữ liệu của nội bộ cơ quan, của quốc gia. + Ví dụ : Khi văn phòng nhận được công văn đề nghị yêu cầu của một phường trong quận, khi công văn được chuyển tới thì có nhân viên nhận và văn phòng đọc, kiểm tra nội dung của văn bản, xác định những văn bản có liên quan đến nội dung văn bản trong kho dự liệu và lên lịch để trình lãnh đạo xem xét. Sau khi lãnh đạo xem xét và có ý kiến trả lời văn phòng thì tiến hành soạn thảo công văn trình lãnh đạo ký, văn thư đóng dấu, sau đó lưu trữ một bản và gửi đến cơ quan yêu cầu. Quá trình này có thể do một cán bộ văn phòng thực hiện. 2.Con người – yếu tố có ý nghĩa quyết định thông tin trong tổ chức. - Yếu tố con người trong tổ chức có ý nghĩa quyết định đến hệ thống thông tin trong tổ chức . Vì mọi hoạt động đều do cán bộ cụ thể tiến hành và việc hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc vào năng lực trình độ, tinh thần làm việc của cán bộ, công chức. - Máy móc phương tiện có đầy đủ, cơ sở dữ liệu có đầy đủ mà con người không biết vận hành, khai thác thì cũng không làm được việc.Do vậy, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực là một công việc quan trọng để ngày càng phát triển hệ thống thông tin quản lý. Câu 17 : Hiểu biết của anh ( chị ) về chính phủ điện tử ? chính phủ điện tử ở việt nam. Thực trạng và phương hướng phát triển. 1.Hiểu biết về chính phủ điện tử : - Chính phủ điện tử gồm tự việc sử dụng ICT ( công nghệ thông tin và truyền thông ) để giải phóng các luồng thông tin nhằm khắc phục những rào cản của các hệ thống vật lý dựa trên giấy tờ truyền thống cho tới việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân , cho đối tác kinh doanh và người lao động. - Đặc trưng : + Chính phủ có nhiều thông tin hữu ích. + Có tất cả các thông tin cần thiết và đúng lúc cho mọi người. + Sự dụng công nghệ thông tin để tự động hóa và triển khai các thủ tục hành chính của chính
  14. phủ. + Cho phép công dân có thể truy cập tới các thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử. - Chính phủ đẩm bảo cung cấp các dịch vụ : + Dịch vụ công : cung cấp thông tin cho toàn dân. + Tương tác : cho phép mọi người có thể tiếp cận,được nhận tất cả các thông tin có liên quan đến nhu cầu của họ. + Giao dịch : cho phép mọi người thực hiện các hoạt động trao đổi hàng hóa. - Mục tiêu của chính phủ điện tử : + Thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi. + Khách hàng trực tuyến thay cho việc xếp hàng chờ đợi. + Tăng cường quản lý nhà nước với sự tham gia của cộng đồng. + Nâng cao năng lực hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước. + Nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm công bằng trong các dịch vụ công. - Lợi ích của chính phủ điện tử : + Sự liên kết đầu tư ICT với công nghệ quốc tế và các tiêu chuẩn mức kinh doanh. + Đơn giản hóa và tích hợp các dịch vụ của chính phủ. + Giảm đáng kể tổn thất về thời gian của công dân và khu vực kinh doanh trong quan hệ với chính phủ. + Tăng cường tính minh bạch và chống tham nhũng. + Tăng kỹ năng đội ngũ công chức của chính phủ. + Thuận tiện trong việc tăng cường nhận thức và đào tạo kỹ năng của cộng đồng bằng ICT. - Các thành tố cấu thành lên chính phủ điện tử : + ICT. + Hệ thống thông tin điện tử. + Vấn đề pháp lý + Con người : + - Xây dựng, vận hành và bảo trì. + - Sử dụng cập nhật khai thác thông tin : chính phủ, cơ quan, doanh nghiệp… - Các loại hình của chính phủ điện tử : + Cung cấp thông tin. + Hành chính điện tử ( đăng kí, khai báo…) + Tương tác điện tử ( giao tiếp, trao đổi ). + Đối tác điện tử ( hoạch định chính sách chiến lược ). - Các dịch vụ được cung ứng qua chính phủ điện tử. + Chính phủ với công dân : + - Phổ biến thông tin cho công dân. + - Đặt hàng các dịch vụ về khai sinh, khai tử, … + - Nộp thuế. + - Tư vấn cho công dân về các dịch vụ cơ bản như ; giáo dục, chăm sóc sức khỏe. + Chính phủ với doanh nghiệp : + - Phổ biến các chính sách quy định, luật lệ. + - Các dịch vụ doanh nghiệp. + - Cung cấp các thông tin hiện hành về kinh doanh. + - Thủ tục đăng kí kinh doanh. + - Các tương tác giải pháp công việc của chính phủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. + - Đơn giản hóa các quy trinh thủ tục tạo ra cơ hội bình đẳng đối với các doanh nghiệp + - Mua bán điện tử, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ tốt nhất, định rõ được giá cả. + Chính phủ với chính phủ : + - Dịch vụ giữa chính phủ được thực hiện ở hai cấp : Cấp độ quốc gia dịch vụ giữa các cơ quan thuộc bộ máy chính phủ;mức độ quốc tế : dịch vụ chính phủ với các tổ chức quôc tế - Có hai cách tiếp cận chính phủ điện tử :
  15. + TRên – xuống : thường được sử dụng với các quốc gia có nguyên tắc điều hành tập trung từ trên xuống. Cách này mang tính tích hợp cao. + Dưới – Lên : Các bộ, cơ quan, chính quyền địa phương sẽ phát triển một cách độc lập thông qua các dự án của mình, trên cơ sở các chuỗi chung và sự linh hoạt hơn.Cách này mang tính dân chủ, phát huy tính sáng tạo. 2. Chính phủ điện tử ở việt nam : thực trạng và giải pháp : - Thực trạng : + Cổng thông tin điện tử của chính phủ khai trương năm 2005 nhằm cung cấp các thông tin tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội, của các đơn vị hành chính trực thuộc. + Hỗ trợ nhân dân trong việc tương tác với cơ quan chức năng bằng việc cung cấp thông tin hưỡng dẫn và sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến. + Cung cấp các dịch vụ phục vụ quản lý hành chính nhà nước, tạo lập môi trường thống nhất để hộ trợ các công chức. + Với nghị định 43 của chính phủ đã trang bị máy tính, nối mạng đào tạo đội ngũ cán bộ sử dụng được máy tính. + Đề án 112 : Hơn 25000 văn bản quy phạm pháp luật, câp nhật và công bố trên cổng thông tin điện tử của chính phủ. + Hơn 3000 hệ thống thông tin được cài đặt tại các bộ, tỉnh.Trong đó 35% hệ thống thông tin đã được vận hành trong bộ máy hành chính. + Năm 2008 Nhiều cơ quan của chính phủ, các bộ, địa phương tiến hành họp giao ban qua mạng Internet. + Tính đến tháng 12/2008 hệ thống một cửa điện tử của TP HCM đã có 19 quận, huyện tham gia cung cấp hồ sơ hành chính cho người dân. + Năm 2008, TP HCM cũng đã hoàn thành việc đánh giá và triển khai thành công các phân hệ ứng dụng GIS quản lý giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và ruộng đất. + Cuối tháng 10 /2009 Bộ Thông tin- Truyền thông cấp giấy phép cung cấp các dịch vụ chữ kí số đầu tiên tai việt nam , giao dịch điện tử. + Cuối tháng 10/2009 chính phủ chính thức công bố hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. + Theo công bố của tổ chức mạng trực tuyến về hành chính công của Liên hợp quốc, năm 2004 việt nam đứng thứ 112 trên 191 nước về khả năng sẵn sàng của chính phủ điện tử. - Hướng phát triển : + Đẩy mạnh tin học hành chính phù hợp với tiến độ tin học hóa xã hội. + Nâng cấp các hoạt động hành chính theo hướng đơn giản và hiệu quả. + Xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh tin học hóa. + Hoàn chỉnh các vấn đề liên quan đến pháp lý, kỹ thuật. + Tích hợp các thông tin điện tử từ trang web, của các cơ quan hành chính nhà nước. + Tăng cường việc ứng dụng các dịch vụ công. + Cung cấp các thông tin về pháp luật và các lĩnh vực khác. Câu 18 : Hiểu biết của anh ( chị) về chính phủ điện tử. Theo anh ( chị ) để xây dựng thành công chính phủ điện tử cần triền khai những nội dung gì. 1.Hiểu biết về chính phủ điện tử. 2.Đề xây dựng thành công chính phủ điện từ cần triển khai những nội dung sau: - Đẩy mạnh tin học hóa hành chính: + Nội dung và điều kiện đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước. + Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin. + Cung cấp nội dung thông tin. + Phát triền và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ thông tin. + Đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin. - Nâng cấp các hoạt động hành chính theo hướng đơn giản và hiệu quả: + Xây dựng hệ thống ứng dựng cho các giao dịch với nhân dân,nâng cấp các chức năng và
  16. mối liên kết giữa các hệ thống. + Nâng cao khả năng quản lý hệ thống và thực hiện việc trao đổi tài liệu điện tử. + Tăng cường việc chia sẻ thông tin. + Nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin. - Xây dựng và cùng cố cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh tin học hóa hành chính: + Mạng thông tin diện rộng của chính phủ (CPNET), các mạng nội bộ. + Mội trường hệ thống mở cần mau chóng được tạo dựng. + Các công cụ kiểm toán và đánh giá được xác định phổ biến và được nâng cấp thường xuyên. + Môi trường văn phòng cần được xây dựng phù hợp với việc tin học hóa hành chính. + Xây dựng các dạng chuẩn về : + - Các chuền mạng. + - Các Tài liệu điện tử. + - Các Mã dự liệu. - Công tác tổ chức phục vụ tin học hóa hành chính : + Hoàn thiện công tác tổ chức về quản lý thông tin và công nghệ thông tin trong tỉnh, thành phố,và từng bộ, nghành. + Ưu tiên về nguồn lực công nghệ thông tin. - Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật: + Luật giao dịch điện tử , các nghị định về chữ ký số xác thực điện tử.. cần phải được nhanh chóng hoàn thiện. + Ban hành luật về tội phạm máy tính. + Những văn bản và giải pháp liên quan đến vấn đề kiểm soát thông tin và quản lý công nghệ thông tin. + Cần chú ý tới những vấn đề của tin học hóa hành chính. + - Thương mại điện tử. + - Thư điện tử. + - Giáo dục từ xa. Câu 19: phân tích các điều kiện và nguyên tắc xây dựng và khai thác hệ thống thông tin quản lý.Ví dụ minh họa. 1.Các điều kiện đề xây dựng và khai thác hệ thống thong tin quản lý: - Để có thể xây dựng thành công và khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý trong một cơ quan,tổ chức trước hết cần hội tụ đủ các điều kiện ở cả ba phương diện: + Lực lượng lãnh đạo. + Con người sử dụng và trang thiết bị được đưa vào sử dụng. + Các phương pháp khoa học và các thủ tục ứng dụng. - Điều kiện về lực lượng lãnh đạo: + Đê hoạt động của một cơ quan tổ chức có hiệu quả, mỗi thành viên cần phải ý thức được trước hết rõ ràng ý nghĩa và mục đích của việc xây dựng và khai thác hệ thống thông tin qản lý. + Trước hết người lãnh đạo phải thấy được khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, cụ thể là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các chức năng quản lý. + Người quản lý phải luôn quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp, kỹ thuật và công nghệ. + Vấn đề khai thác và nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua con người và trang thiết bị của mỗi cơ quan phụ thuộc đáng kể ở khả năng nội tại hiện có,nhưng một phần rất quan trọng còn chịu ảnh hưởng ở cách nhìn nhận và giải quyết cụ thể của người lãnh đạo.Vì người lãnh đạo ở đây không chỉ là người chịu trách nhiệm mà còn là người duy nhất có khả năng chuẩn bị sẵn mọi điều kiện cần thiết cho hoạt động của guồng máy. - Điều kiện về con người sử dụng và trang thiết bị được đưa vào sử dụng: + Trên cơ sở phân tích, thiết kế các hệ thống thông tin phục vụ cho quản lý,mỗi cơ quan tổ chức sẽ chủ động quyết định trang bị những phương tiện nào và yêu cầu các thành viên phải
  17. chuẩn bị đến đâu khả năng làm chủ máy móc trong công việc của mình. + Hiện nay do tốc độ phát triển rất nhanh của công nghệ thông tin, việc đánh giá và quyết định lựa chọn cụ thể như thế nào là hết sức phức tạp. + Về việc đào tạo bồi dưỡng,con người có khả năng làm chủ, sử dụng, khai thác,có hiệu quả các phương tiện tin học. + Phải đảm bảo sử dụng tốt các trang thiết bị cùng các phần ứng dụng hiện có. - Điều kiện về các phương pháp khoa học và các thủ tục ứng dụng. + Trên cơ sở phân cấp tổ chức bộ máy hoạt động của cơ quan ,tổ chức,người lãnh đạo sẽ chọn mô hình hệ thống thông tin tổng thể. + Trong quy trình hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức đều chứa đựng những bài toán khác nhau.Vấn đề là phải thống nhất việc lựa chọn các ràng buộc, cách đánh giá khách quan và đúng mực các mục tiêu thành phần. + Đó cũng là tiêu chuẩn hóa các thủ tục ứng dụng. + Các phương pháp khoa học và các thủ tục ứng dụng trong hoạt động quản lý hành chính cũng phải được phê duyệt của lãnh đạo,để làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động. Phục vụ cho công tác quản lý trước măt và sau này. 2.Các nguyên tắc xây dựng và khai thác hệ thống thông tin quản lý: - Nguyên tắc hiệu quả: + Việc ứng dụng tin học trong quản lý hành chính, cụ thể là xây dựng và khai thác hệ thống thông tin quản lý không ngoài mục đích là giải quyết các bài toán quản lý sao cho có hiệu quả thống nhất. + Với các đối tượng khác nhau thì các bài toán cụ thể được đặt ra cụng khác nhau. + Ví dụ : một doanh nghiệp chế tạo máy,và chế tạo dụng cụ thì các bài toán kế hoạch hóa lịch công tác là rất quan trọng.Trong trường hợp này hiệu quả của việc giải quyết các bài toán cụ thể là : mỗi khi các nhiệm vụ sản xuất bị biến đổi thì các hệ thống đảm bảo cung cấp vật tư kỹ thuật cũng như hoạt động sản xuất đều phải kịp thời thay đổi tướng ứng. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: + Thực chất của nguyên tắc này là việc thiết kế,xây dựng hệ thống thông tin quản lý phải dựa trên cơ sở phân tích cả hệ thống, các đối tượng và hệ thống quản lý đối tượng.Như vậy trước hết phải xác định các mục tiêu, tiêu chuẩn đối với các hoạt động của đối tượng. + Bên cạnh đó,cũng cần thống nhất trong tổng hợp vấn đề trên,ngoài các vấn đề thuần túy kỹ thuật còn bào gồm những vấn đề kinh tế - tổ chức. + Nguyên tắc tiếp cận hệ thống đòi hỏi chúng ta phải liệt kê đầy đủ các vấn đề cần được làm sáng tỏ. - Nguyên tắc lãnh đạo cao nhất: + Từ những phân tích trên thực tế có thể thấy rằng đề thực hiện hai nguyên tắc trên, trước hết cần phải có sự tham gia trực tiếp ngay từ đầu của người lãnh đạo cao nhất các đối tượng quản lý vào việc đặt hàng, phác thảo thiết kế xây dựng và áp dụng hệ thống thông tin quản lý. - Nguyên tắc tự động hóa việc luân chuyển tài liệu: + Khi các tài liệu được luân chuyển trực tiếp giữa các phương tiện tin hoc với nhau thay vì việc luân chuyển thủ công giữa các khâu trước đây thi việc khai thác hệ thống thông tin quản lý mới thực sự có hiệu quả. + Nguyên tắc này cũng giải thích cho thực tế ứng dụng rộng rại hiện nay của các mạng máy tính trong công tác quản lý xu hướng điện tử hóa trong các hoạt động. Câu 20: Hiểu biết về thu thập thông tin.Liên hệ thực tế. - Đây là công đoạn có vai trò quan trọng trong quy trình xử lý thông tin vì chỉ có thu thập đầy đủ các thông tin cần thì mới đảm bảo cho ta được số liệu chính xác , phản ánh toàn diện các mặt hoạt động của một hiện tượng xã hội mà chúng ta quan tâm. - Khi thu thập thông tin cần chú ý : + Thông tin yêu cầu xác định rõ ràng. + Trách nhiệm quản lý cần được xác định và phân công rõ ràng có ý nghĩa ai làm rõ ai là
  18. người chịu trách nhiệm thu thập,duy trì tính chọn vẹn của thông tin. + Việc thu thập thông tin đã thu thập cần phải được quy định cẩn thận cùng với việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp. + Cần phải phân tích chi phí – lợi ích cẩn thận đối với mỗi trường hợp để chọn ra những phương thức quản lý chi phí hiệu quả, nhất là các giai đoạn khác nhau của thu thập và quản lý thông tin. + Việc thu thập thông tin đã thu thập cần phải được quy định cẩn thận cùng với việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp. + Tìm kiếm các tài liệu liên quan đến nội dung hoặc chủ đề quan tâm. + Cần xác định rõ mục đích tìm kiếm. + Nên lướt xem qua các tài liệu được cho là quan trọng có nội dung liên quan đến mục đích tìm kiếm. - Việc thu thập, tìm kiếm thông tin: + Theo phương thức hành chính: + - Báo cáo hành chính ( báo cáo đột xuất, báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ). + - Điều tra. + - Tổ chức các cuộc họp. + - Điều tra là hình thức thu thập thông tin trong điều kiện không có báo cáo,là tổ chức một cách khoa học, theo cách thiết kế nhất định để thu thập thông tin ban đầu về đối tượng nghiên cứu. + - Trong nền kính tế thị trường, thông tin điaàu tra có vai trò quan trọng. + Khi điều tra thu thập thông tin cần phải chú ý bốn yếu tố : + - Đối tượng phản ánh của thông tin. + - Chuyện gì đã sảy ra. + - Khi nào sảy ra. + - Xảy ra ở đâu. + Để kết quả điều tra tốt nhất, cần lập phương án điều tra: + - Xác định mục tiêu điều tra. + - Đối tượng điều tra. + - Phạm vi điều tra. + - Nội dung điều tra. + - Định thời gian và phương pháp: Phương pháp trực tiếp : tự quan sát;phương pháp gián tiếp: thu thập thông tin liên quan đến đối tượng điều tra. - Hai hình thức điều tra: + Báo cáo định kỳ : nội dung, phương pháp, chế độ báo cáo thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quyết định.Có nhiều thuận lợi. + Điều tra chuyên môn: Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ. - Sai sót khi điều tra và cách khắc phục : sai do đăng ký, ghi chép;sai do tính đại diện của các đơn vị được chọn ra từ tổng thể điều tra. + Tổ chức cuộc họp để thu thập thông tin. - Mục tiêu : + Thu hút tối đa số người quan tâm đến những vấn đề liên quan. + Giải thích những vấn đề còn chưa rõ ràng. + Gặp gỡ trực tiếp với nhau. + Thống nhất hoặc xem xét lại các mục tiêu. + Báo cáo tiến độ công việc. + Phân công trách nhiệm và nhận trách nhiệm. + Ra quyết định tập thể. + Đề ra quyết định cá nhân được cảm nhận nhanh chóng. + Phổ biến và thông báo những thonong tin mới. - Nguyên tắc cơ bản khi điều hành cuộc họp: + Cuộc họp có hiệu quả là cuộc họp có người tham gia phát biểu ý kiến và nêu ra những
  19. thông tin mới. + Người điều hành phải khéo léo và có nghệ thuật. + Thảo luận các vấn đề trọng tâm của cuộc họp. + Ghi biên bản cuộc họp. + Theo phương pháp phi hành chính: + - Lấy ý kiến nhân dân : lấy ý kiến nhân dân theo con đường vận động chính trị là thông qua các cấp chính quyền. + - Điều tra dư luận xã hội. + Mục đích : + - Góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo, quản lý trên cơ sở khoa học. +- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân. + - Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với quần chúng nhân dân. + - Là nguồn thông tin phản hồi. + Đặc điểm : Việc làm có tính chất chớp nhoáng( thời gian ngắn,quy mô hẹp); Việc làm không công bố,kết quả không có tính chất chính thức ư. + - Quan sát là phương pháp thu thập thông tin,dư luận bằng tri giác trực tiếp trong điều kiện hoàn toàn tự nhiện hoặc ghi chép lại. + - Trưng cầu ý dân : Bỏ phiếu trưng cầu ý dân;kết quả có thể công bố hoặc không công bố;việc sử dụng có tính chất pháp lý. Câu 21 : Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin ở việt nam.Để Đẩy mạnh tin học hóa trong quản lý hành chính nhà nước theo anh ( ch ị ) cần quan tâm đến nh ững vấn đề gì. 1.Thực trạng ứng dụng công nghê thông tin ở việt nam: - Dự án tin học hóa hệ thống thông tin văn phòng chính phủ kết nối hệ thống thông tin của văn phòng chính phủ với các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với văn phòng các cơ quan bộ, nghành để phục vụ công tác điều hành của thủ tướng chính phủ. - Dự án đã thu được nhứng kết quả khả quan : một số phần mềm ứng dụng như quản lý hồ sơ, gửi – nhận văn bản, quản lý các dự án dầu tư… hoạt động tốt trên mạng cục bộ tại văn phòng chính phủ. - Cuối năm 1997, CPNET – mạng thông tin diện rộng của chính phủ được tiến hành nhằm kết nối các mạng của các cơ quan hành chính nhà nước với nhau. - 1/1/1998 CPNET chính thức đưa vào hoạt động và đến nay đã kết nối đến 63 văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố và 35 cơ quan bộ,nghành. - CPNET sẽ tiếp tục mở rộng để kết nối đến tất cả các cơ quan hành chính nhà nước thuộc 4 cấp chính quyền. - Hiện nay có khoảng 30 mạng diện rộng địa phương ( nối ủy ban nhân dân tỉnh với các huyện , sở) gồm 20 mạng diện rộng chuyên nghành nối cơ quan ngang bộ với các đơn vị trực thuộc. + Nghành ngân hàng : Hệ thống ngân hàng nhà nước đã có 51 ngân hàng với khoảng 200 chi nhánh tham gia vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng với số lượng gần một vạn giao dịch mỗi ngày. + Nghành y tế : trong khoảng 2000 bệnh viện và trung tâm y tế có một số ít đã kết nối Internet chủ yếu là các bênh viện ở hà nội, thành phố hồ chí minh và bệnh viện tuyến tỉnh. + Ngành thủy lợi : bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thực hiện công tác thủy lợi qua Internet. + Nghành du lịch các khách sạn có hệ thống phần mềm quản lý khách sạn, và có kết nối với sở du lich và công an. - Dự án xây dựng cơ sở dũ liệu quốc gia. - Các hoạt động tin học hóa hệ thống thông tin trong cơ quan đảng bao gồm : Thiết kế và triển khai nối mạng thông tin diện rộng của các cơ quan đảng bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; xây dựng các phần mềm ứng dụng. - Theo thống kê của VSEC, mạng an toàn thông tin : 60% Website của cơ quan văn phòng vị
  20. tấn công và khống chế. - Quyết định số 339vv/thành lập trung tâm phản ứng sự cố máy tính quốc gia việt nam. - Theo chương trình hoạt động của chính phủ ( QĐ 81 /2001/QDTTg ngày 4/05/2001) đến năm 2005 CNTT Việt nam đạt trình độ trinh bình trong khu vực với 1.5% dân số sử dụng Internet. - Công nghệ thông tin đạt trình độ trung bình hàng năm khoảng 20-25% giá trị sản lượng phần mềm khoảng 500 triệu USD /năm. - Đào tạo trên 50000 chuyên gia về công nghệ thông tin ở các trình độ khác nhau trong đó có 25000 chuyên gia công nghệ cao. - Đến năm 2010 CNTT việt nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực , được ứng dụng rộng rãi trong mọi ứng dụng.Công nghệ thông tin chở thành nghành kinh tế mũi nhọn ,có tốc độ phát triển cao. - Năm 2005 tỷ lệ kết nối Internet trong giáo dục – đào tạo đạt 100% các trường đại học và 94% các trường THPT. - Trước tình hình phát triển của công nghệ thông tin ,chính phủ đưa ra nghị định số 64/2007/NĐ-CP với nội dung. + Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT và TT. + Xây dựng CSDL. + Vấn đề số hóa và chia sẻ thông tin. + Về cung cấp nội dung thông tin. + Vấn đề an tàn thông tin. + Thúc đẩy cải cách hành chính. + Về xây dựng kế hoạch ứng dựng công nghê thông tin. + Nguồn nhân lực công nghê thông tin. 2.Để đẩy mạnh tin học hóa trong quản lý hành chính nhà nước cần quan tâm : - Đẩy mạnh tin học hóa hành chính phù hợp với tiến độ tin học hóa xã hội. - Nâng cao các hoạt động hành chính theo hướng đơn giản có hiệu quả. - Xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng , đẩy mạnh tin học hóa hành chính. - Làm tốt công tác tổ chức phục vụ tin học hóa hành chính. - Làm tốt vấn đề kỹ thuật và hoàn thiện về pháp lý. - Nâng cao nhận thức của toàn dân về vai trò quan trọng của CNTT, trong công cuộc CNH – HĐH đất nước. - Thực hiện tin học hóa các quy trình phục vụ nhân dân thuộc các lĩnh vực công. - Đâò tạo đội ngũ nhân lực để phục vụ cho công nghệ thông tin từng bước phổ cập sử dụng máy tính và Internet ở các cấp học. Câu 22: Hãy trình bày nhừng hiểu biết của mình về chức danh CIO ( chief of Information Officer) - CIO được viết tắt từ : chief of Information Officer. - CIO là tên gọi dùng cho người lãnh đạo quản lý CNTT. - Xu hướng chung của CIO : + Số lượng CIO tăng lên nhanh chóng. + Vai trò của CIO đang đi chuyển từ công việc kỹ thuật xử lý dự liệu sang công việc được hiểu rộng hơn là quản lý tri thức. + Cùng với sự tiến triển, vai trò của CIO vào những năm cuối thế kỷ XX nhà nước đã thiết lập chức danh CIO trong quản lý và CNTT của chín phủ. - Về tổng quan, chức năng quản lý TT và CNTT bao gồm : + Xây dựng các chiến lược và kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin. + Quản lý điều phối các hoạt động liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin. + Hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của nghành công nghệ thông tin. - Vai trò của CIO đang từng bước được khẳng định trong các mô hình quản lý khác nhau mà rõ nét nhất là các nước tiên tiến cụ thể là: + CIO cấp chính phủ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chiến lược vầ xây dựng phát triển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2