intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số thông tin bệnh nhân điều trị Gout cần biết

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

140
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Bệnh Gout là gì? Bệnh Gút là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, đưa đến tình trạng tăng acid uric trong máu và hậu quả của quá trình trên là sự lắng đọng các tinh thể muối urát ở các mô trong cơ thể. Bệnh biểu hiện như sau: - Viêm khớp cấp và mạn tính. - Lắng đọng các tinh thể urát ở khớp, xương, mô mềm, sụn khớp tạo thành cục tophy. - Lắng đọng ở nhu mô thận gây bệnh thận - Lắng đọng ở đường tiết niệu gây ra sỏi đường tiết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số thông tin bệnh nhân điều trị Gout cần biết

  1. Một số thông tin bệnh nhân điều trị Gout cần biết 1. Bệnh Gout là gì? Bệnh Gút là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, đưa đến tình trạng tăng acid uric trong máu và hậu quả của quá trình trên là sự lắng đọng các tinh thể muối urát ở các mô trong cơ thể. Bệnh biểu hiện như sau: - Viêm khớp cấp và mạn tính. - Lắng đọng các tinh thể urát ở khớp, xương, mô mềm, sụn khớp tạo thành cục tophy. - Lắng đọng ở nhu mô thận gây bệnh thận
  2. - Lắng đọng ở đường tiết niệu gây ra sỏi đường tiết niệu 2. Bệnh Gout hay gặp ở - Nam giới với tỷ lệ 90 – 95% - Đa số khởi phát ở tuổi 40 - Ở những người có bệnh: + Cao huyết áp + Tiểu đường + Rối loạn lipid máu + Bệnh lý tim mạch + Những người dùng thuốc: lợi tiểu, corticoid… + Những người béo phì và ăn nhiều đạm 3. Nguyên nhân a. Nguyên nhân bệnh Gout được chia làm các nhóm sau - Gout nguyên phát
  3. - Bệnh Gout do thiếu hụt một số enzym chuyển hóa - Gout thứ phát: do bệnh thận, do dùng thuốc, do các bệnh ác tính cơ quan tạo máu - Mắc một số bệnh: vẩy nến, thận đa nang… b. Nguyên nhân gây tăng acid uric máu - Do tăng sản xuất acid uric + Đường nội sinh: do tăng tổng hợp các purin do quá trình hủy nhân tế bào + Đường ngoại sinh: do phân hủy các thức ăn có chứa purin - Do giảm thải trừ acid uric trong cơ thể - Do kết hợp vừa tăng sản xuất vừa giảm thải trừ acid uric 4. Triệu chứng của bệnh
  4. 4.1. Diễn tiến chung của bệnh - Tăng acid máu đơn thuần - Cơn viêm khớp gút cấp - Khoảng cách giữa các viêm khớp gút cấp - Viêm khớp gút mạn - Sỏi thận - Suy thận có thể nguyên nhân và hậu quả của Gút 4.2 Cơn Gút điển hình - Viêm đau các khớp đột ngột + Các khớp bàn chân + Các khớp bàn tay + Khớp gối - Biểu hiện toàn thân: người bệnh có thể sốt, rét run, cứng gáy, mệt mỏi
  5. - Các yếu tố thuận lợi: thường xuất hiện sau khi ăn uống quá mức, rượu bia, gắng sức, lạnh đột ngột, chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng, hoặc dùng một số loại thuốc khác 5. Điều trị - Nguyên tắc điều trị: Gút là bệnh lý đáp ứng tốt với điều trị nhưng đòi hỏi phải liên tục lâu dài và toàn diện nhằm mục đích + Khống chế các đợt viêm Gút cấp + Làm hạ và duy trì mức acid uric máu cho phép + Kiểm soát tốt các bệnh kèm theo a. Điều trị Nội khoa - Các loại thuốc cần dùng (chỉ mang tính chất tham khảo) + Colchicin dùng đầu tiên + Kháng viêm steroid hoặc non-steroid + Các thuốc tăng thải trừ như: probenecid, sulfinpyrazon… + Thuốc giảm tổng hợp acid uric: allopurinol
  6. b. Điều trị Ngoại khoa Trong trường hợp cục tophy nhiễm trùng; tophy gây chèn ép mạch máu, thần kinh; Cục tophy làm mất chức năng; Cục tophy gây cứng khớp thì cần Phẫu thuật bóc tách lấy cục tophy Cục tophi lắng đọng ở các khớp bàn tay 6. Chế độ ăn uống và sinh hoạt
  7. - Không nên ăn phủ tạng động vật: gan, lòng, tim, thận, não… - Không nên ăn hải sản như: tôm, cua, nghêu, sò… - Hạn chế ăn: thịt gà, thịt bò, cá, trứng… Nên ăn: + Rau xanh + Củ, quả: bầu, bí, cà chua… - Không nên uống: rượu, bia… - Không nên uống các chất kích thích như: cà phê, trà, nước uống có ga - Hạn chế uống: nước cam, nước chanh - Nên uống + Nhiều nước sôi để nguội (2lit/ngày) + Uống nhiều nước khoáng (không có ga) + Uống nhiều nước rau quả ép - Giảm cân và tránh béo phì - Vận động thể lực nhẹ nhàng vừa sức
  8. - Giữ ấm cho cơ thể - Tránh stress - Điều trị các bệnh lý kèm theo như Cao huyết áp; Tiểu đường; Rối loạn lipid máu BS. HUỲNH MINH GIANG Chuyên khoa Cơ Xương Khớp – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1