Mỹ thuật Lê sơ
lượt xem 25
download
Phần mở đầu Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần, tự xưng vua, lấy hiệu là Thánh Nguyên, đổi tên nước là Đại Ngu. Như vậy là sau triều Trần một triều đại mới bắt đầu: đó là triều đại nhà Hồ(Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ) Đến ngày 19 tháng 11 năm 1406, nhà Minh vượt qua biên giới đánh về Thăng Long. Đến ngay 10 tháng 01 năm 1407, thành Đa Bang thất thủ, tuyến phòng ngự chống quân Minh của nhà Hồ bị phá vỡ.Tháng 6 năm 1407 cuộc kháng chiến của quân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mỹ thuật Lê sơ
- Mỹ thuật Lê sơ Phần mở đầu Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần, tự xưng vua, lấy hiệu là Thánh Nguyên, đổi tên nước là Đại Ngu. Như vậy là sau triều Trần một triều đại mới bắt đầu: đó là triều đại nhà Hồ(Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ) Đến ngày 19 tháng 11 năm 1406, nhà Minh vượt qua biên giới đánh về Thăng Long. Đến ngay 10 tháng 01 năm 1407, thành Đa Bang thất thủ, tuyến phòng ngự chống quân Minh của nhà Hồ bị phá vỡ.Tháng 6 năm 1407 cuộc kháng chiến của quân nhà Hồ bị thất bại, nước ta rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh Sau đó cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã thu hút nhiều sĩ phu yêu nước mà nhân dân kéo dài trong 10 năm(1417-1427) đã thắng lợi vẻ vang .Quân Minh bị đánh đuổi, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều đại nhà Lê. Thời kì này còn được gọi là nhà Lê Sơ hay hậu Lê để phân biệt với thời tiền Lê của vua Lê Đại Hành. Thời kì này kéo dài 100 năm và ở bài này ta đề cập đến hai phần chính: Một là hoàn cảnh thời Lê Sơ và tình hình chung về mỹ thuật.Hai là phát triển các loại hình nghệ thuât. Hai nội dung chính đó được trình bày cụ thể như sau. I : Hoàn cảnh xã hội thời Lê Sơ và tình hình chung về mỹ thuật
- Trong 20 năm đầu thế kỉ XV, quân Minh đã tàn phá nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc của dân tộc ta, hòng huỷ diệt nền văn hoá dân tộc của ta và âm mưu đồng hoá dân tộc. Khi sang xâm lược chúng đã được lệnh: "khi tiến quân vào An Nam chỉ trừ những bản kinh và sách về thích, đạo không huỷ còn tất cả các bản in sách các giấy tờ cho đến sách học của trẻ em như loại:thương, đại , nhân , khâu ,ất ,kỉ thì nhất thiết một mảng giấy , một chữ viết đều phải tiêu huỷ hết.Trong nước đó chỉ có những bia do Trung Quốc dựng lên ngày trước thì để lại ,còn những bia do An Nam lập ra thì phải phá cho hết,một chữ cũng không được để lại" Những nguòi thợ tài giỏi ,trong đó có Nguyễn An bị chúng bắt đem về nước.Sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã ra nhiều chính sách để phục hồi nền kinh tế nhất là những chính sách về nông nghiệp như khai khẩn ruộng hoang ,những người đi phiêu bạt các nơi nay được lệnh trở về quê quán làm ăn ,hệ thống đê điều được tu bổ , sửa sang.....Tất cả những điều đó làm cho nền kinh tế nông nghiệp thời lê phát triển , cải thiện một phần đời sống của nhân dân .Về quân đội thì vẫn duy trì chế độ một phiên thường trực thay đổi nhau còn bốn phiên khác cho về quê quán làm ăn.Đến thời Lê Thánh Tông số quân đã tăng lên gấp rưỡi và chỉ chia làm hai phiên thay nhau về sản xuất nông nghiệp . Vào khoảng nửa sau thế kỉ XV,nhất là vào thời vua Lê Thánh Tông ,chế độ phong kiến tập quyền phát triển đến mức cực thịnh .Bộ luật Hồng Đức được ban hành.Mặc dù nội dung cơ bản của bộ luật này cũng chứng tỏ sự phát triển của nhà nước phong kiến thời Lê .mặt khác nó còn phản ánh khá rõ nét tính dân tộc ,bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
- ,dân tự do,ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và lãnh thổ.Sang thời lê,cơ sở kinh tế của giai cấp phong kiến là kinh tế địa chủ .cùng với việc phát triển chế độ quân chủ chuyên chế , nhà Lê củng cố chế độ đẳng cấp phong kiến và truyền bá ý thức hệ nho giáo .Do đó mặc dù cuối thời Trần các nho sĩ đã đấu tranh mạnh với phật giáo thì sang thời Lê Sơ, nho giáo đã phát triển mạnh ,được nhà nước ủng hộ và nhanh chóng dành được địa vị thống trị .Về mặt tư tưởng thì nhà nước ra nhiều sắc lệnh để hạn chế phật giáo.Nho sĩ được đề cao ,việc đào tạo nhân tài chủ yếu qua con đường thi cử Tất cả tình hình trên đã góp phần tác động đến sự phát triển của nghệ thuật tạo hình thời Lê Sơ.Nếu như ở thời Lý ,Trần nghệ thuật nho giáo phát triển mạnh thì đến nay bị hạn chế.Đến thời vua Lê Thánh Tông ,phật giáo và cả đạo giáo bị hạn chế chặt chẽ hơn , nghiêm ngặt hơn.Vì vậy có thể nói vào thời Lê Sơ,mĩ thuật phục vụ tư tưởng nho giáo của giai cấp thống trị phát triển mạnh hơn nghệ thuật phật giáo và nghệ thuật dân gian .Bên cạnh việc thừa kế những tinh hoa của mỹ thuật thời Lý , thời Trần thì mỹ thuật thời Lê Sơ phát triển với nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.Nho giáo được phát triển, nhà nước phong kiến lấy nho giáo làm mẫu mực cho việc dưng nước trị dân .Lúc này vai trò của vua được thần thánh hoá, sự phân biệt đẳng cấp trên dưới và các trật tự phong kiến được củng cố.Điều này khiến cho mỹ thuật thời Lê phần nào bị ảnh hưởng văn hoá phương bắc,nhất là ở khu vực mỹ thuật cung đình .Tuy vậy sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi , ý thức độc lập dân tộc càng được khẳng định .Bởi vậy khi xây dựng các công trình kiến trúc hoặc sáng tạo nghệ thuật tạo hình .Mặc dù công trình
- thuộc về những người thợ vẫn đưa vào tác phẩm các biểu hiện của mỹ thuật dân gian II : Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật . nghệ thuật kiến trúc thời Lê : Trong thời Lê Sơ nhiều loại kiến trúc được phát triển như:kiến trúc cung đình,kiến trúc lăng mộ , kiến trúc đền miếu trường thi....Bên cạnh đó, do truyền thống ưa chuộng đạo phật từ lâu đời , nhà nước cũng chú ý cho tu sửa nhiều ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý,Trần nay đã bị đổ nát ,hư hỏng.vậy chúng ta hãy cùng tìm hỉêu về các công trình kiến trúc đó nhé. a. về kiến trúc cung đình : trong 20 năm bị giặc minh thống trị , kinh thành Thăng Long bị tàn phá nặng nề .Sau khi lên ngôi Lê Lợi đả cho xây dựng lại kinh thành cho xứng đáng với tầm vóc của một nhà nước phong kiến hùng mạnh. Năm 1430 thành Thăng Long xưa được đổi tên là thành Đông Kinh để tương ứng với khu cung điện ở Lam Sơn (Thanh Hoá) thành Đông Kinh nay còn lại rất ít dấu vết. Trên đất Hà Nội còn giửa lại được bốn thành bậc cửa điện Kinh Thiên, thành bậc cửa đàn Nam Giao và mộit số di vật khác ở khu lam kinh(Thanh Hoá) Điện Kinh Thiên là công trình chính trong thành Đông Kinh thời Lê đây là nơi coi trầu bàn việc nước. Ngày nay căn cứ trên kích thước thành bậc cửa còn lai giúp chúng ta hình dung ra quy mô của điện cung như của kinh thành xưa. Thành bậc cửa điện Kính Thiên có chiều cao 13,7m chiều rông 4,45m và chiều cao 2,1m đây là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bằng đá của thời lê Sơ có niên đại xác định năm 1467. Ngoài
- ra còn có cung điện Lam Kinh- là nơi tụ họp sinh sống của họ hàng thân thích nhà vuagiống như phủ Thiên Trường thời Trần. Theo sử sách để lại, điện Lam Kinh có kích thước 315x256(m), được xây dựng theo đồ án gần như một hình chữ nhật. Bởi vì cạnh phía sau của điện lại được tạo bởi một đường cong. Toàn bộ điện lam kinh gồm ba lớp nền cao dần trên triền đồi. Lớp nền thứ nhất gồm cổng ngoài, hồ. Cổng trong và sân điện. Cổng trong có mặt bằng hình vuông cạnh 15m. Điện chính nằm ở lớp nền thứ hai gồm có ba ngôi nhà bố cục theo kiểu chữ công. Lớp nền thứ ba còn lại dấu vết của chín nền nhỏ xếp theo hình vòng cung ôm lấy điện Lam Kinh. Phía sau cũng còn thấy dấu vết của giếng nước. Qua sử sách ta còn được biết, ngoài các công trình kể trên , còn có các công trình kiến trúc như Thái Miếu, Nhà ở của các quan.... b . kiến trúc tôn giáo: Kiến trúc chùa tháp: do phật giáo bị hạn chế nên các chùa mới không được dựng thêm nhiều, nhưng việc trùng tu các chùa củ vẩn được duy trì. Năm 1434, chùa Bảo Thiên nổi tiếng từ thời Lí, Trần được xây dựng lại. Một số công trình khác như chùa Thanh Đàm, Chiêu Đô, Minh Độ, chùa Bút Tháp(Bắc Ninh) được tu sửa mở rộng. Chùa Thầy được sửa lại năm 1499.... Trong các làng xã, dân làng cũng góp tiền để tu bổ chùa, phật điện của làng mình như chùa Bối Khê, chùa Quang Kháng, Minh Khánh(1515).... Chùa Keo ở huyện Vũ Thủ, Thái Bình là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc phật giáo. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lí. Sau đó được tu sửa lớn vào đầu thế kỷ XVII. Toàn bộ khu chùa gồm 154 gian(hiện còn 128 gian). Có tường bao quanh bốn phía. Bên trong là các công trình kiến trúc nối
- tiếp nhau trên đường trục: Tam Quan Nội- Khu Tam Bảo thờ phật, khu điện thờ thánh,cuối cùng là gác chuông. Những công trình này có độ gấp mái liên tiếp với độ cao tăng dần và cao nhất là gác chuông bốn tầng cao 12 m. Gác chuông Chùa Keo là một công trình kiến trúc bằng gỗ tiêu biểu, có cách lắp ráp, kết cấu vưà chính xác, vừa đẹp về hình dáng, xứng đáng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Kiến trúc đền miếu để phục vụ cho nhu cầu thờ thần, thánh và các anh hùng dân tộc, nhà Lê đã ban hành sắc lệnh duy trì đền miếu thờ xâydựng từ các thời kỳ truớc. Ngoài ra nhà Lê còn cho xây dựng đền miếu nhiều nơi trong nước. Từ đền miếu thờ, những người có công với đất nước như Ngô Quyền, Phùng Hưng, Trần Hưng Đạo.... Cho đến những tấm gương trung quân ái quốc, các anh hùng liệt nữ cũng được xây dựng miếu thờ cúng. Đến thời Lê Sơ, nho giáo đã thắng thế. Vì vậy bên cạnh việc tu sửa, trùng tu các công trình kiến trúc phật giáo,các đền miếu thờ, kiến trúc nho giáo cũng được chú ý xây dựng. Miếu thờ Khổng Tử và học trò giỏi của ông được xây dựng ở Thăng Long ở thời Lí nay cũng được mở mang vào những năm 1483, 1484, 1511. Các điện sáng nho, hai nhà bia.... Được xây dựng hoặc làm mới vào thời Lê Sơ. Tượng phật Bà Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay(chùa bút tháp ở Bắc Ninh) bằng gỗ, được tạc vào năm 1656 là pho tượng đẹp nhất trong số các pho tượng quan âm cổ ở Việt Nam. Tượng: phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay
- (chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh) Đây là tượng đức phật với 42 tay lớn và 952 tay nhỏ toạ lạc trên toà sen cao 2m(cả bệ cao 3,7m).Tượng đá được các nghệ nhân xưa thể hiện bằng nghệ thuật điêu luyện, kỷ thuật tinh sảo diển tả vẽ đẹp tự nhiên, hài hoà thuận mắt. Tượng thể hiện tư thế thiền định các cánh tay đưa lên trông như đoá sen đang nở. Vòng ngoài là những tay nhỏ(trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt) tạo thành vòng hào quang toả sáng xung quanh pho tượng. Toàn bộ tượng là một thể thống nhất trong cách diễn tả đường nét và hình khối khiên cho tác phẩm tránh được sự đơn điệu của phần lớn các pho tuợng phật. Đến ngày nay, các công trình kiến trúc thời Lê như Văn Miếu cũng đã được sửa chữa nhiều lần bởi vây mà quy mô vá cấu trúc mặt bằng cũng được thay đồi. Phần lớn các công trình văn miếu ta thấy ở ngày nay được làm cuối thế kỷ XVIII và thời Nguyễn gần đây nhất, năm 2000, nhà nước đã cho tu sửa và làm lại nhà thái học trong khu văn miếu- Quốc Tử Giám với mục đích tìm lại vẻ đẹp hoàn thiện cho một khu di tích lịch sử nghệ thuật của Thăng Long ngàn năm văn hiến và khơi dậy truyền thống hiếu hoc của dân tộc. c. kiến trúc lăng mộ. Các lăng mộ thời Lê sơ tập trung ở Lam Sơn . Đây vừa là quê hương của nhà Lê vừa là nơi dấy cờ khởi nghĩa lớn, ở đây có sáu ngôi mộ cổ của các vua đầu triều lê như : Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông , Lê Nhân Tông , Lê Hiến Tông , Lê Túc Túc . Ngoài ra còn có mộ của các bà Hoàng Hậu và công chúa thời Lê như mộ bà Ngô Thị Ngọc Giao,
- Nguyễn Thị Ngọc Huyền, công chúa Thụy Hoa.... nhưng có lẽ lăng lớn nhất ở khu Lam Kinh là lăng Lê Thái Tổ(Vĩnh Lăng). Lăng Lê Thái Tổ được xây dựng đầu tiên và cũng là tiêu biểu cho kiến trúc lăng mộ thời Lê, lăng có kích thước 24x24,7m. Đồng thời đây cũng là lăng mộ lớn nhất trong số các lăng mộ ở Lam Kinh. đến thời Lê Sơ, lăng cũng còn rất đơn giản, quan trọng nhất là ngôi mộ đất có xây bỏ móng xung quanh. Dọc trên con đường dẫn vào mộ được sắp xếp hai dãy tượng đối xứng qua trục thần đạo. kể từ trong ra ngoài, các tượng được đặt theo thứ tự: quan hầu, lân, tê giác, ngựa và hổ ở ngoài cùng. Phía bên phải lăng có nhà bia Vĩnh Lăng. Công trình này được tu sửa năm 1960 theo cách kiến trúc cũ, đến nay vẩn còn nguyên vẹn nhà bia không tường bao quanh chủ yếu là kết cấu các hàng cột chịu lực, đến mái. Toàn bộ nhà bia không xây tường bao quanh, chủ yếu là kết cấu các hàng cột chịu lực, đổ mái. Toàn bộ nhà bia có bố cục mặt bằng hình vuông, mổi cạnh 8,75m. Đây là một phần đáng kể trong kiến trúc lăng Lê Thái Tổ. Các lăng khác ở Lam Kinh đều có cấu trúc tương tự. Tuy nhiên đến nay hầu như các công trình lăng mộ không còn ngưyên vẹn, tượng đá cái thì vỡ, cái thì bị di chuyển nên không còn giữ lại được nhiều dấu vết xưa. Phần lớn các lăng khi xây dựng đều có tường bao bọc trừ lăng Lê Hiến Tông. Ngoài khu Lam Kinh, ở một số nơi khác cũng có lăng mô. Nhưng các lăng mộ này cũng có hiện trạng giống như lăng mộ ở Lam Sơn. Dấu tích của kiến trúc xưa hầu như không có gì đáng kể. Nhìn chung các lăng mộ thời Lê Sơ đã được chú ý xây dưng và quy tụ về một nơi. Tuy
- vậy phần lớn các lăng đều đều có kích thước nhỏ hơn so với thời trần và các thời sau. Về kiểu dáng cũng chưa có gì đặc biệt. Thành phần cấu trúc chỉ bao gồm: mộ, tượng trang trí, nhà bia. Thực sự các công trình này chỉ là nơi đặt mộ của vua hoặc hoàng hậu theo đúng tinh thần của tiến ngưỡng thờ phụng tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Lăng mộ của các vua đại việt ta thuở ấy không mang ý nghĩa thể hiện uy quyền của thiên tử như quan niệm của một số dân tộc khác ở phương tây và trên toàn thế giới. Nghệ Thuật Điêu Khắc Thời Lê Sơ Cũng giống như các thời kì trước, ở thời Lê Sơ điêu khắc vẫn gắn bó mật thiết với kiến trúc. Với sự phát triển của các lăng mộ, những tác phẩm điêu khắc của thời Lê Sơ tìm được chủ yếu ở thể loại kiến trúc này . Đó là những tượng quan hầu ,tượng thú, là những hình chạm khắc trên các thành bậc cửa điện Kính Thiên ,đàn Nam Giao trên các bia ở lăng mộ và bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội). a .Điêu khắc lăng mộ Các lăng mộ thời Lê Sơ thường trang trí bằng 10 pho tượng chia làm 5đôi gồm :người ,lân.tê giác, ngựa, hổ....ở một số lăng muộn hơn có sự thay0 đổi nhỏ:tượng voi thay cho tương hổ ,còn các tượng khác vẫn giữ nguyên . Những pho tượng này đều nhỏ . kích thước trung bình là 1,1 m đối vơi tượng người Và 0,60m với tượng thú.Một đặc điểm nổi bật , dễ dàng nhận thấy là các pho tượng lăng mộ thời Lê Sơ có sự sắp xếp ,bố cục và kích thước đều nhau ở các lăng mộ ,bắt đâù từ lăng Lê Lợi .Vì vậy bố
- cục mặt bằng,số lượng và thể loại tượng ở lăng Lê Lợi trở thành mẫu mực .Các lăng thời kì sau cứ theo thế mà làm và cũng không thể thay đổi hoặc vượt qua hình mẫu,kích thước của Vĩnh Lăng. Điều này phần nào bộc lộ tính khuôn thước, mẫu mực theo tinh thần nho giáo. Các lăng đều nhỏ, do đó, tượng đặt ở lăng cũng không được quá lớn . Quy mô của kiến trúc sẽ quy định quy mô, kích thước cho tác phẩm điêu khắc. Với những pho tượng nhỏ bé như vậy,cách thể hiện cũng đơn giản ,bỉểu hiển ở cách tạo dáng, khối, đường nét.Tỉ lệ giữa các phần chi tiếtcũng chưa thật chính xác.tuy vậy giưã tượng nọ với tượng kia có sự thay đổi để làm rõ đặc điểm của từng hình tượng .Tất cả đều được tạo ra từ một khối đá. Hoa văn trang trí trên tượng ít.Từ cách tạo hình đến đường nét trên các pho tượng phần nào bộc lộ tính dân gian .Tinh chất nho giáo có thể biểu hiện ở nội dung, ở cách chọn lựa các hình tượng, cách sắp xếp đôí xứng qua thần đạo Nhưng tác giả của các pho tượng đó lại chính là những người thợ xuất thân từ nông dân hoăc những người lao động bìng thường.Vì vậy khi làm ra các tác phẩm này họ vẫn bị chi phối bởi những quan điểm ,thị hiếu thẩm mĩ dân gian .Tuy vậy tính chất nàycó thể thay đổi ở từng lăng ,từng thời gian khác nhau. Nếu xét trên Tổng thể 100 năm tồn tại của nhà Lê, phong cách có sự chuyển biến ,thay đổi theo một quy luật nhất định .Thời kì đâù,điêu khắc của Lê Sơ vẫn là sự kế thừa những nét tinh hoa của mĩ thuật Lý ,Trần. Điều này thể hiện rõ trong điêu khắc ở lăng Lê Thái Tổ.Lăng Lê Thái Tông làm năm 1442và phong cách điêu
- khắc ở lăng này biểu hiện sự chuyển tiếp từ Lý ,Trần sang Lê tuy chưa rõ nét .Có thể nói , phong cách điêu khắc Lê Sơ đã thể hiện rõ bắt đầu từ thời Lê Thánh Tông . Đây cũng chính là thời kì phát triển cực thịnh của phong kiến Lê Sơ. Có lẽ vì thế mà các tác phẩm thời kì này được thể hiện với phong cách hoa mĩ , nuột nà,cầu kì hơn nhiều điêu khắc thời trước đó .Tính dân gian giảm dần,ngược lại tính chính thống thể hiện rõ hơn trong tác phẳm .Mặc dù vậy, thời gian trôi qua ,điêu khắc Lê Sơ đã để lại một phong cách riêng biệt thể hiện trên các tác phẩm còn lại đến ngày nay.phong cách đó tạo mạch nối liền quá trình phát triển của mĩ thuật dân tộc .Gía trị của nó chính là được thừa kế và phát triển trên truyền thống và cơ sở dân gian hình thành từ các các thời kì trước .Đó là sự mềm mại ,tinh tế trong đường nét, chặt chẽ ,khái quát và mang tính biểu hiển ,tượng trưng cao trong bố cục các hình tượng nghệ thuật của các tác phẳm điêu khắc.Một trong những tác phẩm điển hình là bia Vĩnh Lăng . Đây là một tấm bia đá tương đối lớn, còn nguyên vẹn .Bia được đặt trên lưng một tượng rùa có kích thước tương đương. Bia Vĩnh Lăng cao 2,80m,rộng 1,92m và dày 0,27m.Trong khi đó tượng rùa cao 0,80m,dài 3,58 và rộng 1,94m.Điều đáng chú ý là các tác giả thời Lê Sơ đã ghép được bia vào tượng rùa bằng một kĩ thuật đặc biệt.Vì vậy suốt bao nhiêu năm tồn tại ,bia lăng mộ vẫn được gắn vững chãi với bệ rùa trông như tác phẩm bia và thần rùa được tạo ra từ một khối đá lớn.Trang trí trên biaVĩnh Lăng vẫn được làm theo truyền thống xưa.Diềm bia đươc trang trí bằng hình tượng con rồng bố cục trong nửa
- lá đề nối tiếp nhaugiống như thời Lý.Vũ cơ bản hình tượng rồng trên bia Lăng Vĩnh có nhiều đặc điểm giống rồng thời Lý,Trần. Cũng những khúc uốn thoăn thoắt, nhịp nhàng, cũng hình lá thiêng bốc lên như ngọn lửa.... Nhưng nếu đi vào chi tiết thật kĩ lưỡng cũng nhận thấy nhiều sự thay đổi . ở đây không thấy cái đẹp về tỉ lệ như rồng Lý, các nét uốn cũng không tinh xảo, điêu luyện và thiếu sự đều đặn ,uyển chuyển.Tuy vậy những hình tượng đó vẫn giữ được nét cơ bản về tinh thần của rồng Lý và Trần.Hay nói cách khác con rồng vẫn là một mô típ ,một hoa văn trang trí được tạo bởi trí tưọng tượng phong phú và đậm chất triết lý của cha ông ta .Trên trán bia Vĩnh Lăng ta bắt gặp mô típ rồng chầu rồng. Đây là một mô típ quen thụôc của thời Lê Sơ thể hiện một đặc điểm về đề tài trang trí giữa trán bia là một hình vuông, trong là hình tròn và trung tâm là con rồng được sắp xếp bố cục cân đối, chặt chẽ. ở đây ta gặp một số khái niệm: vuông, tròn và con rồng. Liệu các tác giả làm nghệ thuật điêu khắc này đã suy nghĩ gì khi tạo ra một mô típ trang trí đẹp và mang nhiều ý nghĩa như hình trên.Vuông ,tròn ở đây liệu có phải giống như quan niệm của dân tộc ta về trời đất,vũ trụ.Và trung tâm của trời đất, vũ trụ ấy chính là ông vua đươc biểu hiện qua hình tượng con rồng. Hình tượng con rồng ở đây đã có cách tạo hình khách với thời Lý,Trần: Từ khúc uốn văn vỏ đỗ,đến các chi tiết như vây,sừng,chân,móng....tất cả tạo nên sự uy nghiêm,bề thế cho hình tượng rồng. Hình vuông, hình tròn và con rồng được "đặt" trên nền của hoa văn mây hình nấm linh chi,sắp xếp cân đối và thoáng,hoạt ở các góc.các bia ở lăng Lê Thánh Tông (1498),lăng bà hoàng Ngô Thị Ngọc
- Giao và lăng Lê Hiến Tông (1505) không còn vẻ đẹp chân thực, sống động và thoáng đạt như bia Vĩnh Lăng nữa .Thay vào đó là sự dày đặc,cầu kỳ về đường nét và cách tạo hình .Đường nét thì sắc nhọn, dứt khoát. Bố cục thì cầu kì, rối mắt_cái đẹp có vẻ trau chuốt, tỉ mỉ.Trên toàn bộ trán và diềm bia đươc trang trí bằng hình tượng rồng .Từ thời Lê Thánh Tông,Con rồng được thể hiện mang đặc điểm của rồng thời Lê Sơ .Có thể nói nó đã thoát ra khỏi hình dáng, cách biểu hiện của rồng thời Lý,Trần và xứng đáng tiêu biểu, bôc lộ rõ đặc điểm phong cách rồng thời Lê Sơ.Đó là vẻ đẹp sống động, tự nhiên, hiện thực, khoẻ mạnh và dữ tợn hơn. Đến đây con rồng đã trở thành một biểu tượng văn hoá, tượng trưng cho sức mạnh,uy quyền của vua.Vì vậy có thể nói điều này phần nào do ảnh hưởng của tư tưởng Nho Giáo .Những đường nét mềm mại, cân đối được thay bằng những đường nét sắc, nhọn,mạnh mẽ. Ngoài mô típ rồng chầu rồng, ta còn gặp nhiều mô típ rồng chầu khác như rồng chầu chữ phật, rồng chầu mặt trời, rồng chầu lá đề....tuy vậy,những mô típ trang trí kể trên không có trên trang trí bia ở lăng mộ ,mà chủ yếu là trên bia ở chùa, các tiến sĩ ở Văn Miếu lại không trang trí hình rồng mà chỉ co hình mặt trời, mây, hoa lá và sóng nước . Ngay cả kích thước các bia ở Văn Miếu cũng nhỏ hơn lăng các vua và hoàng hậu.Như vậy ta thấy có một sự quy định rõ rãng của hình tượng rồng trong thơi kì Lê Sơ .Từ sự quy định này cho thấy sự phân chia đẳng cấp theo tinh thần nho giáo được thể hiện khá rõ ràng trong nghệ thuật.Hình tượng con rồng không chỉ là một hình tượng được tạo ra do trí tưởng tương phong phú ,bay bổng của cha ông ta về môt con vật thiêng nữa .Nó đã thực sự tượng trưng cho vương quyền mà không
- dành cho những nơi dân dã bình thường.Kể cả ở Văn Miếu, nơi thờ Khổng Tử cũng không vi phạm quy định này .Ngoài hoa văn hình rồng tiêu biểu, trong chạm khắc thời Lê Sơ còn có môt số đề tài khác như : Hoa văn hoa thị bốn mùa, sóng nước, mây, hình nấm linh chi, hoa sen....tất cả đều được thể hiện khác với các hoa văn cùng loại của thời kì Lý,Trần. Biểu hiện đó là hoa văn sóng nước .Hoa văn sóng nước thường được chạm ở diềm, chân bia.ở bia Vĩnh Long vẫn là sóng nước hình núi nhưng cao hơn và nhiều đường song song hơn. ở mặt bên bia ở lăng bà hoàng Ngô Thị Ngọc Giao lại là sang nước trường và sang bạc đầu . Phía sau lại trồi cao như ba ngọn núi, phía trên là hoa văn mây bay thành dải.Đây là hình thức sóng nước đặc biệt của thời Lê Sơ b. Chạm Khắc Trang tri. Chạm khắc trang trí thời Lê rất tinh xảo .Các thành bậc bằng đá, bia đá đều được chạm khắc Cảnh sinh hoạt của nhân dân như các cảnh đấu vật , đánh cờ, trai gái vui đùa, chèo thuyền, uống ruợu....được chạm khắc trên gỗ ở các đình làng. Các dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ, Hàng Trổ nga đời đã tạo ra những bức tranh dân gian đặc sắc ,trở thành tài san quý giá trong kho tàng nghệ thuật dân tộc. Nói về hình tương con rồng trên bia đá . Thời Lê có nhiều bia đá được chạm khắc nổi ,trang trí hình rồng bên cạnh các hoạ tiêt sóng ,nước, hoa, lá....
- Trên lăng vua Lê Thái Tổ, ở cảc hai mặt trên bán bia được chạm khác hàng chục hình rồng lớn nhỏ.Sự hiện hình rồng thời Lý-Trần đã đạt đến mức hoàn chỉnh. Nhìn chung, hình rồng trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam cho đến nửa đầu thời Lê vẫn là hình rồng có đặc điểm rất riêng. Còn ở nửa sau thời Lê,hình dáng của rồng mạnh mẽ gần như trở thành hình mẫu chủ yếu của nghệ thuât thời Lê. c. Nghệ Thuật Gốm. Đồ gốm thời Lê kế thừa tinh hoa của nghệ thuật gốm thời Lý-Trần nhưng có nét độc đáo mang đậm chất dân gian . Gốm thời Lê vừa có nét trau chuốt khoẻ khoắn trong nét tạo dáng,vừa có các hoạ tiết được thể hiện theo phong cách hiện thực. d. Tượng Rồng ở Thành Bậc Cửa Điện Kinh Thiên . Đây là những tác phâm điêu khắc đá của thời Lê Sơ còn lại khá nguyên vẹn.Thành bậc cửa được chạm hinh tượng rồng bò xoài theo chín bậc cấp, đầu rồng nhô cao, các chi tiết trên đầu rồng được thể hiện rõ ràng :Bờm tóc mượt, mềm mại chảy về phía sau ,kết hợp với các khúc uốn đều đặn tạo ra vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng rồng. Các hoa văn được diễn đạt với đường nét chạm điêu luyện, tinh tế .Hình được cách điệu cao với nhiều nét cong xoắn nhịp nhàng, cân đối, bố cục hình chặt chẽ, tỷ lệ giữa mảng đặc trống hợp lý tạo ra sự hài hoà về đậm nhạt .Xen lẫn hoa văn sóng nước, các nghệ nhân tạo hình Vịt cách điệu nhưng rất sống động và thể hiên rõ những đặc điêm của hình tượng. Cũng chủ đề, đề tài đó nhưng qua nét đục chạm, bàn tay tài hoa của người Việt Nam được chi đạo bởi ý thức dân tộc nên thẩm mỹ của
- người Việt vẫn được thể hiện rõ nét .Phong cách Lê Sơ có thể nói bắt đầu định hình rõ nét trên các tác phẩm của thời kì Lê Thánh Tông.Càng về cuối thời Lê Sơ phong cách đó cành bộc lộ sâu sắc. 3. Nghệ Thuật Hội Hoạ Thời Lê Sơ: Cũng giống như các thời kì trước ,tranh của thời kì Lê Sơ hầu như không còn giữ được đến ngày nay.Việc tìm hiểu nghệ thuật qua thơ,qua sử sách lưu truyền đã trơ nên quen thuộc khi nghiên cứu về hội hoạ thời phong kiến .Hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông đứng đầu đã tập hợp nhiều văn sĩ của thời Lê Sơ .Qua nhữnh bài thơ của họ trong "Hồng Đức Quốc Âm Thi Tâp" có thể chứng minh cho sự có mặt của nghệ thuật hội hoạ thời Lê Sơ bên cạnh các loại hình nghệ thuật khác.Nhiêu bức tranh được "xem"qua như tranh vẽ hoa mai ,hoa sen....cùng với thể loại tranh phong cảnh ,thời Lê còn có nhiều tranh vẽ theo đề tài ca ngợi tình bạn ,tình người tri kỷ.đó là các tranh vẽ "Bá Nha Gẩy Đàn", "Chim Núi Gọi Người".... Đặc biệt thể loại tranh chân dung dã phát tiển từ các thế kỉ trước nay vẫn được chú trọng.Đó là tranh chân dung của những người nổi tiếng trung quân ái quốc .Đồng thời cũng là hình thức ban thưởng của vua đối với người mình yêu quý ,mến mộ tài năng ,đứcđộ.Bức tranh được nhắc đến nhiều hơn cả là tranh chân dung Nguyễn Trãi.Sau vụ án "Lệ Chi Viên"vơi hình thức "chu di tam tộc"Nguyễn Trãi được minh oan ở thời Hồng Đức .Vua Lê Thánh Tông sau khi minh oan cho ông, đã cho vẽ chân dung ông để lưu truyền lại đời sau, đây có lẽ la một bức chân dung vẽ theo lối tượng trưng, lí tưởng hoá va dựa trên cơ sở mô tả của những người biết về Nguyễn Trãi .
- Các nhà nghiên cứu mĩ thuật còn đưa ra một chứng minh về hình vẽ của thời Lê Sơ .Đó là những hình vẽ trên đồ gốm của thời kỳ này.Có thể nói các hình vẽ này khá phong phú về thể loại và có bút pháp rất đặc biệt . Hình vẽ ở đây có thể là môt hình đơn lẻ ,cũng có thể là một đồ án trang trí được bố cục chặt chẽ, đậm nhạt phong phú,đường nét sinh động.Thường là các dải hoa văn ngang ,vòng quanh thân gốm .Thỉnh thoảng cũng có những tác phẩm gốm được trang trí chia thành các ô dọc .Mỗi ô là một đồ án trang trí như liễn gốm có đồ án hoa sen dưới đây. Điều đáng chú ý ở đây là độ đậm nhạt thể hiện qua từng nét bút,xem hình vẽ ta co thể hình dung ra cách đặt nét bút bắt đầu từ đâu và kết thúc ở chỗ nào ,căn cứ trên độ đậm nhạt của nét vẽ khi nghiên cứu các hình vẽ trên đồ gốm càng cho ta lòng tin về sự phát triển của hội hoạ thời Lê Sơ .Với tài năng sáng tạo thể hiện qua kiến thức điêu khắc đồ gốm còn lại đến ngày nay thì chúng ta tin rằng ông cha ta không thể không sáng tạo ra các tác phẩm tranh vẽ .Vì vậy cũng không thể đi sâu hơn vào loại hình nghệ thuật này. Trải qua 100 năm tồn tại lịch sử và mĩ thuật thời Lê Sơ có sự chuyển biến và phát triên theo một chiều hướng khác .Một mặt nó kế thừa những tinh hoa truyền thống trong mỹ thuật thời Lý –thời Trần .Mặt khác do sự thay đổi của hoàn cảnh XH nên mỹ thuật Lê Sơ mang môt phong cách riêng biệt .Trong môt số tác phẩm từ thời Lê Thánh Tông về sau có nhiều ảnh hưởng của tinh thần nho giáo .Tuy vậy phong cách nghê thuật Lê Sơ vẫn không xa rời với truyền thống dân tộc .Có thể vì
- tính chất chính thống Nho Giáo thể hiện ở nội dung ,đề tài nhưng hình thức thể hiện vẫn mang nét chân thực ,đơn giản ,giàu chất sống động ,hồn nhiên. Chúng ta có thể nói mỹ thuật Lê Sơ là một dấu gạch nối giữa nguồn mỹ cảm dân gian thời Trần với những thế kỉ sau ,là tiền đê cho một thời đại huy hoàng của nghệ thuật dân gianViêt Nam với những sáng tạo kì diệu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Điêu khắc thời Lê Sơ (1428 – 1527)
12 p | 2254 | 50
-
Giáo án Mỹ Thuật lớp 8: Sơ Lược Về Mỹ Thuật Thời Lê ( Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII)
7 p | 816 | 40
-
Mỹ thuật 8 - Thường thức mĩ thuật Sơ lược về Mĩ thuật thời lê
8 p | 1436 | 39
-
Mỹ thuật 8 - Thường thức mĩ thuật Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê
6 p | 574 | 23
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 9 : Tên bài dạy : VẼ TRANH ĐỀ TÀI LỄ HỘI - Bài kiểm tra 1 tiết -
9 p | 719 | 22
-
DẤU ẤN NGHỆ THUẬT CHĂM TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC MỸ THUẬT HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
7 p | 125 | 14
-
Một số công trình mỹ thuật kiến trúc dân gian thời Lê - Trịnh ở Việt Nam và Hải Phòng
28 p | 164 | 13
-
LĂNG PHẠM ĐÔN NGHỊ, DẤU ẤN NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ THUẬT THẾ KỶ XVIII
11 p | 114 | 11
-
Mỹ thuật thời Mạc
14 p | 134 | 10
-
MỸ THUẬT ĐÔNG KINH - LAM KINH: RỪNG RỰC RỒNG - MÂY ĐAO LỬA - HÀO KHÍ THỜI LÊ SƠ
12 p | 176 | 9
-
.HỌA SỸ MỸ THUẬT LÊ LAM - MỘT TẤM LÒNG VÌ MIỀN NAM
10 p | 92 | 8
-
CỘT CHÙA MỸ THUẬT DẠM VÀ VŨ ĐIỆU SINH SÔI BẤT TỬ
8 p | 97 | 7
-
HOẠ SĨ - NHÀ ĐIÊU KHẮC LÊ HƯỚNG QUỲ, DÀNH TRỌN TÌNH YÊU CHO NGHỆ THUẬT HỘI HOẠ
16 p | 73 | 6
-
LÊ HÙNG-LÊ NGUYỄN THẢO MY- CUỘC LÃNG DU TRÊN CAO NGUYÊN
6 p | 86 | 6
-
MỸ THUẬT ĐÔNG KINH - LAM KINH: RỪNG RỰC RỒNG - MÂY ĐAO LỬA - HÀO KHÍ THỜI LÊ SƠ
9 p | 90 | 5
-
MỸ THUẬT PHÚ YÊN
6 p | 140 | 5
-
CLB MỸ THUẬT THANH NIÊN GIA LAI CUỘC LỘI NGƯỢC DÒNG HÀNH TRÌNH TRIỂN LÃM
6 p | 78 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn