intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta đều biết, những con thuyền lênh đênh trên biển cả đều rất cần một ngọn hải đăng dẫn đường, soi sáng để có thể tìm đến bến bờ an toàn và bình yên. Đối với mỗi người, ngọn hải đăng chính là lí tưởng sống. Lí tưởng ấy sẽ chắp cánh đưa ta bay cao cùng những ước mơ và chỉ đường cho ta đến bến bờ hạnh phúc của cuộc sống. Chính vì thế, đại văn hào Nga Lép Tôn – xtôi đã từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Câu nói đó vừa khẳng định tầm quan trọng của lí tưởng, vừa như là một lời nhắc nhở cho những ai không có lí tưởng sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng

Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Chúng ta đều biết, những con thuyền lênh đênh trên biển cả  đều rất cần một ngọn hải  <br /> đăng dẫn đường, soi sáng để  có thể  tìm đến bến bờ  an toàn và bình yên. Đối với mỗi <br /> người, ngọn hải đăng chính là lí tưởng sống. Lí tưởng  ấy sẽ  chắp cánh đưa ta bay cao  <br /> cùng những ước mơ và chỉ đường cho ta đến bến bờ hạnh phúc của cuộc sống. Chính vì  <br /> thế, đại văn hào Nga Lép Tôn – xtôi đã từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không  <br /> có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không  <br /> có cuộc sống”. Câu nói đó vừa khẳng định tầm quan trọng của lí tưởng, vừa như  là một  <br /> lời nhắc nhở cho những ai không có lí tưởng sống.<br /> <br /> Lí tưởng là mục đích cao nhất mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, sự khao khát  <br /> mà mỗi người mong mỏi đạt được. Hiểu theo nghĩa đen, “ngọn đèn” được dùng để  thắp <br /> sáng vào ban đêm, để ta thấy được đường đi và những vật xung quanh. Nhưng trong câu <br /> nói, hình ảnh “ngọn đèn” không chỉ được dùng để nói một sự vật cụ thể, mà để tôn lên ý  <br /> nghĩa của “lí tưởng. Lí tưởng là thứ giúp ta thấy rõ được đường đi, ngay cả trong những  <br /> phút giây đen tối. “Phương hướng kiên định” là mục tiêu, là đường lối xác định được để <br /> ra dựa trên sự quyết tâm giữ vững lập trường. Nếu chỉ hiểu "cuộc sống" là cuộc đời mỗi  <br /> người, ta chưa thể hiểu được câu nói của Lép Tôn­xtôi. “Cuộc sống” ở đây được hiểu là <br /> một cuộc đời có ý nghĩa, khi mà con người sống thực sự chứ không phải chỉ tồn tại. Câu  <br /> nói mang ý nghĩa rõ ràng: Lí tưởng rất quan trọng. Và sống trên đời, mỗi người cần có <br /> một lí tưởng sống, vì sống mà không có lí tưởng thì sẽ không thể xác định những việc nên <br /> làm, dẫn đến việc chúng ta sống một cuộc đời thừa, không có giá trị.<br /> <br /> Lí tưởng sống cũng không cần phải quá xa vời và lớn lao. Quan trọng là chúng ta phải <br /> sống có lí tưởng và thực hiện lí tưởng bằng con đường chân chính. Hãy sống cho mọi <br /> người vì chúng ta chỉ tìm thấy hạnh phúc khi “mình vì mọi người'’ và chính nhờ đó, “mọi <br /> người sẽ vì mình”.<br /> Tấm gương đại diện cho lí tưởng cao đẹp chính là Bác Hồ  kính yêu. Người thanh niên <br /> Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra con đường giải phóng đất  <br /> nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững”. Tuy chỉ có <br /> hai bàn tay trắng, lại ở xứ lạ xa quê nhưng trong con tim, Bác vẫn nuôi lí tưởng tìm ra con  <br /> đường giải phóng dân tộc, quyết vì dân tộc Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc. Vì thế, <br /> cuối cùng Bác cũng đã tìm ra được đường lối giải phóng dân tộc, đem lại  ấm no, hạnh <br /> phúc cho toàn thể  đồng bào của mình. Trong thời chiến, nhiều thanh niên giàu lí tưởng  <br /> Cách mạng như Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Cù Chính Lan… đã hi sinh vì dân tộc, trở thành <br /> người anh hùng của thời đại. Và còn biết bao chiến sĩ đã có chung lí tưởng cao đẹp đã  <br /> chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.<br /> <br /> Ta còn có thể  thấy được lí tưởng sống được thể  hiện qua tấm gương khắc phục khó <br /> khăn, phấn đấu không ngừng nghỉ  của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Dù bị  liệt hai tay từ thuở <br /> nhỏ, gặp bao khó khăn trắc trở, nhưng thầy không bỏ  cuộc. Chính lí tưởng mong muốn <br /> cống hiến cho đời, quyết không làm phế nhân, làm gánh nặng cho mọi người, thấy đã cố <br /> gắng tập viết bằng chân và đã trở thành một nhà giáo ưu tú dẫn dắt nhiều thế hệ học trò <br /> đến thành công.<br /> <br /> Nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, hoặc  <br /> nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. Chẳng  <br /> hạn trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để  làm gì thì khi gặp khó khăn, ta  <br /> dễ  buông xuôi và không chịu cố gắng. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt và vô nghĩa biết bao khi  <br /> con người ta sống thiếu lí tưởng. Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, dễ cảm thấy buồn chán  <br /> với chính cuộc đời của mình. Có lí tưởng, ta sẽ luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tụy  <br /> với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện rõ thái độ  quyết tâm vươn tới sự hoàn <br /> thiện bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa, ta thế sẵn sàng <br /> hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối  <br /> cùng của cuộc đời. Lí tưởng của một người có khi chỉ đơn giản là chỉ là kiếm được việc <br /> làm  ổn định và có một gia đình đầm  ấm. Nhưng để  theo đuổi lý tưởng, người đó cũng <br /> phải trải qua nhiều khó khăn.<br /> Thế  nhưng trong cuộc sống, không phải ai cũng ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng <br /> của lí tưởng sống. Có những thanh niên chỉ  biết ăn chơi lêu lổng, không chú tâm vào tu  <br /> dưỡng kiến thức, đạo đức. Họ  sống không mục đích, không phương hướng để  rồi bị  sa  <br /> ngã, lôi kéo vào những tệ nạn xã hội và trở  thành một người vô dụng, không giúp ích gì <br /> cho xã hội. Cũng có những người đã tìm cho mình mục đích sống tầm thường hoặc thấp  <br /> hèn, chẳng hạn như kiếm thật nhiều tiền bằng mọi cách, kể cả làm những việc xấu, trái <br /> với đạo đức làm người. Cuộc sống của họ không thể có được hạnh phúc hoặc thậm chí  <br /> trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Họ biến lí tưởng thành một bóng tối mờ mịt  <br /> bao phủ lên cuộc đời mình, chứ không phải là ngọn đèn soi sáng chỉ đường cho họ nữa.<br /> <br /> Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sống có lí tưởng, ngay từ  khi đặt  <br /> chân vào cấp ba, tôi đã xác định lý tưởng sống cho mình. Với tôi, sống là để  cống hiến.  <br /> Tôi ước mơ trở thành một nữ cảnh sát tài giỏi, năng động và sẽ cống hiến cho đất nước, <br /> xã hội tất cả năng lực của mình, cống hiến không phải là làm một việc gì đó phi thường  <br /> để  mọi người thán phục. Chỉ  cần chúng ta làm tốt công việc của mình, duy trì lối sống <br /> lành mạnh, văn minh là đã góp phần cống hiến cho Tổ quốc.Có những sự cống hiến rất to  <br /> lớn nhưng cũng có những cống hiến rất bình thường, giản dị. Cái quan trọng là hai điều <br /> đáng quý như nhau nếu ta đã cố gắng hết mình. Tôi hy vọng nhiều bạn trẻ có cùng chung  <br /> lý tưởng sống như  tôi để  xây dựng một thế  hệ thanh niên thực sự  có khả  năng làm chủ <br /> đất nước. Nếu tất cả chúng ta đều có lí tưởng sống tận hiến thì xã hội sẽ  có sức mạnh  <br /> dồi dào để  phát triển bền vững, nhanh chóng. Lí tưởng sống tận hiến cũng làm cho con  <br /> người trở  nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Mọi đức tính quý báu bao giờ  cũng được soi  <br /> sáng bởi một lý tưởng cao đẹp. Một khi đất nước giàu mạnh, xã hội ổn định, văn minh,  <br /> con người sẽ  vươn tới cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ  ý nghĩa nhất, đó là điều mà ai ai <br /> cũng mong muốn.<br /> <br /> Để  chuẩn bị  đầy đủ  hành trang cho cuộc đời, trau dồi năng lực để  cống hiến thì không  <br /> còn con đường nào khác ngoài học hỏi. Ngạn ngữ Mông Cổ có câu: “Nhiều ngôi sao: đó là <br /> sự trang điểm cho bầu trời. Nhiều kiến thức: đó là sự trang điểm cho trí tuệ”. Tất cả mọi  <br /> người, đặc biệt là thế  hệ  trẻ, nên học hỏi không ngừng, học trong sách vở, học trong  <br /> cuộc sống, học từ thầy cô, học từ bạn bè để trang điểm cho trí tuệ thật nhiều kiến thức.  <br /> Nói cách khác là để trau dồi năng lực và để có thể cống hiến được nhiều hơn.<br /> <br /> Gaston Dutil đã từng nói: “Một trái tim không lí tưởng là một bầu trời không tinh tú”.  <br /> Ngay từ  bây giờ, hãy xác định cho mình lí tưởng Sống cao đẹp hãy nỗ  lực hết mình để <br /> thực hiện lí tưởng ấy. Có lý tưởng, cuộc sống mới đúng nghĩa là cuộc sống.<br /> <br /> Bài số 2<br /> <br /> Cuộc sống ngày càng vận động và phát triển theo chiều hướng mới. Để tồn tại và có một  <br /> cuộc sống bền vững thì mỗi người chúng ta cần phải có một phương hướng sống nhất  <br /> định, một lý tưởng mà ta sẽ hướng tới để thực hiện trong suốt cuộc đời. Nhà văn Nga Lép  <br /> Tôn­xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn soi đường. Không có lí tưởng thì không có phương <br /> hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Vậy cuộc sống sẽ <br /> ra sao nếu người không có lí tưởng xác định? Cuộc đời sẽ ra sao nếu mỗi người chỉ sống  <br /> vì những mục đích không rõ ràng và chỉ cho bản thân mình?<br /> <br /> Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. "Lí tưởng" là gì?. Đó chính là cái <br /> đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ngọn đèn'', đó là một vật <br /> dùng để  thắp sáng vào ban đêm, nhờ  có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật  <br /> xung quanh "Phương hướng kiên định" chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ  thực <br /> hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi  <br /> người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ <br /> không phải là tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. <br /> Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn­xtôi mang một nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi  <br /> con người cần phải có riêng cho mình một lý tưởng sống,  đó  chính là ngọn  đèn chỉ <br /> phương rõ ràng nhất. "Lí tưởng" rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí <br /> tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì  <br /> cũng không có quyết tâm để  thực hiện cho tới nơi tới chốn. Như  trong học tập, nếu  <br /> không chắc chắn mục tiêu để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu  <br /> cố  gắng. Bên cạnh đó, khả  năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi  <br /> không xác định được lí tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không <br /> xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm <br /> thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề  ra. Và cuộc sống sẽ  tẻ  nhạt biết bao khi con  <br /> người ta sống thiếu "lý tưởng". Thiếu lí tưởng sẽ dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán  <br /> với chính cuộc đời của minh. Vậy một người có lí tưởng là người như thế nào? Đó chính  <br /> là người luôn xác định được mục tiêu sống và tận tụy với những việc mà mình cần hoàn <br /> thành, thể hiện thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiện bản thân, mong muốn cống hiến  <br /> cho sự  nghiệp chung. Hơn thế  nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của <br /> mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi <br /> khi lý tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định có một gia đình đầm ấm  <br /> nhưng để  thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó <br /> chỉ  là một lí tưởng tưởng chừng như đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự  tôn  <br /> trọng từ  những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để  thực hiện  <br /> chứ  không như  nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lý tưởng của  <br /> đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh… Ngày 5­6­1911, người thanh niên Nguyễn Tất  <br /> Thành đã ra đi với một lý tưởng suốt đời "tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết <br /> tâm vì Tổ  quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự  do và bền vững. Đó cũng chính là lý  <br /> tưởng của tất cả  thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn <br /> toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lý tưởng của thanh niên đã khác đi rất  <br /> nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên tìm cho mình một lý tưởng riêng, tùy thuộc vào hoàn <br /> cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lý tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi <br /> ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lý tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá  <br /> nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có một lý tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì  <br /> một đất nước Việt Nam "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh".<br /> <br /> Muốn có được những lí tưởng có nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người  <br /> nhất là thanh niên học sinh ngay từ ngồi trên ghế  nhà trường đã xác định được cho mình  <br /> mục đích của việc tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả <br /> năng mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của  <br /> những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một "phương hướng kiên định" cho <br /> chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lý <br /> tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người.<br /> <br /> Bài số 3<br /> <br /> Nếu so sánh cuộc đời là biển cả, con người là chiếc thuyền giữa đại dương mênh mông, <br /> thì ngọn hải đăng quả  thật là kim chỉ  nam cho thuyền biết nơi mình đến. Thử  hỏi, nếu  <br /> không có ngọn hải đăng thì hậu quả sẽ ra sao? Nói thế, ta chắc đã hiểu được lời nói của <br /> L. Tôn xtôi quả thật chí lý: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không <br /> có phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".<br /> <br /> Nếu cuộc sống là những hoạt động trong đời sống của một con người hoặc một xã hội,  <br /> thì lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để  đạt tới. Sống <br /> trong đời sống, ai cũng muốn vươn tới một điều gì đó tốt đẹp và ta gọi đó là mục đích.  <br /> Muốn đến đích, ta phải có hành động cụ thể, có phương tiện để thực hiện. Với T.xtôi thì  <br /> lý tường chính là phương tiện, bởi nó như  là “ngọn đèn chỉ  đường”, là ánh sáng soi rọi <br /> cho con người đi đến mục đích Người không có lí tưởng thì “không có phương hướng <br /> kiên định” như thuyền chòng chành, lạc lối đưa đến nguy cơ đánh mất cuộc sống. Trong  <br /> cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, nếu không có ánh sáng lý tưởng cao  <br /> đẹp của Mác – Lênin thì dân tộc Nga sẽ về đâu? Thế kỉ XX ở Việt Nam, hàng ngàn, hàng <br /> vạn thanh niên ngã xuống “chẳng tiếc đời xanh” cho Tổ  quốc trường tồn, chính là vì họ <br /> đã mang vào tâm trí mình một lý tưởng yêu nước cao đẹp được thấm nhuần bởi tư tưởng <br /> Hồ Chí Minh vĩ đại. Như vậy, sống có lí tưởng thì cuộc sống sẽ có ý nghĩa. Cuộc sống là  <br /> sự tiếp diễn liên tục không ngừng nghỉ. Chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác tiếp tục <br /> sống nhưng không thể  thiếu mục đích, lý tưởng. Lí tưởng cao đẹp, làm cho cuộc đời nở <br /> hoa. Những con thuyền đang ngày đêm lênh đênh trên biển cả đều rất cần một ngọn hải  <br /> đăng để  dẫn đường, soi sáng cho chúng tìm đến bến bờ  an toàn và bình yên. Chúng ta  <br /> cũng vậy, khác chăng ngọn hải đăng của chúng ta chính là lí tưởng sống – nó chắp cánh <br /> đưa ta bay cao cùng những ước mơ và chỉ đường cho ta đến bến bờ hạnh phúc của cuộc  <br /> sống. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ  đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng <br /> kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Quan niệm sống nêu trên <br /> thật sự là bài học cho chúng ta học tập.<br /> <br /> Mỗi chúng ta, phải có trách nhiệm với xã hội và với chính mình. Mỗi con người phải tự ý <br /> thức rằng, sống không có lí tưởng, tựa như con người đi trong bóng đêm; như con thuyền  <br /> ngoài khơi  không  có  ngọn hải  đăng  dẫn  đường; như   con  tàu  không  có  hoa  tiêu,…  ở <br /> phương diện đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta, nếu không có lí tưởng yêu nước <br /> là ánh sáng soi đường, thì “bóng đêm nô lệ" quả thật đáng sợ, mà dân tộc ta đã từng trải  <br /> qua.<br /> <br /> Bài số 4<br /> <br /> Sống phải có mục đích. Sống phải có lí tưởng. Nói về  tầm quan trọng của lí tưởng, nhà <br /> văn Nga Lép Tôn­xtôi chỉ  rõ: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ  đường. Không có lí tưởng thì <br /> không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.<br /> <br /> Lí tưởng là gì? Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta muốn đạt tới. Lí <br /> tưởng rất quan trọng đối với bất cứ  ai, đối với tất cả  mọi người. Đúng: “lý tưởng là  <br /> ngọn đèn chỉ đường’’. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lý tưởng dẫn đường mà ta có thể đi tới  <br /> tương lai, tránh được sự mò mẫm, vấp váp. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lý tưởng mà chúng  <br /> ta có nghị lực và niềm tin trong cuộc đời, biết sống thế nào cho có ý nghĩa, sống thế nào  <br /> cho đáng sống. Không sống vô vị  nhàm chán, không sống quẩn quanh, tăm tối, mà chỉ <br /> muốn sống có ý nghĩa, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Ngọn đèn  <br /> được tác giả so sánh với lý tưởng thật là sâu sắc và có nhiều ý nghĩa.<br /> <br /> Nếu không có mục đích, sống không có lí tưởng thì sẽ  như  thế  nào? Lép Tôn­xtôi cho <br /> biết: “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương  <br /> hướng kiên định thì không có cuộc sống”.<br /> <br /> Phương hướng là hướng được xác định. Kiên định là một phẩm chất tốt đẹp, là tinh thần <br /> giữ  vững ý định, ý chí, không dao động trước mọi khó khăn, trở  lực. Khi đã không có lí  <br /> tưởng, không có mục đích tốt đẹp sẽ  không có phương hướng kiên định, khác nào kẻ  đi <br /> đêm hoặc chui vào sừng trâu, đâm đầu vào lối cụt. Không có lí tưởng thì khác nào thuyền  <br /> không lái, thuyền sẽ  trôi về  đâu? về  bến bờ  nào? Những kẻ  sống quẩn quanh, sống bị <br /> động, hay dao động vì sống không có mục đích, không có lý tưởng, không có phương <br /> hướng. Mà khi đã không có phương hướng, hoặc không có phương hướng kiên định thì sẽ <br /> không có cuộc sống ý nghĩa. Anh sẽ  không có hành động thiết thực. Nếu không có mơ <br /> ước. không có khát vọng sống, cuộc sống sẽ trở  nên nhạt nhẽo, vô vị. Anh sẽ  trở  thành  <br /> kẻ sống thừa, sống mòn.<br /> <br /> Nếu tuổi trẻ  sống không có lí tưởng sẽ  lười học, nhác lao động, sẽ  sớm nhiễm phải  <br /> những tệ nạn xã hội như  ăn chơi đua đòi, cờ  bạc, rượu chè, nghiện ma túy, cướp bóc…  <br /> Những học sinh “cá biệt’' trong nhà trường hiện nay chủ yếu là do cách sống buông thả,  <br /> sống không có lí tưởng.<br /> <br /> Sống mà như chết thì sao có thể gọi là sống? Sống mà tâm hồn bị khô héo, trái tim bị băng  <br /> giá thì không thể gọi là sống. Sống mà không nghĩ đến tương lai, sống mà không nghĩ đến  <br /> cống hiến, phục vụ cho gia đình, đất nước thì sao có thể gọi là sống? Cô giáo em nói thời  <br /> còn là học sinh, câu khẩu hiệu: “Sống, học tập, lao động và chiến đấu theo gương Bác <br /> Hồ vĩ đại” có một sức mạnh ghê gớm. lôi cuốn hàng triệu thanh niên thi đua và lập công  <br /> trong phong trào “ba sẵn sàng”.<br /> <br /> Câu nói của nhà văn Nga đã chỉ rõ tầm quan trọng của lí tưởng và sống có lí tưởng. Câu <br /> nói ấy cho đến nay vẫn mới mẻ và giàu ý nghĩa đối với học sinh thanh niên chúng ta.<br /> <br /> Đất nước đang đổi mới. Công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước đang kêu gọi  <br /> thanh niên lên đường. Có học tập tốt mới trang bị cho bản thân mỗi chúng ta kiến thức, kĩ <br /> năng khoa học, lao động. Hơn bao giờ  hết. chúng ta mới thấy rõ ý nghĩa và tầm quan  <br /> trọng của vấn đề lí tưởng và sống có lí tưởng.<br /> <br /> Lí tưởng là ngọn đèn. Với Tố Hữu, lí tưởng là “mùi hương chân lí”. Tôi nhớ vần thơ của  <br /> ông.<br /> <br /> Khi ta đã say mùi hương chân lí .<br /> <br /> Tương lai đó, trước mặt ta biển rộng<br /> Trên đầu ta, lồng lộng gió trời cao!<br /> <br /> (Như những con tàu)<br /> <br /> Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng – Bài số 5<br /> <br /> Một chiếc thuyền sẽ trôi lay lắt trên dòng sông mù sương, chẳng bao giờ có thể tìm được <br /> một bến đậu bình an, tươi sáng, nếu không có một bánh lái vững vàng, đúng đắn. Cũng  <br /> như vậy, một con người sẽ khó có được một cuộc sống có ý nghĩa, đáng tự hào, nếu như <br /> thiếu một lý tưởng cao đẹp. Để  khẳng định vai trò vô cùng to lớn có ý nghĩa quyết định  <br /> của lý tưởng đối với một cuộc đời, nhà văn Nga vĩ đại Lép Tôn­xtôi đã nói: “Lý tưởng là  <br /> ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không <br /> có phương hướng thì không có cuộc sống”.<br /> <br /> “Lý tưởng là tư tưởng và mục đích được coi là cao nhất, tốt đẹp nhất cần đạt đến” (Từ <br /> điển tiếng Việt). Như vậy lý tưởng là mục đích,  ước mơ, nó có ý nghĩa định hướng cho <br /> cuộc sống con người, giúp con người có khát vọng lớn lao, nghị lực phi thường để  vượt  <br /> qua mọi gian nan, khổ  ải, mọi cám dỗ tầm thường để  vươn tới những sự nghiệp có ích, <br /> cao cả. Lý tưởng sẽ làm cho cuộc sống của mỗi con người thú vị, phong phú, sinh động,  <br /> lấp lánh sắc màu như cây cỏ xanh tươi được tắm nắng mặt trời. Nguyễn Ái Quốc – Hồ <br /> Chí Minh, vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, ngay từ thuở thiếu thời đã có <br /> “một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được  <br /> hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” và sau này  <br /> Người cũng luôn luôn mang trong tim niềm khát khao cháy bỏng là tìm một “Hình” mới <br /> của nước, một hình thái mới của chế độ  nhằm đưa lại hạnh phúc cho toàn thể  dân tộc. <br /> Chính lý tưởng cao đẹp  ấy, khát vọng cháy bỏng  ấy, đã giúp Người đi khắp chân trời  <br /> châu Mỹ, châu   u, không bao giờ  lầm đường, lạc lối và cho Người một nghị  lực phi <br /> thường “Một viên gạch hồng chống lại cả mùa băng giá” của thành Ba Lê đầy gió tuyết. <br /> Nhà thơ Tố Hữu “lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam”, một vị lãnh tụ cao cấp  <br /> của Đảng đã có lần tâm sự: nếu không gặp được lý tưởng của Đảng thì may lắm ông  <br /> cũng chỉ là người vô tội và đời ông sẽ  khô như  “cây sậy bên đường” “Đâu dám ước làm  <br /> hoa thơm trái ngọt”; “sẽ chết lặng im như con chim không bao giờ được hót. Một tiếng ca  <br /> lảnh lót cho đời”. Lý tưởng cách mạng đã trở thành “ngọn đèn chỉ đường”, chiếc bánh lái <br /> giúp cho con thuyền thơ  của ông đi đúng đường, đúng hướng: “Thuyền bơi có lái qua <br /> giông tố; không lái thuyền trôi lạc bến bờ”.<br /> <br /> Trong cuộc cách mạng giành chính quyền, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ <br /> và ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, có biết bao con người nhờ <br /> mang trong mình một lý tưởng,  ước mơ  đúng đắn, cao cả  mà họ  đã làm cho tuổi thanh  <br /> niên của mình không phải bình thản trôi qua vô vị  mà bước kế  bước vững vàng tới tuổi  <br /> thanh xuân huy hoàng và tráng lệ. Đó là những Lý Tự  Trọng, Võ Thị  Sáu, Bế  Văn Đàn, <br /> Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Trỗi, Vũ Thị Tỵ, Cù Thị Hậu, Đào Thị Hào, Nguyễn Tử <br /> Quảng, Nguyễn Thanh Huyền, Hoàng Anh Tuấn …<br /> <br /> Những điều đã trình bày trên đây cho thấy lý tưởng quả đúng là vô cùng quan trọng, có ý <br /> nghĩa “như  ngọn đèn chỉ  đường” cho mỗi cuộc đời. Một điều cần phải khẳng định là lý  <br /> tưởng sống của con người phải gắn chặt với xã hội, với lợi ích của nhân dân, đất nước,  <br /> thì lý tưởng đó mới cao cả, mới thiết thực và đúng đắn. Đừng nhầm lý tưởng với tham  <br /> vọng cá nhân tầm thường, những ham muốn độc ác, tội lỗi. Chẳng hạn muốn mình nổi <br /> tiếng đã cố  đạt được bằng mọi cách như  các tên hôn quân, bạo chúa trong lịch sử  sẵn  <br /> sàng chà đạp lên số phận mọi người để gặt hái “chiến công” cho mình. Hay ngày nay có  <br /> nhiều thanh niên khát khao làm giàu không chính đáng, thích hưởng lạc nên đã lao vào <br /> những cuộc “đỏ  đen” chơi đề, đánh bạc, trộm cắp, cướp giật, miệt mài truy hoan thâu  <br /> đêm suốt sáng trong các vũ trường, quán Karaoke…<br /> <br /> Vì sao cuộc sống thiếu lý tưởng không phải là cuộc sống? Cuộc sống thiếu lý tưởng,  <br /> hoặc lý tưởng viển vông, tách rời hiện thực, không nhằm vào một cái gì có ý nghĩa cả, sẽ <br /> làm cho con người kém dần nghị lực, trở  thành lười biếng, bất lực, hoài nghi, ích kỷ  và  <br /> đau khổ. Cuộc đời của họ  sẽ  trở  nên tẻ  nhạt, chán ngắt, héo hắt đến thảm hại và vô  <br /> nghĩa lý biết chừng nào! Chẳng thế  mà nhà tỷ  phú Bin­ghết, người được tuổi trẻ  toàn  <br /> nhân loại hết sức ngưỡng mộ  vì ý chí tiến thủ, khát vọng làm giàu chân chính, đã từng <br /> phát biểu: “Nếu cả  đời chỉ  cầu sự  bình an, không bao giờ  để  bản thân theo đuổi những <br /> mục tiêu cao hơn, không dám giang rộng cánh bay lên, như thế  thì cuộc đời chẳng còn ý <br /> nghĩa gì”.<br /> <br /> Văn hào nước Nga Xô viết Mác­xim Gor­ki, khi nghĩ về con người đã không nén nổi xúc  <br /> động thốt lên “Con người! ôi hai tiếng  ấy vang lên mới tự  hào và kiêu hãnh làm sao!”.  <br /> Muốn cho con người mãi là bông hoa của Trái Đất, niềm tự hào của mỗi chúng ta, hãy ấp <br /> ủ cho mình một lý tưởng cao quý và không ngừng chiến đấu cho lý tưởng đó, để chúng ta  <br /> được sống mãi trong lòng mọi người. Vì như  văn hào Lỗ  Tấn đã khẳng định: “Người ta <br /> chỉ thực sự chết khi đã chết hẳn trong trái tim của người đời”. <br /> <br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2