intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng N, P, K và thời điểm bón thúc phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của cây gai xanh (Boehmeria nivea L.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây gai xanh (Boehmeria nivea L.) là một trong những cây trồng cho nguồn chất xơ tự nhiên quan trọng nhất. Bài viết trình bày đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N, K và K Đầu trâu và thời điểm bón thúc phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng và sinh lý của cây gai xanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng N, P, K và thời điểm bón thúc phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của cây gai xanh (Boehmeria nivea L.)

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0082 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG N, P, K VÀ THỜI ĐIỂM BÓN THÚC PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÝ CỦA CÂY GAI XANH (Boehmeria nivea L.) Trần Khánh Vân*, Nguyễn Xuân Lâm, Nguyễn Thị Anh Thơ Tóm tắt. Cây gai xanh (Boehmeria nivea L.) là một trong những cây trồng cho nguồn chất xơ tự nhiên quan trọng nhất. Sinh trưởng và sinh lý của cây gai xanh có thể bị ảnh hưởng bởi các chất dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là nitơ (N), phốt pho (P), và kali (K). Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N, K và K Đầu trâu và thời điểm bón thúc phân hữu cơ vi sinh (HCVS) đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng và sinh lý của cây gai xanh. Kết quả cho thấy với 3 tỉ lệ phối trộn NPK khác nhau thì tỉ lệ N:P:K = 200:200:150 kg/ha đem lại kết quả tối ưu nhất về các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây, đường kính thân, số cây con, khối lượng tươi của lá tăng tương ứng tăng 10 %, 7 %, 44,7 %, và 221 %) cũng như các chỉ tiêu sinh lý (vitamin C, đường khử, hàm lượng khoáng Mg, K tăng tương ứng 43,75 %, 72,16 %, 215 % và 138,15 % so với ĐC). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thu được kết quả liên quan đến thời điểm bón phân HCVS là ở công thức bón thúc sau 1 tháng trồng với liều lượng phân HCVS 700 kg/ha/lần cho số lượng cây con, hàm lượng viatmin C, đường khử và hàm lượng các khoáng Mg, K là tốt nhất trong các công thức nghiên cứu. Từ khóa: Cây gai xanh (Boehmeria nivea L.), sinh lý, sinh trưởng, phân HCVS, phân bón NPK, thời điểm bón phân. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây gai xanh được đánh giá là cây có nhiều giá trị sử dụng cho con người. Ở Việt Nam, cây gai xanh được trồng phổ biến ở các tỉnh phía bắc như Thanh Hoá, Nam Định, Lạng Sơn,… được nhân dân sử dụng lấy sợi để dệt vải, lấy lá làm bánh, hay ủ làm thức ăn cho gia súc và lấy củ làm thuốc. Trên thế giới, cây gai xanh có thị trường khá lớn tại Ấn Độ, Trung Quốc, Braxin và là loài cây lấy sợi chủ đạo ở các nước này. Thu nhập khi kinh doanh sợi cây gai xanh đã lên tới 92 tỉ USD ở các quốc gia này, dự báo đến năm 2025 thị trường xuất khẩu của nó lên tới 263 tỉ USD. Cây trồng này có năng suất cao, có khả năng lưu gốc 10-15 năm. Trong điều kiện chăm sốc tốt, trung bình 1 năm có thể thu hoạch từ 5-6 lần với năng suất 15-18 tấn/ hecta, còn trong điều kiện tưới tiêu lý tưởng thì lên tới 22-30 tấn/1 hecta (Trần Huy Thái và cộng sự, 2003). Chính vì thế, có thể sử dụng cây gai xanh là cây xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân miền Bắc nước ta. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội * Email: vantk@hnue.edu.vn
  2. 740 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Trong thời điểm thế giới đang đối phó với các vấn đề sinh thái và môi trường hiện nay, ngành dệt may đã tăng nhu cầu về các loại sợi tự nhiên thân thiện với môi trường. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu tổng hợp “xanh” có thể phân hủy sinh học hoàn toàn được làm từ sợi thực vật và sợi thực vật không thân gỗ để sản xuất giấy có thể giúp giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu (Trần Thị Thuỷ và Đặng Trọng Lương, 2018). Sợi thu được từ cây gai là loại sợi thực vật dài nhất được biết đến trong tự nhiên và đạt chiều dài hơn 550 mm. Sợi cây gai xanh có độ bền cao, khả năng hút ẩm và độ bóng cao. Những đặc điểm này đã làm cho sợi gai thích hợp để sử dụng trong sản xuất nhiều loại hàng dệt và các sản phẩm dệt từ sợi gai. Cây gai xanh có thể được pha trộn với các loại sợi tự nhiên và tổng hợp khác, bao gồm bông, lụa, len, polyester và lanh. Năng suất và chất lượng sợi là những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét trong sản xuất cây gai (Tạ Kim Chỉnh và cộng sự, 2012). Sản lượng sợi của cây gai xanh phụ thuộc vào sinh khối, chiều dài, đường kính và độ dày của thân cây mà các chỉ tiêu sinh trưởng này lại phụ thuộc nhiều vào các chất dinh dưỡng trong đất. Theo Liu L. J. Chen và cộng sự (2012), cây gai xanh không thể tiếp tục phát triển nếu không có phân bón sau khi đạt 60 ngày tuổi. Subandi. M et al., 2012 trong bài báo nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến sự tăng trưởng và năng suất của cây gai xanh (Boehmeria nivea L.) đã cho biết việc kết hợp tỉ lệ N : P : K với tỉ lệ tương tự nhau sau khi bón lót bằng phân cừu sẽ giúp cây thu được năng suất cao. Theo nghiên cứu của Sana Ulah và cộng sự năm 2016 đã nhận xét rằng tỉ lệ phân bón N : P : K = 2 : 1 : 2 sẽ tối đa hoá các đặc tính có lên quan đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Hay tuỳ từng loại đất khác nhau sẽ lựa chọn phân bón tỉ lệ phù hợp, ví dụ với loại đất thịt pha sét thì tỉ lệ N : P : K = 2 : 2 : 1 hoặc 2 : 2 : 1,5 với hàm lượng 100 - 250 kg/ha để bón thúc cho cây gai xanh. Như vậy, việc bón phân N, P, K cũng như thời điểm bón thúc phân HCVS là rất quan trọng để duy trì năng suất sợi và việc tối ưu hóa năng suất đòi hỏi phải nghiên cứu về tỷ lệ bón phân phù hợp với các loại đất ở từng khu vực, từng địa phương và thời điểm bón phân. Do đó chúng tôi lựa chọn “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng N, P, K và thời điểm bón thúc phân HCVS đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của cây gai xanh (Boehmeria nivea L.)”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và phương pháp Đối tượng nghiên cứu Cây gai xanh, tên khoa học: Boehmeria nivea tecacisima L. Gaud thuộc họ Gai (Urticaceae). Hạt giống cây gai xanh được cung cấp bởi Công ty cổ phần đầu tư phát triển sản xuất & xuất nhập khẩu An Phước, chi nhánh sợi gai xanh - Thanh Hoá. Yếu tố thí nghiệm - Các loại phân bón N : P : K với tỉ lệ khác nhau (Phân N, P, K Đầu trâu do Công ty cổ phần phân bón Bình Điền sản xuất). - Thời điểm bón phân HCVS: 1, 2 và 3 tháng sau khi trồng cây (Phân HCVS Đầu trâu HCMK 7).
  3. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 741 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí tại đất vườn thuộc tỉnh Nghệ An. Đất có tính chất là đất thịt pha sét. Các chỉ tiêu sinh trưởng được xác định tại Nghệ An. Các chỉ tiêu sinh lý được xác định tại phòng thực hành bộ môn Sinh lý học TV và Ứng dụng, khoa Sinh học, trường ĐHSPHN. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm gồm 4 công thức. Mỗi công thức gồm 6 cây gai xanh (cây con 5 ngày tuổi). Đất trước khi trồng đã xử lý bằng vôi bột kết hợp với 400 kg/ha phân chuồng (trộn đều với đất). Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của hàm lượng phân N: P: K đến các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh lý của cây gai xanh CT1: CT đối chứng (ĐC): không bón NPK. CT2: Bón lót N : P : K = 130 : 130 : 130 kg/ha. CT3: Bón lót N : P : K = 160 : 80 : 160 kg/ha. CT4: Bón lót N : P : K = 200 : 200 : 150 kg/ha. Tỷ lệ phân bón theo tỉ lệ khối lượng nguyên tố Nitơ, nguyên tố Phốt pho và nguyên tố Kali. Phân N, P, K Đầu trâu. Dựa vào đó ta có các CT tương ứng: CT2: Bón lót 281 kg N + 2130 kg P2O5 +333 kg K2O CT3: Bón lót 346 kg N + 1311 kg P2O5 + 410 kg K2O CT4: Bón lót 431 kg N + 3278 kg P2O5 +384 kg K2O Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời điểm bón phân hữu cơ vi sinh (HCVS) đến các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh lý của cây gai xanh CTI: ĐC: bón lót tỉ lệ N: P: K = 160:80:160 kg/ha (đất nền). CTII: đất nền + bổ sung phân HCVS với tỉ lệ bón 700 kg/ha/lần, bón thúc sau 1 tháng trồng. CTIII: đất nền + bổ sung phân HCVS với tỉ lệ bón 700 kg/ha/lần, bón thúc sau 2 tháng trồng. CTIV: đất nền + bổ sung phân HCVS với tỉ lệ bón 700 kg/ha/lần, bón thúc sau 3 tháng trồng. Đặc điểm cây gai xanh là có thể thu hoạch để lấy sợi từ 3-4 vụ trong 1 năm. Tức là một vụ sẽ kéo dài từ 3 - 4 tháng. Chính vì thế có thể bón thúc cho cây sau khi trồng 1-3 tháng/vụ. Đặc biệt, cây gai xanh có khả năng lưu gốc đến 10 năm vì thế việc bón thúc sử dụng phân HCVS có ý nghĩa như bón lót cho cây ở vụ sau. Chỉ tiêu nghiên cứu - Chiều cao cây tính từ cổ rễ đến chóp lá dài nhất. Đường kính cây được đo bằng thước đo panme. Đếm số cây con: số cây con/cây ở từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Xác định khối lượng tươi của lá bằng cân phân tích.
  4. 742 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hàm lượng vitamin C trong lá được xác định theo phương pháp chuẩn độ, dựa vào hàm lượng Iot bị khử (Nguyễn Văn Mùi, 2001); Phương pháp tro ướt và sử dụng máy quang phổ hấp thu ngọn lửa AAS được dùng để xác định hàm lượng khoáng Fe, Mg và K trong lá; hàm lượng đường khử trong lá được xác định bằng phương pháp thuốc thử DNS. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học theo chương trình Excels và phần mềm xử lí thống kê SPSS phiên bản 20. Sự sai khác giữa các giá trị được xác định bằng Oneway - ANOVA (Turkey’s-b) ở mức ý nghĩa α = 0,05. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N:P:K đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và sinh lý của cây gai xanh Bảng 1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của cây gai xanh 4 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N:P:K có tỉ lệ khác nhau Chiều cao Đường kính Số cây con Khối lượng Fe (mg/kg) Mg (mg/kg) K (mg/kg) thân (cm) thân (cm) (cây) tươi (g) CT1 198,31a 2,11 1,04a 0,15 3,8a 0,33 1,32a 5,11 7,17a 1,45 0,13a 0,001 97,12a 3,05 CT2 201,69a 3,05 1,09a 0,05 4,1b 0,42 2,15b 3,21 6,97a 1,29 0,19b 0,003 101,45b 2,21 CT3 208,78b 2,31 1,06a 0,07 5,3c 0,4 2,53c 3,12 6,54a 0,15 0,21b 0,002 120,31c 5,11 CT4 219,69c 3,12 1,12a 0,23 5,5d 0,23 2,92d 5,32 6,47a 1,54 0,28c 0,002 134,18d 3,14 Ghi chú: So sánh 4 CT trong cùng 1 cột tại mỗi thời điểm khác nhau, các chữ cái (a, b, c) khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với = 0,05; các chữ cái giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N:P:K đến chiều cao cây 4 tháng tuổi Qua Bảng 1 nhận thấy chiều cao tăng dần từ CT2 < CT3 < CT4. Chiều cao cây 4 tháng tuổi tăng dần từ 198,31 cm đến 219,69 cm và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chiều cao giữa CT1, CT2 với CT3 và giữa CT4 với các CT còn lại. Điều này phù hợp với nghiên cứu của San Ullah và cộng sự (2017) khi cho rằng N, K là 2 nguyên tố quan trọng quyết định đến chiều cao của cây. Tăng lượng N bón trong thời kỳ sinh trưởng thúc đẩy sinh trưởng sinh dưỡng, cho năng suất cao. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Thúy và Đặng Trọng Lương (2018) khi bón N:P:K ở các mức 90:60:60 và 150:100:100 kg/ha thì chiều cao cây gai xanh giống AP1 tăng có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N:P:K đến đường kính của thân cây Dựa vào kết quả Bảng 1 nhận thấy đường kính cây tăng từ CT2 < CT3 < CT4. Tuy nhiên sự thay đổi này không đáng kể. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Sana Ullah và cộng sự (2017) khi ông tiến hành trên 24 CT phân bón N, P, K với các tỉ lệ khác nhau ở cây gai xanh thì sự thay đổi về đường kính rất nhỏ (chỉ tính bằng đơn vị mm).
  5. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 743 Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N:P:K đến số lượng cây con Số lượng cây con tăng từ CT2 < CT3 < CT4 và đều lớn hơn CT1 (ĐC). Hàm lượng N, P, K khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cây con của cây gai xanh. Theo kết quả này chúng tôi thấy với tỉ lệ N : P : K = 200 : 200 : 150 kg/ha có ảnh hưởng tích cực đến số lượng cây con của cây gai xanh. Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N:P:K đến khối lượng tươi, khối lượng khô của lá cây gai xanh Khi bón tăng hàm lượng N, P, K cho cây, khối lượng tươi tăng dần, khối lượng tươi ở CT1 (ĐC) là thấp nhất, ở CT4 (bón phân N : P : K = 200 : 200 : 150 kg/ha) là cao nhất. Điều đó chứng tỏ hàm lượng N, P, K trong phân bón có ảnh hưởng tích cực đến sự tích luỹ sinh khối sống của cây gai xanh. Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N:P:K đến hàm lượng vitamin C, đường khử trong lá cây gai xanh Quan sát biểu đồ Hình 1 nhận thấy, hàm lượng vitamin C ở các CT: CT 2, CT 3, CT 4 đều cao hơn CT1 (ĐC), đạt cao nhất ở CT4 (bón phân N : P : K = 200 : 200 : 150 kg/ha) là 0,29 %, thấp nhất ở CT1 (ĐC) là 0,16 %. Như vậy hàm lượng N, P, K trong phân bón có ảnh hưởng đối với quá trình tổng hợp vitamin C của cây. Việc tăng hàm lượng N, P, K trong phân sẽ làm tăng hàm lượng vitamin C đối với cây gai xanh trong nghiên cứu này. Ở các hàm lượng N, P, K khác nhau thì hàm lượng đường khử của cây gai tăng dần từ CT1 (25,5 mg/g) đến CT4 (43,91 mg/g) (Hình 2). Hàm lượng đường khử ở CT1 là thấp nhất, CT4 là cao nhất. Điều đó chứng tỏ rằng việc tăng hàm lượng N, P, K trong phân sẽ làm tăng hàm lượng đường khử trong lá cây gai xanh. Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N:P:K đến hàm lượng khoáng Fe, Mg, K trong lá cây gai xanh Hàm lượng Fe dao động từ khoảng 6,47 – 7,17 mg/kg. Sự thay đổi số liệu về của nguyên tố Fe không có giá trị thống kê giữa các CT nghiên cứu. Tuy nhiên, hàm lượng Mg tăng dần từ CT1 đến CT4 lần lượt là: 0,13 mg/kg; 0,19 mg/kg; 0,21 mg/kg; 0,28 mg/kg. Hàm lượng vitamin C 0.35 50 [VALUE]d [VALUE]b Hàm lượng đường 0.3 khử (mg/ g mẫu) [VALUE]b 40 [VALUE]c 0.25 [VALUE]b [VALUE]a 30 [VALUE]a (%) 0.2 [VALUE]a 0.15 20 0.1 10 0.05 0 0 CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 1. Ảnh hưởng của hàm lượng phân Hình 2. Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón NPK đến hàm lượng vitamin C trong lá bón NPK đến hàm lượng đường khử trong cây gai xanh lá cây gai xanh
  6. 744 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Tương tự như hàm lượng Mg, hàm lượng K dao động từ 120,21- 152,14 mg/kg, tăng dần từ CT1 đến CT4 lần lượt là: 97,12 mg/kg; 101,45 mg/kg; 120,31 mg/kg; 134,18 mg/kg (Bảng 1). Như vậy nguyên tố Mg và K tăng tỉ lệ thuận khi tăng hàm lượng N : P : K trong phân bón cho cây gai xanh. Phân bón có tỉ lệ N : P : K là 200 : 200 : 150 kg/ha là loại phân cho hàm lượng Mg và K cao nhất trong phạm vi nghiên cứu. 3.2. Ảnh hưởng của thời điểm bón phân HCVS đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và sinh lý của cây gai xanh Việc bón bổ sung phân HCVS kết hợp với các phân hoá học khác là một trong các giải pháp được đề xuất. Nguyên nhân thứ nhất, việc kết hợp các nguồn dinh dưỡng hữu cơ và khoáng chất cho phép nông dân sản xuất nhỏ bón đủ lượng và cân đối giữa các chất dinh dưỡng chính và phụ, cần thiết để duy trì độ phì nhiêu của đất và sản xuất cây trồng về lâu dài. Thứ hai, ngoài vai trò rõ ràng của nó đối với độ phì nhiêu của đất, việc tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất cũng cải thiện các chức năng khác của đất như các quá trình sinh học của đất và chế độ ẩm của đất. Điều này sẽ cải thiện khả năng chống chịu với hạn hán. Ảnh hưởng của của thời điểm bón phân HCVS đến chiều cao thân Qua số liệu ở Bảng 2, nhận thấy chiều cao CTI là cao nhất (208,80 cm). Chiều cao cây 4 tháng tuổi ở CTII, CTIII, CTIV tăng dần từ 169,67 cm đến 202,17 cm. Phần thân trên của cây gai xanh có đặc điểm phát triển theo 3 giai đoạn: Giai đoạn thân mầm, thời kì sinh trưởng mạnh và thời kì trưởng thành của sợi gai xanh. Ở giai đoạn đầu khi được bổ sung phân HCVS, cây sẽ tập trung phát triển về bộ rễ, ra nhiều cây con. Điều đó làm ảnh hưởng đến chiều cao của cây gia xanh ở các CTI và CTII. Như vậy, việc cung cấp phân bón HCVS có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của cây. Ảnh hưởng của thời điểm bón phân HCVS đến đường kính của thân cây gai xanh Dựa vào kết quả Bảng 3 nhận thấy đường kính cây tăng dần từ CTII < CTIII < CTIV < CTI. Giá trị cao nhất ở CTI là 1,06 cm. Đường kính ở CTIV < CTI nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, CTIV và CTI cho kết quả lớn hơn so với CTII và CTIII, điều đó có liên quan đến số lượng cây con ở 2 CT (CTII và CTIII) lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển đường kính thân. Bảng 2. Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của cây gai xanh ở các thời điểm bón thúc phân HCVS khác nhau Chiều cao Đường kính Số cây con Khối lượng Fe Mg K thân (cm) thân (cm) (cây) tươi (g) (mg/kg) (mg/kg) (mg/kg) CTI 208,80a 2,31 1,06a 0,07 5,30a 0,40 2,53a 3,12 6,54a 0,15 0,21a 0,002 120,21a 5,11 CTII 169,67b 1,93 0,77b 0,11 12,83b 0,12 3,15b 2,17 6,51a 0,07 0,31b 0,002 152,14b 3,62 c b c b b b c CTIII 174,83 0,95 0,89 0,02 10,21 0,18 3,02 3,01 6,77 0,09 0,27 0,002 137,51 4,32 d a d c b a d CTIV 202,17 3,21 1,01 0,12 9,54 0,27 2,82 2,11 6,82 1,10 0,25 0,002 122,48 5,79 Ghi chú: So sánh 4 CT trong cùng 1 cột tại mỗi thời điểm khác nhau, các chữ cái (a, b, c) khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với = 0,05; các chữ cái giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.
  7. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 745 Ảnh hưởng của thời điểm bón phân HCVS đến số lượng cây con Số lượng cây con giảm dần từ CTII > CTIII > CTIV và giá trị nhỏ nhất là CTI. Theo kết quả này thì thời điểm bón ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của các cây con. Thời điểm bón phân HCVS càng sớm sẽ kích thích sự phát triển của rễ ngầm, từ đó kích thích sự phát triển của các cây con. Đặc điểm sinh trưởng của cây gai xanh ở phần thân trên bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn thân mầm, thời kì sinh trưởng mạnh và thời kì trưởng thành của sợi gai xanh. Giai đoạn sinh trưởng mạnh sẽ bắt đầu sau khi trồng từ 30 - 40 ngày (tức là tầm 1 tháng) (Lin Ye và cộng sự, 2020). Như vậy, việc bón bổ sung thêm phân HCVS và thời điểm bón ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của các cây con. Ảnh hưởng của thời điểm bón phân HCVS đến khối lượng tươi của lá gai xanh Khi bón bổ sung cho cây cho cây, khối lượng tươi ở CTI (ĐC) là thấp nhất, ở CTII (bón bổ sung phân HCVS sau 1 tháng) là cao nhất. Điều đó chứng tỏ, sau 1 tháng trồng là thời điểm sau sinh trưởng của cây gai xanh cần bổ sung nhiều nguyên tố để kích thích sinh trưởng, tổng hợp các chất hữu cơ. Như vậy, thời điểm bón phân ảnh hưởng rất lớn đến sự tích luỹ sinh khối sống của cây. Ảnh hưởng của thời điểm bón phân HCVS đến hàm lượng khoáng Fe, Mg, K trong lá cây gai xanh Hàm lượng Fe dao động từ khoảng 6,54 - 6,82 mg/kg (Bảng 2). Trong nghiên cứu này, thời điểm bón phân HCVS không làm ảnh hưởng đến hàm lượng Fe. Hàm lượng Mg dao động từ 0,21- 0,31 mg/kg và cao nhất ở CTII 0,31 mg/kg và thấp nhất ở CTI là 0,21 mg/kg và hàm lượng K dao động từ 120,21- 152,14 mg/kg và cao nhất ở CTII 152,14 mg/kg và thấp nhất ở CTI là 120,21 mg/kg. Điều này chứng tỏ, nguyên tố Mg và K sẽ tăng khi bón thêm phân HCVS cho cây gai xanh. Thời điểm bón phân sau 1 tháng trồng là thời điểm thu được hàm lượng Mg và K cao nhất trong phạm vi nghiên cứu. Ảnh hưởng của thời điểm bón phân HCVS đến hàm lượng vitamin C, đường khử trong lá cây gai xanh Hàm lượng vitamin C (%) [VALUE]a 60 [VALUE]b Hàm lượng đường khử 0.3 [VALUE]a [VALUE]b 50 0.25 [VALUE]b [VALUE]c [VALUE]d (mg/ g mẫu) 40 [VALUE]a 0.2 30 0.15 20 0.1 10 0.05 0 0 CT I CT II CT III CT IV CT I CT II CT III CT IV Hình 3. Ảnh hưởng của thời điểm bón Hình 4. Ảnh hưởng của thời điểm bón phân HCVS đến hàm lượng vitamin C trong phân HCVS đến hàm lượng đường khử lá cây gai xanh trong lá cây gai xanh
  8. 746 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Quan sát Hình 3 cho kết quả hàm lượng vitamin C trong cây gai xanh dao động trong khoảng 0,21 % - 0,28 % và hàm lượng vitamin C giảm dần từ CTII > CTI > CTIII > CTIV. Giá trị cao nhất là CTII với 0,28 % và thấp nhất ở CTIV (bón phân HCVS sau 3 tháng trồng) là 0,21 %. Như vậy thời điểm bón phân HCVS có ảnh hưởng đối với quá trình tổng hợp vitamin C của cây. Hàm lượng đường khử dao động từ 32,30 mg/g đến 52,23 mg/g (Hình 4). Hàm lượng đường khử cao nhất là ở CTII (52,23 mg/g) và thấp nhất là CTI (32,30 mg/g). Mặt khác, ta còn thấy ở các thời điểm bón phân HCVS khác nhau thì hàm lượng đường khử của cây gai giảm dần từ CTII đến CTIV. Điều đó chứng tỏ rằng việc bón phân HCVS đúng thời điểm sinh trưởng ảnh hưởng đến sự tổng hợp, tích luỹ đường khử của cây. 4. KẾT LUẬN Trong 3 tổ hợp phối trộn phân bón Đầu trâu N, P, K khác nhau, tổ hợp phối trộn của CT4 (tỷ lệ N : P : K = 200 : 200 : 150 kg/ha) là phù hợp và có kết quả cao hơn so với CT2, CT3 ở các chỉ tiêu: chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao, đường kính thân, số cây con, khối lượng) và các chỉ tiêu sinh lý (vitamin C, đường khử, hàm lượng khoáng). Thời điểm bón thúc phân HCVS sau khi trồng gai xanh 1 tháng (CTII: đất nền + bổ sung phân VS hữu cơ với tỉ lệ bón 700 kg/ha/lần) cho kết quả về số lượng cây con, hàm lượng viatmin C, đường khử và hàm lượng các khoáng Mg, K là cao nhất. Chúng tôi kiến nghị tiếp tục theo dõi và đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển của cây gai xanh ở các vụ tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạ Kim Chỉnh, Nguyễn Thị Tâm, Hoàng Như Thục, Nguyễn Kim Long, 2012. Kỹ thuật chăm sóc, thu hái và bảo quản sản phẩm từ cây gai xanh (Ramie). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Lin Ye, Xia Zhao, Encai Bao, Jianshe Li, Zhirong Zou, Kai Cao, 2020. Bio-organic fertilizer with reduced rates of chemical fertilization improves soil fertility and enhances tomato yield and quality. Sci Rep 10, 177. Liu, Li Jun, Chen He Quan, Dai, Xiao Bing, Hui Wang, Peng Ding Xiang, 2012 Effect of planting density and fertilizer application on fber yield of ramie (Boehmeria nivea). J. Integr. Agric. 11, 1199–1206. Nguyễn Văn Mùi, 2001. Thực hành hóa sinh học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 205 trang. Sana Ulah, Lijun Liu, Sumera Anwar, Xu Tuo, Shahbaz Khan, Bo Wang and Dingxiang Peng, 2016. Effects of fertilization on ramie ((Boehmeria nivea L.) growth, yield, and fiber quality. Sustainability, Vol. 8, No. 887, p 2-8. doi:10.3390/su8090887 Subandi Muhammad, 2012. The Effect of Fertilizers on the Growth and the Yield of Ramie (Boehmeria nivea L. Gaud). Asian Journal of Agriculture and Rural Development, 2(2). pp.126–135.
  9. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 747 Trần Huy Thái, Trần Minh Hợi, Vũ Thị My, 2003. Thành phần hoá học của tinh dầu gai xanh ở Việt Nam. Tạp chí Dược liệu, tập 8 (4), trang 126-127. Trần Thị Thuỷ, Đặng Trọng Lương, 2018. Nghiên cứu biện pháp kĩ thuật trồng giống gai xanh AP1 mới phục vụ chế biến sợi tại Thanh Hoá. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 2, tháng 1, trang 79-87. STUDY ON THE EFFECT OF THE RATE OF MIXED N:P:K FERTILIZERS AND APPLICATION’S TIME OF MICROBIAL ORGANIC FERTILIZER ON SOME GROWTH AND PHYSIOLOGY PARAMETERS OF THE RAMIE (Boehmeria nivea L.) Tran Khanh Van1,*, Nguyen Xuan Lam1, Nguyen Thi Anh Tho1 Abstract. Ramie (Boehmeria nivea) is one of the plants' most important natural fibres. The growth and physiology of the ramie may be affected by mineral nutrients, especially nitrogen (N), phosphorus (P) and sodium (K). The purpose of this study is to evaluate the effect N, P and K and application’s time of microbial organic fertilizer on some growth and physiology parameters of the ramie. The results showed that with 3 different N:P:K mixing ratios, the ratio N : P : K = 200 : 200 : 150 kg/ha gave the best results in terms of growth parameters (plant height, diameter). stem, number of seedlings, fresh weight of leaves increased by 10 %, 7 %, 44.7 %, and 221 %, respectively) as well as physiological parameters (vitamin C, reducing sugar, mineral content Mg, K increased 43.75 %, 72.16 %, 215 % and 138.15 % respectively compared to the control). In addition, we also obtained results related to the timing of microbial organic fertilizer application is after 1 month of planting with the dose of fertilizer 700 kg/ha/time for the number of seedlings, the amount of vitamin C, reducing sugar and the content of minerals such as Mg, K are the best in the study formulas. Keywords: Fertilizer application’s time, growth, microbiological organic fertilizer, NPK fertilizer, physiology, ramie (Boehmeria nivea L.). 1 Hanoi National University of Education * Email:vantk@hnue.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2