intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; ĐỀ CHÍNH THỨC (không kể thời gian phát để) (Đề có 4 trang) (Đề có 30 câu) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 003 Câu 1: Trong phương pháp chọn lọc giống cá thể và chọn lọc giống hỗn hợp, điểm chung của hai phương pháp đó là A. Chọn những cá thể mang đặ tính mong muốn, gieo ở vụ sau, so sánh với giống gốc và giống đối chứng. B. Chọn những cá thể có kiểu hình đặc sắc, gieo ở vụ sau, so sánh với giống nhập nội từ các quốc gia khác về. C. Chọn những cá thể mang đặc tính mong muốn, khác biệt với giống gốc. D. Chọn những cá thể có kiểu hình đặc sắc, gieo ở vụ sau, so sánh với giống lâu đời ở địa phương. Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh? A. Làm tăng lượng mùn, tăng độ phì nhiêu và giúp cân bằng pH của đất. B. Làm giảm hàm lượng khoáng trong đất vì vi sinh vật cũng sử dụng khoáng để sống. C. An toàn với con người, thân thiện với môi trường và thích hợp với trồng trọt hữu cơ. D. Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng. Câu 3: Ưu điểm của phân bón nano là; A. kích thước siêu nhỏ nên cây hấp thụ đạt đến 100%. B. kích thước siêu nhỏ nên cây hấp thụ nhanh, tuy nhiên cũng rất dễ bị rửa trôi và bốc hơi. C. kích thước siêu nhỏ, dễ phân tán, bám dính, diện tích tiếp xúc tăng, thấm sâu vào cây trồng tốt nên tỉ lệ hấp thụ đạt đến 50%. D. kích thước siêu nhỏ, dễ phân tán, bám dính, diện tích tiếp xúc tăng, thấm sâu vào cây trồng tốt nên tỉ lệ hấp thụ đạt đến 90%. Câu 4: Trong cải tạo đất mặn, biện pháp “Cày không lật, xới đất nhiều lần” có tác dụng A. cắt đứt mao quản làm làm cho muối không thấm lên tầng đất mặt. B. tránh cho các chất dinh dưỡng trong đất không bị rửa trôi. C. hạ mạch nước ngầm để ngăn mặn không thấm lên tầng mặt của đất trồng. D. không làm cho đất bị khô hạn, không làm đất bị ải. Câu 5: Chọn lọc giống theo phương pháp chọn lọc hỗn hợp mang lại kết quả nào sau đây? A. Giống chọn lọc có sự khác biệt rõ rệt so với giống gốc. B. Giống chọn lọc không khác nhiều so với giống gốc. C. Giống chọn lọc có sự thay đổi kiểu gen do đột biến. D. Giống chọn lọc có sự tăng lên về số lượng bộ nhiễm sắc thể. Câu 6: Mệnh đề nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa đất trồng và cây trồng? A. Đất giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển ngược lại cây sử dụng chất dinh dưỡng lâu đời làm cho đất bạc màu, chống xói mòn. B. Đất giúp cây trồng đứng vững, cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây ngược lại cây sẽ cung cấp chất hữu cơ cho đất, giữ ẩm, chống xói mòn. C. Đất giúp rễ cây trao đổi khí, khoáng, nước, ngược lại cây tạo bóng râm giúp vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh để cải tạo đất. D. Đất cung cấp nước, khoáng cho cây ngược lại cây sẽ cung cấp chất hữu cơ cho đất, hấp thụ bớt các chất gây hại cho đât, chống xói mòn. Câu 7: Các biện pháp cải tạo đất mặn là hững biện pháp nào sau đây: (1). Hạn chế sử dụng phân vô cơ chứa clo hay sulfate. Trang 1/4 - Mã đề 003
  2. (2). Xây dựng hệ thống kênh mương để thau rửa, tiêu mặn. (3). Trồng cây chắn sóng, cây chịu mặn, nuôi trồng trồng thủy sản. (4). Bón vôi để nâng cao độ pH và cải tạo tính chất vật lý của đất. A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3),(4). Câu 8: Loại phân bón nào, khi bón vào đất phải trải qua quá trình khoáng hóa nên phát huy hiệu quả chậm? A. Phân NPK. B. Phân kali. C. Phân hữu cơ D. Phân đạm. Câu 9: Tạo giống cây trồng bằng phương pháp gây đa bội thể mang lại những ưu điểm nào sau đây? A. Giống có năng suất, sức sống cao, thích ứng rộng, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi. B. Giống khó trồng trong môi trường, nhưng năng suất rất cao. C. Tỉ lệ bất dục cao nên rất hạn chế sinh sản hữu tính. D. Giống có cơ quan sinh dưỡng to hơn cây lưỡng bội nhưng năng suất thấp hơn. Câu 10: Cây lâu năm có giá trị ở Quảng Trị là A. Chuối, cà phê, tiêu. B. Mít, cà phê, tiêu. C. Mít, chuối, tiêu. D. Lúa, ngô, cà phê. Câu 11: Trong kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm cành, khi tiến hành chọn cành mẹ, cần lưu ý điều gì? A. Cành có sức sống tốt, không bị nhiễm sâu bệnh. B. Cành phải to và không quá già. C. Cành phải non và không bị nhiễm sâu bệnh. D. Cành phải đẹp. Câu 12: Ưu điểm của giá thể sỏi nhẹ Keramzit là gì? A. Độ thoáng khí thấp, giữ ẩm không đều. B. Không giữ nước, khô nhanh, không chứa chất dinh dưỡng. C. Giữ nước và chất hữu cơ, tránh ngập úng và thối rễ cây. D. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây thấp. Câu 13: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm tính chất của phân hóa học? (1) Phân hóa học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. (2) Phần lớn dễ hòa tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh. (3) Bón nhiều phân hóa học, đặc biệt là phân đạm và phân kali dễ làm cho đất hóa chua. (4) Bón nhiều, liên tục phân hóa học sẽ làm đất giàu thêm dinh dưỡng. A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 14: Loại phân nào vừa có tác dụng cải tạo đất, vừa có tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh hại đất, nhưng có thời hạn sử dụng ngắn? A. Phân vi sinh. B. Phân hữu cơ. C. Phân hỗn hợp. D. Phân hóa học. Câu 15: Đâu là thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt? A. Chế phẩm sinh học chất lượng cao. B. Công nghệ canh tác. C. Cả 3 đáp án A, B, D. D. Giống cây trồng chất lượng cao. Câu 16: Trong ứng dụng công nghệ hiện đại để sản xuất các loại phân bón: “Giảm thiểu sự rửa trôi, bay hơi, đồng thời hạn chế gây ô nhiễm mạch nước ngầm, không khí và thoái hóa đất”. Đây là ưu điểm của loại phân bón nào? A. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân. B. Phân bón nano. C. Phân bón tan chậm có kiểm soát. D. Phân hữu cơ vi sinh. Câu 17: Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, nghề trồng trọt Việt Nam có vai trò nào sau đây? A. Cơ giới hóa trồng trọt. Trang 2/4 - Mã đề 003
  3. B. Đảm bảo an ninh lương thực (cung cấp lương thực thực phẩm, xuất khẩu, chăn nuôi, chế biến…). C. Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao. D. Hạn chế sự phát triển của chăn nuôi và công nghiệp. Câu 18: Trong kỹ thuật ghép cành, người ta thường chọn gốc ghép có đặc điểm nào sau đây? A. Gốc ghép là loài khác, tiếp hợp tốt với cành ghép, không nhiễm bệnh. B. Gốc ghép có bộ rễ khỏe, thích nghi tốt với điều kiện bất lợi ở địa phương. C. Gốc ghép phải mang đặc tính khác hoàn toàn với cành ghép để tạo giống lai. D. Gốc ghép nhất định phải cùng loài thì mới tiếp hợp tốt với cành ghép được. Câu 19: Trong quy trình tạo giống bằng phương pháp chuyển gen, để đưa một hay một số gen từ loài này sang loài khác người ta phải A. cho gen thể hiện tính trạng để kiểm tra trước khi chuyển gen vào tế bào. B. tạo ra dạng DNA tái tổ hợp rồi mới dùng dụng cụ chuyển gen đưa vào tế bào. C. xử lý gen xấu trước khi chuyển gen. D. tạo ra gen đánh dấu để nhận biết rồi mới dùng dụng cụ chuyển vào tế bào. Câu 20: Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra loại giá thể trồng cây phổ biến hiện nay là A. Giá thể than bùn và vỏ trấu. B. Đá xay hạt bắp và sỏi đỏ. C. Viên nén xơ dừa, sỏi nhẹ Keramzit. D. Cát tinh và đá cuội trắng Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của phân vi sinh vật? A. Phân vi sinh có chứa vi sinh vật sống có ích và có thời hạn sử dụng ngắn. B. Phân vi sinh không có tác dụng cải tạo đất mà còn làm cho đất nghèo chất dinh dưỡng do vi sinh vật sử dụng hết. C. Bón phân vi sinh vật không làm hại đất. D. Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một loại cây trồng hoặc một nhóm cây trồng. Câu 22: Trong sản xuất nông nghiệp giống cây trồng có những vai trò quan trọng gì? (1) Tăng năng suất cây trồng, hạn chế được sâu bệnh và yếu tố bất lợi của môi trường. (2) Tăng được số vụ trồng cây trong một năm. (3) Luân canh cây trồng dễ dàng, dễ cơ giới hóa. (4) Làm ngân hàng giống để bán cho các quốc gia khác. Đáp án đúng là: A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 23: Cho các bước trong qui trình sản xuất giá thể viên nén xơ dừa: (1). Xử lí tanin và lignin (2). Tách mụn dừa thô (3). Tách vỏ dừa (4). Dùng máy ép viên tạo thành phẩm. Trình tự đúng của các bước là A. (3) -> (1) -> (2) -> (4). B. (2) -> (3) -> (1) -> (4). C. (1) -> (2) -> (3) -> (4). D. (3) -> (2) -> (1) -> (4). Câu 24: Cho các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng khi nói về đặc điểm phân hữu cơ ? (1) Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ từng nguyên tố thấp và không ổn định. (2) Chất dinh dưỡng không dùng được ngay phải qua quá trình khoáng hoá nên hiệu quả chậm. (3) Có nguồn gốc từ chất thải của gia súc nên thành phần dinh dưỡng rất ít. (4) Có tác dụng cải tạo đất, tạo ra mùn, giúp hình thành kết cấu viên cho đất. A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 25: Cho các nhận định sau, nhận định nào là vai trò của nước đối với cây trồng? (1). Tham gia cấu tạo chất nguyên sinh của tế bào. (2). Hòa tan và vận chuyển các chất trong cây. (3). Điều hòa nhiệt độ mặt lá của cây. (4). Giúp cây trao đổi khí giữa rễ và môi trường. Trang 3/4 - Mã đề 003
  4. A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (3), (4), (5). Câu 26: Dựa vào đặc tính sinh học, theo khả năng hóa gỗ cây trồng có thể được chia thành các nhóm A. Cây thân gỗ và cây thân thảo. B. Cây lâu năm, cây hằng năm. C. Cây lương thực, cây dược liệu. D. Cây nhiệt đới, cây ôn đới. Câu 27: Thành phần của đất trồng bao gồm: A. Nước, cát, đá sỏi, xác thực vật. B. Nước, không khí, đá mẹ, tạp chất. C. Đất, đá cát sỏi, xác động vật. D. Nước, không khí, chất rắn, sinh vật. Câu 28: Để tạo được cây giống đa bội thể dạng tứ bội, người ta thường áp dụng cách nào dưới đây? A. Cho lai hai cây lưỡng bội với nhau. B. Cho lai cây tứ bội (4n) với cây lưỡng bội (2n). C. Cho hợp tử lưỡng bội (2n) nhiễm cônsixin tạo ra cây tứ bội. D. Cho lai cây tam bội (3n) với cây tam bội (3n). II. PHẦN TỰ LUÂN Câu 29 (1đ): Vì sao bón nhiều phân hóa học và bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất bị thoái hóa? Câu 30 (2đ): Kẻ bảng so sánh các phương pháp nhân giống vô tính giâm cành, chiết cành, ghép cành về các đặc điểm: khái niệm, cách tiến hành, ví dụ các cây được áp dụng tại Quảng Trị. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0